4 Đề thi cuối Học kỳ 2 Vật lý 10

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file ĐỀ ÔN THI HỌC KỲ II VẬT LÝ 10 ĐỀ SỐ 1 A. Phần trắc nghiệm Câu 1. Động lượng của một ô tô được bảo …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

ĐỀ ÔN THI HỌC KỲ II VẬT LÝ 10

ĐỀ SỐ 1

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1. Động lượng của một ô tô được bảo toàn khi ô tô

            A. chuyển động thẳng đều                              B. chuyển động tròn đều

            C. giảm tốc                                                     D. tăng tốc.

Câu 2. Hiện tượng nào dưới đây áp dụng được định luật Sác–lơ?

            A. Đun nóng khí trong một xi–lanh hở.

            B. Thổi không khí vào một quả bóng bay.

            C. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng, phồng lên như cũ.

            D. Đun nóng khí trong một xi–lanh kín.

Câu 3. Trong hệ tọa độ (V, T), đường đẳng áp là đường

            A. thẳng song song với trục hoành.                B. thẳng song song với trục tung.

            C. thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ.                D. hypebol.

Câu 4. Một lượng khí đựng trong một xi–lanh có pittông chuyển động được. Lúc đầu, khí có thể tích 15 lít, nhiệt độ 27°C và áp suất 2at. Khi pittông nén khí đến thể tích 12 lít thì áp suất khí tăng lên tới 3,5at. Nhiệt độ của khí lúc sau là

            A. 147°C.                    B. 37,8°C.                   C. 147K.                     D. 47,5°C.

Câu 5. Một quả bóng đang bay ngang với động lượng  thì đập vuông góc vào một bức tường thẳng đứng, bay ngược trở lại theo phương vuông góc với bức tường với cùng độ lớn vận tốc. Độ biến thiên động lượng của quả bóng là

            A.                             B. –2                        C.                             D. 2

Câu 6. Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không là thông số trạng thái của một lượng khí?

            A. Thể tích                  B. Số mol                    C. Áp suất                   D. Nhiệt độ

Câu 7. Một vật nhỏ rơi không vận tốc ban đầu từ điểm A có độ cao h so với mặt đất. Khi chạm đất tại O, vật nảy lên theo phương thẳng đứng với vận tốc có độ lớn bằng 2/3 vận tốc ngay trước khi chạm đất. Gọi B là điểm cao nhất mà vật đạt được sau khi nảy lên. Độ cao của điểm B là

            A. h                             B. h                         C. h                         D. h

Câu 8. Khi vận tốc của một vật tăng gấp đôi thì

            A. động năng của vật tăng gấp đôi.                B. thế năng của vật tăng gấp đôi.

            C. cơ năng của vật tăng gấp đôi.                     D. động lượng của vật tăng gấp đôi.

Câu 9. Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công (Q và A) thì biểu thức ΔU = A + Q  phải thỏa mãn

            A. Q > 0 và A > 0.      B. Q < 0 và A > 0.      C. Q > 0 và A < 0.      D. Q < 0 và A < 0.

Câu 10. Nội năng của một vật là

            A. tích động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

            B. hiệu thế năng và động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

            C. hiệu động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

            D. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 11. Công thức không phù hợp với phương trình trạng thái của khí lí tưởng là

            A. pV ~ T                    B. pT/V = hằng số      C.           D. pV/T = hằng số

Câu 12. Một gầu nước khối lượng 10 kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 6m trong khoảng thời gian 1 phút. Lấy g = 10m/s². Công suất của lực kéo là

            A. 60 W.                     B. 10 W.                      C. 20 W.                      D. 120 W.

Câu 13.

Khi một vật từ độ cao z, chuyển động với cùng vận tốc đầu, bay xuống đất theo những con đường khác nhau thì

            A. Vị trí chạm đất là giống nhau                    B. Thời gian rơi bằng nhau

            C. Công của trọng lực bằng nhau                   D. Độ biến thiên động lượng như nhau

Câu 14. Một vận động viên môn khúc côn cầu dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho quả bóng tốc độ đầu là 10 m/s. Hệ số ma sát trượt giữa quả bóng với mặt băng là 0,10. Lấy g = 9,8 m/s². Quãng đường quả bóng đi được đến khi dừng lại là

            A. 51 m                       B. 45 m                       C. 39 m                       D. 57 m

Câu 15. Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5 giây. Lấy g = 10 m/s². Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là 

            A. 10 kg.m/s                B. 5 kg.m/s                  C. 2 kg.m/s                  D. 0,5 kg.m/s

Câu 16. Một vật khối lượng 1,0 kg có thế năng 1,0 J đối với mặt đất. Lấy g = 10 m/s². Khi đó, vật ở độ cao là

            A. 2,5 m                      B. 10 m                       C. 0,1 m                      D. 1,0 m

Câu 17. Động năng của một vật khối lượng m, chuyển động với vận tốc v là

            A. Wđ = 2mv²              B. Wđ = mv²            C. Wđ = mv                 D. Wđ = 2mv

Câu 18. Động năng của một vật tăng khi

            A. vận tốc của vật không đổi                          B. các lực tác dụng sinh công dương

            C. vận tốc của vật giảm                                   D. các lực tác dụng không sinh công

Câu 19. Một ôtô lên dốc có ma sát với vận tốc không đổi. Lực đã không sinh công là

            A. lực kéo động cơ.    B. lực ma sát.              C. trọng lực.                D. phản lực của mặt dốc.

Câu 20. Hai vật có độ lớn động lượng bằng nhau. Chọn câu sai

            A. Vật có khối lượng lớn hơn thì vận tốc nhỏ hơn

            B. Vật có vận tốc lớn hơn thì khối lượng nhỏ hơn

            C. Hai vật chuyển động với vận tốc bằng nhau

            D. Hai vật chuyển động với vận tốc có thể khác nhau

 

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Một vật có khối lượng 1kg, trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng cao 0,8m xuống mặt phẳng nằm ngang. Khi tới chân mặt phẳng nghiêng, vật tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang và trượt được một đoạn đường s thì mới dừng lại. Ma sát trên mặt phẳng nghiêng không đáng kể, hệ số ma sát trên mặt phẳng ngang là 0,1. Chọn gốc thế năng tại chân mặt phẳng nghiêng. Lấy g = 10 m/s². Hãy xác định

a. Cơ năng ban đầu của vật

b. Vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng

c. Quãng đường s

Câu 2. Một lượng khí trong xilanh giữ bằng píttông. Áp suất khí ban đầu là 3.105 N/m², có thể tích 8 lít. Sau khi đun nóng đẳng áp, khí nở ra có thể tích 10 lít.

a. Tính công khí thực hiện được.

b. Tính độ biến thiên nội năng của khí biết khi nung nóng khí nhận được nhiệt lượng 1000J.

ĐỀ ÔN THI HỌC KỲ 2 MÔN VẬT LÝ LỚP 10

ĐỀ SỐ 2

TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Một vật có khối lượng m = 0,5 kg đang chuyển động với vận tốc v = 2 m/s thì có động lượng là

            A. 1 kg.m/s                  B. 2 kg.m/s                  C. 0,5 kg.m/s               D. 4 kg.m/s

Câu 2. Điều nào sau đây KHÔNG đúng khi nói về động lượng?

            A. Động lượng của một vật là một đại lượng có hướng.

            B. Động lượng của một vật chuyển động tròn không đổi theo thời gian.

            C. Động lượng của một vật chuyển động thẳng đều không đổi theo thời gian.

            D. Trong hệ kín, động lượng của hệ được bảo toàn.

Câu 3. Động năng không phải là

            A. một dạng năng lượng

            B. một đại lượng vô hướng

            C. một dạng năng lượng có được do chuyển động

            D. một dạng năng lượng của vật đứng yên

Câu 4. Nội năng của một khối khí là

            A. nhiệt năng mà khối khí nhận

            B. nhiệt năng mà khối khí truyền

            C. công mà khối khí thực hiện

            D. tổng động năng và thế năng các phân tử

Câu 5. Trong chuyển động rơi tự do, đại lượng nào của vật sau đây bảo toàn?

            A. vận tốc                   B. thế năng                  C. động năng               D. cơ năng

Câu 6. Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của các chất gọi là

            A. kết tinh                   B. ngưng tụ                 C. nóng chảy               D. hóa hơi

Câu 7. Một vật có động lượng bằng 4 kg.m/s và động năng bằng 4 J thì có vận tốc là

            A. 4 m/s                       B. 2 m/s                       C. 8 m/s                       D. 1 m/s

Câu 8. Biểu thức nào sau đây phù hợp với định luật Bôi lơ Mariot?

            A.                 B. p1V1 = p2V2.           C. p1V2 = p2V1.           D. pV = T.

Câu 9. Trong quá trình đẳng áp của một khối khí nhất định, nếu tăng nhiệt độ tuyệt đối của khối khí lên 3 lần thì thể tích khối khí

            A. tăng lên 3 lần          B. tăng lên 6 lần          C. giảm đi 3 lần           D. không thay đổi

Câu 10. Đồ thị nào sau đây phù hợp với quá trình đẳng áp?

            A.                                B.                                C.                                D.

 

 

 

 

Câu 11. Một vật nhỏ được thả rơi tự do từ trên cao xuống đất thì

            A. động năng giảm, thế năng tăng nhưng cơ năng thì không đổi.

            B. động năng giảm, thế năng giảm nhưng cơ năng thì không đổi.

            C. động năng tăng, thế năng giảm nhưng cơ năng thì không đổi.

            D. động năng tăng, thế năng tăng nhưng cơ năng thì không đổi.

Câu 12. Người ta thực hiện công 100 J để nén khí trong một xilanh, biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 20 J. Độ biến thiên nội năng của khí là

            A. –80 J.                      B. 80 J.                        C. 20 J.                        D. 120 J.

Câu 13. Nếu khối lượng của vật giảm 4 lần và vận tốc tăng lên 2 lần thì động năng của vật sẽ

            A. không thay đổi       B. tăng lên 2 lần          C. giảm đi 4 lần           D. giảm đi 2 lần

Câu 14. Công thức nào sau đây là công thức tổng quát của nguyên lý I nhiệt động lực học?

            A. A + Q = 0               B. ΔU = Q                   C. ΔU = A + Q            D. ΔU = A

Câu 15. Các thông số dùng để xác định trạng thái của một khối khí xác định là

            A. Áp suất, thể tích, khối lượng                     B. Áp suất, nhiệt độ, khối lượng

            C. Áp suất, nhiệt độ, thể tích                          D. Nhiệt độ, khối lượng, áp suất

Câu 16. Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc v thì hệ thức liên hệ giữa động năng Wđ và động lượng p của vật là

            A. 2Wđ = mp²              B. 4mWđ = p²              C. 2mWđ = p²              D. Wđ = mp²

Câu 17. Một lượng khí xác định ở áp suất 0,5 at có thể tích 10 lít. Khi dãn đẳng nhiệt đến thể tích 25 lít thì áp suất là

            A. 0,3 at.                     B. 0,1 at.                     C. 0,4 at.                     D. 0,2 at.

Câu 18. Trường hợp nào sau đây làm biến đổi nội năng của vật KHÔNG do thực hiện công?

            A. Mài dao                  B. Đóng đinh               C. Nung sắt                 D. Khuấy nước

Câu 19. Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do từ độ cao h = 20 m xuống đất. Lấy g = 10 m/s². Động năng của vật ngay trước khi chậm đất là

            A. 120 J                       B. 250 J                       C. 200 J                       D. 100 J.

Câu 20. Một ô tô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 54 km/h. Động năng của ô tô là

            A. 15 kJ.                      B. 1,5 kJ.                     C. 30 kJ.                      D. 108 kJ.

TỰ LUẬN

Câu 1. Một vật có khối lượng m = 1 kg được thả rơi tự do từ độ cao 20 m. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Lấy g = 10 m/s².

a. Xác định động năng, thế năng và cơ năng của vật tại vị trí thả.

b. Sau khi rơi bao lâu và ở độ cao bao nhiêu thì vật có động năng là 50 J.

Câu 2. Trong xilanh của một động cơ đốt trong có 2 dm³ hỗn hợp khí dưới áp suất 1 at và nhiệt độ 47°C. Pittong nén xuống làm cho thể tích của hỗn hợp khí chỉ còn 0,2 dm³ và áp suất tăng lên đến 15 at. Tính nhiệt độ của hỗn hợp khí nén.

 

ĐỀ ÔN THI HỌC KỲ 2 MÔN VẬT LÝ LỚP 10

ĐỀ SỐ 3

TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kW cho một cần cẩu nâng một vật m = 1000 kg chuyển động đều lên độ cao h = 30m. Lấy g = 10 m/s². Thời gian thực hiện công việc đó là

            A. 15s.             B. 20s.             C. 10s.             D. 5s.

Câu 2. Một vật có khối lượng 200g bắt đầu chuyển động dưới tác dụng của lực F. Sau một thời gian, vật đạt vận tốc 3m/s. Công của lực F trong thời gian đó bằng

            A. 0,90 J.                     B. 0,45 J.                     C. 0,60 J.                     D. 1,80 J.

Câu 3. Chọn phát biểu SAI.

            A. Thế năng tăng thì động năng phải giảm

            B. Tốc độ càng lớn thì động năng càng lớn

            C. Thế năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật

            D. Động năng và công có cùng đơn vị

Câu 4.Khi động lượng của vật tăng 2 lần và khối lượng không đổi thì động năng sẽ

            A. không thay đổi.      B. tăng lên 2 lần.         C. tăng lên 4 lần.         D. giảm đi 2 lần.

Câu 5. Trong các đại lượng sau, đại lượng nào KHÔNG phải là thông số trạng thái của một lượng khí?

            A. Thể tích                  B. Nhiệt độ                  C. Số mol                    D. Áp suất

Câu 6. Hiện tượng nào sau đây có liên quan đến định luật Sác lơ?

            A. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ.

            B. Quả bóng vỡ khi dùng tay bóp mạnh

            C. Một lọ nước hoa mùi hương bay tỏa khắp phòng

            D. Bánh xe đạp để ngoài nắng có thể bị nổ

Câu 7. Nếu đồng thời tăng nhiệt độ tuyệt đối lên 2 lần và giảm thể tích 2 lần thì áp suất của một lượng khí xác định sẽ

            A. giảm đi 4 lần          B. không thay đổi        C. tăng lên 4 lần          D. tẳng lên 2 lần

Câu 8. Một lượng khí lý tưởng ở 27°C có áp suất 750 mmHg và có thể tích 76 cm³. Thể tích khí đó ở điều kiện tiêu chuẩn (0°C, 760 mmHg) là

            A. 22,4 cm³                 B. 68,25 cm³               C. 88,25 cm³               D. 78 cm³

Câu 9. Công thức xác định công suất

            A. A =                     B. A = Fs cos α           C. P = At                     D. P =

Câu 10. Khi vận tốc của một vật tăng gấp đôi thì

            A. thế năng của vật tăng gấp đôi.                   B. động lượng của vật tăng gấp đôi.

            C. gia tốc của vật tăng gấp đôi.                       D. động năng của vật tăng gấp đôi.

Câu 11. Khí lý tưởng là khí có các phân tử

            A. không tương tác nhau

            B. hút nhau khi khoảng cách giữa chúng lớn hơn kích thước phân tử.

            C. chỉ tương tác với nhau khi va chạm.

            D. đẩy nhau khi khoảng cách giữa chúng nhỏ hơn kích thước phân tử.

Câu 12. Động năng của một vật sẽ tăng khi vật chuyển động

            A. nhanh dần đều        B. chậm dần đều         C. biến đổi đều            D. thẳng đều

Câu 13. Hệ thức nguyên lý thứ nhất nhiệt động lực học có dạng

            A. ΔU = Q + A           B. A = –Q                   C. ΔU = A                   D. ΔU = Q

Câu 14. Một vật có khối lượng 500g chuyển động chậm dần đều với vận tốc đầu 6m/s dưới tác dụng của lực ma sát. Công của lực ma sát thực hiện cho đến khi dừng lại bằng

            A. –6,0 J.                     B. –9,0 J.                     C. –15,0 J.                   D. –1,5 J.

Câu 15. Nột năng của một vật là

            A. tổng động năng và thế năng của vật.

            B. tổng nhiệt lượng và cơ năng nhận trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công.

            C. nhiệt lượng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.

            D. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của quá trình đẳng nhiệt?

            A. nhiệt độ của khối khí không đổi.               B. áp suất tăng thì thể tích khối khí giảm.

            C. thể tích khối khí tăng thì áp suất giảm.      D. nhiệt độ khối khí tăng thì áp suất tăng.

Câu 17. Một chiếc xe có khối lượng m = 100 kg chuyển động đều lên dốc dài 10 m, nghiêng 30° so với đường ngang. Công của trọng lực khi xe lên dốc là

            A. –10 kJ.                    B. –1000 J.                  C. –5000 J.                  D. –500 J.

Câu 18. Người ta truyền cho khí trong xilanh một nhiệt lượng là 80 J, khí nở ra và thực hiện một công 50 J. Nội năng của khí sẽ

            A. giảm đi 30 J            B. tăng thêm 30 J        C. giảm đi 130 J          D. tăng thêm 130 J

Câu 19. Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì công thức ΔU = A + Q phải thỏa mãn

            A. Q < 0 và A > 0       B. Q > 0 và A > 0       C. Q < 0 và A < 0       D. Q > 0 và A < 0

Câu 20. Chất khí trong xy lanh của động cơ nhiệt có áp suất là 0,8.105 Pa và nhiệt độ 50 °C. Sau khi bị nén, thể tích của khí giảm 5 lần còn áp suất tăng lên tới 7.105 Pa. Nhiệt độ của khí cuối quá trình nén trên là

            A. 292 °C.                   B. 190 °C.                   C. 565 °C.                   D. 87,5 °C.

TỰ LUẬN

Câu 1. Một vật có khối lượng m = 200 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc vo = 6 m/s từ vị trí A có độ cao zo = 1,5 m. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy g = 10 m/s² và chọn mốc thế năng tại mặt đất.

a. Tính giá trị động năng, thế năng và cơ năng tại vị trí ném vật.

b. Tính vận tốc của vật tại vị trí có cơ năng gấp 3 lần thế năng.

Câu 2. Một khối khí thực hiện một chu trình như hình vẽ. Các thông số được cho trên hình vẽ. Biết áp suất ở trạng thái (1) là p1 = 2 atm.

a. Xác định các thông số còn lại của khối khí.

b. Vẽ lại đồ thị trong hệ tọa độ (p, T).

 

 

ÑEÀ THI THÖÛ HOÏC KYØ II

Moân: Vaät Lyù – Lôùp 10

Thôøi gian: 60 phuùt

                  Thời gian làm bài: 50 phút

Họ và Tên:  ………………………………………………………

Lớp     :  ………………………..  

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong hệ tọa độ (V, T), đường đẳng áp là đường

A. thẳng song song với trục hoành.                         B. thẳng song song với trục tung.

C. thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ.                         D. hypebol.

Câu 2: Độ nở dài của vật rắn không phụ thuộc vào

        A. chất liệu của vật rắn.                                           B. tiết diện của vật rắn.

        C. chiều dài của vật rắn.                                           D. độ tăng nhiệt độ của vật rắn.

Câu 3: Nội năng của một vật là

A. tích động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

B. hiệu thế năng và động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

C. hiệu động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

D. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 4: Một khí lí tưởng có thể tích 10 lít ở 270C áp suất 1atm, biến đổi qua hai quá trình: quá trình đẳng tích áp suất tăng gấp 2 lần; rồi quá trình đẳng áp, thể tích sau cùng là 15 lít. Nhiệt độ sau cùng của khối khí là:

  A. 6270C

B. 9000C

C. 810C

D. 4270C

Câu 5: Người ta thực hiện công 180 J để nén khí trong một xy lanh. Đồng thời truyền cho khí một nhiệt lượng 40 J. Độ biến thiên nội năng của khí là

     A. 160 J.                           B. 220 J.                           C. –40 J.                           D. 180 J.

Câu 6: Nguyên tắc hoạt động của dụng cụ nào sau đây không liên quan tới sự nở vì nhiệt?

       A. Rơle nhiệt.                                                            B. Nhiệt kế kim loại.

        C. Đồng hồ bấm giây.                                              D. Dụng cụ đo độ nở dài.

Câu 7: Trong quá trình biến đổi đẳng tích thì hệ có thể

         A. nhận nhiệt và sinh công.                                     B. nhận công và truyền nhiệt.

         C. nhận nhiệt và nội năng tăng.                               D. nhận công và nội năng tăng.

Câu 8: Một khối khí lí tưởng đang ở nhiệt độ 700C thì người ta thực hiện quá trình biến đổi sao cho nhiệt độ giảm đi 500C, thể tích giảm 1,5 lần so với ban đầu, áp suất lúc sau bằng 3 atm. Khi đó áp suất ban đầu của khối khí bằng

       A. 1,86 atm.                     B. 2,34 atm.                 C. 4,89 atm.    D. 2,12 atm.

Câu 9: Một khối khí thay đổi trạng thái như đồ thị biểu diễn. Sự biến đổi khí trên trải qua hai quá trình nào:

  A. Nung nóng đẳng tích rồi nén đẳng nhiệt

B. Nung nóng đẳng áp rồi dãn đẳng nhiệt

  C. Nung nóng đẳng áp rồi nén đẳng nhiệt

D. Nung nóng đẳng tích rồi dãn đẳng nhiệt

Câu 10: Dưới áp suất 1 atm một lượng khí có thể tích 10 lít. Khi nhiệt độ không đổi, khi áp suất tăng thêm 3 atm, thể tích của lượng khí trên là

      A. 5 lít.                            B. 2,5 lít.                          C. 2 lít.                             D. 20 lít.

Câu 11: Một vật T đồng chất có khối lượng 300 g đang ở nhiệt độ 100C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. Nhiệt dung riêng của vật đó là 460 J/(kg.K). Nhiệt lượng cần cung cấp để vật T tăng nhiệt độ lên đến 1000C là

            A. 12,42kJ.                       B. 13,8kJ.                        C. 1,38kJ.                       D. 15,18kJ.

Câu 12: Đối với một khối khí lí tưởng nhất định, khi áp suất giảm 5 lần và thể tích giảm 2 lần thì nhiệt độ tuyệt đối sẽ

       A. tăng 10 lần.                 B. giảm 10 lần.                C. tăng 2,5 lần.                D. giảm 2,5 lần.

Câu 13: Cho đồ thị của áp suất theo nhiệt độ của hai khối khí A và B có thể tích không đổi như hình vẽ. Nhận xét nào sau đây là sai:

  1. Hai đường biểu diễn đều có đường kéo dài cắt trục hoành tại điểm – 2730C
  2. Khi t = 00C, áp suất của khối khí A lớn hơn áp suất của khối khí B
  3. Áp suất của khối khí A luôn lớn hơn áp suất của khối khí B tại mọi nhiệt độ
  4. Khi tăng nhiệt độ, áp suất của khối khí B tăng nhanh hơn áp suất của khối khí A

Câu 14: Truyền nhiệt lượng 6.103 J cho khí trong một xilanh hình trụ có thể tích 6 lít, khí nở ra đẩy pittông chuyển động làm thể tích của khí tăng lên đến V2. Biết áp suất của khí là 8.103 N/m2 và coi áp suất này không đổi trong quá trình khí thực hiện công. Độ biến thiên nội năng của khí bằng 5,888kJ. Tìm V2.

A. 18 lít.                          B. 6 lít                              C. 12 lít.                          D. 20 lít.

Câu 15: Muốn nâng cao hiệu suất của động cơ nhiệt, ta thực hiện theo cách nào dưới đây?

A. Dùng xilanh có dung tích lớn.                            B. Dùng nguồn nóng có nhiệt độ rất cao.

C. Dùng hai nguồn lạnh có nhiệt độ rất thấp.          D. Dùng hai nguồn nhiệt có nhiệt độ khác nhau.

Câu 16: Một máy lạnh lý tưởng có nhiệt độ nguồn lạnh là 20C và hiệu năng cực đại là 100%. Nhiệt độ nguồn nóng là bao nhiêu?

A. 3000C.                        B. 270C.                           C. 27 K.                                D. 22 K.

Câu 17: Đun nóng khí trong bình kín. Kết luận nào sau đây là sai?

A. Thế năng tương tác của các phân tử khí tăng lên.             B. Nội năng của khí tăng lên.

C. Động năng của các phân tử khí tăng lên.                           D. Truyền nội năng cho chất khí.

Câu 18. Nội năng của một khối khí lí tưởng có tính chất nào sau đây?

A. Chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.                                   B. Chỉ phụ thuộc vào thể tích.

C. Phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích.                        D. Không phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích.

Câu 19: Cho 100g chì được truyền nhiệt lượng 260J. Nhiệt độ của chì tăng từ 15C đến 35C. Nhiệt dung riêng của chì là:

A. 130J/kg. độ.                        B. 2600 J/kg. độ                      C. 65 J/kg. độ              D. 100 J/kg. độ

Câu 20: Vật rắn tinh thể có đặc tính nào sau đây?

A. Có cấu trúc tinh thể, có tính dị hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.

B. Có cấu trúc tinh thể, có tính đẳng hướng, có nhiệt độ nóng chảy xác định.

C. Có cấu trúc tinh thể, có tính đẳng hướng hoặc dị hướng, không có nhiệt độ nóng chảy xác đinh.

Categories Đề kiểm tra Vật Lý 10 - Đề thi học kì 1 2 Vật Lý 10

Leave a Comment