Bài văn số 1
Đoạn thơ của Tố Hữu nhắc tới truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” – một sản phẩm của sự tưởng tượng từ quần chúng nhân dân. Tác phẩm ra đời không nằm ngoài lí do lí giải sự kiện nước ta rơi vào tay giặc xâm lược. Qua tác phẩm, cha ông ta muốn để lại cho hậu thế bài học sâu sắc về đạo lý làm người và đạo lý giữ nước.
phẩm “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” là sản phẩm truyền miệng, tác giả là quần chúng nhân dân lao động. Tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết có đặc trưng yếu tố kì ảo, dựa trên sự kiện lịch sử nào đó, trong không gian và thời gian có thực.
Tác phẩm thể hiện niềm tự hào của thế hệ con cháu Hùng Vương. Ông cha ta đã mượn một địa danh có thật là thành Cổ Loa để ngợi ca công trình vĩ đại này. Thành Cổ Loa vững vàng, kiên cố, bất khả xâm phạm được xây dựng một cách thần kì. Công trình chỉ có thể hoàn thiện khi có bàn tay giúp đỡ của thần linh. Bên cạnh đó, hình ảnh chiếc nỏ thần bách phát bách trúng đã thêm phần khẳng định sức mạnh siêu việt của quân ta. Với thành trường kiên cố và vũ khí lợi hại, nước Việt gần như không e sợ trước bất kì kẻ thù nào. Ông cha ta như đầy lòng tin, lòng tự tôn dân tộc.
phân tích truyện an dương vương và mị châu trọng thủy
Truyền thuyết trên đã tế nhị mang đến thông điệp về đạo lý giữ nước của bậc vua chúa. Nhân vật vua An Dương Vương rơi vào bi kịch cả tin, chủ quan, không đề phòng trước âm mưu của kẻ thù. Vua đã chấp nhận cuộc hôn nhân hòa hoãn giữa con gái là công chúa Mị Châu với hoàng tử vua Triệu Đà là Trọng Thủy như một quá trình “cõng rắn cắn gà nhà”. Quá tin vào con gái và mất cảnh giác trước kẻ địch, mọi bí mật quân sự của ta bị Trọng Thủy khám phá ra hết và đánh tráo mất chiếc nỏ thần. Khi quân Triệu Đà công khai ý đồ cướp nước, một lần nữa vua An Dương Vương lại chủ quan mặc kệ cho giặc tiến sát thành trì rồi cậy có nỏ thần: “Đà không sợ nỏ thần sao?”. Vua An Dương Vương rơi vào cái bẫy và cứ mãi ngủ quên trong chiến thắng, để khi vỡ lẽ thì mọi chuyện đã rồi, không thể cứu vãn.
Một bi kịch khác được thể hiện trong tác phẩm đó là bi kịch đặt niềm tin lầm chỗ, để cho tình cảm lấn át lý trí. Công chúa Mị Châu vì tình yêu mù quáng đã để lộ bí mật quân sự quốc gia cho kẻ địch. Trên đường chạy trốn, vị công chúa “nhẹ dạ cả tin” vẫn bứt lông ngỗng đánh dấu đường để rồi trở thành đường dẫn giặc tới. Trong khi đó, vua An Dương Vương quá yêu con gái mà không nhận ra chính Mị Châu là người đã vô tình tiếp tay cho giặc. An Dương Vương giết chết Mị Châu, tự tay cắt đi khúc ruột của mình. Dù rằng vua được thần linh cứu giúp nhưng việc An Dương Vương về biển sâu mà không được lên trời cao chứng tỏ nhân vật sẽ mãi phải chịu nỗi xấu hổ làm mất nước và bị người đời chê trách.
Truyện “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” là cách để ông cha ta lý giải sự kiện lịch sử và nhắc nhở con cháu đời sau rằng phải tỉnh táo trước mọi việc trong cuộc sống và đặt tình cảm đúng nơi. Truyền thuyết có nhiều yếu tố hư cấu, kì ảo, cốt truyện độc đáo, lời văn gần gũi… có thể coi là tác phẩm văn học dân gian đặc sắc. Dù tác phẩm có tuổi đời cả thế kỉ thì bài học trong đó vẫn có ý nghĩa sâu sắc tới ngày nay.
Bài văn số 2
Suốt chặng đường 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta có vô số những trận chiến lớn nhỏ, trải qua vô số triều đại, chứng kiến đủ mọi bi kịch khổ đau. Có những trận chiến, những triều đại đã đi vào sử sách, trở thành một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng nhất để ngàn đời sau còn ca tụng, thế nhưng bên cạnh đó cũng có những trận chiến, những câu chuyện đau thương khiến cho ngàn đời sau còn đau xót. Và một trong số những câu chuyện làm tan nát trái tim về một thời dựng nước và giữ nước đầy oai hùng nhưng lại có một kết thúc bi thương đó là truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy.
An Dương Vương là vua của nước u Lạc, là người đã đưa ra quyết định rời đô từ Phong Châu về Phong Khê, nhờ có sự giúp đỡ của rùa vàng thì xây xong thành và trước khi về ông còn được rùa vàng để lại cho một cái móng vuốt để làm lẫy Nỏ thần. Thật vậy nhờ có chiếc Nỏ thần ấy mà quân ta đã giành được chiến thắng nhiều lần trước sự xâm lăng của quân Triệu Đà. Tưởng chừng như được thần giúp đỡ, có trong tay chiếc nỏ thần là có thể giữ được hòa bình và sự phát triển phồn thịnh cho đất nước thế nhưng sự thực thì không phải như thế.
Những kẻ có dã tâm luôn muốn chà đạp lên mảnh đất của người khác thì đâu có bao giờ từ bỏ thủ đoạn của mình. Không đánh được trên chiến trường, Triệu Đà đưa con trai sang liên hôn nhưng mục đích thật sự là đánh cắp bí mật quân sự của nước ta. Tình yêu có thể cứu rỗi linh hồn con người nhưng nó cũng có thể khiến cho người ta rơi vào tận cùng của bất hạnh. Thật vậy điều đó được thể hiện rõ qua cuộc hôn nhân chính trị giữa Mị Châu và Trọng Thủy. Triệu Đà thua trận xin cầu hòa và đã đưa con trai của mình sang cầu hôn với con gái của An Dương Vương, là một vị vua cả đời anh minh thế nhưng khi ấy An Dương Vương lại đưa ra quyết định sai lầm khi đã đồng ý cuộc hôn nhân và cho Trọng Thủy ở rể. Trong thời gian ở rể thì Trọng Thủy lợi dụng thời cơ đổi trộm mất Nỏ thần rồi mang về phương Bắc. Không còn Nỏ thần An Dương Vương thua trận và cùng con gái chạy về Phương Nam, cuối cùng đau đớn chém chết con và đi xuống biển. Trọng Thủy mang xác vợ về chôn ở Loa Thành, xác liền biến thành ngọc thạch, không lâu sau vì quá thương tiếc Mị Châu mà Trọng Thủy đã nhảy xuống giếng tự tử, kết liễu sinh mạng của mình.
Nhắc đến truyền thuyết này thì không thể không nhắc đến An Dương Vương. Người là một vị vua anh minh, tài đức, sớm có ý thức xây dựng đất nước. Thật vậy An Dương Vương đã dời đô từ Phong Châu về Phong Khê, thế nhưng việc xây thành lại gặp nhiều trắc trở, cũng vì xây đến đâu lở đến đấy nên người ta đồn đoán rằng chuyện này do ma quỷ. Để giải quyết khó khăn này vua đã đã lập đàn trai giới, đón tiếp cụ già ở phương xa, ra cửa Đông đón Rùa Vàng, nhờ thành tâm nên được Rùa Vàng trợ giúp xây thành, chỉ trong vòng nửa tháng đã xây xong. Không những thế An Dương Vương còn là người có tầm nhìn xa trông rộng, biết cảnh giác trước kẻ thù: "Nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?", thấy vậy Rùa Vàng trước khi đi đã để lại cho một chiếc vuốt để làm lẫy Nỏ thần giúp đánh tan quân xâm lược. Chiếc Nỏ thần là sức mạnh thần linh ban tặng cho nước u Lạc, cũng là sức mạnh của nhà nước u Lạc, sự đoàn kết đồng lòng quyết tâm đánh tan quân xâm lược.
Thế nhưng là một vị vua anh minh không có nghĩa là sẽ không phạm phải sai lầm. Và sai lầm lớn nhất của An Dương Vương đó chính là lơ là, mất cảnh giác trước âm mưu của kẻ thù. Ông không những đồng ý cuộc liên hôn giữa hai nước mà còn đồng ý cho con trai kẻ thù ở rể. Sự anh minh, lỗi lạc cùng sáng suốt của vị vua ngày nào vậy mà nay ông lại trở nên lầm đường lạc lối, thiếu tỉnh táo đến vậy. Hơn thế ông còn chủ quan, khinh địch, để mất thế chủ động của mình khi địch đến nhưng vẫn ung dung đánh cờ, ỷ lại vào sức mạnh của thành trì và vũ khí. Nhưng vũ nỏ thần giờ không còn, giặc đánh vào thành chỉ còn là vấn đề thời gian, thua trận An Dương Vương dẫn con gái chạy thoát về phía Nam.
Là vua nhưng An Dương Vương cũng là một người cha, hành động tuốt gươm chém chết Mị Châu ở cuối truyện thể hiện sự dứt khoát của một vị vua đã thức tỉnh sẵn sàng cắt đứt tình cha con để thực hiện nghĩa vụ cuối cùng của một vị vua.
Sau khi tự tay chém chết con gái ruột ông cầm sừng tê bảy tấc rẽ một đường xuống biển, đây là chi tiết thể hiện sự bất tử của nhà vua và sự trân trọng của nhân dân với nhà vua. An Dương Vương tuy đã để mất nước nhưng ông lại là vị vua đa tài, biết chăm lo cho đất nước và cả đời vì dân vì nước nên được người đời tôn kính và tưởng nhớ.
Nhân vật thứ hai được nhắc đến trong truyện là Mị Châu, con gái An Dương Vương. Là người thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần, có có đủ tài sắc thế nhưng lại có một số phận bất hạnh nhiều khổ đau. Mị Châu hết mực thủy chung và tin tưởng chồng, cũng vì vậy mà nàng dẫn Trọng Thủy đi thăm thú khắp nơi, cho xem nỏ thần và dạy cách sử dụng. Đâu hay những lời ngon ngọt đầu môi ấy thực chất chỉ là những lời nói dối của kẻ phụ bạc đang lợi dụng tình cảm của nàng. Và sự tin tưởng ấy đã phải trả giá bằng cả mạng sống, nàng không những hại chính mình mà còn hại cả dân tộc mình.
Chi tiết ngọc trai, giếng nước mang những ý nghĩa sâu sắc. Sau khi Mị Châu chết máu chảy xuống nước khiến sò ăn phải đều hóa thành hạt châu, đó là sự giải oan, là minh chứng cho sự trung hiếu của nàng với cha, Mị Châu không hề theo giặc bán nước mà đó chỉ là sự mù quáng vô thức trong tình yêu. Qua chi tiết ấy ta cũng thấy được thái độ cảm thông đầy nhân hậu của nhân dân ta dành cho nàng. Còn Trọng Thủy, kẻ giả tình giả nghĩa đầy mưu mô thủ đoạn ấy sau khi Mị Châu chết thì vô cùng xót thương để rồi cuối cùng kết liễu đời mình trong giếng nước. Giếng nước là tấm gương phản chiếu mọi tội lỗi của Trọng thủy, đồng thời qua đó chúng ta cũng thấy được một Trọng Thủy đang đau đớn và dằn vặt biết bao, hắn cũng là nạn nhân trong ván cờ của kẻ bạo chúa, là công cụ bị người cha của mình lợi dụng.
Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy đã thành công trong việc kết hợp giữa sự kiện lịch sử và các yếu tố kì ảo, góp phần thể hiện được thái độ của nhân dân ta đối với các nhân vật, giúp cho câu chuyện thêm sinh động và linh hoạt.
Cuộc sống luôn mang đến những điều bất ngờ không tưởng và bất hạnh luôn chầu trực phía trước để bóp nghẹt số phận con người. Và đúng như vậy, chẳng ai có thể đoán trước được điều gì, chỉ đến phút chót chúng ta mới nhận ra, đó là sai lầm, là sự cả tin hay mất cảnh giác đôi chút thôi thế nhưng đổi lại nó lại trở thành sai lầm lớn khiến thay đổi vận mệnh của cả một dân tộc. Đúng vậy, đó cũng là sai lầm của người lãnh đạo, của một vị vua cả đời anh minh lỗi lạc nhưng lại mất một vài phút giây lầm lỡ khiến dân tộc mình tiêu vong. Và đó là kết cục đáng buồn của câu chuyện về An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy, là một câu chuyện đầy đau thương và ẩn chứa nhiều bài học ý nghĩa.
3. Phân Tích Truyện An Dương Vương Và Mị Châu – Trọng Thủy, Mẫu Số 3 (Chuẩn):
Nhà thơ Tố Hữu từng viết:
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim nhầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu
Những câu thơ ấy của Tố Hữu đã gợi lên trong mỗi chúng ta thật nhiều suy nghĩ về truyện “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” – một trong số những truyền thuyết với những lời răn dạy có ý nghĩa sâu sắc và to lớn của nhân dân trong quá trình dựng nước, giữ nước và giải quyết mối quan hệ riêng chung.
Trước hết, truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” đã tái hiện lại công cuộc xây thành, chế nỏ, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước của An Dương Vương. Để tiếp tục công cuộc dựng nước và giữ nước, vua An Dương Vương đã cho xây thành ở đất Việt Thường nhưng đáng tiếc thay, công cuộc xây thành lại gặp phải thật nhiều những khó khăn, thành cứ xây cao tới đâu là lại lở ngay đến đấy. Điều đó đã khiến cho An Dương Vương không khỏi suy nghĩ, lo lắng và vì vậy, ông đã cho “lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần”. Dường như, cảm nhận được tấm lòng của An Dương Vương, ngày mồng bảy tháng ba có một cụ già từ phương Đông tới và được vua tiếp đón rất chu đáo, đồng thời, cụ già ấy đã nói với vua sẽ có sứ Thanh Giang tới giúp xây thành. Và quả nhiên, sau đó với sự giúp đỡ của Rùa Vàng – sứ Thanh Giang vua An Dương Vương đã có thể xây xong thành chỉ trong vòng nửa tháng. Hành động “lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần” và sự tiếp đón niềm nở, nồng hậu của An Dương Vương xét đến cùng là biểu hiện ở tấm lòng trọng người hiền tài của ông. Không chỉ trọng người hiền tài, An Dương Vương còn là người luôn lo lắng, suy nghĩ cho vận mệnh, tương lai của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét qua câu hỏi của An Dương Vương với Rùa Vàng trước lúc từ biệt Rùa Vàng về với biển cả: “Nếu nay có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”. Khi được Rùa Vàng cho chiếc vuốt phòng khi có giặc ngoại xâm, An Dương Vương đã sai Cao Lỗ lấy chiếc vuốt làm thành lẫy nỏ. Và với chiếc nỏ thần này, về sau, khi Triệu Đà đưa quân sang xâm lược, quân và dân ta đã đánh thắng quân Triệu Đà, buộc chúng phải xin hòa. Chiến thắng của An Dương Vương trước quân Triệu Đà cho thấy sức mạnh quân sự cùng ý chí và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta lúc bấy giờ. Như vậy, với những chi tiết tưởng tượng, kì ảo, truyện đã cho chúng ta thấy những công lao to lớn của An Dương Vương trong sự nghiệp xây dựng đất nước và chống giặc ngoại xâm.
Tuy nhiên, truyện không chỉ ngợi ca công lao to lớn của An Dương Vương mà nó còn cho chúng ta thấy được bi kịch nước mất nhà tan của vua An Dương Vương và bi kịch trong tình yêu của Mị Châu và Trọng Thủy. Trước hết, trong tác phẩm chúng ta thấy được bi kịch nước mất nhà tan. Sau chiến thắng trước quân Triệu Đà xâm lược, An Dương Vương đã mất cảnh giác, vô tình gả con gái của mình là Mị Châu và cho Trọng Thủy ở rể mà không nhận thấy được âm mưu của kẻ thù. Thêm vào đó, khi quân của Triệu Đà kéo sang xâm lược, An Dương Vương vẫn cậy có nỏ thần mà điềm nhiên ngồi chơi cờ, không chút lo lắng, chuẩn bị phòng ngự và đánh trả. Và để rồi, chính thái độ chủ quan, coi thường giặc này của An Dương Vương đã khiến cho ông nhanh chóng đi đến thất bại thảm hại. Cuối cùng, khi giặc đã kéo vào, vua An Dương Vương không còn có sự lựa chọn nào khác nên đành phải đem theo con gái lên lưng ngựa và chạy về phía hướng Nam. Nhưng thật đáng tiếc thay, khi ngồi trên lưng ngựa sau cha, Mị Châu vẫn rải áo lông ngỗng của mình làm dấu và để rồi quân giặc cứ thế đuổi theo. Đến cùng đường, không còn lối nào để chạy thoát, vua cha ngửa mặt lên trời, hét lớn, tìm sứ Thanh Giang, lúc đấy Rùa Vàng hiện lên và nói “kẻ ngồi sau lưng ngươi chính là giặc đấy’. Câu nói của Rùa Vàng như một lời kết tội đanh thép, đó cũng là lúc An Dương Vương nhận ra mọi thứ nhưng có lẽ đã quá muộn rồi, ông rút gươm và tự tay chém chết Mị Châu – người con gái mà ông nhất mực yêu thương. Hành động rút gươm và chém chết Mị Châu của An Dương Vương cho thấy sự tỉnh ngộ muộn màng của ông, đồng thời, qua đó cũng cho thấy ông là người luôn đứng về công lí, về lẽ phải và luôn đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết.
Không chỉ dừng lại ở bi kịch nước mất nhà tan, trong tác phẩm tác giả dân gian còn thể hiện bi kịch trong tình yêu của Mị Châu và Trọng Thủy. Mị Châu là công chúa của một nước nhưng vì nhẹ dạ cả tin, nàng đã cưới Trọng Thủy và còn lén cho chàng xem trộm nỏ thần để rồi kết quả là bị Trọng Thủy tráo chiếc nỏ và kết quả cuối cùng là đất nước lâm vào cảnh khốn cùng. Không chỉ nhẹ dạ, cả tin, Mị Châu vì tình yêu mù quáng với Trọng Thủy nàng đã rải lông ngỗng làm áo dọc đường cùng cha bỏ trốn, khiến quân giặc đuổi theo và hai cha con nàng không còn đường để thoát thân. Như vậy, Mị Châu vì tình yêu mù quáng và sự cả tin với Trọng Thủy đã vô tình tiếp tay cho bọn giặc và có lẽ không sai khi Rùa Vàng gọi nàng là giặc. Yêu và tin Trọng Thủy nhưng đến cuối cùng, Mị Châu lại vô tình hại cha, hại đất nước, hại nhân dân vào cảnh khốn cùng, đấy chính là bi kịch của nàng. Không riêng gì Mị Châu, Trọng Thủy cũng là một nhân vật phải chịu bi kịch của tình yêu. Thoạt đầu, Trọng Thủy lấy Mị Châu chỉ để thực hiện ý đồ xâm lược của cha mình, để thực hiện âm mưu tráo nỏ thần về cho cha mình. Tuy nhiên, trong suốt quãng thời gian sống với Mị Châu ở Loa Thành, Trọng Thủy đã thực sự cảm mến tình yêu, sự hồn nhiên, ngây thơ của Mị Châu và yêu nàng. Nhưng giữa tham vọng lấy nỏ thần để đánh thắng nước Âu Lạc và khát vọng tình yêu không đi cùng một hướng, buộc Trọng Thủy phải lựa chọn. Chàng chấp nhận hi sinh tình yêu vì sự nghiệp của cha nhưng đến cuối cùng khi đã giành được chiến thắng, vì yêu Mị Châu và rất nhớ thương nàng, “lúc đi tắm tưởng tượng thấy bóng của Mị Châu chàng lao đầu xuống giếng mà chết”. Như vậy, tình yêu giữa Mị Châu và Trọng Thủy là một mối tình thắm thiết nhưng đầy éo le và bi kịch, không đem đến sự vẹn tròn cho các nhân vật.
Thêm vào đó, trong phần cuối của tác phẩm, tác giả dân gian còn thể hiện thái độ, cách đánh giá của mình đối với các nhân vật được kể đến. Trước hết, thông qua hình ảnh An Dương Vương “cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua xuống biển” tác giả đã bất tử hóa cái chết của An Dương Vương, từ đó, thể hiện sự kính trọng, yêu mến và có phần tiếc thương đối với vị vua này. Đồng thời, qua tác phẩm, nhân dân cũng thể hiện thái độ, tình cảm của mình đối với công chúa Mị Châu. Với chi tiết Mị Châu bị chính cha của mình chém chết dường như nhân dân đã lên tiếng phê phán Mị Châu vì nàng đã nhẹ dạ cả tin, nhẹ dạ cả tin mà làm lộ bí mật của dân tộc, tiếp tay cho kẻ thù thực hiện được âm mưu xâm lược của mình và bởi Mị Châu đã không thể rạch ròi, phân định được rõ ràng được mối quan hệ giữa tình nhà và nghĩa nước. Tuy nhiên, trong tác phẩm, nhân dân còn thể hiện thái độ đồng cảm, thương cảm trước nỗi oan và sự chung thủy trong tình yêu với Kim Trọng của Mị Châu. Và có lẽ, xuất phát từ tình cảm này nên nhân dân đã sáng tạo nên chi tiết máu Mị Châu hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch, nước giếng rửa ngọc thì ngọc càng sáng ra như để giải bớt nỗi oan tình cho Mị Châu.
Tóm lại, với việc sử dụng hàng loạt các chi tiết tưởng tượng thần kì, độc đáo, hấp dẫn, truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” đã nêu lên bài học sâu sắc về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách để giải quyết tốt nhất mối quan hệ riêng chung. Đó là một bài học quan trọng và vẫn còn nguyên ý nghĩa cho đến ngày hôm nay.
—————— Hết ——————–
An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ là một trong những bài học quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 10, để tìm hiểu chi tiết về truyền thuyết này, bên cạnh bài Phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ, các em có thể tham khảo thêm các bài: Phân tích đoạn trích Ra-ma buộc tội, Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện Tấm Cám, Phân tích truyện Tam đại con gà, Khái quát đặc sắc về nội dung và nghệ thuật truyện Nhưng nó phải bằng hai mày,…
https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-truyen-an-duong-vuong-va-mi-chau-trong-thuy-47943n.aspx
Tác giả: Nguyễn Long Thịnh (4.0★- 3 đánh giá) ĐG của bạn?
Bài viết liên quan
Thái độ và tình cảm của nhân dân đối với nhân vật Mị Châu qua Truyện An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thuỷ
Bài học ứng xử của nhân dân qua truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ
Phân tích nhân vật Mị Châu trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy
Dàn ý phân tích chi tiết giếng nước, ngọc trai trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ
Dàn ý phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ
Từ khoá liên quan: Phan tich truyen An Duong Vuong va Mi Chau – Trong Thuy, Phan tich tac pham An Duong Vuong va Mi Chau – Trong Thuy, phan tich bai An Duong Vuong va Mi Chau – Trong Thuy,
SOFT LIÊN QUAN
Kể lại chuyện sau khi tự tử ở giếng Loa Thành Trọng Thuỷ đã tìm gặp lại Mị Châu
Bài tập làm văn số 2 lớp 10 đề 3
Kể lại chuyện sau khi tự tử ở giếng Loa Thành Trọng Thuỷ đã tìm gặp lại Mị Châu là đề bài tập làm văn số 2 lớp 10 đề 3 được rất nhiều các bạn học sinh lớp 10 quan tâm tìm hiểu, các em có thể tham khảo ngay bài soạn văn lớp 10 được đăng tải dưới đây để nắm được cách làm văn kể chuyện theo trí tượng tưởng, sáng tạo của mình.
Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị
Hướng dẫn phân tích truyện Vợ Chồng A Phủ
Phân tích Giá trị hiện thực truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
Bài Văn mẫu phân tích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
Suy nghĩ về cái thiện và cái ác trong truyện Tấm Cám
Bài văn mẫu lớp 10 hay nhất
Giáo án truyện Tích chu
Giáo án LQVH chủ đề gia đình
Phân tích tình huống truyện trong Vợ nhặt
Để học tốt ngữ văn lớp 12
ĐỌC NHIỀU
Viết cảm nghĩ của em về mẹ
Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam
Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Cảnh ngày hè
Kể lại truyện Tấm Cám theo lời của nhân vật Tấm
Top ứng dụng nhắn tin an toàn, bảo mật
PUBG Mobile VN vs PUBG Mobile Korean, phiên bản nào hay hơn ?
Microsoft đang sửa lỗi Windows 10 ngăn các ứng dụng lưu thông tin đăng nhập
Tin Mới
Phân tích bài Thu hứng của Đỗ Phủ
Viết về đề tài mùa thu, đã có rất nhiều nhà thơ thành công, một trong số đó phải kể đến nhà thơ Đỗ Phủ, các em cùng phân tích bài Thu hứng của Đỗ Phủ để hiểu hơn về những khám phá về cảnh thu và tâm tình của nhà thơ trước khung cảnh mùa thu.
Phân tích bài Thu hứng của Đỗ Phủ để thấy cảnh và tình của tác phẩm
Em hãy phân tích bài Thu hứng của Đỗ Phủ để thấy cảnh và tình của tác phẩm được nhà thơ gửi gắm qua từng câu chữ, em có thể tham khảo một số cách phân tích mẫu dưới đây để biết cách viết bài văn phân tích bài thơ.
Dàn ý Phân tích bài Thu hứng
Những mẫu dàn ý Phân tích bài Thu hứng của Đỗ Phủ dưới đây chắc chắn sẽ là những gợi ý cần thiết và hữu ích cho các em học sinh trong việc định hướng cách sắp xếp, trình bày các ý chính để lập dàn bài phân tích bài thơ này hoàn chỉnh, sâu sắc hơn.
Hình ảnh người anh hùng cứu nước qua bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
Bài văn số 3
Nhà thơ Tố Hữu từng viết:
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim nhầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu
Những câu thơ ấy của Tố Hữu đã gợi lên trong mỗi chúng ta thật nhiều suy nghĩ về truyện “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” – một trong số những truyền thuyết với những lời răn dạy có ý nghĩa sâu sắc và to lớn của nhân dân trong quá trình dựng nước, giữ nước và giải quyết mối quan hệ riêng chung.
Trước hết, truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” đã tái hiện lại công cuộc xây thành, chế nỏ, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước của An Dương Vương. Để tiếp tục công cuộc dựng nước và giữ nước, vua An Dương Vương đã cho xây thành ở đất Việt Thường nhưng đáng tiếc thay, công cuộc xây thành lại gặp phải thật nhiều những khó khăn, thành cứ xây cao tới đâu là lại lở ngay đến đấy. Điều đó đã khiến cho An Dương Vương không khỏi suy nghĩ, lo lắng và vì vậy, ông đã cho “lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần”.
Dường như, cảm nhận được tấm lòng của An Dương Vương, ngày mồng bảy tháng ba có một cụ già từ phương Đông tới và được vua tiếp đón rất chu đáo, đồng thời, cụ già ấy đã nói với vua sẽ có sứ Thanh Giang tới giúp xây thành. Và quả nhiên, sau đó với sự giúp đỡ của Rùa Vàng – sứ Thanh Giang vua An Dương Vương đã có thể xây xong thành chỉ trong vòng nửa tháng. Hành động “lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần” và sự tiếp đón niềm nở, nồng hậu của An Dương Vương xét đến cùng là biểu hiện ở tấm lòng trọng người hiền tài của ông.
Không chỉ trọng người hiền tài, An Dương Vương còn là người luôn lo lắng, suy nghĩ cho vận mệnh, tương lai của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét qua câu hỏi của An Dương Vương với Rùa Vàng trước lúc từ biệt Rùa Vàng về với biển cả: “Nếu nay có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”. Khi được Rùa Vàng cho chiếc vuốt phòng khi có giặc ngoại xâm, An Dương Vương đã sai Cao Lỗ lấy chiếc vuốt làm thành lẫy nỏ.
Và với chiếc nỏ thần này, về sau, khi Triệu Đà đưa quân sang xâm lược, quân và dân ta đã đánh thắng quân Triệu Đà, buộc chúng phải xin hòa. Chiến thắng của An Dương Vương trước quân Triệu Đà cho thấy sức mạnh quân sự cùng ý chí và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta lúc bấy giờ. Như vậy, với những chi tiết tưởng tượng, kì ảo, truyện đã cho chúng ta thấy những công lao to lớn của An Dương Vương trong sự nghiệp xây dựng đất nước và chống giặc ngoại xâm.
Tuy nhiên, truyện không chỉ ngợi ca công lao to lớn của An Dương Vương mà nó còn cho chúng ta thấy được bi kịch nước mất nhà tan của vua An Dương Vương và bi kịch trong tình yêu của Mị Châu và Trọng Thủy. Trước hết, trong tác phẩm chúng ta thấy được bi kịch nước mất nhà tan. Sau chiến thắng trước quân Triệu Đà xâm lược, An Dương Vương đã mất cảnh giác, vô tình gả con gái của mình là Mị Châu và cho Trọng Thủy ở rể mà không nhận thấy được âm mưu của kẻ thù. Thêm vào đó, khi quân của Triệu Đà kéo sang xâm lược, An Dương Vương vẫn cậy có nỏ thần mà điềm nhiên ngồi chơi cờ, không chút lo lắng, chuẩn bị phòng ngự và đánh trả.
Và để rồi, chính thái độ chủ quan, coi thường giặc này của An Dương Vương đã khiến cho ông nhanh chóng đi đến thất bại thảm hại. Cuối cùng, khi giặc đã kéo vào, vua An Dương Vương không còn có sự lựa chọn nào khác nên đành phải đem theo con gái lên lưng ngựa và chạy về phía hướng Nam. Nhưng thật đáng tiếc thay, khi ngồi trên lưng ngựa sau cha, Mị Châu vẫn rải áo lông ngỗng của mình làm dấu và để rồi quân giặc cứ thế đuổi theo. Đến cùng đường, không còn lối nào để chạy thoát, vua cha ngửa mặt lên trời, hét lớn, tìm sứ Thanh Giang, lúc đấy Rùa Vàng hiện lên và nói “kẻ ngồi sau lưng ngươi chính là giặc đấy’.
Câu nói của Rùa Vàng như một lời kết tội đanh thép, đó cũng là lúc An Dương Vương nhận ra mọi thứ nhưng có lẽ đã quá muộn rồi, ông rút gươm và tự tay chém chết Mị Châu – người con gái mà ông nhất mực yêu thương. Hành động rút gươm và chém chết Mị Châu của An Dương Vương cho thấy sự tỉnh ngộ muộn màng của ông, đồng thời, qua đó cũng cho thấy ông là người luôn đứng về công lí, về lẽ phải và luôn đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết.
Không chỉ dừng lại ở bi kịch nước mất nhà tan, trong tác phẩm tác giả dân gian còn thể hiện bi kịch trong tình yêu của Mị Châu và Trọng Thủy. Mị Châu là công chúa của một nước nhưng vì nhẹ dạ cả tin, nàng đã cưới Trọng Thủy và còn lén cho chàng xem trộm nỏ thần để rồi kết quả là bị Trọng Thủy tráo chiếc nỏ và kết quả cuối cùng là đất nước lâm vào cảnh khốn cùng. Không chỉ nhẹ dạ, cả tin, Mị Châu vì tình yêu mù quáng với Trọng Thủy nàng đã rải lông ngỗng làm áo dọc đường cùng cha bỏ trốn, khiến quân giặc đuổi theo và hai cha con nàng không còn đường để thoát thân.
Như vậy, Mị Châu vì tình yêu mù quáng và sự cả tin với Trọng Thủy đã vô tình tiếp tay cho bọn giặc và có lẽ không sai khi Rùa Vàng gọi nàng là giặc. Yêu và tin Trọng Thủy nhưng đến cuối cùng, Mị Châu lại vô tình hại cha, hại đất nước, hại nhân dân vào cảnh khốn cùng, đấy chính là bi kịch của nàng. Không riêng gì Mị Châu, Trọng Thủy cũng là một nhân vật phải chịu bi kịch của tình yêu. Thoạt đầu, Trọng Thủy lấy Mị Châu chỉ để thực hiện ý đồ xâm lược của cha mình, để thực hiện âm mưu tráo nỏ thần về cho cha mình. Tuy nhiên, trong suốt quãng thời gian sống với Mị Châu ở Loa Thành, Trọng Thủy đã thực sự cảm mến tình yêu, sự hồn nhiên, ngây thơ của Mị Châu và yêu nàng.
Nhưng giữa tham vọng lấy nỏ thần để đánh thắng nước Âu Lạc và khát vọng tình yêu không đi cùng một hướng, buộc Trọng Thủy phải lựa chọn. Chàng chấp nhận hi sinh tình yêu vì sự nghiệp của cha nhưng đến cuối cùng khi đã giành được chiến thắng, vì yêu Mị Châu và rất nhớ thương nàng, “lúc đi tắm tưởng tượng thấy bóng của Mị Châu chàng lao đầu xuống giếng mà chết”. Như vậy, tình yêu giữa Mị Châu và Trọng Thủy là một mối tình thắm thiết nhưng đầy éo le và bi kịch, không đem đến sự vẹn tròn cho các nhân vật.
Thêm vào đó, trong phần cuối của tác phẩm, tác giả dân gian còn thể hiện thái độ, cách đánh giá của mình đối với các nhân vật được kể đến. Trước hết, thông qua hình ảnh An Dương Vương “cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua xuống biển” tác giả đã bất tử hóa cái chết của An Dương Vương, từ đó, thể hiện sự kính trọng, yêu mến và có phần tiếc thương đối với vị vua này. Đồng thời, qua tác phẩm, nhân dân cũng thể hiện thái độ, tình cảm của mình đối với công chúa Mị Châu.
Với chi tiết Mị Châu bị chính cha của mình chém chết dường như nhân dân đã lên tiếng phê phán Mị Châu vì nàng đã nhẹ dạ cả tin, nhẹ dạ cả tin mà làm lộ bí mật của dân tộc, tiếp tay cho kẻ thù thực hiện được âm mưu xâm lược của mình và bởi Mị Châu đã không thể rạch ròi, phân định được rõ ràng được mối quan hệ giữa tình nhà và nghĩa nước. Tuy nhiên, trong tác phẩm, nhân dân còn thể hiện thái độ đồng cảm, thương cảm trước nỗi oan và sự chung thủy trong tình yêu với Kim Trọng của Mị Châu. Và có lẽ, xuất phát từ tình cảm này nên nhân dân đã sáng tạo nên chi tiết máu Mị Châu hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch, nước giếng rửa ngọc thì ngọc càng sáng ra như để giải bớt nỗi oan tình cho Mị Châu.
Tóm lại, với việc sử dụng hàng loạt các chi tiết tưởng tượng thần kì, độc đáo, hấp dẫn, truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” đã nêu lên bài học sâu sắc về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách để giải quyết tốt nhất mối quan hệ riêng chung. Đó là một bài học quan trọng và vẫn còn nguyên ý nghĩa cho đến ngày hôm nay.
Bài văn số 4
Trong kho tàng văn học dân gian nước ta, An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy có thể coi là truyền thuyết bi tráng nhất và cũng là tấn bi kịch đầu tiên, lấy nước mắt và sự căm phẫn của người đọc trong văn học dân tộc. Giá trị lịch sử của truyền thống luôn luôn là đề tài mới mẻ đối với dân tộc ta trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào. Bài học về sự cảnh giác với kẻ thù trong sự nghiệp giữ nước.
Truyền thuyết đề cập tới việc xây dựng thành ốc và chế nỏ thần Kim Quy. Thần Kim Quy là nhân vật thần thoại xuất hiện đầu và cuối truyền thuyết góp phần tô đậm yếu tố thần kì trong tích yểm trừ yêu quái để xây dựng Loa Thành và chế tạo nỏ thần. Nhờ có nỏ thần mà giặc phương Bắc luôn thua trận khi đem quân sang cướp phá nước Âu Lạc.
Tuy nhiên, vì suy nghĩ chủ quan có thành cao, hào sâu và nỏ thần nên An Dương Vương đã nhận lời cầu hôn của kẻ thù năm nào từng mang quân xâm lược nước ta, tàn sát nhân dân ta chẳng khác nào hành vi nuôi cáo trong nhà. Đồng thời nhà vua đã bất cẩn khi để lộ bí mật quốc gia cho con gái biết để con gái đem kể với con rể và cho chồng xem trộm. Thậm chí khi bị gian tế ngầm làm cái nỏ giả thay vuốt Rùa Vàng mà nhà vua cũng chẳng mảy may biết gì. Khi nước lâm nguy mà nhà vua vẫn điềm nhiên đánh cờ và tự đắc về nỏ thần, vua đâu có biết con rể Trọng Thủy đã ăn cắp được lẫy nỏ thần đem về nước rồi. Cho đến khi bị gặc là chàng con rể truy kích đến đường cùng nhà vua kêu trời hại, đâu phải trời hại. Thành nước vỡ tan, vó ngựa xâm lăng của cha con Triệu Đà là thảm kịch do sự chủ quan, kinh địch của chính An Dương Vương.
Khi Rùa Vàng hiện lên và chỉ rõ sự thật An Dương Vương mới tỉnh ngộ và hiểu ra cơ sự và chỉ còn biết cách chém Mị Châu và đâm đầu xuống biển và ôm theo mối hận thù thiên thu. Trước sự chủ quan, kinh địch khiến nhân dân rơi vào cảnh lầm than chính nhà vua phải là người chịu trách nhiệm nặng nề của lịch sử nhưng nhân dân ta đã dành cho An Dương Vương tình thương, sự nhân đạo đồng thời cũng là đánh giá công minh công lao dựng nước xây Loa Thành, và cảm thông cho tấm lòng thành thực trong việc hữu hảo, không muốn chiến tranh liên miên. Nhưng sự chân thành và nhân từ ấy đã bị kẻ thù nham hiểm lợi dụng gây nên thảm họa cho quốc gia và cái chết của An Dương Vương chính là hình phạt.
Bai vắn số 5
Truyền thuyết bắt đầu từ sự kiện vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa để bảo vệ biên giới của đất nước nhưng xây mãi không xong. Vua bèn lập đàn trai giới, cầu bách thần. Nhờ lòng thành kính, Rùa Vàng đã đến giúp đỡ vua, thành xây nửa tháng thì xong. Trước khi về, Rùa Vàng đã tặng cho vua chiếc vuốt để làm nỏ thần đánh lại quân thù. Về sau, Triệu Vương là Đà cử binh xâm lược phương Nam, cùng vua giao chiến. Vua lấy nỏ thần ra bắn, quân Đà thua lớn, bèn xin hòa. Ít lâu sau, Đà cầu hôn. Vua vô tình gả con gái là Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy. Trọng Thủy dỗ Mị Châu xem trộm nỏ thần rồi lấy trộm, đánh tráo chiếc nỏ khác. Có nỏ thần trong tay, Đà thừa cơ mang quân sang xâm lược Âu Lạc một lần nữa. Vua An Dương Vương chủ quan không hề nao núng, tới khi phát hiện ra chiếc nỏ giả thì đã quá muộn. Vua vội vàng dẫn Mị Châu chạy trốn. Mị châu theo lời thề hẹn, rắc lông ngỗng ở mỗi ngã ba đường để làm dấu cho Trọng Thủy tìm theo. Tới bờ biển, rùa vàng ngoi lên kết tội Mị Châu là kẻ phản nghịch. Vua cha bèn tuốt gươm chém chết Mị Châu rồi đi xuống biển. Mị Châu chết, máu chảy xuống biển, trai sò ăn phải đều hóa thành hạt châu. Trọng Thủy tới nơi thấy vợ đã chết, chàng đau đớn, tiếc thương và đưa xác Mị Châu về chôn ở Loa Thành. Lúc tắm, Trọng Thủy tưởng như Mị Châu ở dưới giếng bèn lao đầu xuống giếng mà chết.
Qua câu chuyện trên, nhân dân đã dựng lại sự kiện nước Âu Lạc sau hai lần bị quân Đà tấn công đã rơi vào tay Triệu Vương, kết thúc những năm tháng thái bình, êm ấm. Nhưng dù sao, An Dương Vương vẫn là một vị vua tốt, có trách nhiệm với nhân dân khi quyết tâm xây thành Cổ Loa để bảo vệ đất nước. Ở đây, tác giả dân gian đã sáng tạo nên chi tiết thần kì về rùa vàng và chiếc nỏ thần để chuyển hướng nguyên nhân bị mất nước Âu Lạc. Nhà vua đã chủ quan khi cậy mình có chiếc nỏ thần, không lo lắng chống lại quân Đà. Quân Đà tiến sát tới thành, vua mang nỏ thần ra bắn nhưng không thấy hiệu nghiệm nữa. Lúc này vua vội vàng dẫn theo Mị Châu chạy trốn.
Về phần Mị Châu, có nhiều ý kiến trái chiều nhau khi nhận định rằng chính Mị Châu là nguyên nhân gây mất nước Âu Lạc khi đã cho Trọng Thủy xem trộm chiếc nỏ thần. Nhưng có người lại cảm thông và giải thích rằng Mị Châu làm vậy là điều hợp tình hợp lí vì Trọng Thủy là chồng của nàng. Thời đại của câu chuyện là thời phong kiến. Vì vậy, Mị Châu là người vợ mang những “tiêu chuẩn” của phong kiến: nhất nhất theo chồng, một lòng sống vì chồng. Mặt khác, vốn tính Mị Châu cũng là người hiền dịu, nết nà và yêu thương chồng hết mực. Vì vậy, sau khi bị Trọng Thủy dụ dỗ bằng những lời ngon ngọt, Mị Châu đã cho chồng xem trộm chiếc nỏ thần của cha. Có thể chi tiết này cho thấy sự mất cảnh giác của Mị Châu, nhưng cũng không thể trách nàng, vì nàng đang hành động với vai trò là một người vợ. Hơn nữa, nàng cũng không ngờ rằng người chồng mình yêu thương lại có thể lừa dối mình như vậy. Sự ngây thơ của Mị Châu đáng thương hơn đáng trách. Thêm một chi tiết, khi cùng vua cha chạy trốn, Mị Châu đã rắc lông ngỗng làm dấu cho Trọng Thủy đuổi theo. Lúc này, nàng vẫn tin rằng Trọng Thủy sẽ cứu mình. Nhưng đáng tiếc, thêm một lần nữa, Mị Châu bị chính người mà mình yêu thương lừa dối. Mị Châu chết, máu chảy xuống biển, trai sò ăn phải đều hóa thành hạt châu như lời nguyền của nàng.