5 bài nghị luận cho và nhận

Bài văn số 1 "Nếu là con chim chiếc lá Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"   Chắc …

Bài văn số 1

"Nếu là con chim chiếc lá

Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"

 

Chắc hẳn những câu thơ trên đều quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Chỉ qua bốn dòng thơ ngắn gọn nhưng nhà thơ Tố Hữu đã truyền tải được thông điệp về mối quan hệ nhân quả giữa cho và nhận. Vậy các bạn suy nghĩ như thế nào về mối quan hệ này trong cuộc sống hiện nay?

 

Cho và nhận đã trở thành truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân ta từ bao đời nay. Cho là ban tặng, sẻ chia, chuyển những thứ thuộc quyền sở hữu g đổi lấy bất cứ thứ gì. Nhận là lấy về cái được cho, được ban tặng. Hai hành động ấy có mối quan hệ mật thiết, khăng khít và có tác động qua lại lẫn nhau. Chúng ta có thể cho đi và nhận lại cả những giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Sự cho đi được thể hiện qua các hành động quyên góp ủng hộ đồng bào những nơi gặp thiên tai, khó khăn. Đó là việc mua ủng hộ hội người khuyết tật những chiếc bút hoặc những gói tăm mà họ tự làm. Ngay cả việc chúng ta chia đôi cái bánh cho bạn bè trong cơn đói cũng là một biểu hiện của sự cho đi. Những hành động nhỏ nhặt nhưng lại có ý nghĩa vô cùng to lớn, thể hiện tinh thần "lá lành đùm lá rách" của dân tộc ta. Nó xuất phát từ sự tự nguyện và tấm lòng của mỗi con người. Ngoài những thứ vật chất, chúng ta còn có thể sẻ chia với người khác những nỗi buồn đau, mất mát mà họ gặp phải. Một sự im lặng đồng cảm hay những lời an ủi, động viên sẽ khiến người bên cạnh cảm thấy vơi bớt đi phần nào nỗi buồn.

 

Khi chúng ta cho đi cũng là lúc chúng ta được nhận lại. Khi cho đi một thứ gì đó không nhất thiết chúng ta phải được nhận lại những thứ giống như thế. Chúng ta cho đi vật chất không có nghĩa là chúng ta sẽ nhận lại được những thứ vật chất. Điều chúng ta nhận lại có thể là một lời cảm ơn chân thành, một nụ cười hay một cử chỉ ấm áp cũng khiến chúng ta vui lòng. Sự cho đi bắt nguồn từ tình yêu thương, từ sự chân thành của mỗi cá nhân không vì mục đích vụ lợi. Ai đó đã từng nói rằng yêu thương cho đi là yêu thương giữ được mãi mãi, một hành động nhỏ của sự cho đi cũng đủ khiến người ta nhớ mãi.

 

Khi ai đó gặp phải những chuyện không vui, bạn đến chia sẻ, động viên sẽ giúp tâm trạng của họ trở nên tốt hơn. Và khi bạn gặp phải chuyện buồn cũng vậy, có ai đó lắng nghe, an ủi cũng khiến bạn cảm thấy mình không hề cô đơn. Những thùng mì tôm, những bao gạo chúng ta ủng hộ đồng bào bị thiên tai là một nghĩa cử cao đẹp của sự cho đi. Một mẩu bánh mì mà những đứa trẻ nghèo chia sẻ cho nhau cũng khiến chúng ta cảm thấy ấm lòng vì sự cho đi luôn tồn tại trong cuộc sống này. Không nhất thiết những thứ mang cho người khác phải là những thứ quý giá, cao sang mà đó có thể là chiếc bánh, gói mì, những bộ quần áo không mặc đến,… Chắc hẳn mỗi chúng ta đều biết đến chương trình "Điều ước thứ 7", đây là chương trình giúp nhân vật chính trong mỗi tập thực hiện ước mơ của mình. Đó là ước mơ trở thành kĩ sư của em Sùng A Dí, ước mơ gặp lại gia đình người thân trong nhiều năm xa cách, ước mơ được gặp em trai của bạn Tạ Thành Công,… Nhắc đến hoàn cảnh của em Tạ Thành Công có lẽ mỗi chúng ta đều cảm thấy đau xót. Bố mẹ của Công bị chết cháy trong một vụ hỏa hoạn, em trai Tạ Công Minh bị viêm phổi nặng. Chương trình "Điều ước thứ 7" đã kết nối với những tấm lòng nhân ái muốn giúp đỡ, chia sẻ khó khăn cùng hai em. Ngoài số tiền quyên góp nhận được, hai em còn được hỗ trợ chi phí học tập đến năm 18 tuổi. Hàng năm các tổ chức vẫn thực hiện chương trình "Mùa đông ấm", "Mùa đông cho em" nhằm quyên góp, ủng hộ thức ăn, quần áo, giày dép, sách vở cho các em dân tộc vùng cao bởi hòa cảnh các em ấy còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Những tấm lòng ấy thật đáng được trân quý.

 

Cho và nhận giúp con người gắn kết với nhau nhiều hơn, sống vị tha, nhân ái và biết yêu thương nhiều hơn. Những người biết cho đi sẽ được mọi người quý mến, ca ngợi. Cho và nhận như một vòng tuần hoàn luân chuyển. Có cho đi thì sẽ có nhận lại. Ngày hôm nay bạn cho đi thứ này thì ngày mai bạn sẽ được nhận lại thứ khác. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn biết bao nếu chúng ta cho đi mà không cần nhận lại. Khi giúp đỡ người gặp hoàn cảnh khó khăn, ta giúp đỡ họ mà chẳng cần họ đền đáp nhưng công ơn ấy sẽ được họ khắc ghi và nhớ mãi. Nếu dư dả, chúng ta có thể ủng hộ nhiều hơn một chút. Nhưng trong xã hội hiện nay, thật đáng buồn vẫn có những người sống mà chỉ muốn giữ cho riêng mình. Họ chỉ muốn nhận mà không muốn cho đi bất cứ thứ gì. Họ giàu có, nhiều của cải vật chất nhưng lại không muốn chia sẻ khó khăn với những người kém may mắn hơn mình. Có những người lại sống thu mình, vô cảm với nỗi đau của người khác. Cần phê phán những cá nhân có lối sống như vậy. Những cá nhân ấy cho rằng nếu mình san sẻ những gì mình có cho người khác thì bản thân sẽ bị thiệt thòi nên họ ích kỉ giữ làm của riêng.

 

Bài văn số 2

Trong cuộc sống xã hội xưa và nay, việc cho và nhận là những điều rất quen thuộc. Thầy cô giáo luôn cố gắng dồn bao tâm huyết dạy dỗ học sinh nên người, đạt được những thành công sau này. Nhứng lớp học sinh đó, qua bao thế hệ trưởng thành và thành đạt lại sẽ luôn biết ơn, kính trọng, gửi những lời tri ân tới những người “lái đò” thầm lặng. Đó cũng là nét đẹp của truyền thống Tôn sư trọng đạo của người Việt Nam.

Giữa lúc dịch bệnh COVID-19 bùng phát, nhiều hoạt động kinh doanh, ngành nghề buộc phải đóng cửa, những người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp,… chúng ta đã thấy cánh tay của các mạnh thường quân, các bạn trẻ cùng chung tay giúp đỡ. Các việc làm thiết thực như quán cơm miễn phí, cây ATM gạo, phát nước rửa tay khô, khẩu trang. Rồi đến những bác sĩ tuyến đầu chống dịch COVID-19, ngày đêm miệt mài, túc trực điều trị, động viên bệnh nhân.

Hạn mặn xảy ra ở các tỉnh miền Tây, bà con lâm vào tình cảnh thiếu nước sinh hoạt, những nghệ sĩ kêu gọi sự ủng hộ, đóng góp trên cả nước để xây dựng trạm cấp nước cho người dân. Sự cho đi có khi không phải sẽ nhận lại bằng vật chất mà là bằng tinh thần, khi ta vui vẻ vì việc làm mang lại ý nghĩa cho người khác, đó chính là lúc ta đang nhận lại.

 Biết cho đi là rất đáng quý, tuy nhiên, như người xưa vẫn hay nói “Của cho không bằng cách cho”, có nghĩa là việc bạn muốn trao gửi, chia sẻ với ai một điều gì đấy phải nên xuất phát tự tâm. Đừng tính toán sự thiệt hơn khi cho đi và cũng không lấy đi làm “chiến tích” để khoe khoang, kể lể.

 Bên cạnh những việc làm tốt đẹp, nghĩa cử nhân ái thì có không ít bộ phận lợi dụng lòng trắc ẩn của người khác nhằm trục lợi cho bản thân.

Không ít các bạn trẻ chỉ biết nhận từ cha mẹ, gia đình, người thân… để rồi sống ích kỷ, vô cảm, không biết chia sẻ với an hem, bạn bè, đồng loại.

Cuộc sống của mỗi người sẽ trở nên tầm thường nếu chỉ biết nhận mà không biết chia sẻ. Vì vậy, sống đừng chỉ biết nhận mà hãy học cả cách cho đi. Học cách cho đi yêu thương để nhân lại thương yêu, quý mến, hoàn thiện bản thân mình hơn.

 

Bài văn số 3

Trong cuộc sống này, ai cũng có riêng cho mình những kế hoạch, những dự định riêng, rồi những nỗi lo của cơm, áo, gạo, tiền… mà đôi lúc dường như con người chúng ta không còn có thời gian quan tâm tới những việc, những người xung quanh.

 Trong dòng đời vội vã đó nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác, đó. Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này.

“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói ? Hơn nữa, khi bạn “cho” đi, bạn có đảm bảo rằng bạn không mong “nhận” về không? Hãy cố gắng sống vì sự tốt đẹp cho người khác bằng hành động chứ không chỉ bằng lời nói và với sự vô tư nhất có thể. Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

 Bất cứ ai cũng đã có lần nghe câu nói “cho đi là hạnh phúc” nhưng thực hiện được điều đó chẳng dễ dàng gì. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.

 “Cho” không có nghĩa là khi chúng ta có đầy đủ về vật chất mới có thể giúp đỡ người khác, mà đôi khi chỉ cần một lời hỏi han, một lời động viên đúng lúc để giúp người khác có thêm sức mạnh, niềm tin và nghị lực sống. Các bạn hãy làm một việc gì đó, có thể giúp đỡ một ai đó trong lúc túng quẫn, những xa cơ lỡ vận hay những lúc gặp khó khăn, bạn sẽ nhận được những niềm vui vượt lên cả sự mong đợi. Dù cho sự giúp đó là tiền bạc hay chỉ là một lời động viên an ủi. Bạn sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc tràn ngập từ trong sâu thẳm trái tim mình, hạnh phúc đó đang đến từ chính hành động đẹp đẽ của bạn. Đó là khi người khác gặp khó khăn, bạn luôn chìa tay ra giúp đỡ. Khi người khác có tâm sự, nỗi niềm, bạn luôn là người lắng nghe và luôn sẵn sàng sẻ chia. Khi người khác hạnh phúc, bạn hãy luôn mỉm cười, chung vui với người khác.

 Không phải lúc nào “cho” cũng mang lại hạnh phúc cả. Một điều kỳ diệu xảy ra khi nó đúng lúc, đúng việc. “Cho” là không mong được “nhận” lại, không mong người khác sẽ trả ơn lại cho mình vì đã giúp đỡ họ. Thật vậy, nếu như ta đem niềm vui đến cho người khác có nghĩa là đã tạo được cho mình một niềm hạnh phúc. Chúng ta hãy sống hết mình với người khác đi, rồi bạn sẽ đón nhận rất nhiều niềm vui hạnh phúc từ nơi người khác. “Cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”.

Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình thương. Sống không chỉ la nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất. Có ai đó đã từng nói “hạnh phúc là một cái rất kì lạ mà người ta chỉ nhận được khi đem nó cho người khác”, mỗi người chúng ta hãy thử cho đi môt cái gì đó, để rồi biến niền hạnh của người khác thành niềm hạnh phúc của chính mình.

 

“Nếu là con chim, chiếc lá,

 

Thì con chim phải hót ,chiếc lá phải xanh

 

Lẽ nào vay mà không trả,

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”

 Hạnh phúc là một điều rất kì diệu, ta chỉ nhận được nó khi đem nó trao cho người khác.

  “Cho” và “nhận” cũng giống như cặp phạm trù “nhân”, “quả”, trong Triết học. Trên đời này luôn có luật “nhân”, “quả”, “gieo gió thì sẽ gặp bão”, nếu chúng ta biết yêu thương người thì cũng sẽ được yêu thương trở lại, khi chúng ta giúp người khác thì cũng chính là lúc cúng ta tự giúp mình. Khi chúng ta cho đi cũng chính là lúc chúng ta nhận lại, là lúc chúng ta tạo được những điều kỳ diệu nhất của cuộc sống.

  Đã là con người thì cũng không ai hoàn thiện cả, vấn đề quan trọng là cúng ta biết sống như thế nào cho xứng đáng với bản chất thật sự của một con người, để không phải thổ thẹn với lương tâm của một con người. Cuộc sống của chúng ta cũng giống như những vết nứt của một chiếc bình, vì vậy chúng ta hãy biết tận dụng những vết nứt đó để cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn. Khi nào bạn làm được điều đó, thì cũng chính là lúc bạn nhận lại được niềm vui cho mình.

  Ý nghĩa của cuộc sống nằm ngay trong những giá trị bình thường quanh ta, là tình yêu của mẹ cha, là tình thân của bạn bè, là niềm vui và hạnh phúc khi đối mặt và vượt qua khó khăn, là ước mơ và hi vọng vào ngày mai. Và điều gì nuôi dưỡng tâm hồn ta, xây đắp nên cuộc sống của chúng ta, thì ta cần, nên và phải sống vì chính những điều đó. Và đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc sống đấy các bạn à.

 

Bài văn số 4

Mỗi chúng ta như thấy được trong giữa cuộc sống bộn bề lo âu, chúng ta dường như cũng rất cần nhưng yêu thương và sẻ chia, dù nó bình dị, nhỏ nhoi nhưng đó là một tấm lòng đáng trân trọng. Khi mà chusnh ta trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương vốn dĩ là một quy luật trong cuộc sống. Đó, chắc chắn vẫn là một mối quan hệ nhân quả mà bản thân mỗi người đều nhận ra.

 

Và trong thực tế hiện nay thì sự cho đi và nhận lại nó dường như vừa hữu hình vừa vô hình. Chắc chắn điều đó là một mối quan hệ cần phải trân trọng và gìn giữ. Chúng ta sẽ nhận lại được gì từ sự cho đi đó.

 

Vậy, đầu tiên chúng ta có thể hiểu được cho là gì và nhận là gì? “Cho” chúng ta nên hiểu đó cũng chính là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tâm, từ tim của một người. Và cho dù “cho” rất nhỏ, nhất đời thường thường nhưng đó là cả một tấm lòng đang quý. Khái niệm “nhận” dường như cũng chính là được đáp trả, được đền ơn. Cho và nhận quả thật đó chính là một mối quan hệ nhân quả nhưng ẩn chứa trong đó rất nhiều mối quan hệ tương trọ, bổ sung cho nhau.

 

Nếu có ai đã từng yêu mến và nghe nhạc Trịnh chắc chắn sẽ nhớ câu “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”. Có thể nhận định được đây chính là một triết lý mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, một tấm lòng đáng kính trong chính xã hội hiện nay của chúng ta.

 

Ta dường như cũng thấy được chính những biểu hiện của cho đi và nhận lại trong cuộc sống thực sự không hiếm. Và cũng hơn thế ta như thấy được chính mỗi người chúng ta hằng ngày đang cho đi nhiều thứ, đồng thời cũng sẽ nhận lại nhiều thứ mà đôi khi chính bản thân mình cũng không nhận ra được. Chúng ta không thể phủ nhận sự cho đi và nhận lấy đó cũng chính là những điều thật là kỳ diệu của cuộc sống.

Có thể thấy được xung quanh chúng ta luôn luôn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia, giúp đỡ, bao dung, rộng lượng. Và chúng ta nên biết được họ cần chúng ta, cần sự san sẻ, sự chia ngọt sẻ bùi. Khi mà “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” cũng chính là bởi vậy. Chúng ta dường như cũng đã trao đi yêu thương chúng ta sẽ nhận lại sự thanh thản và niềm vui trong tâm hồn. Và cho dù cái chúng ta nhận lại không phải là vật chất, đó cũng chính là những thứ hiển hiện, chỉ là niềm vui, là sự an nhiên mà thôi và như vậy là cũng đủ rồi đúng không nào?

 

Thực sự tất cả chúng ta trao đi hạnh phúc cho người khác, chúng ta mới cảm thấy rằng cuộc sống của mình thực đáng sống và đáng trân trọng. Chúng ta cũng đã thấy được có rất nhiều người làm từ thiện cả một đời, luôn luôn quan tâm đến những người nghèo khổ, họ dường như cũng đã mang những miếng cơm, những tấm áo chẳng còn lành lặn với một tấm lòng thực tâm.Chính bởi là vì họ có một chữ tâm rất lớn, họ trao đi tin yêu rất nhiều mà chẳng mong nhận lại điều gì. Nhưng chính chúng ta sẽ cho bạn biết không hằng ngày họ vẫn đang nhận lại cái mà họ đã trao đi đó. Cuộc sống dường như họ là một chữ ‘thiện” ở trong tim, họ dường như cũng đã thấy lòng mình thanh thản và bĩnh an khi được làm những việc đó.

 

Và cũng chính bởi vậy những người đang cho đi, đôi khi sự nhận lại không phải trong phút chốc, và đó dường như cũng không hẳn nó sẽ hiển hiện ngay trước mắt. Chúng ta có thể thấy được chính điều bạn nhận lại có khi là cả một quá trình, sau này bạn mới nhận ra mình được đáp trả nhiều hơn cái cho đi đó.

 

Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy được bên cạnh những người luôn biết cho đi thì còn tồn tại rất nhiều người chỉ mong nhận lại, giữ khư khư những gì mình có mà không chịu cho đi. Qủa thật, đây cũng chính là một thực tế rất đáng buồn. Chính với lối sống này cần phải lên án, cũng chính vì nó sẽ khiến cho bản thân họ trở nên ích kỷ và đáng ghét. Ta như thấy được cả sự tính toán hơn thua, được mất của họ sẽ khiến cho họ càng ngày càng đánh mất đi chính bản thân mình.

 

Qủa thật cho đi là điều mà chúng ta nên làm trong cuộc sống hằng ngày để nhận lại rất nhiều thứ về sau. Bạn chắc chắn cũng như sẽ thấy được điều kỳ diệu từ sự cho đi và nhận lại đó. Và đối với mỗi người, mỗi ngày hãy là một người biết san sẻ, biết giúp đỡ người khác để nhận lại sự tĩnh lặng và niềm vui trong cuộc sống đang diễn ra như vậy.

 

 

Bài văn số 5

Trong dòng đời vội vã đó nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác, đó. Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này.

 

“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói ? Hơn nữa, khi bạn “cho” đi, bạn có đảm bảo rằng bạn không mong “nhận” về không? Hãy cố gắng sống vì sự tốt đẹp cho người khác bằng hành động chứ không chỉ bằng lời nói và với sự vô tư nhất có thể. Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

 

 

Leave a Comment