15 bài nghị luận dám nghĩ dám làm hay nhất

Bài viết số 1 Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể …

Bài viết số 1

Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.

 

Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.

 

Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều nơi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường. Người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.

 

Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều người không biết dùng sức mình để vượt qua khó khăn, họ chỉ biết dựa dẫm vào người khác. Những người đó là những người không biết vượt qua nhiệm vụ mà cuộc sống đã thử thách chúng ta, thật đáng bị xã hội phê phán. Không nói đâu xa, chỉ cần nói trong học sinh chúng ta. Khi làm bài kiểm tra, những bạn biết tự dùng sức mình để làm bài vẫn hơn những bạn không học mà quay cóp hay mở tập. Dù có thể điểm số khi phát ra của những bạn đó không cao bằng những bạn quay cóp nhưng những bạn đó có thể tự hào vì mình đã không làm những chuyện làm cho lương tâm mình ray rứt. Vì vậy, cho dù khó khăn có thế nào đi nữa thì chúng ta đừng nên nản lòng, hãy vững tâm bước tiếp, có như vậy ta mới có được những bài học sáng suốt để có thể vượt qua những khó khăn của cuộc sống.

 

Chúng ta không thể biết con đường này, hay nói cách khác là đường đời sẽ dẫn ta đến đâu nếu ta chưa thực sự đi qua nó. Có rất nhiều khả năng mà ta Không thể kiểm soát được. Điều duy nhất có thể làm là ta phải biết làm chủ mình, đưa ra quyết định thật đúng đắn và quyết tâm kiên trì theo đuổi đến cùng. Như vậy không sớm thì muộn ta cũng có thể vượt qua được nó. Cũng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: ” Không có việc gì khó – Chỉ sợ lòng không bền – Đào núi và lấp biển – Quyết chí ắt làm nên.”

 

Chỉ cần có ý chí là chúng ta có thể vượt qua được mọi trở ngại cho dù trở ngại đó có lớn đến mức nào. Khó khăn càng lớn khi ước vọng càng cao, khó khăn càng không thể vượt qua khi khả năng làm chủ bản thân càng thiếu. Vậy tại sao chúng ta không thử quyết tâm, kiên trì theo đuổi một điều gì đó đến cùng để rồi ta có thể nhận được một thành quả lớn như ta đã mơ ước?

 

Cuộc sống luôn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, còn biết bao nhiêu điều đang chờ đợi ta phía trước. Vì thế hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn con đường đi cho chính bản thân mình, đừng nên chần chừ và do dự. Kiến thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm kiên trì vượt khó sẽ là những người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người chúng ta trên con đường đời ấy.

 

Bài viết số 2

Mỗi chúng ta luôn có những ước mơ, những hoài bão dù là nhỏ bé hay lớn lao cho riêng mình, lấy đó là mục tiêu, lý tưởng sống. Có những ước mơ trở thành hiện thực nhưng trái lại có những ước mơ chỉ mãi là một câu ước trong lòng thậm chí còn không ai biết đến nó trừ chính bản thân. Làm sao để có thể đạt được mục tiêu, lý tưởng chúng ta đề ra? Đây là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Ông cha ta cũng từ đó đưa ra lời khuyên rằng cần phải: “Dám nghĩ dám làm”.

âuC tục ngữ này chỉ bằng bốn từ ngắn gọn nhưng chứa đựng cả một bài học sâu sắc cho chúng ta. Trước hết “dám nghĩ” là những suy nghĩ một cách chủ động, tích cực mang màu sắc riêng của chính cá nhân đó mà không bị tác động, ép buộc bởi người khác. Có những suy nghĩ mà là cả sự tư duy, sáng tạo của chủ thể để đản bảo rằng không ai nghĩ như vậy. Những suy nghĩ của ta phải không liên quan tới một quan điểm nào từ người khác sau đó đưa tới hành động. Từ những suy nghĩ chúng ta sẽ đưa ra dự định, kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện cái suy nghĩ trên. Tất nhiên rằng việc này không hề dễ dàng bởi vì nếu dễ, nếu không tổn hại gì đến bản thân thì có thể đơn giản thực hiện. “Dám nghĩ, dám làm” còn bởi vì nếu thực hiện sẽ xảy ra một vài nguy cơ nào đó. Dám làm là hành động thực tế, biến những kế hoạch trong đầu hay trên giấy tờ thành hoạt động thực tế.

“Dám nghĩ dám làm” là một quan điểm đúng đắn đưa chúng ta đến với việc kiếm tìm mục tiêu của cuộc sống, mục tiêu cho chúng ta phấn đấu. Không nhất thiết việc chúng ta nghĩ là bắt buộc phải thành công. Tiếp đó là “nghĩ” không phải chỉ có một, duy nhất mà còn nhiều cái khác. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể đặt ra cho mình quá nhiều mục tiêu, hay đặt những suy nghĩ xa vời thực tế bởi khi đó chúng ta sẽ không thực hiện được. “Nghĩ” và “làm” có mối liên quan mật thiết với nhau. Khi bắt đầu làm một cái gì đó chắc chắn trong đầu sẽ có suy nghĩ, hình thành các bước thực hiện. Hay ngược lại có nhiều suy nghĩ đã được hiện thực hóa thành hành động. Ví như những doanh nghiệp luôn cần những ý tưởng để phát triển, có thể là ý tưởng về sản phẩm mới, về cách quảng bá…. Điều này rất cần thiết và được coi trọng. Nhiều khi nhờ những ý tưởng, suy nghĩ khác người nên nhân loại mới phát triển được. Tiêu biểu đó là sự ra đời của máy bay chẳng hạn. Khi đó không ai có thể nghĩ rằng con người có thể bay lượn trên trời như chim, có thể vượt đại dương qua đường không và khi có người lên ý tưởng rằng con người “bay” đã đem lại không ít những lời chế nhạo, cho là điên rồ, hoang tưởng. Nhưng chính những ý tưởng như vậy đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều nhà khoa học. Họ dám nghĩ đến những thứ dường như không tưởng và bỏ ra nhiều năm, thậm chí là cả cuộc đời để nghiên cứu, tiến hành. Nhờ vậy có những phát minh làm thay đổi cả thế giới.

Nói đến “Dám nghĩ, dám làm” không thể không nhắc tới vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Sinh ra và lớn lên trong thời kì tăm tối của đất nước, chứng kiến đất đước oằn lưng gánh chịu những gông cùm, ách áp bức bóc lột Bác luôn mong muốn có thể làm gì đó để giúp đất nước thoát khỏi ách đô hộ. Không dừng lại lòng yêu nước, mong ước mà Bác đã thực hiện nó bằng cách ra đi tìm đường cứu nước, ra đi bằng đôi bàn tay trắng và đi qua nhiều nước. Đó là một điều mà ít ai dám làm nhất là việc đi ngược lại với các bậc tiền bối khi không chọn đến các nước phương Đông mà Bác đến các nước phương Tây, thậm chí là tại ngay nước Pháp. Trải qua biết bao gian khổ nhưng Bác vẫn kiên trì thực hiện mơ ước của mình, thấy được con đường giải phóng cho dân tộc.

 

“Dám nghĩ dám làm” là câu tục ngữ đem lại bài học kinh nghiệm sâu sắc cho mọi thế hệ mà đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay. Chúng ta cần sự sáng tạo, có những suy nghĩ mang màu sắc của riêng mình và khi đã có ước mơ hay hết sức mình thực hiện biến điều đó thành sự thật.

 

Bài viết số 3

Dù bạn có muốn hay không, bạn vẫn luôn phải thông qua ngôn ngữ để thể hiện chính mình ra bên ngoài. Đây là những cơ hội cho bạn thử sức và đào luyện sự tự tin tốt nhất. Bạn cần phải nói ra được những lời nói tự đáy lòng mình, không quan tâm là nó có “trí tuệ” hay không, hẳn nhiên là bạn sẽ không nói những lời vô bổ, lố lăng, phải không? Nhưng, nếu bạn chỉ dám phát biểu khi có đủ các phẩm chất “tưởng tượng” như phải có trí tuệ, phải có trình độ văn hóa, phải cho hay, cho giỏi thì bạn sẽ mãi mãi là con người bình thường. Đã có biết bao nhân tài bị vùi lấp cũng bởi chỉ vì nguyên nhân đó: Không biết và không dám thể hiện mình.

 

Nếu bạn sẵn lòng đối mặt với nỗi sợ của mình, bạn sẽ có lòng tự tin để có thể thành công trong cuộc sống, bất cứ việc gì bạn làm! Bạn hãy tập trung vào những phẩm chất tốt đẹp thay vì cứ lo lắng về những khuyết điểm của mình. Bạn hãy bắt đầu ngay với sự lo lắng: “Nếu làm vậy, tôi sợ rằng mình sẽ không phải là người khiêm nhường.”; chẳng có liên quan nào giữa sự khiêm nhường thực sự và ép mình phải giả bộ để khiêm nhường: tôi nên thế này để là khiêm nhường, tôi không nên làm thế kia để có sự khiêm nhường v.v…. Chỉ có sự tự tin, một tổ chất cần phải có để có thể đi đến thành công, sau đó mới có thể có sự khiêm nhường. Vậy bạn hãy đào luyện lòng tự tin cho mình ngay từ lúc này, khi còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, bạn nhé!

Bài viết số 4

 Thực sự trong cuộc sống có biết bao nhiêu điều khó khăn và có cả  những thử thách này ta như thấy được cứ mỗi người chúng ta ai cũng có những dự định. Mỗi người chúng ta luôn lại có như hoài bão, kế hoạch, ước mơ… riêng của mình. Nhưng ta cũng phải biết được rằng không phải ai cũng quyết tâm hiện thực hóa những kế hoạch, ước mơ đó được một cách rõ ràng. Và bước đầu tiên ta cũng phải hiểu được rằng chúng ta phải “Dám nghĩ dám làm” thì ước mơ mới đến được và thành công. Còn chỉ có nghĩ mà không dám là thì biết bao giờ mới chạm vào thành công cơ chứ.

 

   Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng thật hay “Dám nghĩ dám làm”. Dễ nhận thấy được chính trong câu tục ngữ trên, trước tiên ta cần phải nắm hiểu rõ cụm từ: “Dám nghĩ là gì? Thực sự chúng ta cũng có thể hiểu ở đây, dám nghĩ là ta có thể chủ động trong suy nghĩ độc lập trong quan điểm. Hay chúng ta cũng có thể như bày tỏ những ý kiến mà mình đã nghĩ tới mà không theo bất kì quan điểm khác tác động lên. Và hơn hết chính là việc chúng ta cũng luôn luôn phải tự chủ suy nghĩ mà mình đã nghĩ tới trong đầu mà người khác không thể nghĩ tới.

 

   Còn nếu như mỗi người chúng ta mà lại “Dám làm là gì?” ở đây có thể hiểu là hành động không chỉ là nhận thức trong suy nghĩ tư tưởng. Và hành động này dường như được hiểu đó chính là dám thực hiện đứng lên hành động một cách tự động không có hề có sự tác động từ bên ngoài. Vậy nên, thực sự ta như thấy được câu tục ngữ “Dám nghĩ dám làm” dường như cũng đã nêu rõ quan điểm đúng đắn và sẽ thực hiện mặc dù có nhiều ý kiến bàn luận vấn đề. Hơn hết đó chính là chúng ta cũng như đã dám thực hiện sáng kiến của riêng mình một cách suy nghĩ hợp lý của riêng mình.

 

   Ở một góc nhìn khác nữa mà chúng ta có thể nhận thấy được đó chính là việc “nghĩ” và “làm” là hai phạm trù khác nhau. Ta như thấy được có lúc chúng ta nghĩ nhiều thứ nhưng chúng ta lại không làm thì thật khó có thể hiện thực hóa ước mơ được.

 

   Câu tục ngữ ngắn gọn trên cho dù chỉ có bốn từ những câu tục ngữ trên áp dụng rất nhiều trong cuộc sống xã hội. Thậm chí, ta như đã thấy được rằng cũng như đã có những bài học sống động được thể hiện qua nhân vật chú Dế Mèn qua “Dế Mèn phiêu lưu ký” của nhà văn Tô Hoài cũng đã đi một cuộc hành trình phiêu lưu của mình, chú đã dám nghĩ và quan trọng hơn là dám làm để có được những bài học hoàn thiện bản thân

 

   Thế rồi ta như thấy được chính trong xã hội hay công việc khi người khác đưa ra quan điểm sai lệch mình có thể đứng lên dám đưa ra quan điểm đúng đắn. Hơn nữa ta như thấy được việc thực hiện không bao giờ chịu khuất phục bởi những cái xấu đấu tranh bảo vệ lập trường của mình. Thực sự đó là quan điểm sai lệch không đúng với nhân cách đạo đức con người được suy nghĩ, hành động một cách bồng bột. Ta cũng như phải hiểu được rằng “dám nghĩ dám làm” cũng chính là điều ta cần phải gạt bỏ và hiểu rõ vấn đề.

 

   Nhưng hơn hết, chúng ta cũng cần phải hiểu được rằng việc chúng ta “dám nghĩ dám làm” là sự động viên, đồng thời cũng chính là sự khuyến khích của cha ông ta với những ai dám thực hiện những ước mơ, những hoài bão của mình. “Nghĩ” thì dễ, làm mới là khó. “Nghĩ” thì là một việc không khó, ai ai cũng có thể nghĩ được. “Làm” lại là một việc khác. Nhưng chúng ta cũng cần phải biết được rằng để hiện thực từ lời nói đến hành động, từ suy nghĩ đến việc làm là điều không hề dễ dàng chút nào.

 

   Câu tục ngữ thật đặc sắc, ngắn gọn “Dám nghĩ dám làm” khuyên ta rằng hãy dám đưa ra quan điểm cũng như những ý kiến riêng của mình một cách đúng đắn. Chúng ta dám ước mơ thì quan trọng hơn chúng ta cũng cần phải thực hiện được ước mơ đó chứ không phải nghĩ xong rồi để đó.

 

Bài viết số 5

Mỗi chúng ta luôn có những ước mơ, những hoài bão dù là nhỏ bé hay lớn lao cho riêng mình, lấy đó là mục tiêu, lý tưởng sống. Có những ước mơ trở thành hiện thực nhưng trái lại có những ước mơ chỉ mãi là một câu ước trong lòng thậm chí còn không ai biết đến nó trừ chính bản thân. Làm sao để có thể đạt được mục tiêu, lý tưởng chúng ta đề ra? Đây là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Ông cha ta cũng từ đó đưa ra lời khuyên rằng cần phải: “Dám nghĩ dám làm”.

Câu tục ngữ này chỉ bằng bốn từ ngắn gọn nhưng chứa đựng cả một bài học sâu sắc cho chúng ta. Trước hết “dám nghĩ” là những suy nghĩ một cách chủ động, tích cực mang màu sắc riêng của chính cá nhân đó mà không bị tác động, ép buộc bởi người khác. Có những suy nghĩ mà là cả sự tư duy, sáng tạo của chủ thể để đản bảo rằng không ai nghĩ như vậy. Những suy nghĩ của ta phải không liên quan tới một quan điểm nào từ người khác sau đó đưa tới hành động. Từ những suy nghĩ chúng ta sẽ đưa ra dự định, kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện cái suy nghĩ trên. Tất nhiên rằng việc này không hề dễ dàng bởi vì nếu dễ, nếu không tổn hại gì đến bản thân thì có thể đơn giản thực hiện. “Dám nghĩ, dám làm” còn bởi vì nếu thực hiện sẽ xảy ra một vài nguy cơ nào đó. Dám làm là hành động thực tế, biến những kế hoạch trong đầu hay trên giấy tờ thành hoạt động thực tế.

 

“Dám nghĩ dám làm” là một quan điểm đúng đắn đưa chúng ta đến với việc kiếm tìm mục tiêu của cuộc sống, mục tiêu cho chúng ta phấn đấu. Không nhất thiết việc chúng ta nghĩ là bắt buộc phải thành công. Tiếp đó là “nghĩ” không phải chỉ có một, duy nhất mà còn nhiều cái khác. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể đặt ra cho mình quá nhiều mục tiêu, hay đặt những suy nghĩ xa vời thực tế bởi khi đó chúng ta sẽ không thực hiện được. “Nghĩ” và “làm” có mối liên quan mật thiết với nhau. Khi bắt đầu làm một cái gì đó chắc chắn trong đầu sẽ có suy nghĩ, hình thành các bước thực hiện. Hay ngược lại có nhiều suy nghĩ đã được hiện thực hóa thành hành động. Ví như những doanh nghiệp luôn cần những ý tưởng để phát triển, có thể là ý tưởng về sản phẩm mới, về cách quảng bá…. Điều này rất cần thiết và được coi trọng. Nhiều khi nhờ những ý tưởng, suy nghĩ khác người nên nhân loại mới phát triển được. Tiêu biểu đó là sự ra đời của máy bay chẳng hạn. Khi đó không ai có thể nghĩ rằng con người có thể bay lượn trên trời như chim, có thể vượt đại dương qua đường không và khi có người lên ý tưởng rằng con người “bay” đã đem lại không ít những lời chế nhạo, cho là điên rồ, hoang tưởng. Nhưng chính những ý tưởng như vậy đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều nhà khoa học. Họ dám nghĩ đến những thứ dường như không tưởng và bỏ ra nhiều năm, thậm chí là cả cuộc đời để nghiên cứu, tiến hành. Nhờ vậy có những phát minh làm thay đổi cả thế giới.

 

Nói đến “Dám nghĩ, dám làm” không thể không nhắc tới vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Sinh ra và lớn lên trong thời kì tăm tối của đất nước, chứng kiến đất đước oằn lưng gánh chịu những gông cùm, ách áp bức bóc lột Bác luôn mong muốn có thể làm gì đó để giúp đất nước thoát khỏi ách đô hộ. Không dừng lại lòng yêu nước, mong ước mà Bác đã thực hiện nó bằng cách ra đi tìm đường cứu nước, ra đi bằng đôi bàn tay trắng và đi qua nhiều nước. Đó là một điều mà ít ai dám làm nhất là việc đi ngược lại với các bậc tiền bối khi không chọn đến các nước phương Đông mà Bác đến các nước phương Tây, thậm chí là tại ngay nước Pháp. Trải qua biết bao gian khổ nhưng Bác vẫn kiên trì thực hiện mơ ước của mình, thấy được con đường giải phóng cho dân tộc.

 

“Dám nghĩ dám làm” là câu tục ngữ đem lại bài học kinh nghiệm sâu sắc cho mọi thế hệ mà đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay. Chúng ta cần sự sáng tạo, có những suy nghĩ mang màu sắc của riêng mình và khi đã có ước mơ hay hết sức mình thực hiện biến điều đó thành sự thật.

Leave a Comment