5 bài nghị luận gia đình là trường học của lòng khoan dung

Bài văn số 1 Vì sao nói gia đình là trường học của lòng khoan dung? Không có môi trường nào các thành viên có quan hệ đặc biệt như trong gia đình. Đó là …

Bài văn số 1

Vì sao nói gia đình là trường học của lòng khoan dung? Không có môi trường nào các thành viên có quan hệ đặc biệt như trong gia đình. Đó là cái tổ ấm, nơi ông bà, cha mẹ, con cái, anh em, chị em – những ngưòi có quan hệ ruột rà, máu thịt – sống vói nhau. Tình cảm giữa các cá nhân trong gia đình là thứ tình cảm hết sức thiêng liêng và sâu nặng, không một thứ gì trên đời có thể sánh nổi. Không phải ngẫu nhiên, trong ca dao, tác giả dân gian ví von: Công cha như núi ngất trời / Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Còn anh em thì được ví “như tay với chân”. Trong gia đình, mọi người đối xử vói nhau cũng theo những chuẩn mực tự nhiên, đó là chuẩn mực của đạo lí chứ không phải là những điều khoản của khế ước xã hội. Những quan hệ cũng như những chuẩn mực đó là bất biến. Các thành viên thương yêu nhau không giới hạn; sự hi sinh cho nhau là vô điều kiện. Những khái niệm như tình mẫu tử, tình phụ tử, tình huynh đệ có một ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt. Chỉ có cha mẹ mới dành cho con cái tất cả gia tài vật chất và tinh thần suốt một đời mình khó nhọc xây dựng nên. Chỉ có anh em, chị em mới có thể nhường nhịn cho nhau những gì quý giá của mình. Một người con lầm lạc trở về, người thân trong gia đình sẵn lòng tha thứ và đón nhận. Một người trong nhà ốm đau hay thiệt phận, nỗi buồn thương, tiếc nuối bao trùm. Như vậy, nếu coi gia đình là trường học, thì đó là trường học của lòng nhân ái, sự vị tha, của tình thương và bổn phận, của sự dâng hiến và quên mình. Và tất cả những điều đó sẽ tạo nên sự khoan dung – một phẩm chất quý giá của con người.

Sẽ là lí tưởng nếu bài học về lòng khoan dung mà chúng ta học từ gia đình được áp dụng trong các mối quan hệ xã hội. Ta biết rằng, xã hội có phạm vi rất rộng, bao hàm tất cả các thành viên của cộng đồng, có quan hệ với nhau theo các thiết chế, các quy định. Trong xã hội, quan hệ giữa người vói người chủ yếu là quan hệ có tính quy ước. Quan hệ đó có thể thay đổi theo thời gian. Nói như vậy không có nghĩa là giữa các cá nhân trong xã hội không tồn tại tình cảm. Ngược lại, tình cảm vẫn là yếu tố quan trọng tạo nên các mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Tố Hữu đã từng viết: Có gì đẹp trên đời hơn thế/ Người yêu người, sống để yêu nhau. Chữ “yêu” mà Tố Hữu nói ở đây không chỉ là tình yêu đôi lứa, mà rộng hơn, đó là tình nhân ái giữa con người với nhau trong cộng đồng. Bài học về lòng khoan dung do gia đình dạy cho ta nếu được áp dụng vào đòi sống xã hội, thì quan hệ giữa con người và con người sẽ tốt đẹp biết chừng nào! Lúc ấy, người ta sẽ bớt đi sự ích kỉ nhỏ nhen, trở nên rộng lượng với nhau. Đức bác ái, sự công bình, lòng vị tha và tinh thần hi sinh sẽ trở thành những chuẩn mực của đạo đức xã hội. Sự tham lam, độc ác và những hành vi xấu xa khác chắc chắn sẽ được hạn chế rất nhiều.

Áp dụng bài học về sự khoan dung từ gia đình vào các mối quan hệ xã hội không phải là điều gì quá viển vông. Thực tế, trong cuộc sống, chúng ta đã từng bắt gặp những tấm gương đáng để nhiều người học tập. Đó là Nguyễn Hữu Ân, người đã viết nên câu chuyện cổ tích giữa đời thường khi dành sự quan tâm cho một người phụ nữ xa lạ, bệnh tật, để con người bất hạnh ấy như có bên mình đứa con ruột thịt. Đó là những người đã dành tài sản và tình thương, cưu mang những đứa trẻ bị bỏ rơi hoặc những người già cả vô gia cư để họ như có được mái ấm gia đình. Đó là những người làm từ thiện mà không hề mong tên tuổi của mình được ai nhắc đến. Lòng khoan dung ở những trường hợp như thế không phải là cái gì trừu tượng, mà thể hiện bằng những hành động thiết thực.

Bài văn số 2

Từ xưa đến nay, con người vẫn được xem là tế bào cấu thành nên một xã hội. Vai trò của con người trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước vô cùng quan trọng. Ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng. Đó là yếu tố thiết yếu giúp chúng ta vừa có trách nhiệm với bản thân vừa có trách nhiệm với xã hội. Bởi vậy sống có trách nhiệm chính là lối sống lanh mạnh và cần phải phát huy.

Sống có trách nhiệm là gì? Sống có trách nhiệm chính là lối sống làm tròn bổn phẩn, nghĩa vụ, chức trách đối với bản thân mình, với gia đình và xã hội. Hơn hết còn phải có trách nhiệm với những suy nghĩ, hành động và việc làm của bản thân mình. Mỗi người chúng ta có trách nhiệm làm, có trách nhiệm gánh vác, có trách nhiệm nhận sai khi gây ra lỗi lầm. Đó mới chính là một công dân tốt và có ích cho xã hội.

Biểu hiện của lối sống có trách nhiệm hiện nay rất đa dạng và phong phú, xuất phát từ những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày. Bác Hồ đã từng bảo rằng trẻ nhỏ thì làm việc nhỏ, vậy thi lối sống trách nhiệm cũng xuất phát từ những việc bình dị, nhỏ nhặt như thế. Hằng ngày chúng ta có rất nhiều việc phải làm với mình, với gia đình, với nhà trường, xã hội.

Hãy hoàn thiện bản thân mình trước khi muốn người khác hoàn thiện, cũng giống như việc có trách nhiệm với bản thân mình trước thì chúng ta mới có trách nhiệm được với người khác và với xã hội.

Là học sinh, mỗi ngày chúng ta cần phải có trách nhiệm với việc học. Trước khi đến lớp cần phải hoàn thành bải tập của ngày hôm qua và chuẩn bị bài mới cho ngày mai. CHúng ta cần phải trình bày cẩn thận sạch sẽ với chính bài làm của mình, không được cẩu thả, sống buông thả không có trách nhiệm. Từ những việc nhỏ thế này mà chúng ta không làm được thì những việc lớn hơn liệu chúng ta có đủ sức và đủ bản lĩnh để làm hay không?

Đối với gia đình, chúng ta nên có trách nhiệm với bố mẹ, với anh chị em, với những lời nói mà mình nói ra hằng ngày đối với họ. Tuy chỉ là những việc nhỏ nhặt nhưng nó sẽ hoàn thành nên thói quen và nhân cách của bạn sau này. Khi bạn làm việc gì đó sai lầm, bạn nhận ra rằng nó sai, bản thân không nên chối cãi, cố tình lảng tránh nó mà cần thiết nên có trách nhiệm sửa chữa lỗi lầm. Đó chính là cách để chúng ta có thể định hình được phương châm sống lâu dài mai sau.

Có trách nhiệm với gia đình và xã hội sẽ giúp chúng ta ngày càng tốt đẹp, hoàn thiện bản thân mình hơn. Khi bạn sống có trách nhiệm thì bạn sẽ thấy được rằng lúc đó mình không chỉ còn sống cho bản thân mình nữa mà còn sống vì người khác, sống cho người khác.

Tuy nhiên vẫn còn những kẻ sống vô kỉ luật, thiếu trách nhiệm đối với bản thân và xã hội, họ sẽ nhận lấy những hậu quả rất đau lòng. Có rất nhiều người vì không có trách nhiệm với hành vi của bản thân mình mà gây ra nhiều mất mát, nỗi đau cho người khác. Hiện nay hiện tượng nạo phá thai ở giới trẻ diễn ra rất phổ biến. Tại sao vậy? Lý do nào khiến cho hiện tượng này ngày càng gia tăng như vậy. Là vì họ không có trách nhiệm với những gì mà mình làm ra, họ chối bỏ trách nhiệm bằng cách tàn nhẫn như thế này. Hỏi rằng vết thương đó còn hằn sâu đến bao giờ.

Như vậy chúng ta mới thấy được tầm quan trọng của lối sống có trách nhiệm. Nó sẽ giúp cho chúng ta ngày càng sống tốt đẹp, ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn.

Bài văn số 3

Gia đình chính là mái ấm, là cái nôi nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn chúng ta. Chính vì điều đó, gia đình mang một ý nghĩa thật to lớn trong cuộc đời mỗi con người Ý nghĩa gia đình đó là điểm tựa,bờ vai vững chắc cho mỗi thành viên, là bến bờ yêu thương không toan tính không vụ lợi, là sức mạnh, là động lực để mỗi người cố gắng vươn lên, vượt qua khó khăn, thách thức trong cuộc sống, là bài học về nhân cách,…

Gia đình là một phần không thể thiếu đối với mỗi con người. Đối với cá nhân, trước hết,gia đình là điểm tựa vững chắc nhất của mỗi con người . Khi thành công, vui sướng ,bạn thường tìm đến bạn bè nhưng khi thất bại, bạn tìm được sự an ủi từ gia đình. Khi vui vẻ, bạn thường tìm đến những nơi chốn ồn ào, náo nhiệt nhưng khi buồn chán, gia đình là nơi bạn nghĩ về đầu tiên. Vậy đó,gia đình là tổ ấm để những chú chim con mỏi cánh quay về .

Gia đình là bến bờ yêu thương không toan tính, không vụ lợi. Khi bạn ốm đau, gia đình là nơi tận tụy chăm lo sức khỏe cho bạn. Ai chẳng từng được mẹ chăm từng thìa cháo khi sốt, chẳng từng thấy những vẻ âu lo thậm chí thức trắng đêm canh chừng bạn bên giường bệnh,… Chỉ có gia đình là nơi cho mỗi chúng ta cảm giác an toàn nhất, là nơi sẵn sàng bảo vệ và bênh vực chúng ta mà thôi. Bởi lúc bạn gây ra lỗi lầm,gia đình luôn nói lời tha thứ với bạn.

Lúc bạn đang chơi vơi cùng những sóng gió cuộc đời, gia đình luôn nâng bạn đứng dậy. Có chứng kiến những người mẹ của những đứa trẻ tự kỉ phải nỗ lực vượt qua chính mình và vượt qua nghịch cảnh để chăm sóc con, giành giật con với bóng tối câm lặng của bệnh tật, vui mừng đến phát khóc khi thấy con bập bẹ nói những tiếng đầu đời, ta mới thấm thía hết tình yêu cao cả mà gia đình dành cho mỗi người.

Gia đình còn là nguồn sức mạnh, là động lực để mỗi chúng ta cố gắng vươn lên, vượt qua khó khăn thử thách. Ai mà chẳng khâm phục Đỗ Như Thuần – một nam sinh nghèo đỗ thủ khoa đại học Y dược Huế với ước mong làm bác sĩ để chữa bệnh cho mẹ. Mẹ, gia đình chính là động lực để Thuần thực hiện ước mơ. Chính căn bệnh hiểm nghèo ung thư của mẹ làm cho ý chí quyết tâm đỗ đại học của Thuần được khơi dậy mãnh liệt. Gia đình không chỉ là cái nôi mà gia đình còn là một con thuyền cần chúng ta lèo lái để đến đích cuối cùng bên bến bờ kia, bến bờ của ước mơ và hạnh phúc.

Hiểu được điều đó, chúng ta phải biết yêu thương gia đình mình hơn. Chúng ta phải hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, thương yêu, đùm bọc các thành viên trong gia đình với nhau. Hơn nữa, chúng ta cần phải cố gắng học tập thật tốt, làm một người có ích trong gia đình và xã hội,…

Gia đình quan trong như thế đối với sự tồn tại có ý nghĩa của mỗi con người. Vậy mà trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều người không biết trân trọng gia đình, không biết tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi thành viên, vẫn còn những người con bất hiếu, vô lễ với cha mẹ, những người cha rượu chè, cờ bạc bạo hành vợ con… Điều đó cần được phê phán và lên án.

Gia đình là nới đầu tiên chúng ta ra đi và cũng là nơi cuối cùng chúng ta trở về. Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc. Không có gia đình là bất hạnh lớn nhất của đời người. Gia đình như một ngọn nến luôn nhen nhóm lửa tình yêu thương cho các thành viên, luôn ấm áp, tràn ngập hạnh phúc và là nơi thắp sáng những ước mơ cho mỗi con người. hãy yêu quý gia đình vì dù có muốn hay không, chúng ta cũng chỉ ở bên nhau trong một cuộc đời này.

Bài văn số 4

“Gia đình là trường học của lòng khoan dung, vì nó luôn tồn tại và dạy chúng ta cách sống với những người khác”. Phải chăng vì vậy mà gia đình luôn mang một ý nghĩa lớn lao và quan trọng đối với mỗi người, đối với xã hội ?

 

Gia đình chính là mái ấm, là cái nôi nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn chúng ta. Chính vì điều đó, gia đình mang một ý nghĩa thật to lớn trong cuộc đời mỗi con người Ý nghĩa gia đình đó là điểm tựa,bờ vai vững chắc cho mỗi thành viên, là bến bờ yêu thương không toan tính không vụ lợi, là sức mạnh, là động lực để mỗi người cố gắng vươn lên, vượt qua khó khăn, thách thức trong cuộc sống, là bài học về nhân cách,…

Tại sao gia đình mang ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân và xã hội ?

Đối với cá nhân, trước hết,gia đình là điểm tựa vững chắc nhất của mỗi con người . Khi thành công, vui sướng ,bạn thường tìm đến bạn bè nhưng khi thất bại, bạn tìm được sự an ủi từ gia đình. Khi vui vẻ, bạn thường tìm đến những nơi chốn ồn ào, náo nhiệt nhưng khi buồn chán, gia đình là nơi bạn nghĩ về đầu tiên. Vậy đó,gia đình là tổ ấm để những chú chim con mỏi cánh quay về .

Thứ hai, gia đình là bến bờ yêu thương không toan tính, không vụ lợi. Khi bạn ốm, gia đình là nơi tận tụy chăm lo sức khỏe cho bạn. Ai chẳng từng được mẹ mớm từng thìa cháo khi sốt, chẳng từng thấy những vẻ âu lo thậm chí thức trắng đêm canh chừng bạn bên giường bệnh,..Chỉ có gia đình là nơi cho mỗi chúng ta cảm giác an toàn nhất, là nơi sẵn sàng bảo vệ và bênh vực chúng ta mà thôi. Bởi lúc bạn gây ra lỗi lầm,gia đình luôn nói lời tha thứ với bạn. Lúc bạn đang chơi vơi cùng những sóng gió cuộc đời,gia đình luôn nâng bạn đứng dậy. Có chứng kiến những người mẹ của những đứa trẻ tự kỉ phải nỗ lực vượt qua chính mình và vượt qua nghịch cảnh để chăm sóc con, giành giật con với bóng tối câm lặng của bệnh tật, vui mừng đến phát khóc khi thấy con bập bẹ nói những tiếng đầu đời, ta mới thấm thía hết tình yêu cao cả mà gia đình dành cho mỗi người.

Hơn nữa gia đình còn là sức mạnh, là động lực để mỗi chúng ta cố gắng vươn lên, vượt qua khó khăn thử thách. Ai mà chẳng khâm phục Đỗ Như Thuần – một nam sinh nghèo đỗ thủ khoa đại học Y dược Huế với ước mong làm bác sĩ để chữa bệnh cho mẹ. Mẹ, gia đình chính là động lực để Thuần thực hiện ước mơ,chính căn bệnh hiểm nghèo ung thư của mẹ làm cho ý chí quyết tâm đỗ đại học của Thuần được khơi dậy mãnh liệt. Gia đình không chỉ là cái nôi mà gia đình còn là một con thuyền cần chúng ta lèo lái để đến đích cuối cùng bên bến bờ kia, bến bờ của ước mơ và hạnh phúc.

Vậy mà trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều người không biết trân trọng gia đình, không biết tầm quan trọng của gia đình đối với mỗi thành viên, vẫn còn những người con bất hiếu, vô lễ với cha mẹ, những người cha rượu chè cờ bạc bạo hành vợ con…Điều đó cần được phê phán và lên án.

Hiểu được điều đó, chúng ta phải biết yêu thương gia đình mình hơn. Chúng ta phải hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, thương yêu, đùm bọc các thành viên trong gia đình với nhau. Hơn nữa, chúng ta cần phải cố gắng học tập thật tốt, làm một người có ích trong gia đình và xã hội,…

Như thế, ta thấy rằng, gia đình mang một ý nghĩa quan trọng trong mỗi cá nhân và trong một xã hội. Gia đình như một ngọn nến luôn nhen nhóm lửa tình yêu thương cho các thành viên, luôn ấm áp, tràn ngập hạnh phúc và là nơi thắp sáng những ước mơ cho mỗi con người.

Bài văn số 5

Khoan dung chính là biết thứ tha, rộng lượng đối với sai lầm của người khác và quan trọng hơn nữa là lòng khoan dung đối với bản thân mình. Khi có thể tự khoan dung cho chính mình thì chúng ta mới có thể rộng lượng hơn với những người xung quanh. Bởi vậy mới thấy được lòng khoan dung là điều vô cùng cần thiết mà mỗi người chũng ta cần cố gắng để có được, nó thực sự là đức tính tốt và giúp ích lớn cho bạn sau này.

Xã hội chúng ta ngày càng phát triển, con người ngày dường như bị lôi kéo vào guồng quay của cuộc sống, bị những thứ phù du làm mờ mắt. Sai lầm cũng từ đó mà thành, mà nên. Tuy nhiên nếu như họ thực sự hối lỗi, thực sự cải tà quy chính thì chúng ta cũng nên rộng lượng hơn để thứ tha. Người xưa có câu đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại. Nếu chúng ta biết quan tâm, biết bao dung và rộng lượng hơn với lỗi lầm của người khác thì bản thân mình cũng ngày càng hoàn thiện hơn

Hẳn bạn đã từng đọc tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao thì sẽ nhớ đến nhân vật Chí Phèo. Chí Phèo là người có bản tính lương thiện, tuy nhiên chính xã hội, chính con người đã đẩy hắn vào con đường cùng. Câu cuối cùng mà Chí Phèo nói trước khi chết chính là “Ai cho tao làm người lương thiện”. Như vậy vì xã hội và con người không bao dung, không rộng lượng, không thứ tha cho lỗi lầm của Chí Phèo nên hắn mới rơi vào tình trạng bi thảm như vậy.

Qua câu chuyện này chúng ta mới thấy được rằng lòng khoan dung không bao giờ là thừa, lòng khoan dung sẽ tạo cơ hội cho bạn và cho chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn nữa.

Ngược lại nếu chúng ta không biết bao dung, cảm thông và san sẻ cho nhau những lỗi lầm đã qua thì tự mình ôm về mình nhiều ấm ức, căm ghét…trong lòng không bao giờ được thanh thản. Bởi vậy sống bao dung bạn sẽ thấy được rằng thứ tha là đức tính cần có của mỗi người. Rèn luyện nó từ những việc nhỏ nhất thì bạn sẽ thấy được rằng bản thân mình trưởng thành lên rất nhiều từ việc học tập và rèn luyện đức tính này.

Thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần có một cái nhìn bao dung, độ lượng và biết thứ tha đối với người xung quanh. Có như vậy bản thân mới thấy được rằng tha thứ không phải là không thể, dù lỗi lầm đó có lớn thế nào, vì qua đó bản thân sẽ thấy thanh thản hơn rất nhiều.

Leave a Comment