5 bài nghị luận hạnh phúc là cho đi

Bài văn số 1 Người xưa có câu: “Hành thiện tối nhạc” (làm việc thiện là vui sướng nhất). Lòng người quả thật vô cùng kỳ lạ. Khi ta làm một việc gì đó không …

Bài văn số 1

Người xưa có câu: “Hành thiện tối nhạc” (làm việc thiện là vui sướng nhất). Lòng người quả thật vô cùng kỳ lạ. Khi ta làm một việc gì đó không tốt, trong lòng sẽ cảm thấy bất an, tâm trạng không thoải mái. Còn khi ta làm một việc gì đó giúp cho người khác thì trong lòng lại thấy một niềm hạnh phúc.  Một số người cho rằng, phải có điều kiện, có tiền bạc mới có thể cho đi, mới có điều kiện để giúp đỡ người khác. Nhưng thực tế, ngay cả khi ta không có điều kiện vật chất thì ta vẫn có thể cho đi bằng những hành động ý nghĩa. Đôi khi đó là một lời động viên hoặc trao cho nhau một nụ cười khích lệ cũng đủ giúp cho người khác vui vẻ.  Chính vì thế, tại sao chúng ta không cho đi để cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn. Tại một số nơi trên thế giới, người ta coi việc cho đi là một lối sống mà mọi người cần thực hiện.

Ở vùng nông thôn của đất nước Israel, mỗi khi đến vụ thu hoạch hoa màu chín, người ta sẽ để lại phần hoa quả ở bốn góc ruộng mà không thu hoạch. Bạn có biết vì sao không? Đó là phần hoa màu người ta để lại và bất kể ai cũng có quyền hưởng thụ. Họ cho rằng, chính là Thần đã ban cho người dân Do Thái vốn trải qua nhiều tai nạn nay được sống cuộc sống yên bình và niềm hạnh phúc. Vì thế, họ để lại hoa màu ở bốn góc ruộng với ý nghĩa tỏ lòng biết ơn Thần đã ban cho họ cuộc sống như ngày hôm nay. Họ làm như vậy vừa là để báo đáp Thần cũng vừa là để cung cấp thức ăn cho những người đói khổ đi ngang qua nơi đây. Hoa màu là bản thân mình trồng được, giữ lại một chút cho người khác hưởng thụ, đó chính là sự chia sẻ, sự cho đi vô điều kiện. Họ cho rằng, cho đi, chia sẻ là một sự cảm ơn, một niềm hạnh phúc và càng là một thứ đạo đức tốt đẹp của con người thế gian. Ngoài ra, hàng năm, người Do Thái đều tổ chức lễ hội Hanukkah (lễ hội ánh sáng) để gợi nhớ về sự sung túc. Vào dịp này, họ sẽ ở bên người thân và bạn bè tề tựu quanh một đài có nhiều nhánh để cắm nến mỗi đêm. Họ vừa thắp nến và vừa cầu nguyện.

JobsGO Blog » Nổi Bật » Cho đi là một niềm hạnh phúc Mục lục [ẩn] Câu chuyện cho đi của người Do Thái Câu chuyện cho đi ở vùng nông thôn Hàn Quốc Người xưa có câu: “Hành thiện tối nhạc” (làm việc thiện là vui sướng nhất). Lòng người quả thật vô cùng kỳ lạ. Khi ta làm một việc gì đó không tốt, trong lòng sẽ cảm thấy bất an, tâm trạng không thoải mái. Còn khi ta làm một việc gì đó giúp cho người khác thì trong lòng lại thấy một niềm hạnh phúc.  Một số người cho rằng, phải có điều kiện, có tiền bạc mới có thể cho đi, mới có điều kiện để giúp đỡ người khác. Nhưng thực tế, ngay cả khi ta không có điều kiện vật chất thì ta vẫn có thể cho đi bằng những hành động ý nghĩa. Đôi khi đó là một lời động viên hoặc trao cho nhau một nụ cười khích lệ cũng đủ giúp cho người khác vui vẻ.  Chính vì thế, tại sao chúng ta không cho đi để cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn. Tại một số nơi trên thế giới, người ta coi việc cho đi là một lối sống mà mọi người cần thực hiện.  Câu chuyện cho đi của người Do Thái Ở vùng nông thôn của đất nước Israel, mỗi khi đến vụ thu hoạch hoa màu chín, người ta sẽ để lại phần hoa quả ở bốn góc ruộng mà không thu hoạch. Bạn có biết vì sao không? Đó là phần hoa màu người ta để lại và bất kể ai cũng có quyền hưởng thụ. Họ cho rằng, chính là Thần đã ban cho người dân Do Thái vốn trải qua nhiều tai nạn nay được sống cuộc sống yên bình và niềm hạnh phúc. Vì thế, họ để lại hoa màu ở bốn góc ruộng với ý nghĩa tỏ lòng biết ơn Thần đã ban cho họ cuộc sống như ngày hôm nay. Họ làm như vậy vừa là để báo đáp Thần cũng vừa là để cung cấp thức ăn cho những người đói khổ đi ngang qua nơi đây. Hoa màu là bản thân mình trồng được, giữ lại một chút cho người khác hưởng thụ, đó chính là sự chia sẻ, sự cho đi vô điều kiện. Họ cho rằng, cho đi, chia sẻ là một sự cảm ơn, một niềm hạnh phúc và càng là một thứ đạo đức tốt đẹp của con người thế gian. Ngoài ra, hàng năm, người Do Thái đều tổ chức lễ hội Hanukkah (lễ hội ánh sáng) để gợi nhớ về sự sung túc. Vào dịp này, họ sẽ ở bên người thân và bạn bè tề tựu quanh một đài có nhiều nhánh để cắm nến mỗi đêm. Họ vừa thắp nến và vừa cầu nguyện. Lễ hội Hanukkah Người Do Thái cho rằng sống với cảm giác sung túc khiến họ giàu có hơn cả về vật chất và tinh thần. Và từ xưa đến nay, người Do Thái vẫn luôn được dạy dỗ để tiếp nhận quan niệm này. Quan niệm sung túc của người Do Thái còn được thể hiện trong các điều răn, khuyên yêu thương người khác như yêu chính mình. Đó là bởi vì tổ tiên người Do Thái đều trải qua sự đau khổ và kiếp nô lệ. Nếu không có sự rộng lượng từ những  người lạ mặt và Chúa Trời thì không ai có thể tồn tại được. Vì thế, họ quan niệm rằng, cho đi đơn giản là việc đúng đắn cần làm, giống như lời dạy của vị giáo trưởng Maimonides nổi tiếng ngày xưa đã nói: “Không ai nghèo đi khi làm từ thiện cả

JobsGO Blog » Nổi Bật » Cho đi là một niềm hạnh phúc Mục lục [ẩn] Câu chuyện cho đi của người Do Thái Câu chuyện cho đi ở vùng nông thôn Hàn Quốc Người xưa có câu: “Hành thiện tối nhạc” (làm việc thiện là vui sướng nhất). Lòng người quả thật vô cùng kỳ lạ. Khi ta làm một việc gì đó không tốt, trong lòng sẽ cảm thấy bất an, tâm trạng không thoải mái. Còn khi ta làm một việc gì đó giúp cho người khác thì trong lòng lại thấy một niềm hạnh phúc.  Một số người cho rằng, phải có điều kiện, có tiền bạc mới có thể cho đi, mới có điều kiện để giúp đỡ người khác. Nhưng thực tế, ngay cả khi ta không có điều kiện vật chất thì ta vẫn có thể cho đi bằng những hành động ý nghĩa. Đôi khi đó là một lời động viên hoặc trao cho nhau một nụ cười khích lệ cũng đủ giúp cho người khác vui vẻ.  Chính vì thế, tại sao chúng ta không cho đi để cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn. Tại một số nơi trên thế giới, người ta coi việc cho đi là một lối sống mà mọi người cần thực hiện.  Câu chuyện cho đi của người Do Thái Ở vùng nông thôn của đất nước Israel, mỗi khi đến vụ thu hoạch hoa màu chín, người ta sẽ để lại phần hoa quả ở bốn góc ruộng mà không thu hoạch. Bạn có biết vì sao không? Đó là phần hoa màu người ta để lại và bất kể ai cũng có quyền hưởng thụ. Họ cho rằng, chính là Thần đã ban cho người dân Do Thái vốn trải qua nhiều tai nạn nay được sống cuộc sống yên bình và niềm hạnh phúc. Vì thế, họ để lại hoa màu ở bốn góc ruộng với ý nghĩa tỏ lòng biết ơn Thần đã ban cho họ cuộc sống như ngày hôm nay. Họ làm như vậy vừa là để báo đáp Thần cũng vừa là để cung cấp thức ăn cho những người đói khổ đi ngang qua nơi đây. Hoa màu là bản thân mình trồng được, giữ lại một chút cho người khác hưởng thụ, đó chính là sự chia sẻ, sự cho đi vô điều kiện. Họ cho rằng, cho đi, chia sẻ là một sự cảm ơn, một niềm hạnh phúc và càng là một thứ đạo đức tốt đẹp của con người thế gian. Ngoài ra, hàng năm, người Do Thái đều tổ chức lễ hội Hanukkah (lễ hội ánh sáng) để gợi nhớ về sự sung túc. Vào dịp này, họ sẽ ở bên người thân và bạn bè tề tựu quanh một đài có nhiều nhánh để cắm nến mỗi đêm. Họ vừa thắp nến và vừa cầu nguyện. Lễ hội Hanukkah Người Do Thái cho rằng sống với cảm giác sung túc khiến họ giàu có hơn cả về vật chất và tinh thần. Và từ xưa đến nay, người Do Thái vẫn luôn được dạy dỗ để tiếp nhận quan niệm này. Quan niệm sung túc của người Do Thái còn được thể hiện trong các điều răn, khuyên yêu thương người khác như yêu chính mình. Đó là bởi vì tổ tiên người Do Thái đều trải qua sự đau khổ và kiếp nô lệ. Nếu không có sự rộng lượng từ những  người lạ mặt và Chúa Trời thì không ai có thể tồn tại được. Vì thế, họ quan niệm rằng, cho đi đơn giản là việc đúng đắn cần làm, giống như lời dạy của vị giáo trưởng Maimonides nổi tiếng ngày xưa đã nói: “Không ai nghèo đi khi làm từ thiện cả”. >> Đọc thệm: Triết lý Ikigai của Người Nhật – đi tìm lý do thức dậy mỗi sáng Câu chuyện cho đi ở vùng nông thôn Hàn Quốc Nguyên tắc “ngầm” về sự cho đi này không phải là chuyện “độc nhất vô song” của người Do Thái mà nó cũng xảy ra ở đất nước Hàn Quốc. Ở ven đường của vùng nông thôn phía bắc Hàn Quốc có rất nhiều vườn hồng. Đến mùa thu hoạch, những người nông dân nơi đây đều để lại những trái hồng chín mọng ở trên cây. Vì thế, những trái hồng vừa to vừa chín mọng ở trên cây đã tạo thành một con đường có phong cảnh vô cùng đẹp. Du khách đi qua nơi đây ai cũng trầm trồ khen ngợi vẻ đẹp của con đường và vẻ quyến rũ của những trái hồng to chín mọng. Người dân địa phương ở đây nói rằng, cho dù những trái hồng có to đến cỡ nào đi nữa, có ngon đến cỡ nào đi nữa, họ cũng lưu lại để làm thức ăn cho chim Hỉ Thước. Vì sao lại có tập quán như vậy? Ngày xưa, vùng đất này là nơi mà chim Hỉ Thước thường xuyên dừng lại. Mỗi khi mùa đông đến, chim Hỉ Thước đều kéo đến đây, xây tổ trên những cây hồng và sống sót qua mùa đông giá rét. Năm ấy, trời đặc biệt lạnh, tuyết lại rơi rất nhiều. Hàng trăm chú chim Hỉ Thước vì không kiếm được thức ăn, lại lạnh giá nên trong một đêm mà chết hết. Mùa xuân năm sau, những cây hồng ở đây lại nảy mầm xanh non, ra hoa và kết quả. Nhưng khoảng thời gian ấy xuất hiện một loại côn trùng gây hại cho cây. Chúng khiến cho những quả hồng bị hỏng và không thể thu hoạch. Từ đó về sau, mỗi năm đến mùa thu – mùa thu hoạch hồng chín, người dân nơi đây lại để lại một số hồng chín, làm thức ăn cho chim Hỉ Thước ăn qua mùa đông. Những trái hồng trên cây vừa to vừa ngon, hấp dẫn rất nhiều đàn chim Hỉ Thước đến nơi đây sinh sống qua mùa đông. Chim Hỉ Thước dường như cũng biết ơn con người, đến mùa xuân, chúng không vội vã bay đi mà ở lại bắt sâu cho cây, cứ như thế năm nào cây hồng cũng cho ra những quả hồng chín mọng ngon ngọt. Kỳ thực, cho người khác một con đường sống cũng là cho mình sự hy vọng và cơ hội sinh tồn. Hết thảy giới tự nhiên, đều là sống dựa vào nhau, nhờ vào nhau mà sống. Người xưa cũng từng dạy: “Nhất vinh câu vinh, nhất tổn câu tổn”. Nghĩa là một người vinh hoa thì tất cả vinh hoa, một người tổn hại thì tất cả tổn hại. Cho đi là một sự khoái hoạt, vui vẻ. Bởi vì cho đi không phải là hoàn toàn mất đi, mà là một cách thu hoạch cao thượng. Cho đi là một niềm hạnh phúc, bởi vì cho đi càng có thể khiến tâm linh mình tốt đẹp. Nếu có thể, hãy cho đi nhiều hơn!

Bài văn số 2

P. Sidney đã từng phát biểu: “Những người có tâm hồn cao thượng không bao giờ cô đơn”. Phải chăng con người ta trong cuộc sống này cần lắm một tấm lòng cao thượng, yêu thương, chở che, luôn biết cho đi bởi cho đi là còn mãi. Nhưng liệu chỉ cho đi hẳn đã là đủ? Nằm trong những mối quan hệ ” có qua có lại giữa con người với con người, sự cho đi cũng cần được nhận lại. Bởi hơn thế ” Biết cho đi là điều đáng quý, nhưng biết cách nhận về cũng là cả một nghệ thuật”.

“Cho” là san sẻ yêu thương, giúp đỡ người khác. Đó là “điều đáng quý” – một điều có ích, có ý nghĩa đẹp. Còn “nhận lại” là khi chúng ta nhận được sự quan tâm, giúp đỡ từ người khác, mà đôi khi chính là nhờ vào những gì ta đã cho đi lúc trước. So sánh ” cách nhận” cũng là “một nghệ thuật” tức là, cách mà chúng ta nhận lại cũng là một kĩ năng, một phương thức, một sự công phu luyện tập. Từ “nhưng” ở đây không có ý tương phản, đối lập mà để nhấn mạnh sự nhận lại cũng là “một nghệ thuật”. Có thể nói, cho và nhận chính là một mối quan hệ gần như là luật nhân quả, bổ sung ý nghĩa cho nhau.

Thực vậy, biết cho đi là điều quý giá, nhưng biết nhận về cũng là cả một nghệ thuật trong cuộc sống. Đó là một lời đúc rút, một lời chiêm nghiệm, một bài học ý nghĩa cho mỗi chúng ta.

Biết cho đi là một điều đáng quý. Hạnh phúc là ước mơ, cũng là mục tiêu của tất cả mọi người. Suy cho cùng, mọi suy nghĩ, hành động của mỗi con người chúng ta đều xoay quanh mục tiêu này. Nhiều người tích luỹ tiền bạc với mong muốn được hạnh phúc. Nhưng những người khôn ngoan luôn hiểu rằng, hạnh phúc chỉ đến thực sự ý nghĩa và đủ đầy khi biết cho đi.

Cho đi là việc ai cũng có thể làm được, từ những thứ nhỏ nhất. Cho, có thể chỉ là mỗi ngày đều cho đứa bạn đi nhờ xe tới trường. Cho, có thể là nụ cười, có thể là chút tiền đặt vào thùng quyên góp cho người nghèo; hoặc đó chỉ là một cái ôm an ủi khi người ở cạnh bên bạn đang tổn thương, đau khổ. Việc cho đi không chỉ là vật chất mà còn là tấm lòng , là sợi chỉ kết nối con người lại gần với nhau hơn, thổi lên ngọn lửa của tình yêu thương. Tôi từng nghe câu chuyện về bé Nguyễn Hải An – cô bé bị ung thư khi 7 tuổi đã cho đi giác mạc – đôi mắt của mình để những người con sống khác được mang đôi mắt sáng. Dẫu rằng con người mất đi rồi là hết, là trở về với cát bụi nhưng những gì bé Hải An cho đi đã để lại cho chúng ta, không chỉ là đôi mắt sáng, mà còn là ánh sáng của niềm tin vào cuộc sống. Đó mới là những giá trị quý báu, là điều sẽ còn lại mãi trong đời. Hay anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, anh cho đi cả tuổi xuân để làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, để đổi lấy những dự báo thời tiết chính xác nhất có thể, phục vụ cho chiến đấu và sản xuất. Đó quả là những sự cho đi đáng quý.

Như vậy, sự cho đi dù không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, không hề cần định lượng cho đi bao nhiêu. Cho đi là cách ứng xử cao đẹp mà như Tố Hữu đã nói “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cho và nhận là một nghĩa cử cao đẹp của con người, khiến cho cuộc sống ấm áp hơn. Đối với những người ăn xin, một vài nghìn đồng đối với họ là cả một kho báu. Hay đối với những người đang đau khổ, lạc lõng và cô đơn, một nụ cười và cái vỗ vai khích lệ cũng đủ sức để truyền hơi ấp cho trái tin đang giá lạnh của họ. Cuộc sống là vậy, cho đi thực ra vô cùng đơn giản, chẳng cần toan tính, đó là những điều chân thành nhất.

Tại sao nói nhận cũng là một nghệ thuật? Một trong những quy luật cơ bản của cuộc sống chính là cho đi bao nhiêu, bạn sẽ nhận lại bấy nhiêu. Nó tựa như tấm gương phản chiếu chính xác về những điều bạn đã, đang và sẽ nhận được từ cuộc sống. Trong cuộc sống của chúng ta, có những người được nhận nhưng cách nhận của họ thì không hề xứng đáng với những gì mà họ được nhận. Khi nhận được một điều gì đó, cần phải có sự chân thành, biết ơn, dù cho đó là điều gì đi chăng nữa. Dù là bài học cuộc sống, niềm tin, tình thương, kiến thức hay thậm chí là cả những nỗi đau, thử thách, nhưng va vấp mà cuộc sống mang đến. Việc nhận lại không phải là thụ động nhận lấy, mà ta phải từ đó biến cái được nhận thành một điều giúp chúng ta tốt hơn. Tôi từng nghe về câu chuyện về một người cha đơn thân phải nuôi đứa con nhỏ trong hoàn cảnh khó khăn, hình ảnh của hai cha con đã lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Và anh đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ về cả vật chất và tinh thần từ mọi người. Nhưng nhận lại rồi sao? Không kiểm soát, người cha với số tiền ủng hộ đó sa đà vào rượu chè, cờ bạc, thậm chí khi trở về còn đánh đập đứa con nhỏ mà mình đã từng chăm lo, yêu thương và chăm sóc, bắt nó đi bán hàng, và trở thành công cụ kiếm tiền của anh. Một ví dụ đơn giản về mỗi chúng ta. Khi nhận được kiến thức từ thầy cô, nếu ta không chủ động trong việc thu nhận kiến thức, thì chúng ta mãi mãi chỉ là những cỗ máy biết ghi chữ mà thôi. Liệu sự nhận về như vậy có phải là mong muốn của những người có tấm lòng cho đi. Nhận lại đòi hỏi sự chủ động, nâng niu, trân trọng điều mà mình được nhận để giúp chính bản thân tốt hơn lên và lan tỏa điều tốt đẹp cho nhiều người khác nữa.

Bạn đã bao giờ tự hỏi, bạn sẽ sống ra sao nếu như thế kỉ XXI của chúng ta không có sự xuất hiện của các máy móc, công nghệ hiện đại? Thế nhưng, thật đáng buồn khi những người trẻ chúng ta đang bị cuốn theo guồng quay, bị trở thành những con robot thờ ơ, vô cảm và dửng dưng với nhau. Con người ta luôn ích kỉ, muốn nhận hết mà không muốn cho đi. Nhưng bạn là con người biết sống bằng con tim và khối óc. Phải chăng, bạn cần phải suy nghĩ nhiều hơn về “một tấm lòng” cần có trong cuộc sống như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói.

 

Sự cho đi và nhận lại cần phải đặt đúng chỗ. Quả thực, “biết cho đi là điều đáng quý, nhưng biết cách nhận về cũng là một nghệ thuật”. Giống như dòng sông sẽ không thể tổn tại nếu chỉ biết cho đi hoặc chỉ biết nhận về. Con người chúng ta cần phải biết cân bằng việc cho đi và nhận lại, dùng con tim và khối óc cho đi – nhận lại một cách chân thành và thấu cảm nhất.

Bài văn số 3

Trong cuộc sống, hạnh phúc là điều ai cũng mong muốn đạt được. Nhưng mỗi người lại định nghĩa, cảm nhận hạnh phúc khác nhau. Giáo sư Ngô Bảo Châu đã có một suy nghĩ của riêng mình về hạnh phúc. Cũng giống như câu chuyện về ly nước. Nếu nói là đầy nửa ly thì cũng đúng mà nói cạn nửa ly thì cũng đúng. Tất cả đều tùy thuộc vào cách nhìn và sự lựa chọn của chúng ta. Cuộc sống không phải lúc nào cũng ngọt ngào và dễ chịu. Điều đầu tiên để cảm thấy hạnh phúc chính là học cách chấp nhận. Nếu chúng ta chấp nhận rằng, cuộc sống này không hoàn hảo, bạn sẽ tìm cách khắc phục và vươn lên. Hạnh phúc luôn đi cùng với sự hài lòng, nhất là khi bạn cảm thấy mãn nguyện với cuộc sống, gia đình, bạn bè và cả chính con người của bạn. Cuộc sống là một hành trình. Thành công sẽ đem đến cho bạn sự ngọt ngào và ngược lại, thất bại sẽ khiến bạn cay đắng. Bạn phải chấp nhận rằng, nếu đã có thành công thì tất sẽ có thất bại. Vậy làm thế nào để có thể hạnh phúc, cảm nhận những điều ngọt ngào giữa vô vàn khó khăn và cay đắng? Câu trả lời chính là sự cố gắng, chấp nhận và hài lòng về chính bản thân mình, rằng bạn đã thật sự cố gắng.

 

Bài văn số 4

Tôi còn nhớ như in trưa mùa hè năm đó. Đang lui cui nhóm bếp, tôi bỗng nghe tiếng gọi từ nhà trên. Tôi chạy lên và gặp chị Nguyệt, hàng xóm đối diện nhà. Chị bảo tôi ra ngay nhà bác sui để gặp bạn của bác ấy là một Việt kiều Pháp, người này sẽ giúp tôi trong việc học đại học.

 

Đến nơi, vừa rụt rè dừng xe trước cửa, tôi được một người đàn ông bước ra dắt tay vào nhà. Bác cho biết tên mình là Nguyễn Minh Cần, vừa về từ Pháp.

 

Khác hẳn vẻ đạo mạo và xa cách trong hình dung của tôi về một Việt kiều, trước mặt tôi là người đàn ông tuổi ngoài lục tuần, tuy hơi sang trọng nhưng vẫn toát lên nét dung dị, gần gũi.

 

Bác ôn tồn cho biết mong muốn được giúp đỡ một trò nghèo nhưng hiếu học. Nhân chuyến về quê lần này, do hữu duyên, bác được biết trường hợp của tôi.

 

Bác nói với gia cảnh nghèo khó (tôi là con út trong gia đình tám anh em) nhưng có thành tích thủ khoa kỳ thi tú tài (năm 1996) và danh hiệu học sinh giỏi toàn quốc, đặc biệt cùng lúc đậu cao vào hai trường đại học là kiến trúc và bách khoa, tôi hoàn toàn đáng được sự trợ giúp để đi tiếp vào đại học. Bác nói sẽ giúp bằng cách hỗ trợ tôi mỗi tháng 100 franc.

 

Bác cho hay, cùng nhận được sự trợ giúp với tôi là một học sinh, tuy cũng khó khăn song em này đã nhận được nhiều sự giúp đỡ nên bác chỉ trao một suất học bổng để khích lệ.

 

Bác chọn tôi để giúp đến hết khóa học vì theo bác, tôi đã bắt đầu vào đại học, học 5 năm nên bác có khả năng giúp, trong khi đường học của em kia còn dài mà bác không còn trẻ nữa, sợ vô thường đến sẽ không hoàn thành lời hứa thì "có tội"…

 

Tôi đạp xe như bay về nhà, kể huyên thuyên. Nỗi lo cơm áo ở Sài Gòn phồn hoa sau niềm vui đậu đại học như được trút bỏ; mặc cảm "nghèo mà không chịu an phận" bởi lời xì xầm của hàng xóm như được hóa giải.

 

Trên hết, những nếp nhăn trên gương mặt mẹ tôi – người phụ nữ nhà quê góa chồng lam lũ nuôi đàn con tám đứa – lần đầu tiên như giãn hẳn ra kể từ sau ngày tôi đậu cùng lúc hai trường đại học.

 

Trường kiến trúc vốn là đam mê của tôi nhưng theo học trường này thì vô cùng tốn kém, đổi lại, nếu học kiến trúc, tôi sẽ ở trung tâm thành phố nên có cơ hội đi làm thêm kiếm tiền trang trải việc học.

 

Với 27,5 điểm cho ba môn thi, tôi thuộc diện có học bổng của Đại học Bách khoa song nhiều thông tin cho biết hai năm đầu đại cương tôi sẽ phải học ở Thủ Đức, như vậy rất khó tìm việc làm thêm trong bối cảnh bấy giờ.

 

Sự khó khăn trong lựa chọn trường học khiến tôi thêm hoang mang, nếp nhăn trên trán mẹ tôi từ đó thêm hằn sâu… Với sự dang tay của bác, tôi – một học trò nghèo nhất xóm nghèo – bước vào đại học nơi phồn hoa đắt đỏ như một giấc mơ.

 

Lên Sài Gòn, thoạt tiên tôi tạm trú ở nhà trọ của người chị bà con. Những bữa cơm tuy có giá bèo cho sinh viên nhưng gần bằng khẩu phần ăn cả gia đình ở quê cùng cảm giác bất tiện trong sinh hoạt của vợ chồng người chị họ khiến tôi buồn tủi và chán nản.

 

Được một tuần thì tôi nhận được thư từ Pháp. Là thư của bác. Trong thư bác hỏi han nhiều việc, từ việc làm thủ tục nhập học có dễ không, học phí có nhiều không đến việc ăn uống, đặc biệt là chỗ trọ.

 

Bác cho biết có người bạn đang tu ở một ngôi chùa tại quận 3, hỏi tôi có thể ăn chay và ở chùa không. Bác nói ăn chay tốt cho sức khỏe, ở chùa tuy có ràng buộc về giờ giấc sinh hoạt nhưng đổi lại không tốn tiền, đồng thời gieo được duyên lành.

 

Bác kêu tôi mang thư đến chùa gặp thầy, ngõ hầu thầy có thể giúp tôi một chỗ trọ. Thầy cho biết chùa này chỉ có quý thầy tu học chứ không nhận sinh viên do khá chật chội nên giới thiệu tôi đến ở một ngôi chùa khác từng cưu mang nhiều sinh viên nghèo: chùa Đại Hạnh (đường Lý Thái Tổ, quận 3).

 

Từ đó, cứ đều đặn vào đầu mỗi tháng tôi nhận được tiền bác gửi, bao giờ cũng kèm theo một bức thư. Trong thư bác hỏi thăm từ chuyện gia đình ở quê đến việc sinh hoạt trong chùa, nhất là động viên việc học. Bác dạy tôi ở chùa phải tinh tấn, nên xem chùa như nhà của mình, ngoài giờ học cần phụ giúp quý thầy việc chấp tác…

 

Kết nối những dòng thư, tôi hiểu thêm câu chuyện của một nhà giáo về hưu xa quê hàng chục năm nhưng luôn đau đáu ân tình với quê nhà và bạn bè, đồng nghiệp. Thỉnh thoảng dịp hè tôi về quê, bác hay "nhờ" tìm giúp nhiều người trong nhạt nhòa ký ức.

 

Đó có khi là đồng nghiệp, khi là con cháu của bạn bè một thời khốn khó… để trao giúp những món quà bác dành dụm gửi về như một sự sẻ chia. Tôi đã hiểu lý do bác chọn giúp tôi mà không giúp em học sinh nọ.

 

Đó là vì bác sống chung với con cái, bác giúp đỡ tôi chính từ số tiền ít ỏi của các con cho bác dành dụm. Tôi cũng được biết bác vốn xuất thân từ gia đình có truyền thống gắn với nghiệp trồng người, vì vậy bác rất trân trọng sự học.

 

Không chỉ giúp tôi, bác đã giúp rất nhiều học trò nghèo khác trong hành trình làm việc thiện không mệt mỏi của mình…

 

Tôi đặc biệt nhớ lần nọ, sau khi về quê ăn tết, lên chùa tôi nhận được thư của bác. Bức thư như một "lời trách". Chuyện là trước tết tôi đã gửi cho bác một tấm bưu thiếp chúc xuân. Bác nói tôi còn sinh viên khó khăn, chỉ cần gửi thư thăm là bác mừng, mua bưu thiếp tốn tiền.

 

Số tiền thay vì mua bưu thiếp nên dành cho việc học. Nếu được, khi có dịp về quê nhặt gửi cho bác chiếc lá dầu khô trên đường Lê Thánh Tôn, bởi bác rất nhớ quê nhà và con đường kỷ niệm thời đi học…

 

Ra trường tôi về quê làm việc và vẫn đều đặn gửi thư thăm bác. Bác rất mừng khi biết tôi đã dành dụm cất lại nhà cho gia đình.

 

Khi tôi cho rằng gia đình tôi có được hôm nay là nhờ công ơn giúp đỡ của bác thì bác nói đừng nặng lòng với chuyện ơn nghĩa, nếu muốn trả ơn bác thì cách tốt nhất là khi có điều kiện hãy giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình. Bởi hạnh phúc ở cõi đời này chính là sự cho đi.

 

Giờ đây, là một kiến trúc sư, tuy không giàu có như quan niệm của nhiều người song tôi nhận ra cuộc sống gia đình tôi có được hôm nay như thể một giấc mơ: giấc mơ bắt đầu từ khoảnh khắc tôi được gặp bác.

 

Và trên hết, giấc mơ ấy không chỉ thay đổi cuộc sống vật chất của gia đình mà giúp tôi ngộ ra giá trị của cuộc đời: hạnh phúc là sự cho đi.

 

Nhớ lời bác dạy, ngoài việc chuyên tâm cùng bạn bè làm nhiều việc thiện giúp người nghèo bệnh tật có cơ hội chữa bệnh, tôi cũng đều đặn nhận đỡ đầu cùng lúc vài em học trò có hoàn cảnh khó khăn.

 

Nhìn những gương mặt giãn ra sau những lo âu khi nhận được sự trợ giúp cơ hội chữa bệnh của người thiếu may mắn, nghe thông tin đậu đại học của những trò nghèo được hỗ trợ, tôi hiểu mình đang gom được nhiều hạnh phúc của sự cho đi, từ lời dạy của bác.

Bài văn số 5

Có vô vàn cách thức để chúng ta thực tập cách cho đi từ những điều đơn giản nhất. Đôi khi chỉ cần một gói xôi, một chai nước cho cụ già đang đói rét khi đêm buông xuống cũng đủ là niềm vui cho họ và niềm hạnh phúc cho bạn. Chỉ cần phụ giúp ai đó đẩy một chiếc xe nặng nề lên dốc cầu cũng đủ để bạn tự thưởng cho mình một nụ cười mãn nguyện. Hay những lúc bạn bè có chuyện buồn hay thất vọng, chỉ cần lời an ủi chân thành từ bạn, họ trở nên phấn chấn và bình tâm trở lại, khi đó là bạn đã cho đi thời gian của mình để giúp họ vơ đi nỗi muộn phiền,…

 

Cho đi không nhất thiết là vật chất. Mà là khi còn có thân thể này thì bạn hoàn toàn có đủ khả năng để thực hành sự cho đi và tìm được hành phúc từ đây. Bởi hành động cho đi không phải được đo lường bằng số lượng của vật chất, mà đó thể hiện từ tấm lòng và tình thương xuất phát từ tâm ý của mỗi người. Người nghèo vẫn có thể cho đi bằng sự đồng cảm, chia sẻ với người cùng cảnh ngộ để giúp người khác vơ đi sự tủi thân, đau buồn. Chúng ta không đủ khả năng vật chất để cứu giúp những hoàn cảnh nghèo khổ thì cũng có thể kêu gọi ủng hộ, san sẻ từ những người xung quanh,…Mọi thứ chúng ta có được như: tiền bạc, lời nói, ánh mắt, hành động, thời gian,…đều có thể ban tặng cho một ai đó, chỉ cần tâm chúng ta luôn rộng mở.

Leave a Comment