Bài văn số 1
“Hòa nhập chứ không hòa tan” là quan điểm của chúng ta trong quá trình hội nhập quốc tế.
Trong xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, chúng ta muốn phát triển phải có sự giao lưu với các dân tộc khác, với nền văn hóa khác. Trong quá trình giao lưu đó, dân tộc ta sẽ tiếp thu tinh hoa văn hóa và những thành tựu khoa học thuật tiên tiến của nhân loại đó là hòa nhập.
Tuy nhiên trong quá trình ấy chúng ta luôn biết kế thừa, giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu có chọn lọc, không đánh mất bản sắc riêng của mình, không bị đồng hóa bởi các dân tộc khác đó là không hòa tan.
Bài văn số 2
Mỗi đất nước đều có một sắc văn hóa riêng biệt, đó là giá trị văn hóa quý báu mà chúng ta cần gìn giữ. Thế nhưng trong thời buổi xã hội toàn cầu hóa hiện nay, câu hỏi làm sao để có thể giữ gìn được bản sắc truyền thống văn hóa dân tộc là một câu hỏi lớn buộc mọi người phải suy nghĩ. Vậy làm sao để hòa nhập chứ không bị hòa tan, làm sao để tiếp thu được nét đẹp trong truyền thống văn hóa các nước khác và truyền bá văn hóa dân tộc mình với các quốc gia khác trên thế giới? Để trả lời câu hỏi này sau đây chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu.
Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được khái niệm về truyền thống dân tộc, vậy truyền thống là gì, tại sao chúng ta lại cần phải gìn giữ? Đầu tiên, truyền thống là những nét đẹp có trong văn hóa của mỗi quốc gia, nó là nét riêng biệt của mỗi dân tộc được hình thành và khẳng định qua thời gian, được truyền từ đời này sang đời khác. Dân tộc nào cũng có những truyền thống tốt đẹp và dân tộc Việt Nam của chúng ta cũng không là ngoại lệ. Chắc hẳn bạn đã nghe câu chuyện kể về cuộc hành trình gian khổ của người dân Việt Nam để giữ gìn lấy bản sắc dân tộc, ông cha ta đã bỏ ra vô vàn công sức cùng những cố gắng để không bị đồng hóa bởi quân giặc. Ai cũng biết trong chặng đường lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc đã đã phải đấu tranh và chịu đựng biết bao đau thương. Cuộc sống của dân ta trở nên khốn cùng bởi sự bóc lột của quân giặc, chúng không cho dân ta học chữ, bắt dân ta học ngôn ngữ của chúng, bắt dân ta làm đủ chuyện chỉ để phục vụ mục đích đồng hóa khiến chúng ta mất đi tiếng nói và bản sắc của mình. Thế nhưng, vượt lên ngàn đau thương, phong ba bão táp ấy cũng chẳng thể khiến con người ta từ bỏ đi bản sắc của mình, người này truyền cho người kia và cuối cùng những nỗ lực ấy cũng được báo đáp và dân tộc ta vẫn giữ được tiếng nói, vẫn giữ được nét đẹp truyền thống vốn có của mình.
Dân tộc Việt có vô vàn truyền thống quý báu trong đó phải kể đến truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, truyền thống tôn sư trọng đạo,… Đó là những truyền thống vô cùng quý báu của con người. Người này vẫn truyền tai người kia nối tiếp nhau, truyền cho nhau những đạo lý cơ bản để làm người. Chúng ta được sinh ra và lớn lên, được nuôi dạy trong một môi trường tràn ngập yêu thương, cha mẹ dạy ta cách sống sao cho đúng, làm sao cho phải, dạy ta biết lễ nghĩa, dạy cách để trở thành người tốt hơn. Đến lớp ta được giảng dạy về trang sử hào hùng của dân tộc, nghị lực và nhiệt huyết của họ đã nhắc nhở chúng ta phải cố gắng để gìn giữ truyền thống, bản sắc dân tộc và không ngừng học hỏi để thành tài góp phần xây dựng cho đất nước.
Thế nhưng không phải ai cũng thiểu được hết giá trị của truyền thống hoặc có người hiểu nhưng không biết quý trọng giá trị ấy. Vì chúng ta đang sống trong thời bình, chúng ta không phải đấu tranh và cuộc sống của chúng ta được cha mẹ che chở nên không biết giá trị của cuộc sống. Nhiều người trong chúng ta chuộng lối sống tây hóa, thích âu phục, thích phong cách rồi tự biến mình thành những con vẹt bắt chước văn hóa của nước khác. Dù vô tình hay không cố ý nhưng bằng cách nào đó chúng ta đã và đang truyền bá văn hóa của nước khác vào nước mình và làm mất thuần phong mỹ tục của dân tộc. Người con gái Việt Nam xưa cũ là vẻ đẹp trong tà áo dài kín đáo, vẻ đẹp hiền dịu mặn mà thế nhưng ngày nay người phụ nữ việt Nam lại du nhập lối sống “thoáng” quá mức của phương Tây. Nhiều bạn trẻ ăn mặc quá mức hở hang rồi lại không biết cách chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh, cũng chỉ vì vài ba cái mốt tây hóa mà người việt dần đánh mất đi bản sắc dân tộc của mình.
Khi xưa, người Việt Nam thường tự hào bởi cách ăn nói lịch sự, trang nhã của mình thì nay cách ăn nói, xử sự của giới trẻ lại làm người ta thực sự thất vọng. Nhiều bạn trẻ nói tục chửi bậy, chuộng sử dụng tiếng lóng để giao tiếp với mọi người, họ không biết phép lịch sự nơi công cộng, không biết giúp đỡ người gặp khó khăn mà ngược lại còn chê bai, khinh miệt những tấm thân nghèo khó.
Để giữ gìn truyền thống dân tộc thì phải hiểu về lịch sử nước nhà thế nhưng thời điểm hiện tại có mấy bạn trẻ biết về lịch sử nước nhà. Nhiều bạn chê bai lịch sử khô khan và khó học thế sao lịch sử nước khác họ lại am hiểu tường tận đến thế, hằng ngày thay vì nghiên cứu lịch sử nước nhà để thấm nhuần được sự mất mát và hy sinh của thế hệ trước thì họ lại đắm chìm trong những bộ phim cổ trang Trung Quốc rồi lại đến những bộ phim dã sử Hàn Quốc. Họ ăn ngủ với lịch sử nước ngoài nhưng lịch sử việt Nam thì lại hoàn toàn mù tịt, điều này thật sự đáng buồn.
Truyền thống của dân tộc là uống nước nhớ nguồn thế nhưng hiện nay có biết bao bạn trẻ cãi lại lời bố mẹ, thậm chị có người còn vô ơn đuổi cha mẹ già ra khỏi đường. Họ phủi đi công sức nuôi dạy của đấng sinh thành và ngược đãi cha mẹ, cha mẹ thì bất lực không thể làm được gì với đứa con khó dạy của mình rồi lại ngậm ngùi trong nước mắt và chỉ tự trách mình là không biết dạy con. Nhưng trong chúng ta ai cũng biết đây hoàn toàn không phải lỗi của họ, lỗi lầm chỉ tại những đứa con ham chơi thiếu hiểu biết đã hòa nhập đồng thời hòa tan luôn nhân cách con người mình.
Trong thời buổi hội nhập ngày nay thì việc làm sao để có thể gìn giữ được truyền thống là một mối quan tâm hàng đầu của các nhà chức trách và của mọi người, vì vậy chúng ta cần phải thay đổi phương pháp giảng dạy để giới trẻ hứng thú hơn với lịch sử nước nhà. Chỉ khi hiểu rõ về lịch sử nước nhà, ta mới biết trân trọng những cố gắng của cha ông đã không ngừng gây dựng, giữ gìn và giá trị văn hóa của dân tộc. Giáo dục trẻ em về tầm quan trọng của truyền thống dân tộc và tạo cho trẻ em những trải nghiệm thực tế để hiểu hơn về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Với thế hệ trẻ, những người đã tự nhận thức được vấn đề thì cần cùng nhau tuyên truyền và có những hình thức mới mẻ để họ hứng thú với những nét đẹp trong truyền thống dân tộc, tạo cho họ đam mê với những nét đẹp ấy cũng là một giải pháp cho việc giữ gìn truyền thống dân tộc. Cả dân tộc hãy cùng nhau chung tay để gìn giữ giá trị truyền thống quý báu mà cha ông ta đã đánh đổi cả mồ hôi, công sức để gìn giữ.
Được sinh ra trong thời bình và được hưởng một cuộc sống đầy đủ khiến em cảm thấy rất biết ơn. Và để đền đáp công ơn đó em sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để thành tài phục vụ cho đất nước. Không chỉ có thế em thấy mình cũng có trách nhiệm trong việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đó là nghĩa vụ của mọi công dân đang sinh sống trên dải đất hình chữ S này.
Bài văn số 3
Cuộc sống vốn có hai quy luật: độc lập (Indépendant) và phụ thuộc lẫn nhau (Interdépendant). Hoà nhập chính là biểu hiện của quy luật phụ thuộc lẫn nhau để phát triển. Tất nhiên quy luật phụ thuộc lẫn nhau lại sóng đôi với quy luật cạnh tranh sinh tồn, mạnh được yếu thua, vốn mang tính chất hai mặt: tích cực và tiêu cực mà từ đó đòi hỏi tối đa vai trò chủ thể của con người để hạn chế mặt tiêu cực. Nước ta, ở thế kỉ XX, với sự thành công của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, kế đó là Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 giải phóng miền Bắc, Đại thắng Mùa Xuân năm 1975 thu gọn non sông về một mối, thì tưởng đã “từ nay sạch bóng quân thù”, nhưng ngay sau đó lại có chiến tranh biên giới Tây Nam (1976), rồi chiến tranh Trung – Việt ở biên giới phía Bắc (1979), ở Vĩ Xuyên (1984) rồi cuộc đánh chiếm Gạc Ma (1988) và hôm nay sang thế kỉ XXI thì những gì đang diễn ra ở Biển Đông do Trung Quốc gây ra, cả thế giới đã rõ. Đúng là đã độc lập nhưng nguy cơ ngoại xâm vẫn rình rập đó đây.
Nhìn lại lịch sử thì thấy công cuộc hội nhập của đất nước đã đi qua ba chặng lớn
Chặng thứ nhất là thuộc thời kì cổ trung đại vốn mang tính chất khu vực, trong đó công cuộc hội nhập đã diễn ra chủ yếu là với quan hệ Việt – Trung và thêm nữa là quan hệ Việt Ấn mà trạng thái hoà nhập có sự khác nhau. Với quan hệ Việt – Trung, công cuộc hoà nhập diễn ra theo hai chiều: bị áp đảo và được nâng đỡ. Áp đảo là do gắn với các cuộc xâm lăng của các thế lực phong kiến Trung Hoa. Nâng đỡ là do có quy luật tự thân của văn hoá trong đó có sự lan toả ảnh hưởng của một nền văn hoá lớn đối với một nền văn hoá nhỏ trong phạm vi khu vực mà dân tộc ta đã tiếp và biến (acculation) một cách có bản lĩnh trong trạng thái vừa lệ thuộc vừa li khai dần yếu tố Hán. Với quan hệ Việt Ấn thì chỉ một chiều là nâng đỡ. Cuối cùng dân tộc ta đã tạo dựng được một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc mà hậu thế đang khát khao phục hưng trong công cuộc xây dựng nền văn hoá của đất nước hôm nay và mai sau.
Chặng thứ hai thuộc thời kì cận đại thì đã mang tính thế giới nhưng chưa trọn vẹn. Trong đó sự hội nhập chủ yếu diễn ra với quan hệ Việt Pháp và cũng theo hai chiều: có áp đảo có nâng đỡ, có mất có được. Mất là ở chỗ có sự áp đảo dẫn đến hiện tượng hao hụt về truyền thống văn hoá của dân tộc. Được là ở chỗ có sự nâng đỡ mà hiện đại hoá được nền văn hoá của đất nước trong đó có sự khắc phục những hạn chế của văn hoá truyền thống, có sự bổ sung một số giá trị nhân văn mới đáng nói là quyền sống của cái Tôi cá thể vốn là điều mà văn hoá truyền thống cơ bản chưa đặt ra vì đang dốc sức cho quyền sống cộng đồng, vì nền kinh tế hàng hoá chưa phát triển, vì yếu tố kinh tế tiền tư bản chủ nghĩa cơ bản chưa có.
Trong hoàn cảnh đó, quy luật phụ thuộc lẫn nhau để phát triển vẫn trỗi dậy mỗi lúc một đa dạng, sôi động, khẩn trương, gấp gáp. Vậy thì đặc điểm của công cuộc hoà nhập đất nước trong thời đại ngày nay là gì so với quá khứ? Muốn hoà nhập mà không hoà tan, thiết tưởng trước hết phải tường minh về những đặc điểm của công cuộc hoà nhập đó. Tôi xin thử nêu một vài đặc điểm để mong được quý vị góp ý, chỉ bảo thêm:
Bài văn số 4
Hòa nhập là chúng ta cùng tham gia vào 1 tổ chức đó , thực hiện những quy định của tổ chức , cùng giao lưu với văn hóa , giáo dục ,.. các nước khác nhưng ta vẫn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc
Hòa tan là hòa vào hết mình , là đánh mất đi cái gốc đầu tiên ,hòa vào với các nhu cầu tương ứng khác , khác với ban đầu
Bài văn số 5
là tham gia vào các nhóm lớn hơn, thay đổi để phù hợp với các quy tắc, luật chơi của nhóm mà mình tham gia vào. Tuy nhiên vẫn phải giữ được bản sắc riêng của mình, cái gì hay thì mình vẫn phải giữ lại; cái gì tốt của người ta thì mình thay đổi để học theo còn cái gì ko phù hợp thì loại bỏ nó đi, ko copy hoàn toàn về áp dụng.
Kinh tế thị trường định hướng XHCN của chúng ta là một ví dụ