5 bài văn nghị luận cảm ơn và xin lỗi

Bài văn số 1 Trong cuộc sống có hai điều tưởng chừng như đơn giản, mà con người lại mất rất nhiều thời gian để học đó chính là văn hóa cảm ơn và xin …

Bài văn số 1

Trong cuộc sống có hai điều tưởng chừng như đơn giản, mà con người lại mất rất nhiều thời gian để học đó chính là văn hóa cảm ơn và xin lỗi. Nghe tưởng như khó tin nhưng đó lại là sự thật trong cuộc sống bây giờ. Hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về văn hóa đầu tiên chính là văn hóa cảm ơn. Văn hóa cảm ơn có ý nghĩa gì chúng ta cùng đi tìm hiểu nha.Từ trước đến nay, chúng ta hay nghe nói đến hai từ “cảm ơn”, vậy tại sao phải cảm ơn? Cảm ơn chính là một truyền thống đạo lí của dân tộc ta từ bao đời nay. Cảm ơn là hai từ dùng để bày tỏ sự biết ơn của mình đối với người khác, đó có thể là đối với những người đã nuôi dưỡng sinh thành ra chúng ta, có thể là những người đã giúp đỡ, bảo vệ hay dạy dỗ cho chúng ta trưởng thành, nên người,…tất cả chúng ta đều phải nói cảm ơn. Mọi người cứ nghĩ lời cảm ơn nói rất đơn giản ai cũng nói được, nhưng không, không phải ai cũng biết nói hai tiếng cảm ơn đối với những người đã vì mình. Nói câu cảm ơn phải làm sao cho người nhận thấy rõ được sự chân thành của mình trong câu nói ấy là một điều chúng ta cần phải học.Có khi nào mẹ nói hai tiếng cảm ơn tới cha mẹ mình một cách nghiêm túc và chân thành hay chưa? Hay bạn nghĩ rằng, cha mẹ sinh ra ta, nuôi dưỡng chúng ta đó là trách nhiệm của cha mẹ, chúng ta không cần cảm ơn, đó là điều tất yếu rồi, cảm ơn làm gì. Nếu nghĩ như vậy thì quả là một sai lầm, cha mẹ đã dành cả cuộc đời của mình để hy sinh cho con cái nên người, dù bao vất vả, cực nhọc cha mẹ vẫn cam chịu chỉ mong sao con cái trưởng thành, không chịu thiệt thòi. Vậy còn các bạn, các bạn đã làm gì được cho cha mẹ hay chưa? Câu trả lời đa phần là chưa. Cha mẹ cũng không cần các bạn làm gì, chỉ cần các bạn biết trưởng thành nên người. Vậy làm con, một lời cảm ơn trân thành để thể hiện sự biết ơn với cha mẹ liệu có khó không. Có rất nhiều các bạn trẻ ngày nay, mải chơi, mà quên đi sự hy sinh của cha mẹ, không những không biết ơn cha mẹ mà còn có hành vi bất hiếu, đến khi hối hận thì nhận ra đã không kịp nữa rồi.Những người thầy, những người giúp đỡ chúng ta dù chỉ là một chuyện nhỏ nhất chúng ta cũng cần nói câu cảm ơn. Khi chúng ta nói câu cảm ơn, là khi chúng ta đã biết trưởng thành, biết tôn trọng người khác, có thái độ biết ơn với những người xung quanh, khi nói câu cảm ơn bạn sẽ thấy lòng mình thanh thản hơn. Và người nhận được câu cảm ơn của các bạn sẽ thấy được sự chân thành của bạn và thấy sự giúp đỡ của mình là có ích. Chỉ cần như vậy thôi, xã hội của chúng ta đã tốt đẹp lên rất nhiều.Lời cảm ơn không mang giá trị  vật chất, nhưng nó lại mang giá trị tinh thần to lớn mà con người không thể mua được bằng vật chất. Nó giúp gắn kết mọi người lại với nhau hơn. Có khi nào bạn tưởng tượng, một ngày nào đó, xã hội chúng ta vắng đi lời cảm ơn thì sẽ như thế nào không? Ắt hẳn cái xã hội ấy thật nhạt nhẽo, con người cũng chẳng buồn giúp đỡ lẫn nhau. Sự gắn bó giữa người với người cũng dần mất đi thay vào đó sẽ là sự thờ ơ, xa lánh.Hiện nay, văn hóa xin lỗi và văn hóa cảm ơn đang ngày càng mai một. Nguyên nhân cũng là do cơ chế thị trường, khiến con người tính toán nhiều hơn, vụ lợi hơn và ít quan tâm  nhau hơn. Vì vậy, những người trẻ lại càng bị ảnh hưởng nặng nề về thực trạng này.Trước thực trạng này, chúng ta cần phải có nhận thức đúng đắn. Không nên tiết kiệm lời cảm ơn, mà cũng không nên cảm ơn quá nhiều, hãy biết cảm ơn đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm và hơn nữa là phải có một thái độ chân thành khi cảm ơn. Đừng nói lời cảm ơn một cách sáo rỗng như vậy sẽ mất đi hết giá trị của lời cảm ơn.Theo tôi, chúng ta nên rèn cho mình thói quen biết cảm ơn, biết xin lỗi để nó trở thành một thói quen, taọ nên cách cư xử có văn hóa giữa người với người. Có như vậy, xã hội của chúng ta mới có thể tốt đẹp, văn minh hơn, con người mới đoàn kết, gắn bó với nhau hơn.

Bài văn số 2

Với một đất nước có bề dày lịch sử. Với những truyền thống văn hóa vô cùng đặc sắc. Những truyền thống văn hóa cao đẹp được ông cha ta truyền thừa từ nhiều thế hệ tới nay. Có thể nói, những truyền thống ấy, đã đi sâu vào đời sống người dân. Biết ơn người khác giúp đỡ, chúng ta sẽ cảm ơn. Còn nếu làm sai điều gì, chúng ta sẵn sàng xin lỗi. Đây là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta.Chúng ta sống ở bất cứ đâu cũng có rất nhiều người xung quanh cùng tồn tại. Hàng ngày, chúng ta tiếp xúc với rất nhiều người. Và đôi khi, chúng ta có việc gì cần những người xung quanh mình giúp đỡ. Chúng ta hãy nói cảm ơn họ. Chẳng mất nhiều sức lực khi nói hai từ “ cảm ơn” nhưng chúng ta lại nhận được rất nhiều thứ. Cũng như vậy, xin lỗi người khác về những điều mình đã làm sai. Cũng chính là giúp bản thân mình.Tại sao chúng ta phải xin lỗi, cảm ơn. Bởi chỉ những hành động nhỏ đó thôi. Cũng gắn kết con người lại với nhau. Người khác giúp đỡ bạn, và đôi khi, họ chẳng cần bạn đền đáp bất cứ thứ gì. Một lời cảm ơn cũng là niềm vui cho họ. Chẳng khó gì khi nói một lời cảm ơn cả. Chúng ta sống trong một quần thể người chứ không phải mỗi chúng ta. Vì thế, biết cảm ơn sẽ giúp loài người trở lên gần gũi và hiểu nhau hơn. Còn xin lỗi, là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống. Biết xin lỗi, nhận lỗi lầm mà mình đã mắc phải. Là cách tốt nhất, hiệu quả nhất để chúng ta nhận được sự tha thứ. Cũng như biết nhận lỗi sẽ được người khác quý trọng hơn là giấu giếm. Bởi giấu giếm lỗi lầm đến khi bị phát giác, chúng ta sẽ mất đi sự tôn trọng của người khác với mình.

Bài văn số 3

Trên đường đời sẽ có những lúc bạn gặp những khó khăn không thể tự mình giải quyết được. Lúc này đây gia đình, bạn thân, thậm chí cả nhũng người bạn chưa từng biết đến lại sẵn sàng đưa tay giúp đỡ. Một lời cám ơn tuy không thể đền đáp hết những công ơn họ dành cho bạn, nhưng ít nhất nó cũng bày tỏ lòng biết ơn của bạn đối với họ.Cám ơn là một nét văn hóa đẹp trong xã hội hiện nay. Người có văn hóa cám ơn là người sống có tình có nghĩa, có trước có sau. Ông cha ta khi xưa cũng có câu:

 “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”Cảm ơn chính là một cách bày tỏ sự cảm kích với sự giúp đỡ của một người nào đó dành cho mình. Người được nhận lời cảm ơn cũng cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn vì thấy việc mình đã làm trở nên ý nghĩa với người kia, dù đó chỉ là những việc rất nhỏ nhặt trong cuộc sống như dắt cụ già qua đường, nhường ghế ngồi trên xe bus, … Nhờ thế, bạn sẽ dễ dàng gây được hiện cảm cho người giúp đỡ, và sau nay khi gặp khó khăn, họ hoàn toàn sẵn lòng giơ cách tay ra để hỗ trợ bạn. Cảm ơn là biểu hiện của một người ứng xử có văn hóa. Một người biết nói lời cảm ơn chính là biểu hiện của một nếp sống văn minh, lịch thiệp:

 “Lời nói chả mất tiền mua

 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”Tuy nhiên, ta cũng cần phê phán gay gắt những người chỉ biết nhận lại mà không biêt cho đi. Khi được người khác giúp đỡ thì họ lại dửng dưng, coi như không có chuyện gì xảy ra, khiến cho người giúp cũng thấy khó chịu. Đó là biểu hiện của một con người sống ích kỉ, vô văn hóa. Họ sẽ bị mọi người xa lánh, quay lưng ngay cả khi gặp phải những khó khăn trong cuộc sống.Cảm ơn là một văn hóa đẹp của người dân Việt Nam. Vì vậy, việc rèn luyện, tạo dựng cho bản thân văn hóa cảm ơn là một điều vô cùng cần thiết. Nó không chỉ để duy trì và phát huy truyền thống văn hóa, mà còn giúp cho chúng ta có một cuộc sống hòa đồng với xã hội.

Bài văn số 4

Có hai câu rất ngắn ngọn nhưng con người ta lại thường hay quên nói khi được ai đó giúp đỡ hay khi mắc lỗi với người khác, đó là " cảm ơn" và " xin lỗi".

 

Bạn cảm thấy thế nào khi giúp đỡ một người và nhận được lời cảm ơn từ họ? Hạnh phúc, vui sướng và thấy mình sống có ích hơn, người với người thân thiện hơn,….? Bạn cảm thấy thế nào khi ai đó mắc lỗi với bạn mà lại không hề nói lời xin lỗi? Thất vọng, bực tức, ấm ức, thấy con người thật không biết điều….?Không phải lúc nào chúng ta giúp đỡ người khác cũng vì một lời cảm ơn hay tha thứ, bỏ qua cho người khác chỉ vì một lời xin lỗi mà chúng ta làm những điều đó vì nó đáng làm và nên làm. Thế nhưng một lời cảm ơn sẽ gắn kết con người với nhau hơn, một lời xin lỗi sẽ giúp mọi bực tức qua đi nhanh chóng hơn, khiến con người vị tha hơn, giúp những vết dạn tình cảm nhanh chóng được hàn gắn hơn. Vậy tại sao chúng ta lại cảm thấy khó khăn đến vậy khi nói hai câu này hay chúng ta lại thường quên đi việc cần phải nói nó trong cuộc sống?Có phải khi nói cảm ơn một người khác bạn có cảm giác mình mang ơn họ, cảm thấy nặng nề khi nghĩ đến việc phải trả ơn? Còn khi phải nói xin lỗi bạn lại cảm thấy đang hạ mình xuống, mình là người có lỗi? Không phải như vậy đâu. đừng để những cảm giác, suy nghĩ lệch lạc ấy làm cho con người chúng ta trở nên ích kỷ, hẹp hòi và thậm chí là thiếu văn hoá. Một lời xin lỗi và cảm ơn đúng lúc có ý nghĩa to lớn biết bao. Một tình bạn đẹp có thể tan vỡ chỉ vì cả 2 bên không ai chịu nói lời xin lỗi, một người có thể chạnh lòng khi không nhận được lời cảm ơn…..Có hàng ngàn lý do để chúng ta nói lời cảm ơn và xin lỗi và hãy nói nó bất cứ khi nào có cơ hội và đừng để phải hối tiếc, ân hận vì đã không nói 2 câu này.

" Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"Câu nói của cha ông luôn nhắc nhở chúng ta cách đối nhân xử thế. Mỗi chúng ta chỉ cần độ lượng hơn, bớt ích kỷ hơn biết đặt mình vào vị trí của người khác và suy nghĩ thoáng hơn thì cuộc sống này sẽ tốt đẹp hơn biết bao nhiêu. Và để làm được điều đó chúng ta cần học cách nói hai câu "cảm ơn" và "xin lỗi" đúng lúc.

Bài văn số 5

Trong cuộc sống lời xin lỗi cùng hai tiếng cảm ơn luôn là những nguyên tắc đạo đức thiết thực nhất mà mỗi người cần có trong văn hóa ứng xử. Biết nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ và biết xin lỗi khi mắc sai lầm cũng là một cách thể hiện lòng tự tôn của chính bản thân mìnhBiết cảm ơn và biết nói lời xin lỗi là một nguyên tắc cơ bản nhất trong văn hóa giao tiếp giữa con người với con người. Khi được giúp đỡ, con người ta cần phải nói lời cảm ơn đến ân nhân của mình, đó là phép lịch sự tối thiểu. Khi nhận được lời cảm ơn chân thành từ người mình ban ơn, người làm ơn cũng sẽ thấy vui, thấy ấm lòng vì nhận ra rằng sự giúp đỡ của mình là có ích, đã mang lại điều tốt đến cho mọi người.Khi mắc phải lỗi lầm với người khác thì phải biết xin lỗi, nhận lỗi sai của mình, có như vật, mâu thuẫn giữa mọi người mới được giảm nhẹ, đồng thời cũng thể hiện văn hóa của người mắc lỗi, biết nhận cái sai là sẽ biết sửa sai.

 

 

Leave a Comment