Bài viết số 1
Karl Marx từng nói rằng: “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều”. Qua câu nói ấy, chúng ta cũng hiểu được phần nào ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng khiêm tốn trong cuộc sống. Khiêm tốn không chỉ là một đức tính tốt mà nó còn là nghệ thuật sống, là nền tảng vững chắc giúp mỗi người chúng ta tạo lập sự nghiệp.
Vậy, lòng khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử, và quan trọng hơn, họ luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác. Trong công việc và trong cuộc sống, những người có thái độ khiêm tốn thường không thỏa mãn với những gì mình đã đạt được mà ngược lại, họ luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để có thể đạt được những thành quả cao hơn nữa. Vì vậy, họ thường gặt hái được nhiều kết quả và thành công mĩ mãn.
Lâm Ngữ Đường, một học giả Trung Quốc đã từng nói: ”Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật”; bởi thế, lòng khiêm tốn là một thái độ rất cần thiết đối với mỗi người. Bất luận khi mình làm nghề gì, đảm nhiệm chức vụ cao thấp như thế nào, thì chúng ta phải lấy khiêm tốn làm trọng, bởi chỉ có lòng khiêm tốn, con người mới luôn có tinh thần cầu tiến, mới không ngừng học hỏi và tiến bộ. Khiêm tốn sẽ chỉ cho ta thấy những thiếu sót của bản thân mình để sửa đổi, không tỏ ra thái độ kiêu căng tự mãn, và giúp ta biết bình tĩnh và tiếp thu những ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh. Chỉ cần có lòng khiêm tốn, chúng ta sẽ ngày càng tốt hơn và được mọi người yêu quý.
Khiêm tốn là một đức tính cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hội hiện nay. Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả. Tất cả những việc chúng ta cần làm là học tập không ngừng ở người khác. Khiêm tốn đó dường như chỉ là một giọt nước giữa đại dương bao la mà thôi, khiêm tốn sẽ giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và mở rộng hiểu biết của mình, khiêm tốn là thái độ cần có của mỗi chúng ta, bất kể là ai, làm chức vụ gì, tài giỏi thế nào thì đức tính đó sẽ làm chúng ta có thiện cảm với mọi người, và được mọi người yêu quý ta cũng như sẽ có những mối quan hệ gần gũi và thân thiết.
Khiêm tốn giúp con người ta không kiêu ngạo khi đứng trên đỉnh cao vinh quang, và người biết khiêm tốn sẽ lấy thành công đó làm động lực thúc đẩy họ tiếp tục tiến lên phía trước. Nhưng trái lại, những kẻ tự mãn, ngu ngốc đắm chìm trong thành công của mình mà quên mất rằng họ cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để tạo lập những thành quả mới. Những người đó sẽ dễ gặp thất bại và bị người đời xa lánh.
Thực chất thì chúng ta không có đủ tư cách để có thể tỏ ra kiêu ngạo trước những người khác, trí tuệ của chúng ta chỉ là một hạt cát nhỏ giữa cả một sa mạc tri thức rộng lớn, bởi lẽ "Đời người có hạn mà tri thức lại vô hạn”. Cho dù chúng ta có tài giỏi đến mức nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn phải tiếp tục học hỏi không ngừng để mở mang hiểu biết nhiều hơn nữa; có như thế, ta mới đạt được nhiều thành công trong tương lai.
Câu hỏi đặt ra là tại sao cần có lòng khiêm tốn trong cuộc sống? Trong cuộc đời rộng lớn, vũ trụ bao la, mỗi con người chỉ là một phần vô cùng nhỏ và vô cùng bình thường như những hạt cát trên sa mạc. Nếu xét về tài năng, chúng ta có xuất phát điểm giống nhau và đều mang trong mình những tài năng khác nhau cùng khả năng chưa bao giờ bộc lộ hết, mỗi chúng ta đều có một con người phi thường đang say ngủ. Tuy vậy, chúng ta không phải là thiên tài duy nhất của vũ trụ, giống như cha ông ta vẫn nói: “núi cao còn có núi cao hơn, người tài còn có người tài hơn”. Cho dù là là người tài năng đến mấy thì cũng không phải là duy nhất. Trước ta, đã có bao nhiêu người đi trước, ngay trong cuộc sống của ta đã có biết bao nhiêu người tài giỏi hơn ta gấp nhiều lần chỉ là ta chưa từng biết đến, sau ta sẽ còn nhiều còn người vĩ đại hơn. Vậy thì ta có lí do gì để tin rằng ta được quyền tự hào thái quá về tài năng của mình khi mà ta chẳng qua chỉ là một phần nhỏ bé trong rất nhiều con người tài giỏi và chắc gì ta thực sự đã có tài đến mức được tôn vinh. Ta có thể tài năng ở một lĩnh vực này nhưng có thể không biết gì về một lĩnh vực khác, một chuyên viên máy tính tài giỏi chưa chắc có thể tự hào về tài nghệ nấu ăn của anh ta. Đó là lí do để ta phải tin rằng tài năng của mình hiện có không phải là vĩ đại. Còn xét về vật chất của cải hay những điều ta may mắn có được hơn người khác như là ngoại hình, sắc đẹp, thì càng có lí do để ta trở thành những con người khiêm tốn thay vì tự phụ. Bởi những điều phù phiếm như vật chất hay sắc đẹp chỉ là phù du, có thể phai mờ theo năm tháng và thậm chí mất bất cứ lúc nào. Ta phải hiểu quy luật đó và hiểu rằng những điều ta có không phải là vĩnh cửu, đừng lấy những điều đó để tự cho mình được quyền hơn người khác, làm người phải hiểu mình là ai và biết khiêm tốn đúng mực. Mặt khác, con người phải biết sống khiêm tốn mới là một con người hòa đồng, dễ gần và gây thiện cảm cùng sự yêu mến từ mọi người. Người khiêm tốn sẽ không chê bai người khác và khiến họ tổn thương về sự thiếu sót của bản thân mình. Điều này không chỉ có ý nghĩa cho chính người đó mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Thử tưởng tượng một xã hội toàn là sự tự phụ của những kẻ phù phiếm thì đó nhất định là một xã hội ngột ngạt đáng chê.
Khiêm tốn thì không thể tạo ra con người vĩ đại nhưng nếu không có khiêm tốn, mãi mãi sẽ không thể vĩ đại. Lòng khiêm tốn khiến cho người ta không chỉ được yêu quý mà còn được tôn trọng bởi xã hội công nhận lòng khiêm tốn như là một trình độ văn hóa học thức cao siêu. Giống như Ngạn Ngữ Anh có câu: “Tri thức làm ta khiêm tốn, ngu si làm ta kiêu ngạo”. Chỉ những người có trình độ mới có thể tỏ ra khiêm tốn đúng mực khi được người khác rất mực ca ngợi. Đặc biệt hơn, những người khiêm tốn luôn có tư tưởng muốn tiếp tục phấn đấu để được trở nên hoàn thiện hơn vì với họ, mọi điều vẫn là chưa đủ tốt, họ biết mình chưa hoàn hảo và cần tiếp tục bồi đắp. Nếu một xã hội toàn những con người như vậy thì sẽ là một xã hội liên tục phát triển và đi lên.
Sự khiêm tốn phải xuất phát từ sự chân thành tự trong tim, không phải là vỏ bọc bên ngoài cho sự khoe mẽ về trình độ hay sự kiêu căng. Đồng thời, mọi người cũng cần phân biệt rõ ràng khiêm tốn và tự ti, khiêm tốn là sự khiêm nhường biết mình biết ta còn tự ti chỉ là sự hèn nhát, yếu đuối và không thể hiểu rõ về bản thân mình.
Bài viết số 2
Đức tính khiêm nhường là một điều thật lạ lùng. Ngay giây phút bạn nghĩ bạn đã đạt được nó, thì cũng ngay giây phút đó, bạn đã đánh mất nó”.
Có một số người hiểu lầm, cho rằng khiêm nhường có nghĩa là xem mình là thấp kém, là không đáng kể, cho mình chỉ là “cái thảm chà chân” để mọi người khác dẫm lên trên. Nếu có một người luôn miệng nói rằng: “Ôi, tôi chẳng là ai cả. Đừng quá quan tâm tới tôi”, thì người này, thoạt tiên chúng ta tưởng như một người khiêm nhường, nhưng thực ra, đây là một người kiêu ngạo ngầm bên trong.
Vì khi một người luôn miệng tự tuyên bố rằng “tôi chẳng là ai cả”, “tôi chẳng có tài cán gì cả”, thì người đó muốn được người khác chú ý đến “sự hạ mình” của mình. Người đó muốn những người chung quanh khen ngợi mình là một người khiêm nhường và dĩ nhiên, đây không phải là một thái độ khiêm nhường đúng nghĩa.
Người khiêm nhường đúng nghĩa là người trung thực với chính bản thân mình và trung thực với những người chung quanh. Một người khiêm nhường thực sự có nhận định trung thực về giá trị bản thân của mình, công nhận những ưu điểm và cũng như những khuyết điểm nào mà mình có. Nhưng quan trọng hơn thế nữa, người khiêm nhường cũng nhìn nhận giá trị của người khác. Qua thái độ nhìn nhận giá trị người khác, người khiêm nhường thực sự bày tỏ sự tôn trọng và lòng quan tâm đến quyền lợi, nhu cầu, sự an ninh và niềm hạnh phúc của người xung quanh mình, đặt những điều này lên trên quyền lợi, nhu cầu, sự an ninh và niềm hạnh phúc của chính bản thân mình.
Một người khiêm nhường đúng nghĩa, không cần phải tự hạ bệ mình xuống, không cần phải đánh giá thấp về chính bản thân mình. Một người khiêm nhường thực sự không bận rộn nói về mình, khoe về sự hạ mình qua những câu như “tôi chẳng ra gì”, “tôi chẳng có tài cán chi”, nhưng người đó thường bày tỏ sự quan tâm đến người chung quanh, lắng nghe những nhu cầu và nguyện vọng của người khác, cũng như tạo ra những dịp tiện hay nhường lại những cơ hội để người khác có thể thăng tiến.
Người khiêm nhượng thực sự không quan tâm lắm đến việc xem xét mình đã đạt đến mức độ nào trong nấc thang khiêm nhường, cũng không bận rộn nói về chính mình hay khoe khoang về thái độ khiêm nhường của mình.
Khiêm nhường là sẵn sàng bước xuống, để nhường cho người khác có thể bước lên, như Kinh Thánh có diễn tả: “Đừng làm việc gì để thỏa mãn tham vọng cá nhân hoặc tự đề cao, nhưng hãy khiêm tốn, coi người khác hơn mình” (Phi-líp 2:3).
Khiêm nhượng không có nghĩa là yếm thế, nhu nhược, nhưng hoàn toàn ngược lại, người khiêm nhượng có tấm lòng can đảm, hào hiệp và sẵn sàng hy sinh cho tha nhân.
Khiêm nhường không dính líu gì đến địa vị hay cấp bậc của một người trong xã hội. Một người ở địa vị thấp kém vẫn có thể kiêu ngạo, và ngược lại, một nhà học giả uyên bác vẫn có thể rất khiêm nhường, bởi vì khiêm nhường không phải là tự hạ bệ mình xuống, nhưng là biểu hiện của sự tôn trọng và lòng quan tâm đến với tha nhân.
Khiêm nhường đi song hành với tình yêu thương, hay nói một cách khác, quý vị và tôi không thể yêu thương một người mà đồng thời lại lên mình, kiêu ngạo, lấn lướt người đó được, như sứ đồ Phao-lô có trình bày: “Tình yêu hay nhẫn nại, nhân từ; tình yêu chẳng ghen tị, khoe mình hay kiêu căng”
Bài viết số 3
Một bông hoa sẽ trở nên đẹp đe trước mắt người đọc khi nó tỏa ngát hương thơm với những màu sắc và vẻ đẹp tượng trưng của mình, và một con người thật sự trở nên là đẹp trước mắt người khác khi con người đó tồn tại nhiều đức tính tốt hơn là xấu. Không ai trong chúng ta không có tật xấu cả trừ những người vĩ đại như Bác Hồ. Thế nên người được coi là đẹp khi có nhiều đức tính tốt hơn và tật xấu thì phải hạn chế được. Một trong những đức tính tốt làm nên vẻ đẹp tâm hồn của con người đó chính là đức tính khiêm nhường.
Trước hết là tính khiêm nhường trong mối quan hệ của anh chị em trong gia đình. Bố mẹ thì luôn là người hi sin nhận phần khó phần thiệt phần vất vả về mình để cho ta những cái dễ rồi còn những anh chị em trong một gia đình thì thế nào?. Có thể nói chị em trong gia đình nếu có đức tính khiêm nhường thì những người ấy sẽ luôn luôn đặt mình nhỏ hơn và kém hơn anh chị em của mình. Cũng vì thế mà chúng ta học tập được từ những người mình cho là hơn mình những phẩm chất hay bất cứ những thứ gì bản thân mình không có. Nói về khiêm nhường của anh chị em trong nhà dân gian có câu “chị em lọt sàng thì cũng xuống nia”. Câu nói ấy nói lên được sự khiêm nhường của những anh chị em trong gia đình mặc dầu không có được những cái lợi trong tay mình nhưng chị em mình lại được người máu mủ với mình chứ có phải người dưng đâu mà tiếc. Chính vì thế trong mối quan hệ gia đình cũng rất cần những con người có tính khiêm nhường yêu thương lẫn nhau. Nếu như không có đức tính ấy thì những người trong tranh giành nhau mà đấu đá nhau.
Khiêm nhường có thể được hiểu là một đức tính tốt của con người mà nó thể hiện được sự nhường nhịn trong con người. Cắt nghĩa từng từ một ta thấy khiêm có nghĩa là khiêm tốn, nhường có nghĩa là nhường nhịn. Vì thế khiêm nhường có nghĩa là khiêm tốn và nhường nhịn trong các mối quan hệ, không tự đánh giá cao bản thân mình và cũng không khoe khoang. Nói tóm lại khiêm nhường chính là không tranh giành sự hơn kém với người khác, khiêm tốn không ba hoa hay khoe khoang và đồng thời cũng là nhường nhịn sẵn sàng cho họ ý nghĩ là hơn mình. Nói về tính khiêm nhường trong cuốn Nhật Ký về Lòng Thương Xót của Thánh Nữ Faustina Kowalska, Chúa Giêsu nói với Thánh Nữ về nhân đức khiêm nhường: “Con hãy đem đến Ta các tâm hồn hiền hòa, khiêm tốn và những tâm hồn trẻ thơ. Hãy nhận chìm họ vào đại dương Thương Xót của Ta. Những tâm, hồn này giống Trái Tim hơn hết. Họ tăng nghị lực cho Ta để Ta bước vào cơn hấp hối đau thương. Ta thấy họ như những Thiên Thần trần thế, chầu chực quanh các bàn thờ của Ta. Ta đổ tràn trên họ những dòng thác lũ ân sủng. Duy chỉ những tâm hồn khiêm nhường mới có khả năng đón nhận ân huệ của Ta. Ta đặc biệt tín nhiệm nơi những tâm hồn đó. ”
Không những thế mà chúng ta còn phải duy trì tính khiêm nhường với những người xung quanh ta kể cả những người không cùng dòng máu không cùng dân tộc. Chúng ta những người con Việt Nam thì cần phải có đức tính ấy. Bởi vì người dân Việt Nam ta sống rất trọng chữ tình mà khiêm nhường là một đức tính khiến cho ta giữ lại những cái tình trong nhau. Có thể nói rằng khiêm nhường được thể hiện rất rõ trong mối quan hệ xã hội mặc dù không phải là thân thiết hay máu mủ. học cùng với nhau trong một lớp thì dẫu biết mình giỏi đứng đầu lớp thế nhưng nếu là người biết khiêm nhường thì chúng ta sẽ vẫn thấy mình còn rất nhỏ bé, và cần phải học ở những bạn khác nhiều điều. Thật vậy việc mình xếp tên đầu bảng những lĩnh vực mình giỏi không có nghĩa là mình hơn người ta tất cả. biết đâu rằng kiến thức thì ta hơn nhưng kĩ năng sống lại không bằng họ. Chính vì thế mà ta nên học hỏi ở họ giữ một sự khiêm nhường nhất định không nên tự đánh giá mình quá cao mặc cho người ta cũng biết mình giỏi rồi. Tấm gương của đức tính khiêm nhường của chúng ta phải kể đến Bác Hồ. Người là hội tụ đầy đủ nhất những đức tính tốt đẹp của dân tộc ta. Người không những giản dị mà còn rất khiêm nhường. người tìm ra con đường cách mạng cho Việt Nam nhưng Người không hề cảm thấy mình giỏi giang gì so với người khác, luôn luôn nhường cho những người có khả năng lãnh đạo để thay mình.
Bài viết số 4
Khiêm nhường là từ ghép của khiêm tốn và nhường nhịn. Đó là thái độ không tự đề cao mình, luôn học hỏi ở người khác, biết kính trên nhường dưới. Nghĩa của khiêm nhường còn được hiểu như một bản chất tốt phải có trong cách đối nhân xử thế giữa người và người.
Tại sao cần phải có đức tính khiêm nhường?
Khiêm nhường gây được thiện cảm với người xung quanh, tạo nên mối quan hệ gần gũi, thân thiện. Một học sinh khiêm nhường sẽ tập hợp được sức mạnh trí tuệ quanh bạn giúp việc học tập tốt hơn, đẩy mạnh các phong trào trong lớp.
Người biết khiêm nhường sẽ học tập được nhiều điều hay của người khác. Nghe nhiều hơn nói là hành động khéo léo của người khôn ngoan. Người không khiêm nhường, tự cao tự ái, khiêu ngạo sẽ khó thành công trong công việc, không chịu học hỏi bất cứ ai. Từ đó kiến thức sẽ bị thu hẹp nẩy sinh thành kiến, đố kị và dẫn đến thất bại.
Khiêm nhương là một những phẩm chất cao quý trong xã hội ngày nay mà Bác Hồ đã dạy thiếu niên Việt Nam: khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Đó là hướng phấn đấu của thế hệ chúng ta trong quá trình thế giới tiếp thu tri thức tiên tiến, nâng cao trình độ để xây dựng đất nước thành công, khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, mặc cảm coi mình bé nhỏ tầm thường.
Rèn luyện đức khiêm nhường ta phải làm gì?
Luôn phải biết lắng nghe và học hỏi những điều hay và làm giỏi hơn nói. Sống chan hòa, cởi mở với mọi người, trân trọng việc làm của người khác dù đó không phải là những điều đáng học tập, dù là nhỏ bé. Luôn thấy mình chưa xứng đáng với sự cống hiến cho cả đời, cho công việc mà cần phải học tập và làm việc nhiều hơn nữa.
Khiêm nhường là phẩm chất đáng quý của con người mà chúng ta phải rèn luyện thường xuyên để dễ thành công trên đường đời. Kính trên nhường dưới, luôn học hỏi ở mọi người là biểu hiện cụ thể của đức tính khiêm nhường.
Bài viết số 5
Một bông hoa sẽ trở nên đẹp đe trước mắt người đọc khi nó tỏa ngát hương thơm với những màu sắc và vẻ đẹp tượng trưng của mình, và một con người thật sự trở nên là đẹp trước mắt người khác khi con người đó tồn tại nhiều đức tính tốt hơn là xấu. Không ai trong chúng ta không có tật xấu cả trừ những người vĩ đại như Bác Hồ. Thế nên người được coi là đẹp khi có nhiều đức tính tốt hơn và tật xấu thì phải hạn chế được. Một trong những đức tính tốt làm nên vẻ đẹp tâm hồn của con người đó chính là đức tính khiêm nhường.
Khiêm nhường có thể được hiểu là một đức tính tốt của con người mà nó thể hiện được sự nhường nhịn trong con người. Cắt nghĩa từng từ một ta thấy khiêm có nghĩa là khiêm tốn, nhường có nghĩa là nhường nhịn. Vì thế khiêm nhường có nghĩa là khiêm tốn và nhường nhịn trong các mối quan hệ, không tự đánh giá cao bản thân mình và cũng không khoe khoang. Nói tóm lại khiêm nhường chính là không tranh giành sự hơn kém với người khác, khiêm tốn không ba hoa hay khoe khoang và đồng thời cũng là nhường nhịn sẵn sàng cho họ ý nghĩ là hơn mình. Nói về tính khiêm nhường trong cuốn Nhật Ký về Lòng Thương Xót của Thánh Nữ Faustina Kowalska, Chúa Giêsu nói với Thánh Nữ về nhân đức khiêm nhường: “Con hãy đem đến Ta các tâm hồn hiền hòa, khiêm tốn và những tâm hồn trẻ thơ. Hãy nhận chìm họ vào đại dương Thương Xót của Ta. Những tâm, hồn này giống Trái Tim hơn hết. Họ tăng nghị lực cho Ta để Ta bước vào cơn hấp hối đau thương. Ta thấy họ như những Thiên Thần trần thế, chầu chực quanh các bàn thờ của Ta. Ta đổ tràn trên họ những dòng thác lũ ân sủng. Duy chỉ những tâm hồn khiêm nhường mới có khả năng đón nhận ân huệ của Ta. Ta đặc biệt tín nhiệm nơi những tâm hồn đó. ”
Vậy thì khiêm nhường được thể hiện như thế nào trong cuộc sống hiện nay. Có thể nói rằng trong cuộc sống hiện nay thì khiêm nhường biểu hiện rất rõ qua tính cách của một con người và cũng chính vì thế mà qua các mối quan hệ nó lại càng được thể hiện rõ ràng hơn.
Trước hết là tính khiêm nhường trong mối quan hệ của anh chị em trong gia đình. Bố mẹ thì luôn là người hi sin nhận phần khó phần thiệt phần vất vả về mình để cho ta những cái dễ rồi còn những anh chị em trong một gia đình thì thế nào?. Có thể nói chị em trong gia đình nếu có đức tính khiêm nhường thì những người ấy sẽ luôn luôn đặt mình nhỏ hơn và kém hơn anh chị em của mình. Cũng vì thế mà chúng ta học tập được từ những người mình cho là hơn mình những phẩm chất hay bất cứ những thứ gì bản thân mình không có. Nói về khiêm nhường của anh chị em trong nhà dân gian có câu “chị em lọt sàng thì cũng xuống nia”. Câu nói ấy nói lên được sự khiêm nhường của những anh chị em trong gia đình mặc dầu không có được những cái lợi trong tay mình nhưng chị em mình lại được người máu mủ với mình chứ có phải người dưng đâu mà tiếc. Chính vì thế trong mối quan hệ gia đình cũng rất cần những con người có tính khiêm nhường yêu thương lẫn nhau. Nếu như không có đức tính ấy thì những người trong tranh giành nhau mà đấu đá nhau.
Không những thế mà chúng ta còn phải duy trì tính khiêm nhường với những người xung quanh ta kể cả những người không cùng dòng máu không cùng dân tộc. Chúng ta những người con Việt Nam thì cần phải có đức tính ấy. Bởi vì người dân Việt Nam ta sống rất trọng chữ tình mà khiêm nhường là một đức tính khiến cho ta giữ lại những cái tình trong nhau. Có thể nói rằng khiêm nhường được thể hiện rất rõ trong mối quan hệ xã hội mặc dù không phải là thân thiết hay máu mủ. học cùng với nhau trong một lớp thì dẫu biết mình giỏi đứng đầu lớp thế nhưng nếu là người biết khiêm nhường thì chúng ta sẽ vẫn thấy mình còn rất nhỏ bé, và cần phải học ở những bạn khác nhiều điều. Thật vậy việc mình xếp tên đầu bảng những lĩnh vực mình giỏi không có nghĩa là mình hơn người ta tất cả. biết đâu rằng kiến thức thì ta hơn nhưng kĩ năng sống lại không bằng họ. Chính vì thế mà ta nên học hỏi ở họ giữ một sự khiêm nhường nhất định không nên tự đánh giá mình quá cao mặc cho người ta cũng biết mình giỏi rồi. Tấm gương của đức tính khiêm nhường của chúng ta phải kể đến Bác Hồ. Người là hội tụ đầy đủ nhất những đức tính tốt đẹp của dân tộc ta. Người không những giản dị mà còn rất khiêm nhường. người tìm ra con đường cách mạng cho Việt Nam nhưng Người không hề cảm thấy mình giỏi giang gì so với người khác, luôn luôn nhường cho những người có khả năng lãnh đạo để thay mình.
Như vậy qua đây ta có thể thấy đức tính khiêm nhường là một đức tính tốt và bản thân mỗi người cần xây dựng và gìn giữ nó. Những người có đức tính tốt đẹp này thì thường được mọi người không những yêu quý mà còn rất nể phục. Bởi vì họ có tinh thần học hỏi cao và những người như thế thường rất là tốt. Như vậy còn ngần ngại gì nữa mà không xây dựng đức tính đó cho mình?.