5 bài văn nghị luận lòng tự trọng

Bài văn số 1   Lòng tự trọng được hiểu sâu sa có nghĩa là ngay thẳng; đứng đắn; không làm những điều sai; trái với luân thường đạo lí. Lòng tự trọng là biểu …

Bài văn số 1

 

Lòng tự trọng được hiểu sâu sa có nghĩa là ngay thẳng; đứng đắn; không làm những điều sai; trái với luân thường đạo lí. Lòng tự trọng là biểu trưng cho lối sống khuôn phép; có chừng mực; có thiên lương; đạo đức cao đẹp.Đặt trong mỗi hoàn cảnh khác nhau lòng tự trọng lại có những biểu hiện khác nhau. Đó là biết tự giác nhận lỗi chịu trách nhiệm về những sai trái của bản thân; là nghiêm khắc tự kiểm điểm và rút ra bài học trước tập thể; là sống gần những điều xảo trá đen tối; bị kẻ xấu lôi kéo dụ dỗ nhưng vẫn trong sạch; ngay thẳng; không bị ảnh hưởng tác động bời thói hư tật xấu. Lòng tự trọng còn là ý thức xây dựng tập thể; tuân thủ mọi khuôn phép, xử xự có văn hóa; không ngại và đùn đẩy việc khó nhọc; là luôn biết giữ gìn phẩm giá liêm trực; trí công vô tư dù ở trong bất kì hoàn cảnh nào. Lòng tự trong còn được thể hiện qua nếp sống nề nếp; gia phong như ông bà ta từng răn dạy: “Đói cho sạch, rách cho thơm. Dù hành động gì cũng phải biết trước biết sau xử xự cho đúng đắn. Tùy vào từng ngữ cảnh cụ thể mà lòng tự trọng lại có những biểu hiện hết sức đa dang.Lòng tự trọng là đức tính quý báu của mỗi con người, có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc. Lòng tự trọng cho con người quan điểm lập trường vững vàng để không bị kẻ xấu xa lừa gạt; lôi kéo. Người có lòng tự trọng sẽ luôn thanh cao; đứng đắn; trong sạch và không bao giờ đặt lợi ích vật chất lên trên con người; không vì chút hờn ghen đố kị chút lòng tham nhỏ nhoi mà đánh mất đi giá trị bản thân của nhân cách. Lòng tự trọng tạo nên uy tín; tạo nên sức mạnh tiềm ẩn thôi thúc mỗi con người hành động và chiến thắng. Hay nói chung lại lòng tự trọng là kim chỉ nam cho ứng xử cho mỗi cá nhân; từ đó cá nhân sẽ được mọi người yêu quý; kính trọng; noi gương; để lại tiếng thơm muôn đời.Đối với xã hội lòng tự trọng lại càng có vị thế nhất định. Lòng tự trọng tạo nên nghị lực để con người ta vượt qua khó khăn; đói nghèo; không ngừng phát triển. Lòng tự trọng đẩy lùi được biết bao tệ nạn: ma túy; trộm cắp; lừa đảo. Lòng tự trọng đã và đang gìn giữ truyền thống; đạo đức tốt đẹp của cộng đồng; dựng xây đất nước ngày một văn minh; giàu đẹp và phát triền hơn.Trong lịch sử hào hùng của dân tộc ta có biết bao nhiêu vị tướng là biểu tượng cao đẹp cho lòng tự trọng, đó là Cao Bá Quát; là anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản; Phạm Ngũ Lão hay thái sư đáng kính Trần Thủ Độ. Nhắc đến Trần Thủ Độ ta nào có thể quên câu chuyện chặt ngón chân người thân xin chức tước và bán thưởng hậu hĩnh cho người đã tố cáo mình. Những giai thoại về tính chính trực liêm minh của ông thật ít người có thể sánh cùng.Xa hơn một chút nữa chúng ta cùng đến với vị cha già dân tộc Hồ chủ tịch. Người là tấm gương sáng về lòng tự trọng cho bao người noi theo. Dù khó khăn; gian khổ; bị địch nhiều lần dụ dỗ nhưng người cha già áo sờn vai ấy vẫn một mực kiên trung với cách mạng; miệt mài tìm con đường sáng soi giải phóng dân tộc; thống nhất đất nước; làm nên những trang sử vẻ vang cho con cháu Đại Việt.Đi ngược lại với lí tưởng cao đẹp của lòng tự trọng đó là lối sống hèn nhát; ích kỷ. Đó là những con người chỉ biết mưu cầu; nghĩ cho lợi ích cá nhân mà chà đạp lên cộng đồng; những người xung quanh khác. Họ chỉ biết tìm những cái tốt đẹp; nhàn hạ cho bản thân; những khó khăn chồng gai thì phần người; chỉ biết xa hoa hưởng thụ khoái lạc và ỷ lại vào người xung quanh. Đó còn là những con người hơi chút khó khăn thì nhụt chí; thấy khó thì chờn bước; đổ lỗi cho hoàn cảnh khi sai trái và chẳng bao giờ biết chịu hậu quả bởi những hành vi do mình gây ra. Thật đáng chê trách và đáng buồn cho một thế hệ.Tuy nhiên lòng tự trọng đặt vào mỗi hoàn cảnh cụ thể cũng cần có những biểu hiện cho phù hợp. Cương nhu, cứng rắn và mềm mỏng đúng lúc và đúng chỗ. Nếu lúc nào cũng khăng khăng; giữ vững quan điểm đôi lúc sẽ dân tới bảo thủ; khuôn mẫu; dập khuôn; con người sẽ trở nên cứng nhắc; ì ạch; thiếu sáng tạo và không hoàn thiện; phát triển được.Để rèn luyện đức tính tự trọng mỗi chúng ta phải không ngừng học hỏi; không ngừng nỗ lực; phấn đấu từng ngày. Ham học hỏi và tiếp thu ý kiến từ bạn bè; người thân xung quanh; hành động đúng lễ nghi; phép tắc của một người học sinh gương mẫu: nhận lõi khi sai; không gian lận; lừa dối; không xa đọa ăn chơi; giúp đỡ bạn bè;..cố gắng rèn luyện văn hóa thể thao tu dưỡng đạo đức thật tốt ; tích lũy từng ngày chúng ta sẽ trở thành một học trò ngoan; một công dân có ích cho xã hội.Gia đình và nhà trường cũng như cộng đồng cũng nên dành sự quan tâm sát sao hơn đối với con trẻ của mình; lựa chọn những phương pháp giáo dục phù hợp; hiệu quả với tâm sinh lý của các em; tuyên truyền giảng dạy cho các em và mọi người để trở thành người lương thiện; tử tế; người tốt cho cộng đồng.Lúc sinh thời Hồ Chủ Tịch đã từng nói: “Ai cũng có òng tự trọng, tự tin. Không có lòng tự trọng, tự tin là người vô dụng”. Thật đúng như vậy lòng tự trọng là nhân tố thiết yêu trong nhân cách mỗi con người. Có lòng tự trọng là cách bạn khẳng định vị thế bản thân; là cách để giá trị con người trường tồn với thời gian.

Bài văn số 2

Tự trọng là coi trọng và giữ gìn nhân cách, phẩm giá và danh dự của mình. Rèn luyện đức tính tự trọng là một trong những điều tạo nên cho nhân cách một con người.Người có lòng tự trọng là người luôn biết cư xử, hành động, nói năng đúng mực để mọi người đáng giá đúng về mình. Họ biết tự đánh giá những hành vi ứng xử của bản thân và chấp nhận điều chỉnh để hoàn thiện về bản thân. Hơn nữa người có lòng tự trọng sẽ biết đứng lên đẻ bảo vệ chính mình trước dư luận, luôn tự tin, tự chủ. Chính vì thế, người có lòng tự trọng sẽ nhận được sự tôn trọng của những người khác. Họ được giúp đỡ, yêu mến ngay chính trong môi trường sống và làm việc của họ. Điều này rất quan trọng vì không ai có thể sống thành công trong khi sống tách biệt với xã hội.Người có lòng tự trọng luôn tự nguyện làm những việc phải làm, quyết không làm những việc không được làm, không nên làm. Họ tự nhận những gì mình xứng đáng được hưởng, quyết không thụ hưởng những gì không phải là của mình. Vật chất, cũng như tinh thần không đánh cấp thành quả của người khác. Không bao giờ họ chịu sống dựa vào công lao và sự hi sinh của người khác. Họ cũng không để mình phải chịu nổi hổ thẹn vì mặc cảm mình là kẽ hen nhát, kẽ hèn kém hơn người khác không xúng đáng sống bằng người khác…Người có lòng tự trọng luôn là người có lối sống giản dị, khiêm tốn, khoan dung và hiền hòa với mọi người. Biết tôn trọng bản thân, có ý thức tôn trọng người khác, xây dựng những mối quan hệ, tốt đẹp, bền chặt hướng tới lợi ích chung của cộng đồng là lối sóng cần có trong mọi thời đại, nhất là trong cuộc sống hiện nay.Lòng tự trọng không chỉ là phẩm chất tạo nên giá trị cho mỗi người mà còn tác động đến toàn xã hội. Ngày nay có rất nhiều người nhiều việc thể hiện thiếu lòng tự trọng. Học sinh tìm cách quay cóp trong những kỳ thi, sinh viên chép lại luận văn mỗi kỳ thi tốt nghiệp. Ngoài đường người ta đi vào đường ngược chiều hay vược đèn đỏ tự nhiên khi không có bống cảnh sát, người ta đổ rát sang nhà bên cạnh. Nơi công sở người ta làm việc riêng hay dùng điện thoại cơ quan để trò truyện hàng giờ. Nơi công cộng người ta gây phiền hà cho mọi người không có ý thức giữ vệ sinh bảo vệ môi trường.Trong gia đình, nếu thiếu lòng tự trọng,các thành viên không biết tôn trọng lẫn nhau thì làm sao có thể tạo nên những con người tự trọng. Trong xã hội, nếu có quá nhiều người thiếu lòng tự trọng thì không sớm thì muộn cũng đầy những kẻ dối trá, sẵn sàn chà đạp lên nhũng nguyên tắc tốt đẹp giữa người vói người. Hành vi giả dối, lừa gặt sẽ tràn lan trong xã hội. Từ đó làm mất dần đi vai trò và ý nghĩa của các phẩm chất, đức tính tốt đẹp khác ở con người.Sống biết tự trọng con người sẽ không làm những điều dối trá. Tuy người khác không biết nhưng chính mình biết rõ.Chẳng hạn như một học sinh biết tự trọng sẽ không gian dối trong học tập thi cử; một công chức nhà nước biết tự trọng thì biết tự giác hoàn thành nhiệm vụ, không lợi dụng chứa vụ đẻ tư túi; một công dân biết tự trọng sẽ biết tự giác tôn trọng pháp luật; một con người biết tự trọng sẽ không phản bội lòng tin của người khác.Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không biết tự trọng. Đó thường là những người có phẩm chất đạo đức yếu kém, sống ích kỉ, yếu đuối, thiếu tình yêu thương. Vì lợi ích cá nhân, họ sẵn sàng khinh thường, xúc phạm, phỉ báng người khác, làm những việc trái với đạo lí, vi phạm pháp luật. Những người như thế thật đáng chê trách.Tự trọng là ánh sáng lung linh chiếu rọi trong khu vườn đạo đức. Mỗi người hôm nay đều cố gắn rèn luyện lòng tự trọng, phấn đấu tiến lên trên con đường sự nghiệp của mình, gặt hái được thành công mới từng ngày. Để có thành công vững chắc, xứng đáng với thành công, đừng quên nhắc nhở mình phải có lòng tự trọng.

Bài văn số 3

Không gì xây dựng lòng tự trọng và sự tự tin tốt hơn thành tựu. Cái gì không thuộc về mình thì đừng có lấy, đói quá thì đi xin. Đã làm người thì phải có lòng tự trọng. Đó chính là thể hiện lòng tự trọng của con người, trước tự xử sự với minh, sau xử sự với người xung quanh.Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, thời nào cũng đầy ắp lòng tự trọng đó. Ngày nay, với lòng tự hào dân tộc và tự trọng cá nhân, biết bao chiến sĩ vượt qua mọi khó khăn, ngày đêm bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia; biết bao công nhân, nông dân vươn lên làm chủ công nghệ, kỹ thuật mới, để trụ vững, đi lên trong cạnh tranh kinh tế…Nếu có lòng tự trọng người ta sẽ không nghĩ ra mưu ma chước quỷ, dấn sâu vào con đường bán rẻ danh dự cá nhân, đục khoét của Nhà nước, của nhân dân để “vinh thân, phì gia”; sẽ không có chuyện khai man lý lịch, mua bán bằng cấp, để được đề bạt, lên lương…Nếu có lòng tự trọng thì chắc ràng người thầy thuốc sẽ rất ngượng ngùng khi có tiền “lót tay” mới khám chu đáo và chăm sóc tận tình người bệnh; sẽ không có chuyện đang tâm ăn chặn tiền cứu trợ lũ lụt, tiền trợ cấp người nghèo, người có công, tiền chống dịch…Nếu có lòng tự trọng, chắc rằng những người quyền cao chức trọng, khi không hoàn thành nhiệm vụ, thậm chí sai lầm, sẽ xin từ chức, xin miễn nhiệm, chứ không chờ đán tổ chức phải ra quyết định miễn nhiệm.Người có lòng tự trọng là không tự dối mình, dối trên lừa dưới, cái tốt phô ra, xấu xa đậy lại. Lòng tụ trọng của con người bình thường đã rất quan trọng, bởi đó là danh dự cá nhân. Nếu không có lòng tự trọng, người ta có thể làm bất cứ việc gì mà họ muốn miễn là có lợi cho mình, dù có hại người, thậm chí hại nước hại dân như đã và đang xảy ra hàng ngày xung quanh ta.Hãy luôn coi trọng phát huy những phẩm đức tốt đẹp của con người, mà lòng tự trọng của con người là một trong những phẩm đức quan trọng, cần được nhận thức đúng, cần được rèn luyện và hoàn thiện nó ở mỗi con người

Bài văn số 4

Tự trọng là một trong những phẩm chất làm nên giá trị của con người. Là con người, nếu không biết tự trọng thì không thể nhận ra giá trị của mình, của người khác.Vậy tự trọng là gì ? Thiết nghĩ, tự trọng chính là lòng tự quý mình, tự coi mình có giá trị. Trong vũ trụ, chỉ riêng loài người biết mình có đời sống tinh thần mà vượt lên trên hết mọi vật, biết phân biệt được đúng – sai, xấu – tốt, thiện – ác, hay – dở, biết hướng mình về chỗ đúng, chỗ thiện ấy mà phấn đấu vượt lên mọi khó khăn, làm đẹp cho cuộc đời. Con người cũng biết dùng ý chí và nghị lực để tự do chọn lấy hướng hành động ở đời, biết cách lợi dụng, phát triển khả năng cá nhân mình. Con người biết rằng mình có những ưu điểm nói trên, tự nhiên nhận ra được giá trị của mình và sinh lòng tự tôn, tự trọng.Lòng tự trọng là một tính tốt. Tự trọng không giống với tự kiêu, tự đắc bởi tự kiêu, tự đắc là một tính xấu. Nhiều kẻ quá ỷ vào sự thông minh của mình hay quá ảo tưởng, đề cao chút tài năng của cá nhân mình rồi coi thường, coi khinh người khác. Đó là lòng tự kiêu, tự đắc. Lòng tự trọng, trái lại thường đí đôi với đức nhân hậu, tính khiêm nhường. Cho nên người có tự trọng không hề cố ý làm việc hay nói những câu nói làm hạ thấp phẩm giá mình đi ; nhưng cũng không quá đề cao cá nhân mình mà xem thường người khác. Người có lòng tự trọng luôn luôn biết nhìn vào lương tâm, vào “con người lí tưởng” của chính mình, cẩn thận từng li, không bao giờ để một chút hạ thấp hay đề cao bản thân mình. Giữ được như thế, khó lắm thay.

 

Lòng tự trọng cũng khác với tính tự ái, mặc dù nhìn bề ngoài thì chúng có vẻ gần gũi. Tự ái là tự yêu mình quá, tự đánh giá cao mình, không chấp nhận những góp ý dù là chân tình, đúng đắn của người khác. Hễ ai nói haỵ góp ý cho mình, dù là đúng, nhưng tính tự ái làm cho bản thân không chịu tiếp thu.Lòng tự trọng là một động cơ cực kì quan trọng trong đời sống cá nhân và xã hội. Đối với cá nhân, vì biết tự trọng, nên kìm hãm được biết bao ham muốn cá nhân hay hành động tầm thường ảnh hưởng đến nhân cách. Người xưa có câu : “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Đấy là sự đánh giá cao yếu tố tinh thần, coi nhẹ sự cám dỗ của vật chất. “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Đó chẳng phải là phương châm sống tự trọng hay sao ? Tự trọng không phân biệt người giàu kẻ nghèo, không phân biệt người lớn hay bé, già hay trẻ. Những kẻ giàu có, chức trọng quyền cao mà xu nịnh, khom lưng uốn gối – kẻ đó đâu có lòng tự trọng ? Có thể có người nghèo nhưng lòng tự trọng rất cao. Lão Hạc từ chối sự giúp đỡ của vợ chồng ông giáo, từ chối một cách hách dịch chỉ vì lão có lòng tự trọng rất cao. Lão thà chịu chết chứ nhất quyết không làm bậy. Nhân vật ông Hai trong truyện Làng của Kim Lân là người đầy lòng tự trọng, tự hào về danh dự của làng. Chính vì thế khi nghe tin làng mình là làng Việt gian, ông không dám đi đâu, một mình âm thầm đau khổ. Mãi đến khi được cải chính, ông Hai vui mừng đi khoe tất cả mọi người, khoe cả việc nhà mình bị đốt nhẵn mà không tỏ ra tiếc của.Người có lòng tự trọng là người biết gắng sức làm nảy nở các khả năng tinh thần để xứng đáng là một Con Người. Người tự trọng là người không chịu hãm mình trong vòng ngu dốt, cũng không chịu để cho lương tâm hay đời sống tình cảm khô khan, nghèo nàn, tối tăm, thô bạo.Người có lòng tự trọng là người có đủ nghị lực làm chủ được nội tâm, khiến cho những tình cảm được thể hiện ra đúng chỗ, đúng lúc, phù hợp với đối tượng và không mất thăng bằng. Người tự trọng là người biết tự rèn luyện để ứng phó với cuộc đời nhưng luôn giữ mình theo phương châm sống : “Giàu sang không đắm đuối say mê ; nghèo hèn không thất tiết, đổi lòng ; gặp kẻ mạnh không chịu uốn gối khom lưng”. Tóm lại, người tự trọng là người đứng trước mọi biến cố ở đời đều có cách cư xử hợp đạo lí, hợp lương tâm. Chẳng những mình không hổ thẹn, mà con cháu có quyền ngẩng cầo đầu tự hào.Đối với mọi người trong xã hội, người tự trọng là cẩn thận trong lời nói, cử chỉ, không a dua, xiểm nịnh cũng không cậy quyền, hống hách, biết giữ lòng trung thực, hoà nhã, kính cẩn, coi trọng người khoẻ mà khồng hà hiếp kẻ yếu, thà chịu chết còn hơn để mất phẩm giá của mình.Phải biết tự trọng ! Đó là một điều cần thiết trong lẽ sống đối với bản thân ta và đối với hết thảy mọi người !

Bài văn số 5

 Theo từ điển Tiếng Việt, “tự trọng” là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, là ý thức coi trọng giá trị bản thân. Người có lòng “tự trọng” là người luôn biết bản thân mình là ai, mình sinh ra trên cuộc đời này để làm gì?. Điều đó được biểu hiện ở chỗ, bạn biết bản thân mình có những điểm mạnh, điểm yếu nào từ đó bạn biết cách phát huy điểm mạnh và luôn cố gắng tìm cách khắc phục điểm yếu.Đối với lứa tuổi học sinh ở lứa tuổi từ 16 – 18, tâm lý luôn muốn được làm người lớn, muốn khẳng định bản thân mình thì việc tu dưỡng lòng “tự trọng” là vô cùng quan trọng. Để làm được điều đó, trước hết bạn cần cố gắng giữ gìn các phẩm chất đạo đức, luôn tôn trọng thầy cô và giữ mối quan hệ hòa nhã với bạn bè. Đặc biệt, bạn luôn phải trung thực với chính bản thân mình và những người xung quanh. Tuyệt đối không được quay cóp, gian lận trong khi làm bài kiểm tra, bởi nếu bị thầy cô phát hiện bạn đã tự mình đánh mất đi lòng tự trọng của chính mình.Trong học tập, bạn cần nỗ lực cố gắng tìm tòi, học hỏi để bổ sung và hoàn thiện kiến thức, hơn nữa bạn cần đặt ra cho mình mục tiêu phấn đấu và lập kế hoạch để đạt được mục tiêu đó, dù khó khăn cũng không được nản trí. Đó chính là cách bạn khẳng định bản thân. Trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè, bạn cần giữ thái độ lễ phép và từ tốn. Dù người khác có nói sai thì bạn cũng không được cắt ngang lời hoặc có những lời lẽ xúc phạm, nếu bạn nghĩ mình làm điều đó để thể hiện cái tôi của mình thì bạn đã sai rồi, ngược lại những người xung quanh bạn sẽ nghĩ bạn thiếu tôn trọng họ và bạn sẽ làm mất hình ảnh của chính mình.Người có lòng tự trọng luôn biết cách nhận lỗi và tìm cách sửa chữa sai lầm. Nếu bạn làm điều gì đó có lỗi với bố mẹ, bạn bè hoặc những người xung quanh, hãy nói lời xin lỗi họ và hứa lần sau sẽ không tái phạm. Đó cũng là cách bạn khẳng định giá trị bản thân. Nếu bạn né tránh hoặc đổ lỗi cho người khác, mọi người sẽ không coi trọng bạn bởi vì bạn dám làm nhưng không dám nhận, đó là hành vi hèn nhát. Bên cạnh việc cố gắng trong học tập, bạn cần biết cách hài hòa các mối quan hệ xung quanh bằng việc nói được, làm được và giúp đỡ người khác trong khả năng có thể bằng những hành động đơn giản như chào hỏi lễ phép, nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, nói lời xin lỗi khi làm người khác phải suy nghĩ. Bởi nếu bạn làm được điều đó, mọi người sẽ luôn nhìn nhận bạn là một người tốt, họ sẽ tôn trọng và quý mến bạn. Điều đó có nghĩa là bạn đã xây dựng được hình ảnh bản thân trong mắt của những người xung quanh.Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu quả. Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều người yêu mến. Để làm được điều đó, bản thân mỗi người phải luôn nỗ lực, phấn đấu trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Leave a Comment