5 bài văn nghị luận ô nhiễm nguồn nước

Bài văn số 1 Ngày nay, vấn đề về ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Chúng ta có thể dễ dàng để bắt gặp những hình ảnh về môi trường …

Bài văn số 1

Ngày nay, vấn đề về ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Chúng ta có thể dễ dàng để bắt gặp những hình ảnh về môi trường bị ô nhiễm ngay chính xung quanh chúng ta và điều này khiến cho chúng ta phải suy nghĩ.Trước hết là tình trạng quy hoạch các đô thị chưa thể gắn liền với vấn đề vê xử lý chất nước thải cho nên ô nhiễm ở các thành phố lớn, ở các khu công nghiệp và nhất là khu đô thị cũng đang ở mức báo động.Trong tổng số 183 khu công nghiệp ở trong cả nước thì đã có tới 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý về nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng từ 60 tới 70 chất thải rắn đã được thu gom, cơ sở hạ tầng chưa thoát nước và xử lí nước thải cho nên chất thải vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết là lượng nước thải đều đổ thẳng ra sông.Ví dụ điển hình của việc xả nước thải không ai không biết đó là con sống Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất từ nhà máy thải ra của công ti bột ngọt suốt 14 năm trời. Con sông đã bị ô nhiễm nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân xung quanh. Hay việc ô nhiễm hồ Hoàn Kiếm, là một biểu tượng cho nền văn hóa dân tộc.Đầu tiên đó là do sự thiếu ý thức của nhiều người dân, đặc biệt là tầng lớp giới trẻ. Họ có thể vứt rác bừa bãi khi đã ăn xong rồi thải nước lung tung khi cho rằng bảo vệ môi trường chỉ có trách nhiệm của nhà nước chứ không phải của mình. Hành động tuy nhỏ nhưng nếu góp lại thì rất to, làm ảnh hưởng tới môi trường công cộng.Một nguyên nhân đáng kể tới đó là do sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Họ thường đặt mục tiêu lợi nhuận đầu tiên cho nên có không ít các doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, làm ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường cho nên cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường ngày càng tiếp diễnNhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường này. Điển hình đó là làng un thư ở Thạch Sơn Phú thọ có hàng trăm người chết vì căn bệnh ung thư quái ác mà nguyên nhân đó là dò dùng nguồn nước thải đang bị ô nhiễm.Cạn kiệt về tài nguyên sinh vật là một trong những hậu quả không thể tránh được khi môi trường bị ô nhiễm. Các rặng san hô ở phía cửa sông cũng như là các vùng nước lợ đang dần biến mất. Hiện tượng về thủy triều cũng xuất hiện ở Ninh Thuận, Khánh Hòa.Từ cách hiểu trên ta thấy ô nhiễm môi trường có nhiều tác hại. Có rất nhiều ví dụ về ô nhiễm môi trường trong những năm gần đây. Theo ước tính của những nhà khí tượng thủy văn, hằng năm trên Biển Đông có tới 9 đến 10 cơn bão hoạt động và 3 đến 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, hiện tượng sa mạc hóa ở ven biển miền Trung đang diễn ra ngày càng nhanh chóng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của người dân. Nghiêm trọng nhất chính là việc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long của nước ta sẽ có thể chìm ngập dưới mực nước biển trong thời gian sắp tới, một vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ, một vựa lúa lớn nhất của nước ta có thể mất đi nếu như ngay từ bây giờ chúng ta không có biện pháp kịp thời để khắc phục. Và còn biết bao những ảnh hưởng khôn lường mà biến đổi khí hậu gây ra đối với người dân Việt Nam.

Bài văn số 2

Hiện nay, đa số các sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, thường là nơi có dân cư đông đúc cũng như tập trung nhiều khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm nghiêm trọng. Phần lướn nước thải trong sinh hoạt ( khoảng 600.000 m3 mỗi ngày và khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông, hồ ở khu vực Hà Nội) và nước thải công nghiệp (khoảng 260.000 m3, trong đó chỉ có khoảng 10% được xử lý) đều không được xử lý mà đổ trực tiếp ra các sông, hồ. Rất nhiều nhà máy cũng như cơ sở sản xuất: lò mổ, các khu công nghiệp, làng nghề, bệnh viện (7000 m3 mỗi ngày, 30% được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải. 2360 con sông, suối dài hơn 10km, hàng nghìn hồ, ao là con số của hệ thống nước mặt Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn nước nêu trên đang bị suy thoái và phá hủy một cách trầm trọng do con người khai thác quá mức và ô nhiễm với mức độ khác nhau. Thậm chí có nhiều con sông, đoạn sông đang “chết” dần. Không những thế, mước độ ô nhiễm môi trường nước đang không ngừng gia tăng do không kiểm soát hiệu quả được nguồn gây ô nhiễm.Vậy, do đâu mà môi trường nước bị ô nhiễm? do đâu mà những con sông đang  bị “bức tử” từng ngày. Trên thực tế, ô nhiễm môi trường nước có thể xuất phát từ nguyên nhân tự nhiên. Các hiện tượng làm giảm chất lượng nước thì đều bị xem là nguyên nhân ô nhiễm nước (mưa, tuyết ta, gió bão, lũ lụt, hoạt động sống cũng như xác của các sinh vật khi chết ngấm vào lòng đất…). Tuy nhiên, nguyên nhân tự nhiên chỉ làm môi trường ô nhiễm ở mức độ nhẹ. Nguyên nhân mà chúng ta cần quan tâm chính là nguyên nhân nhân tạo, là những nguyên nhân xuất phát từ hoạt động của con người. Thứ nhất cần phải kể đến nguồn chất thải từ sinh hoạt và y tế. Mỗi ngày, một lượng lớn rác thải sinh hoạt và y tế thải ra môi trường mà không qua xử lý. Bên cạnh đó, việc dân số nước ta ngày càng tăng (đứng thứ 12 thế giới) dẫn đến lượng rác thải sinh hoạt tăng theo. Dân số tăng nhanh, do đó nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và phát triển kinh tế cũng tăng lên, các nguồn thải tăng, sự ô nhiễm môi trường cũng theo đó mà tăng lên. Nguyên nhân thứ hai là do sử dụng quá mức các loại phân bón cũng như hóa chất độc hại trong nông nghiệp. Hoạt động chăn nuôi gia súc tạo ra các loại chất thải: phân, nước tiểu, thức ăn thừa.. chưa qua xử lí mà đổ trực tiếp vào môi trường. Cùng với đó là các loại hóa chất dùng trong sản xuất nông nghiệp như: thuốc trừ sâu, trừ cỏ, phân bón cho cây trồng. Chúng vừa gây ô nhiễm nguồn nước mặt lại vừa gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Việc người dân sử dụng các loại phân bón, chất hóa học không kiểm soát kỹ càng, dùng quá mức cho phép gấp 3-4 lần. Bên cạnh đó, đa số các vỏ chai thuốc sau khi sử dụng bị vứt bừa bãi làm ảnh hưởng đến chất lượng nước một cách nghiêm trọng. Nguyên nhân cuối cùng  và cũng là nguyên nhân nghiêm trọng nhất chính là nguồn nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp. Khi mà các khu công nghiệp ở nước a mọc lên ngày một nhiều, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng cao. Do đó, lượng chất thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp ngày càng nhiều. Trong khi đó, nhiều khu công nghiệp xả trực tiếp nước thải ra môi trường mà không qua xử lí, gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Hàng loạt các vụ việc về xả thải ra môi trường mà chưa qua xử lí đã được đưa tin trong thời gian gần đây là dấu hiệu đáng báo động cho môi trường nước của Việt Nam. Đặc biệt là vụ xả thải của Formosa làm cá chết hàng loạt tại vùng biển của các tỉnh miền Trung, hay vụ việc Vedan xả thải ra sông Thị Vải năm nào… Hành động của các công ty, nhà máy, xí nghiệp ấy đang từng ngày, từng giờ hủy hoại đi môi trường nước – nguồn sống của con người.

Bài văn số 3

Giữa cuộc sống hối hả chảy trôi với những bộn bề cơm áo, đã có ai dừng lại và lắng nghe tiếng kêu cứu của đại dương, nhìn thấy dòng máu chảy ra từ các thân cây bị đốn hạ, cảm nhận hơi thở yếu ớt của đất mẹ. Thiên nhiên đang gióng lên bức thông điệp “Hãy bảo vệ môi trường!”.Bầu không khí chúng ta đang hít thở, nguồn nước chúng ta đang sử dụng hàng ngày, thiên nhiên của núi rừng, sông suối, nhà cửa, đó chính là môi trường. Môi trường là tất cả những gì bao quanh chúng ta và có ảnh hưởng quan trọng đến sự tồn vong của loài người. “Bảo vệ môi trường” chính là hành động của mỗi người nhằm giúp Trái Đất của chúng ta trong sạch và lành mạnh hơn, giúp con người tránh khỏi nguy cơ đe dọa từ thiên nhiên.Có một nhà văn đã từng phát biểu với đại ý rằng phải mất 180 triệu năm bông hồng mới nở, 380 triệu năm con bướm mới biết bay, nghĩa là môi trường mà chúng ta đang được sống đã phải trải qua một quá trình hình thành lâu dài và khắc nghiệt. Vậy mà, trong những năm gần đây, con người đang làm gì với môi trường? Hàng loạt những vụ chặt rừng, đốt rừng trái phép, những vụ xả thải không đúng quy trình như công ty Formosa, lượng rác thải sinh hoạt trên thế giới lên đến 3,5 triệu tấn mỗi ngày đã gây ra các vấn đề về ô nhiễm đất, nước, đặc biệt là biến đổi khí hậu. Lượng túi nilon khổng lồ không thể phân hủy đã làm gây ra hiệu ứng nhà kính, xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như động đất, sóng thần, hạn hán. Gần đây nhất, Nhật Bản- một nước ôn đới đã trải qua một đợt nắng nóng kỉ lục trong khi Mỹ cũng đang gánh chịu những cơn bão nặng nề nhất trong lịch sử. Ô nhiễm môi trường không chỉ làm cho bức tranh cảnh quan của mỗi đất nước bị mờ đi mà còn làm suy giảm kinh tế, văn hóa- xã hội và hơn hết thúc đẩy nhanh chóng quá trình xóa bỏ sự sống của con người.“Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh.” Vâng, để không bị tan biến, chúng ta- những con người hôm nay đã đang và sẽ không ngừng chung tay xây dựng một môi trường trong lành và bền vững. Vứt rác vào thùng, trồng một chiếc cây nhỏ, nói “không” với bao bì nilon – những hành động nhỏ bé ấy cũng đã tô thêm một chút màu xanh tươi đẹp cho quả cầu sự sống của chúng ta. Hàng năm, Liên Hợp Quốc vẫn tổ chức sự kiện “Ngày Trái Đất” và nhận được sự hưởng ứng từ nhiều quốc gia trên thế giới. Từ đó cũng cho thấy sự nhận thức đúng đắn cũng như quan tâm của con người trước những thảm cảnh thiên nhiên. Ngày càng có nhiều tổ chức phi lợi nhuận, những con người trẻ đầy nhiệt huyết dám đứng lên bảo vệ các loài động vật hoang dã, bảo vệ các vườn nguyên sinh- mái nhà chung của muôn loài động vật.Những hành động của chúng ta, dù lớn hay nhỏ vẫn đang từng ngày níu dài thêm sự sống. Bảo vệ môi trường không phải là quá trình kéo dài chỉ ngày một ngày hai mà là trách nhiệm của mỗi cá nhân trên thế giới này, trong từng việc làm, từng hơi thở và bước đi đều quyết định đến sự tồn vong của Trái Đất. Học sinh cũng có thể đóng góp cho công cuộc này bằng những việc làm nhỏ bé nhưng hết sức ý nghĩa: chăm sóc cây cối xanh tươi của nhà của lớp, vứt rác đúng nơi quy định hay chọn một chiếc xe buýt để di chuyển. Môi trường đôi khi chỉ cần sự yêu thương bằng những việc làm thiết thực như thế, vì nó xuất phát từ chính ý thức trách nhiệm và sự chân thành tốt đẹp của con người.“Trái Đất này là của chúng mình. Quả bóng xanh bay giữa trời xanh…” Tôi và các bạn hãy cùng để quả bóng ấy bay mãi trong vũ trụ bao la với màu xanh của hòa bình, của hi vọng và của cả sự trong lành nữa nhé!

Bài văn số 4

Trước hết, ta cần phải hiểu ô nhiễm môi trường nước là gì? Ô nhiễm môi trường nước là hiện tượng mà các vùng nước như: sông, hồ, biển hay nguồn nước ngầm… bị nhiễm các chất độc hại có trong: thuốc bảo vệ thực vật, chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp… chưa được xử lý. Nói cách khác, ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi chất lượng nước không đáp ứng được các mục đích sử dụng khác nhau, vượt qua tiêu chuẩn cho phép và gây ra ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật.Hiện nay, đa số các sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, thường là nơi có dân cư đông đúc cũng như tập trung nhiều khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm nghiêm trọng. Phần lướn nước thải trong sinh hoạt ( khoảng 600.000 m3 mỗi ngày và khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông, hồ ở khu vực Hà Nội) và nước thải công nghiệp (khoảng 260.000 m3, trong đó chỉ có khoảng 10% được xử lý) đều không được xử lý mà đổ trực tiếp ra các sông, hồ. Rất nhiều nhà máy cũng như cơ sở sản xuất: lò mổ, các khu công nghiệp, làng nghề, bệnh viện (7000 m3 mỗi ngày, 30% được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải. 2360 con sông, suối dài hơn 10km, hàng nghìn hồ, ao là con số của hệ thống nước mặt Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn nước nêu trên đang bị suy thoái và phá hủy một cách trầm trọng do con người khai thác quá mức và ô nhiễm với mức độ khác nhau. Thậm chí có nhiều con sông, đoạn sông đang “chết” dần. Không những thế, mước độ ô nhiễm môi trường nước đang không ngừng gia tăng do không kiểm soát hiệu quả được nguồn gây ô nhiễm.Vậy, do đâu mà môi trường nước bị ô nhiễm? do đâu mà những con sông đang  bị “bức tử” từng ngày. Trên thực tế, ô nhiễm môi trường nước có thể xuất phát từ nguyên nhân tự nhiên. Các hiện tượng làm giảm chất lượng nước thì đều bị xem là nguyên nhân ô nhiễm nước (mưa, tuyết ta, gió bão, lũ lụt, hoạt động sống cũng như xác của các sinh vật khi chết ngấm vào lòng đất…). Tuy nhiên, nguyên nhân tự nhiên chỉ làm môi trường ô nhiễm ở mức độ nhẹ. Nguyên nhân mà chúng ta cần quan tâm chính là nguyên nhân nhân tạo, là những nguyên nhân xuất phát từ hoạt động của con người. Thứ nhất cần phải kể đến nguồn chất thải từ sinh hoạt và y tế. Mỗi ngày, một lượng lớn rác thải sinh hoạt và y tế thải ra môi trường mà không qua xử lý. Bên cạnh đó, việc dân số nước ta ngày càng tăng (đứng thứ 12 thế giới) dẫn đến lượng rác thải sinh hoạt tăng theo. Dân số tăng nhanh, do đó nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và phát triển kinh tế cũng tăng lên, các nguồn thải tăng, sự ô nhiễm môi trường cũng theo đó mà tăng lên. Nguyên nhân thứ hai là do sử dụng quá mức các loại phân bón cũng như hóa chất độc hại trong nông nghiệp. Hoạt động chăn nuôi gia súc tạo ra các loại chất thải: phân, nước tiểu, thức ăn thừa.. chưa qua xử lí mà đổ trực tiếp vào môi trường. Cùng với đó là các loại hóa chất dùng trong sản xuất nông nghiệp như: thuốc trừ sâu, trừ cỏ, phân bón cho cây trồng. Chúng vừa gây ô nhiễm nguồn nước mặt lại vừa gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Việc người dân sử dụng các loại phân bón, chất hóa học không kiểm soát kỹ càng, dùng quá mức cho phép gấp 3-4 lần. Bên cạnh đó, đa số các vỏ chai thuốc sau khi sử dụng bị vứt bừa bãi làm ảnh hưởng đến chất lượng nước một cách nghiêm trọng. Nguyên nhân cuối cùng  và cũng là nguyên nhân nghiêm trọng nhất chính là nguồn nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp. Khi mà các khu công nghiệp ở nước a mọc lên ngày một nhiều, tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng cao. Do đó, lượng chất thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp ngày càng nhiều. Trong khi đó, nhiều khu công nghiệp xả trực tiếp nước thải ra môi trường mà không qua xử lí, gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Hàng loạt các vụ việc về xả thải ra môi trường mà chưa qua xử lí đã được đưa tin trong thời gian gần đây là dấu hiệu đáng báo động cho môi trường nước của Việt Nam. Đặc biệt là vụ xả thải của Formosa làm cá chết hàng loạt tại vùng biển của các tỉnh miền Trung, hay vụ việc Vedan xả thải ra sông Thị Vải năm nào… Hành động của các công ty, nhà máy, xí nghiệp ấy đang từng ngày, từng giờ hủy hoại đi môi trường nước – nguồn sống của con người.Ô nhiễm môi trường nước, con người sẽ nhận lại những hậu quả gì? Nước là tài nguyên quý giá và vô cùng thiết yếu đối với con người. Trên thực tế, có thể thấy rằng, khi nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng đã gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Khi nguồn nước ô nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ ung thư , sảy thai và dị tật bẩm sinh từ đó dẫn đến suy giảm nòi giống. Ở một số địa phương của nước ta, khi nghiên cứu các trường hợp mắc bệnh ung thư và viêm nhiễm ở phụ nữ đã thấy rằng có đến 40 -50% là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Theo thông tin của daychuyenlocnuoc.info vào 26/1/2015: thống kê và đánh giá của Bộ Y tế và Bộ tài nguyên môi trường, trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 9000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém. Bên cạnh đó còn gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mới phát hiện mà sử dụng nguồn nước ô nhiễm chính là một trong những nguyên nhân chính.Để giải quyết được triệt để các vấn đề về ô nhiễm nguồn nước thì đòi hỏi phải có những chiến lược cụ thể. Chúng ta cần có chiến lược lâu dài là cung cấp những nguồn nước uống an toàn đã qua xử lí đồng thời carit hiện hệ thống vệ sinh. Còn chiến lược ngắn hạn là sử dụng các phương pháp xử lý nước đơn giản tại nhà. Bên cạnh đó, cần đưa ra các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức của người dân. Đồng thời, còn cần phải thắt chặt hơn nữa vấn đề kiểm soát ô nhiễm, bắt buộc các doanh nghiệp (bao gồm cả quy mô lớn và nhỏ) đều phải đáp ứng được các tiêu chuẩn tối thiểu. Có hình thức xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi phạm.

Bài văn số 5

Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ công truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển các làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội và giải quyết việc làm ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do các hoạt động sản xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm không khí, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than, lượng bụi và khí CO, CO2, SO2 và Nox thải ra trong quá trình sản xuất khá cao. Hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dân làng nghề mà còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt.Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tại các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn… Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà không có bất kỳ một biện pháp xử lí môi trường nào nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc. Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3; bầu khí quyển của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức benzen và sunfua đioxit đáng báo động. Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2008 của Ngân hàng Thế giới (WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước, không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất. Theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu Á về mức độ ô nhiễm bụi.Tác hại của ô nhiễm môi trường rất lớn, diện tích đất hoang hóa, đất bạc màu không ngừng tăng. Ở các xã Hòa Hậu, Bồ Đề, Vĩnh Trù (Hà Nam) nghiên cứu cho thấy 94,4% giếng khoan có hàm lượng thạch tín cao hơn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Nhiều nơi, các dòng sông đang quằn quại rên xiết khi dòng nước không còn trong lành, ngọt mát. Nước dòng sông Nhuệ, sông Đáy bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, dinh dưỡng, mùi hôi, độ màu và vi khuẩn, một số khu vực đã có dấu hiệu ô nhiễm do kim loại nặng. Đoạn sông Thị Vải kéo dài trên mười kilômét từ xã Long Thọ (Nhơn Trạch, Đồng Nai) đến thị trấn. Phú Mỹ (Tân  Thành, Bà Rịa Vũng Tàu) bị ô nhiễm trầm trọng. Lưu vực sông Cầu, sông Sài Gòn – Đồng Nai cũng bị ô nhiễm nặng nề…Nguyên nhân  gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần gây ô nhiễm môi trường đáng kể. Các hệ thống xử lý nước thải tại một số khu công nghiệp chưa hoạt động hiệu quả, nước thải sinh hoạt bị ô nhiễm được thải liên tục ra sông, hồ gây nhiễm độc nguồn nước tự nhiên. Ngoài ra, lượng xe cộ lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.Giải pháp khắc phục để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, quan trọng nhất là người dân nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi. Giáo dục, nâng cao nhận thức cho các bé về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, nên hạn chế sử dụng các hóa chất tẩy rửa khi xử lý nghẹt cống thoát nước, vì như thế sẽ vô tình đưa vào môi trường một chất thải nguy hại mới, đồng thời cũng làm nguồn nước bị nhiễm độc. Thay vào đó, hãy áp dụng cách xử lý ống thoát nước bị tắc bằng vi sinh.Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt phải thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tổ chức giám sát chặc chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn.

 

 

Leave a Comment