5 bài văn nghị luận phải làm sao để lấp đầy khoảng trống này đây

Bài viết số 1 Gần công nghệ, xa cộng đồng Đó là khi con người thích chat qua các ứng dụng tin nhắn mà không cần nhìn thấy mặt nhau. Bởi vì, con người có …

Bài viết số 1

Gần công nghệ, xa cộng đồng

Đó là khi con người thích chat qua các ứng dụng tin nhắn mà không cần nhìn thấy mặt nhau. Bởi vì, con người có thể làm chủ cuộc đối thoại theo cách phù hợp với họ nhất và tăng quyền kiểm soát lên đáng kể. Đó là khi nhóm bạn trẻ ngồi chung với nhau nhưng không trò chuyện với nhau, mà đi vào thế giới riêng của mình qua các ứng dụng trò chuyện qua smartphone. Bởi vì, họ không sợ hãi khi mắc phải những sai lầm trong giao tiếp do được phép chọn lựa hình ảnh đẹp nhất, lung linh nhất hoặc có thời gian để suy nghĩ ra một câu trả lời phù hợp nhất.

Nhưng càng tăng sự kiểm soát càng khiến con người cảm thấy cô độc. Khi cuộc sống của bạn trở nên hoàn toàn thụ động với email và tin nhắn cũng là lúc bạn cảm thấy cô độc giữa một thế giới đầy những kết nối, thậm chí cả đồ vật cũng kết nối với nhau.

“Chúng ta vốn là những sinh vật sống thành xã hội nhưng cuộc sống hiện đại có xu hướng đưa con người xa cách thay vì đến gần nhau hơn”, ông Brian Primack, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về truyền thông, công nghệ và y tế của Đại học Pittsburgh, bình luận. “Đáng lẽ các phương tiện truyền thông xuất hiện để lấp đầy khoảng trống trong xã hội nhưng qua nghiên cứu này, tôi nghĩ nó đang đi ngược lại với kỳ vọng của con người”, ông chia sẻ trong thông cáo báo chí.

Giới trẻ chìm ngập trong thế giới ảo tưởng của mình với truyện tranh, trò chơi điện tử, internet và mạng xã hội. Họ xa cách gia đình, bố mẹ, rồi xa cách cả bạn bè. Họ trở nên lạc lõng giữa một xã hội tưởng chừng vô cùng nhộn nhịp.

Đó là hiện tượng theo “giả thuyết Goldilocks”: khi thời lượng sử dụng smartphone hoặc iPad càng tăng thì sẽ có những tác động tích cực về mặt hạnh phúc, nhưng đó chỉ là một xu hướng ngắn của biểu đồ. Và sau đó khi thời lượng sử dụng càng tăng, mức độ hạnh phúc sẽ giảm xuống.

Thiếu vắng những mối quan hệ lành mạnh và cộng đồng bạn bè chia sẻ, sự cô đơn của giới trẻ Nhật lên đến đỉnh điểm khi những cộng đồng mạng tổ chức tự tử theo nhóm bắt đầu xuất hiện.

Còn được gọi là hikikomori, những bạn trẻ cô đơn chọn chân núi Fuji, rừng tự sát là địa điểm để kết liễu mạng sống của mình.

Chỉ riêng tại Tokyo, ước tính có từ 280.000-700.000 hikikomori. Tatsuhito Hokujo, Giám đốc Befrienders Worldwide Osaka, một cộng đồng ngăn chặn tự tử, cho biết: “Họ cảm thấy rằng không có ai lắng nghe và chia sẻ những vấn đề trong tâm trí họ”. Có ai nghe họ khi chính họ tự ngắt kết nối với cuộc đời thực?

 

Tăng kết nối, yêu đời thực

Nhật khởi động dự án Xã hội 5.0 và cho rằng sẽ là bước tiến thứ 5 trong cuộc cách mạng xã hội của loài người. Trong đó, lịch sử loài người đã trải qua các mô hình xã hội: Xã hội nguyên sơ săn bắn (Hunting Society), xã hội nông nghiệp (Agricultural Society), xã hội công nghiệp (Industrial Society), xã hội thông tin (Information Society). Mô hình xã hội 5.0 sẽ tìm kiếm một con đường mà công nghệ có thể giúp tất cả mọi người tham gia vào hoạt động xã hội, kể cả người già lẫn người khuyết tật.

Bài viết số 2

Có hai từ thường lặp đi lặp lại trong entry cuả nhiều bạn trẻ, là buồn và cô độc.

Dường như chưa có ai đi qua thời niên thiếu mà không từng trải qua cảm giác đó.

Cô độc.

Đó là những lúc bạn cảm thấy tâm hồn cô quạnh ngay giữa chốn đông người, đang quây quần bên người thân mà vẫn thấy riêng mình xa cách, đang cùng bạn bè vui đùa mà vẫn thầm tự nhủ:”Nào có ai hiểu lòng ta”.

Cô độc. Đó là khi tâm sự ngổn ngang trong lòng mà ko biết tỏ cùng ai, kể cả cha mẹ hay người bạn thân thiết nhất. Là khi ta thấy như mình bị bỏ lại đằng sau trong một thế giới đang rộng ra mãi. Là khi ta thấy tràn ngập trong tâm hồn mình một nỗi buồn dai dẳng không tên. Và rất nhiều khi, chỉ là nỗi buồn vô cớ.

Cô độc là một tâm trạng đáng sợ. Có người trốn chạy sự cô độc bằng cách…ngủ vùi. Có ngừoi cố lấp nó bằng niềm vui ồn ào ở vũ trường hay trong những trò games, có người gặm nhấm nó bằng nước mắt. Có người thăng hoa vào nghệ thuật. Nhưng cũng có người bị nó bủa vây ko lối thoát, để rồi tìm đến cái chết chỉ vì cảm thấy quá cô đơn. Ít hay nhiều, khi rơi vào sự cô độc, chúng ta đều cảm thấy tâm hồn mình chỉ còn là một khoảng không đáng sợ, và ta tự hỏi:”Phải làm sao để lấp đầy khoảng trống này đây?”

Nhưng, bạn biết không, những khoảng trống đó không phải để lấp đầy…

Bản chất con người vốn cô đơn. Đó là sự thật. Tất cả mọi người đều có lúc cảm thấy cô độc.  Cả những người cởi mở, vui tính nhất hay những người, đang chìm đắm trong hạnh phúc vô biên, vẫn luôn có những khoảnh khắc không thể chia sẽ cùng ai. Những khoảng trống mà ở đó chỉ mình ta đối diện với chính ta. Không phải vì chia tay một người bạn, hay mất đi một người thân, hay khi một mối tình tan vỡ thì nó mới xuất hiện. Khoảng trống đã có sẵn ở đó rồi. Luôn luôn ở đó, trong mọi con ngừoi.

 

 

 

Tôi sẽ đọc cho bạn nghe bài thơ haiku này của một nhà thơ Nhật Bản:

" Những lỗ trống trong củ sen

Khi ta ăn

Ăn luôn cả nó"

Bạn thấy chăng? Những lỗ trống là một phần của củ sen, cũng như sự cô độc là một phần của đời sống. Vì vậy, hãy nhìn thẳng vào nó. Đừng ngại nói:”Tôi đang buồn. Tôi cảm thấy cô độc” nếu bạn muốn được chia sẻ. Nhưng cũng đừng ngại nói:”Hãyđể tôi một mình lúc này” nếu bạn thực sự muốn như vậy. Đừng ngại vì đó là điều bình thừơng. Tất cả mọi người trên thế gian này đều thế. Chỉ khác nhau ở một điều: cách chúng ta đối xử với nó. Nỗi cô đơn tạo thành những khoảng trống, bạn càng muốn trốn chạy thì nó càng muốn bám đuổi. Bạn càng muốn vùi lấp nó thì nó càng dễ quay lại vùi lấp chính bạn. Điều chúng ta nên làm là đừng tìm cách lấp đầy khoảng trống ấy, nhưng cũng đừng để nó lấp đầy chúng ta. Chúng ta chỉ đơn giản nhận ra sự hiện hữu của nó, và bình tĩnh đối diện với nó.

Người ta gọi tuổi mới lớn là: ”tuổi biết buồn”. “Biết buồn” tức  là chạm ngõ cuộc đời rồi đó. Biết buồn tức là bắt đầu nhận ra sự hiện hữu của khoảng trống trong tâm hồn. Biết buồn là khi nhận ra rằng có những lúc mình cảm thấy cô độc. Khi đó hãy dành sự cô độc một khoảng riêng, hãy đóng khung sự cô đơn trong giới hạn của nó, như một căn phòng trống trong ngôi nhà tâm hồn. Mỗi lần vào căn phòng ấy, dù tự nguyện hay bị xô đẩy, thì bạn vẫn có thể điềm tĩnh, tranh thủ khoảnh khắc đó để khám phá bản thân trong sự tĩnh lặng. Để rồi sau đó, bạn bình thản bước ra, khép cánh cửa lại và trở về với cuộc sống bề bộn thường ngày, vốn lắm những nỗi buồn nhưng cũng không bao giờ thiếu niềm vui…

Bài viết số 3

Tình yêu là điều duy nhất có thể lắp đầy khoảng trống ấy. Và có duy nhất một nguyên nhân dẫn đến sự trống rỗng – thiếu tình yêu. Nhưng không phải là vì thiếu tình yêu của người khác mà bạn cảm thấy trống rỗng. Sự trống rỗng đó đến từ việc bạn tự bỏ rơi chính mình – bạn không yêu thương bản thân mình. Vì lý do nào đó, bạn đã vô tình đánh mất kết nối với tâm hồn mình.

Bạn từ chối bản thân bạn bằng việc phớt lờ những dòng cảm xúc cứ chạy loanh quanh trong đầu mình, đóng băng những suy nghĩ đó bằng các chất kích thích, và đổ những trách nhiệm lên đầu người khác.

Bạn bảo rằng những thứ bạn sở hữu bây giờ là chưa đủ với bạn. Bạn bảo rằng bạn không xứng đáng với những gì mà mình đang có. Bạn chưa đủ tốt. Bạn tầm thường. Bạn xấu xa. Bạn ích kỷ. Bạn còn không biết bạn là ai. Bạn còn không biết rằng những gì bạn đang nghĩ về chính mình là đúng hay là sai. Bạn tự khiến bản thân mình bị tổn thương bởi chính những suy nghĩ từ bạn. Và bạn cho rằng, mình chẳng khác nào là một phiên bản lỗi.

Những “niềm tin” vô tình được lập trình trong tâm trí của bạn dựa trên những cơ sở không có thật, thế mà lại có thể kiểm soát và điều hành cuộc sống của mình.

Hiểu được nguyên nhân vì sao bạn cảm thấy lòng mình trống rỗng là một việc quan trọng. Cảm giác trống rỗng này là một lẽ dĩ nhiên mà bất kỳ ai – là con người – đều phải trải qua. Đó chính là sự khác biệt giữa con người và các loài động vật khác. Rượu bia, shopping, chất kích thích, đồ ăn không phải là cách để đem lại những điều ý nghĩa cho cuộc sống của bạn. Dù bạn có sử dụng những cách này thì sau một đêm thức dậy, cảm giác trống rỗng vẫn ở đó. Nhưng đừng lo, bạn vẫn có thể thay đổi điều này – từ bên trong!

Phần quan trọng nhất để khiến cho bạn cảm thấy cuộc sống này có ý nghĩa đó chính là tìm kiếm và đặt cho mình một mục tiêu sống. Rất nhiều lần, những người trẻ chúng ta cảm thấy chênh vênh và không biết đi về đâu cũng bởi vì chúng ta không có một mục tiêu rõ ràng, cụ thể và thiết thực. Không có mục tiêu, chúng ta không có gì cả.

Có mục tiêu, chúng ta sẽ có “lý do” để tập trung thời gian và sức lực của bản thân mình vào những mục tiêu đó thay vì mãi tập trung vào hố sâu trống rỗng. Thực chất, khoảng trống đó hầu như không thể nào thu hẹp hay đóng lại được, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn lại mãi tập trung vào nó và bỏ rơi những điều khác quan trọng hơn.

Một lúc nào đó, bạn sẽ hiểu rằng, chịu đựng cảm giác trống rỗng này đôi khi vẫn dễ chịu hơn việc hối hận và chịu đựng cảm giác đau đớn về thể xác.

Có thể bạn vẫn chưa sẵn sàng để trò chuyện và gặp mặt cùng đám bạn hoặc những người thân trong gia đình. Thế nhưng, giờ là lúc để thay đổi! Nếu bạn được nhận bất kỳ lời mời nào, hãy cứ nhận lời và ra ngoài thôi. Việc tự cô lập bản thân mình chỉ khiến cho sự trống rỗng đó ngày càng nghiêm trọng hơn. Nếu như phần lớn thời gian bạn chỉ ở nhà, hãy thử ra ngoài xem một bộ phim, hoặc ra quán cà phê ngồi một mình. Không bắt buộc bạn phải trò chuyện với người khác, chỉ cần bạn hoà mình vào đám đông thôi cũng được rồi.

Dù rằng lúc này đây bạn không muốn làm bất kỳ thứ gì, kể cả những thứ đã từng đem lại niềm vui cho bạn lúc trước, nhưng hãy thử làm bất cứ thứ gì có thể đem lại sự thích thú cho bạn. Đây cũng là một trong những phần quan trọng trong việc chăm sóc bản thân bạn.

Hãy thử để ý đến việc bạn cảm thấy như thế nào khi làm những điều này. Có vui hay không? Có tìm được chút bình yên hay không? Hay bạn nghĩ rằng bạn cần phải tìm kiếm một hoạt động khác để thay thế?

Một gợi ý của Barcode dành cho bạn đó là “hãy sáng tạo”. Bạn có thể vẽ – dù bạn vẽ không đẹp, bạn có thể viết, một quyển sách cho riêng bạn chẳng hạn, hoặc bạn cũng có thể làm những món đồ trang trí handmade. Khi bạn làm những việc sáng tạo, bạn sẽ khám phá ra rất nhiều điều thú vị khác về bản thân mình.

 

Bài viết số 4

Phần cuối của đoạn văn, tác giả đã gợi ra câu hỏi khiến người đọc day dứt mãi, đó là " Phải làm sao để lấp đầy khoảng trống này đây “. "Khoảng trống" ở đây chính là những khoảng trống về mặt tâm hồn khi ai đó luôn cảm thấy buồn và cô độc vì không thể giao lưu, chia sẻ với những người xung quanh.Vậy tại sao những người trẻ lại thường có khoảng trống do  cảm giác cô độc và nỗi buồn tạo ra.Đó là do tuổi trẻ là tuổi của khát khao, hoài bão, tuổi của hi vọng, đam mê, của khao khát bày tỏ sẻ chia.Tuy nhiên vì không đạt được nên họ dễ dàng rơi vào trạng thái buồn,cô độc. Làm sao để khắc phục tình trạng này. Trước hết, mỗi người cần xác định cho mình một tư tưởng đúng đắn về hạnh phúc để từ đó uôn hoàn thiện mình để hướng đến hạnh phúc chân chính, để không buồn và cô đơn nếu theo đuổi hạnh phúc không phù hợp với mình. Một cách khác nữa đó là tìm người có hoàn cảnh giống mình để sẻ chia, để đồng cảm và có lẽ nỗi buồn cũng vơi bớt. Điều quan trọng có lẽ là phải thay đổi nhận thức, suy nghĩ của mình. Không nên để việc suy nghĩ quá nhiều hay nhận thức chưa đúng làm ảnh hưởng đến cảm xúc của mình.

 

Bài viết số 5

Tất cả mọi người trên thế gian này đều thế. Chỉ khác nhau ở một điều: cách chúng ta đối xử với nó. Nỗi cô đơn tạo thành những khoảng trống, bạn càng muốn trốn chạy thì nó càng muốn bám đuổi. Bạn càng muốn vùi lấp nó thì nó càng dễ quay lại vùi lấp chính bạn. Điều chúng ta nên làm là đừng tìm cách lấp đầy khoảng trống ấy, nhưng cũng đừng để nó lấp đầy chúng ta. Chúng ta chỉ đơn giản nhận ra sự hiện hữu của nó, và bình tĩnh đối diện với nó.

Người ta gọi tuổi mới lớn là:"tuổi biết buồn", "biết buồn" tức là chạm ngõ cuộc đời rồi đó. Biết buồn tức là bắt đầu nhận ra sự hiện hữu của khoảng trống trong tâm hồn. Biết buồn là khi nhận ra rằng có những lúc mình cảm thấy cô độc.

Khi đó hãy dành sự cô độc một khoảng riêng, hãy đóng khung sự cô đơn trong giới hạn của nó, như một căn phòng trống trong ngôi nhà tâm hồn. Mỗi lần vào căn phòng ấy, dù tự nguyện hay bị xô đẩy, thì bạn vẫn có thể điềm tĩnh, tranh thủ khoảnh khắc đó để khám phá bản thân trong sự tĩnh lặng. Để rồi sau đó, bạn bình thản bước ra, khép cánh cửa lại và trở về với cuộc sống bề bộn thường ngày, vốn lắm những nỗi buồn nhưng cũng không bao giờ thiếu niềm vui…

 

Leave a Comment