5 bài văn nghị luận phép lịch sự

Bài viết số 1 Đầu tiên ta phải hiểu thế nào là văn hóa, thế nào là ứng xử? Văn hóa là tổng hòa các giá trị, các tư tưởng được hệ thống lại bởi …

Bài viết số 1

Đầu tiên ta phải hiểu thế nào là văn hóa, thế nào là ứng xử? Văn hóa là tổng hòa các giá trị, các tư tưởng được hệ thống lại bởi các hoạt động trong quá khứ, hiện tại của cá nhân này với cá nhân khác, của cá nhân này với tập thể, cộng đồng. Và qua các hoạt động sáng tạo ấy, các thế hệ tiếp nối nhau đã hình thành nên những quy chuẩn, những giá trị thước đo, những khuôn mẫu chuẩn mực, những cái riêng biệt, độc đáo của một cộng đồng, một dân tộc. Còn ứng xử có thể hiểu đơn giản là cách mình đối đáp, đáp trả với người khác khi mà người đó đang tác động đến ta. Và cách ứng xử được thể hiện rõ rệt qua thái độ, hành vi, lời nói, cử chỉ của mình là cách mà người khác đang nhìn nhận, đang nhận xét về tính cách, nhân cách của ta. Nói tóm lại văn hóa ứng xử là tổng hòa các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tất cả những gì xung quanh chúng ta bao gồm cây cỏ hoa lá, bao gồm cả các loài vật hay đó chính là mẹ thiên nhiên. Văn hóa ứng xử là nơi để chúng ta cho mọi người được thấy về con người, cá tính nhân cách của chính bản thân mình, và nói rộng ra hơn nữa, thì những hành xử hay giao tiếp đó giúp ta thể hiện được tinh thần, ý chí con người của một dân tộc, một cộng đồng khác biệt không thể trộn lẫn với bất cứ dân tộc hay cộng đồng khác. Đã gọi là văn hóa ứng xử thì đó phải là những ứng xử đẹp, lịch sự, văn minh. Ví như nói chuyện phải nói nhỏ nhẹ, duyên dáng, có học thức, chứ không phải mở miệng ra là chửi thề rồi chỉ trích, nói xấu người này, người kia, vứt rác thì phải vứt đúng nơi, đúng chỗ, chứ không thể bạ đâu vứt đó, cứ tiện cho mình, sạch cho mình là được, còn xung quanh có ra sao cũng mặc kệ. Từ những ví dụ trên, chúng ta thấy rằng văn hóa ứng xử đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người, và đặc biệt là cuộc sống hiện đại ngày nay.

Trước hết phải kể tới văn hóa ứng xử giữa người với người. Văn hóa này đã được dân tộc ta hun đúc nên từ ngàn đời nay với những câu ca dao, tục ngữ như: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”, “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Ăn phải nhai nói phải nghĩ”, “Uống nước nhớ nguồn”, … đó là văn hóa trọng tình, trọng nghĩa, văn hóa quan tâm, yêu thương lẫn nhau. Và cái nôi đầu tiên mà chúng ta học cách ứng xử, giao tiếp với người khác đó chính là gia đình. Ở đó, ngay từ thuở bé, chúng ta được ông bà, cha mẹ dạy cho khi gặp người lớn phải biết cười, vòng tay cúi đầu xuống và chào ông, chào bà, chào cô, chào chú, khi được người lớn cho quà phải biết giơ hai tay nhận lấy và nói lời cảm ơn, hay khi làm một việc gì đó sai trái phải biết vòng tay lại cúi đầu xin lỗi. Lớn hơn một chút, chúng ta được dạy cách đi đâu phải thưa, về nhà phải gửi lời chào để người lớn trong nhà không phải lo lắng vì chúng ta. Một gia đình luôn ngập tràn yêu thương, tiếng cười và niềm vui là điểm tựa là vạch xuất phát tốt nhất để gieo mầm cho những thế hệ tiếp nối cách ứng xử văn minh, lịch sự, có khuôn phép, lễ giáo. Ví dụ như một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình hòa thuận, bố mẹ biết cách dạy dỗ, khi chúng ta phạm sai lầm thì nhẹ nhàng khuyên giải, chỉ ra lỗi sai để mình biết cách khắc phục, sửa chữa. Nhưng cũng với một đứa trẻ như thế nhưng nếu cách hành xử của bố mẹ là la mắng, là đòn roi thì lại ngược lại, đứa bé đó dễ trở thành một con người bạo lực, không làm chủ được bản thân, không thích người khác chỉ trích mình. Và cái nôi khác rộng hơn để chúng ta học được cách giao tiếp, ứng xử với mọi người sao cho hợp lí nhất, hài hòa nhất là trường học. Khi mình đã trở thành một cô cậu học sinh, một sinh viên hiểu biết hơn thì lại khác. Thấy bạn mình khó khăn, bất trắc, chúng ta sẵn sàng vì bạn quyên góp, ủng hộ để giúp bạn vượt qua thử thách, gian khổ, khi thấy hai bạn gây gỗ, cãi nhau, ta không vì thế mà đổ thêm dầu vào lửa để hai bạn xa lánh nhau mà thay vào đó là khuyên ngăn và giải thích cho hai bạn xem ai là người đúng, ai sai để không vì một phút nóng giận trước mắt mà phải hối hận về sau. Hay khi đi xe buýt, chúng ta gặp một bà cụ già, một em bé nhỏ tuổi, một phụ nữ mang thai thì mình biết nhường ghế cho họ, … Đó là văn hóa ứng xử, là chính con người, chính nhân cách của chúng ta. Nhưng đó không phải là tất cả, một số khác không hiếm thấy trong chúng ta lại hành xử như một kẻ thiếu văn hóa, hay nói đúng hơn là vô học, mặc dù học có trong tay bằng này, chứng chỉ nọ. Không ít các bạn học sinh, sinh viên trong chúng ta là những người đó. Các bạn vì mải mê hưởng thụ cuộc sống mà quên mất học tập, tích lũy tri thức, rèn luyện đạo đức. Về nhà không chịu học bài, làm bài tập, lên lớp thầy cô kiểm tra thì kiếm cách thoái thác, tìm lí do này lí do nọ, không được thì bảo ông thày này ác, bà cô kia keo kiệt, sau lưng thì đi nói xấu đủ kiểu. Còn đâu là truyền thống hiếu học “Tôn sư trọng đạo”, hay “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” của người dân Việt ta truyền từ bao thế hệ nay. Thậm chí, nhiều bạn là bạn bè với nhau, nhưng vì xích mích hay hiểu lầm nhỏ mà các bạn đánh nhau còn quay cả clip tung lên mạng để trả thù cho hả hê. Trong trường học là vậy, còn ngoài trường học thì lại còn đáng buồn hơn. Lên xe buýt mặc kệ cụ già, mặc kệ em nhỏ hay phụ nữ đang mang thai phải đứng thì các bạn vẫn thản nhiên ngồi cười đùa vô tư không chút suy nghĩ, hay đến những nơi công cộng các bạn coi đó như chỗ không người, mặc sức hét hò, la lối đủ kiểu mà không thèm quan tâm đếm xỉa gì đến suy nghĩ, cảm xúc của người khác. Thật đáng buồn khi ngày nay không khó để bắt gặp những hình ảnh ứng xử giữa con ngươi với nhau sao mà đau đớn, tê tái thế. Hình ảnh nữ sinh đánh nhau rồi tung clip lên mạng, hình ảnh anh em ra tòa vì tranh chấp tài sản, hình ảnh bạn bè đâm nhau chỉ vì câu nói lỡ lời, hình ảnh con cái đi tù vì tội giết cha, giết mẹ, … rất nhiều và rất nhiều nữa. Khi vật chất lên ngôi và đồng tiền là mục đích duy nhất, văn hóa ứng xử giữa người và người với nhau bỗng trở nên lạnh lùng và thực dụng vô cùng.

Tiếp đến là văn hóa ứng xử giữa con người và môi trường xung quanh. Thường thì chúng ta vẫn hay nghĩ vì là con người với nhau có xúc giác, có cảm nhận, có nhận thức nên người ta rất coi trọng trong việc ứng xử, giao tiếp lẫn nhau mà ít nhắc đến văn hóa ứng xử với môi trường xung quanh. Đó là một sự thiếu sót lớn bởi con người chúng ta không phải là sinh vật duy nhất sống trên Trái đất này, vì vậy ứng xử sao cho hợp lẽ với môi trường xung quanh cũng là một lối sống đẹp như: bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, sống xanh, … Chúng ta ỷ y vì có những người vệ sinh môi trường sẽ theo sau dọn dẹp cho mình nên tiện đâu vứt rác đó, tiện đâu cũng ngắt hoa bẻ cành được. Những người lớn thì bất chấp hậu quả để chặt phá rừng, để thả mìn bắt cá, …. Và cái kết thì như những gì chúng ta đang thấy, khô hạn, hạn hán thiếu nước trầm trọng, lũ lụt, dông tố thì ngày càng mạnh lên. Phải chăng mẹ thiên nhiên đang nổi giận. Văn hóa ứng xử với môi trường của chúng ta vì vậy ngày cành xuống cấp nghiêm trọng hơn. Ra cong viên thấy hoa đẹp là ngắt, là nhổ về nhà trồng, thấy xe buýt là ào ào chen lấn nhau lên, vào bệnh viện thì nói oang oang như chốn không người, thấy thùng rác cũng không thèm bỏ vào mà tiện tay ném cái vèo, chỉ biết sạch cho mình, còn xung quanh thì kệ, sao cũng được, … hình như người ta càng ngày càng sống ích kỉ với nhau. Bên cạnh những kẻ ich kỉ đó còn có những người đang ngày đêm không ngừng nghỉ tìm mọi cách để bảo vệ môi trường, cải tạo môi trường. Những cô chú công nhân dọn vệ sinh ngày đêm miệt mài cầm theo cây chổi dọn dẹp phố phường, những bạn tình nguyện viên xung phong đến những vùng sâu vùng xa, những nơi còn nghèo khó nhất để giúp bà con một tay xây cái trường, cái nhà để cho các em nhỏ có nơi vui chơi và học tập. Đó là những bác nông dân gương mẫu không dùng thuốc hóa học nữa mà chuyển sang dùng các biện pháp sinh học để bảo vệ đất đai, nguồn nước hay nói rộng hơn là bảo vệ môi trường.

Bản thân em là một thế hệ trẻ được sinh ra khi đất nước đang trên đà phát triển, được thụ hưởng một nền giáo dục tốt, có lẽ cái mà em cần phải học và học nhiều hơn cả chính là văn hóa ứng xử. Cần rút ra cho mình những bài học để rồi hoàn thiện cách ứng xử của mình trong cuộc sống. Còn bạn?

 

Bài viết số 2

Con người luôn tồn tại trong những mối liên hệ xã hội vô cùng phức tạp. Không ai có thể một mình mà làm mọi công việc, sáng tạo ra mọi thứ và càng không thể tách mình ra khỏi xã hội. Nghĩa là, nếu muốn sống và làm việc thành công, con người phải biết tôn trọng lẫn nhau. Sự tôn trọng lẫn nhau thể hiện rõ ràng nhất là lối ứng xử một cách lịch sự.

Có người nói lịch sự là chiếc chìa khóa bằng vàng, có thể mở được mọi khung cửa tâm hồn. Lịch sự trong giao tiếp giúp gắn kết con người lại với nhau. Nhờ lối ứng xử lịch sự của bản thân và của người khác, con người tin tưởng lẫn nhau hơn, sẵn sàng bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình và hợp tác với người khác trong công việc, cùng nhau hướng đến một mục đích tốt đẹp. Bởi thế, trong công việc hàng ngày và trong kinh doanh, tính lịch sự là tiêu chuẩn hàng đầu của con người.

Tính lịch sự thể hiện vẻ đẹp nhân cách con người. Người ta đòi hỏi gì ở một bông hoa, nếu không phải là hương. Người ta đòi hỏi ở chúng ta điều gì, nếu không phải là phép lịch sự. Ứng xử lịch sự thể hiện một nhân cách cao đẹp, một tính cách hiền hòa, thân thiện. Chính tính lịch sự làm toát lên ở con người vẻ đẹp của phẩm chất. Có thể ví tính lịch sự là cánh cửa rộng mở, nơi đi ra của những đức tính và nơi trở về của lòng kính trọng.

Tính lịch sự, tế nhị trong giao tiếp luôn là chuẩn mực trong truyền thống văn hóa của dân tộc, là phẩm chất cần có của con người Việt Nam ta từ nghìn đời nay. Dân tộc ta vốn điềm đạm nhưng cởi mở, cẩn trọng nhưng phóng khoáng, vô tư nhưng hết sức lịch sự, tinh tế. Trong giao tiếp, lại tỏ ra vô cùng nhã nhặn. Điều đó thể hiện sâu sắc trong ca dao dân ca với những câu hò câu hát kín đáo mà chân tình, sâu sắc.

Người lịch sự thường có bản lĩnh hơn người. Bởi họ biết kiềm chế bản thân và hướng đến tôn trọng người khác. Họ nhận rõ điều lợi, điều hại, không hơn thua, so bì. Chính vì luôn lịch sự trong giao tiếp, họ thường ít mắc si lầm, trở nên tự tin, sáng suốt và hành dộng quyết đoná, mạnh mẽ. Bởi vậy, họ luôn được người khác tin tưởng, yêu mến và kính trọng. Trong công việc, họ dễ chiếm lĩnh lòng tin cậy và giao phó trọng trách. Họ chính là chỗ dựa tinh thần cho nhiều người. Những người lịch sự bởi thế mà dễ thành công trong cuộc sống.

Trong việc giáo dục và rèn luyện con người, thì phép lịch sự là phần quan trọng và căn bản nhất. Nhờ giữ phép lịch sự, chúng ta sẽ gây được cảm tình của những người chung quanh. Và một khi đã chiếm được cảm tình, chúng ta sẽ dễ dàng tiến tới thành công.

Muốn trở nên lịch sự, tinh tế và nhã nhặn trước hết phải là người có hiểu biết, có phẩm chất tốt đẹp và tôn trọng người khác. Có hiểu biết mới phân biệt được lẽ đúng sai, phải trái, biết tôn trọng lẽ phải và hành động theo những chuẩn mực, quy định của xã hội. Nghĩa là, cái đẹp của nhân cách toát len thành tính lịch sự ở hình thức giao tiếp của con người. Hãy sống chân thật, đừng để vẻ lịch sự bên ngoài là chiếc áo giả dối che đậy những cái thấp hèn ở bên trong.

Luôn biết tự kiểm soát bản thân trong giao tiếp, ứng xử và hướng đến hiệu quả trong giao tiếp. Cuộc sống luôn có những khó khăn. Điều đó dễ khiến con người bất bình mà trở nên thô lỗ. Với người thô lỗ, thiếu kiềm chế, không vì thế mà ta cũng trở nên thô lỗ như họ. Hãy lịch sự theo cách của mình, không bị cuốn hút theo thái độ của họ. Hãy sáng suốt và bản lĩnh trong những tình huống giao tiếp như thế. mục đích cuối cùng của giao tiếp là mối cá nhân đều đạt được mong muốn chứ không phải là xung đột.

Luôn điều chỉnh suy nghĩ, việc làm của mình phù hợp với chuẩn mực, quy định của xã hôi. Không nên lấy chuẩn mực của bản thân áp đặt lên người khác và trong công việc chung. Luôn biết lắng nghe, thấu hiểu, cảm thông trong giao tiếp và lời nói. Thái độ giao tiếp ôn hòa, điềm tĩnh, nhỏ nhẹ, hướng đến tôn trọng người khác và vấn đề đang giao tiếp.

Hãy bắt đầu rèn luyện tính lịch sự từ những việc làm đơn giản nhất như: ăn nói nhỏ nhẹ, lắng nghe ý khiến, lễ phép với người khác, biết nói lời cảm ơn và lời xin lỗi, làm việc có trách nhiệm, giúp đỡ người khác trong khó khăn hoạn nạn, không nói dối hay lừa dối, không tham lam hay ích kỉ, không lợi dụng lòng tin và không nhận lấy những gì không phải là của mình.

Lịch sự là một phẩm chất khó rèn luyện. Phải thường xuyên nhắc nhở mình phải rèn luyện lấy nó và duy trì phẩm chất ấy suốt đời.

 

Bài viết số 3

Trong xã hội ngày nay , học sinh là những người tiến bước cho thế hệ tương lai thì cần phải có cách ứng xử tốt lịch sử với mọi người . Bên cạnh đó còn có vài người đi ngược với điều đó . Vậy ứng xử là gì ?

Ứng xử là quá trình giao tiếp , xử lí , giải quyết vấn đề trước mắt mình và nói năng với người khác trong cộng đồng . Ứng xử phải có lòng tự trọng , lịch sự và khiểm tốn để vừa lòng người nghe vừa dễ chịu lời mình nói

Trong học sinh hiện nay , có một số học sinh ứng xứ rất tốt . Thầy cô đến là các học sinh khoanh tay chào và nói chuyện rất lễ phép . Bạn bè trong trường nói năng hòa đồng , cởi mở lẫn nhau . Thế nhưng trong trường lại có những bạn nói năng , ứng xử khiến chúng ta không hài lòng . Một số bạn dùng những từ nói tục chửi thề , nói như đánh vào tai , ăn nói vô cùng bất lịch sự , gây mất đoàn kết với mọi người xung quanh

Ứng xử chính là thước đo của người học sinh . Người học sinh ứng xử tốt luôn được bạn bè thương yêu , thầy cô trân trọng và mọi người quý trọng . Người không ứng xử tốt sau này sẽ không có ai bên cạnh , trở thành người không có ích cho xã hội .

Vì vậy , chúng ta phải biết cách dùng từ ngữ và xử lí cho tốt và tránh xa những lời nói bất lịch sự , hành động không thể chấp nhận để mọi người có thể gần nhau hơn

Ứng xử của học sinh rất cần cho chúng ta ngay bây giờ . Chúng ta phải ra sức rèn luyện cách ứng xử với mọi người , ăn nói dễ nghe , cùng nhau học tập để trở thành những người công dân có ích cho xã hội

 

Bài viết số 4

Ngày nay thì có lẽ chưa bao giờ cụm từ “văn hóa ứng xử” lại được nhắc nhiều như ngày nay. Và điều đó như đã cho ta thấy rằng tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong cuộc sống cũng như sự xuống cấp và quả thật rất đáng báo động của nó đang đặt ra khiến không ít người trong chúng ta phải giật mình nhìn lại về văn hóa ứng xử của chính mình.

Văn hóa được hiểu là tổng hòa các giá trị, các giá trị tư tưởng được hệ thống lại bởi các hoạt động trong quá khứ cũng như trong hiện tại của cá nhân này với cá nhân khác, của cá nhân này với tập thể, cộng đồng. Và ngay cả qua các hoạt động sáng tạo ấy, thì dường như các thế hệ tiếp nối nhau dường như cũng đã hình thành nên những quy chuẩn, những giá trị thước đo, những khuôn mẫu chuẩn mực. Có thể nói những cái riêng biệt, độc đáo của một cộng đồng, một dân tộc. Và còn như sự ứng xử có thể hiểu đơn giản là cách mình đối đáp, đáp trả với người khác khi mà người đó đang tác động đến ta. Tóm lại ta như thấy chính cách ứng xử được thể hiện rõ rệt qua thái độ, hành vi, lời nói, cử chỉ của mình là cách mà người khác đang nhìn nhận hay cũng như đang nhận xét về tính cách, nhân cách của ta. Nói tóm lại văn hóa ứng xử là tổng hòa các mối quan hệ giữa con người với con người, và cả giữa con người với tất cả những gì xung quanh chúng ta. Đó chính là sự bao gồm tất cả như cây cỏ hoa lá, bao gồm cả các loài vật hay đó chính là mẹ thiên nhiên sản sinh ra vậy.

Ta có thể thấy những nét văn hóa ứng xử là nơi để chúng ta cho mọi người được thấy về con người. Và chính cá tính nhân cách của chính bản thân mình, và nói rộng ra hơn nữa, thì những hành xử hay giao tiếp đó giúp ta như cũng đã thể hiện được tinh thần, ý chí con người của một dân tộc, một cộng đồng khác biệt không thể trộn lẫn với bất cứ dân tộc hay cộng đồng khác. Dường như mà đã gọi là văn hóa ứng xử thì đó phải là những ứng xử đẹp, đó chính là sự lịch sự, văn minh. Ví dụ như chúng ta nói chuyện phải nói nhỏ nhẹ, duyên dáng, có học thức. Và đó không phải mở miệng ra là chửi thề rồi chỉ trích, nói xấu người này, người kia, vứt rác thì phải vứt đúng nơi, đúng chỗ, chứ không thể bạ đâu vứt đó.

Trước hết chúng ta phải kể tới văn hóa ứng xử giữa người với người. Văn hóa này đã được dân tộc ta cũng như đã được hun đúc nên từ ngàn đời nay với những câu ca dao, tục ngữ như câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, hay cả câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Ăn phải nhai nói phải nghĩ”, “Uống nước nhớ nguồn”, đó là văn hóa trọng tình, trọng nghĩa, văn hóa quan tâm, yêu thương lẫn nhau. Và có thể nói chính những cái nôi đầu tiên mà chúng ta học cách ứng xử, giao tiếp với người khác đó chính là gia đình. Dường như ở đó, ngay từ thuở bé, chúng ta như cũng đã được ông bà, cha mẹ dạy cho khi gặp người lớn phải biết cười. Và có những hành động như vòng tay cúi đầu xuống và chào ông, chào bà, chào cô, chào chú, khi được người lớn cho quà phải biết giơ hai tay nhận lấy và nói lời cảm ơn, và còn là khi làm một việc gì đó sai trái phải biết vòng tay lại cúi đầu xin lỗi. Cho đến khi lớn hơn một chút, dường như chúng ta được dạy cách đi đâu phải thưa, về nhà phải gửi lời chào để người lớn trong nhà không phải lo lắng vì chúng ta. Có thể thấy trong một gia đình luôn ngập tràn yêu thương, tiếng cười và niềm vui là điểm tựa là vạch xuất phát tốt nhất để gieo mầm cho những thế hệ tiếp nối cách ứng xử văn minh, rất lịch sự, và lại có khuôn phép, lễ giáo.

Hiện nay thì đã có không ít các bạn học sinh, sinh viên trong chúng ta là những người đó. Các bạn chính vì quá mải mê hưởng thụ cuộc sống mà quên mất học tập, tích lũy tri thức, rèn luyện đạo đức. Khi các bạn về nhà không chịu học bài, làm bài tập, lên lớp thầy cô kiểm tra thì kiếm cách thoái thác, tìm lí do này lí do nọ, không được thì bảo ông thầy này ác, bà cô kia keo kiệt, và đằng sau lưng thì đi nói xấu đủ kiểu. Thật đau lòng vì còn đâu là truyền thống hiếu học “Tôn sư trọng đạo”, hay “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” của người dân Việt ta truyền từ bao thế hệ nay.

Và tiếp đến là văn hóa ứng xử giữa con người và chính với môi trường xung quanh. Thường thường thì chúng ta vẫn hay nghĩ vì là con người với nhau có xúc giác, có cảm nhận, và có cả những nhận thức nên người ta lại như đã rất coi trọng trong việc ứng xử, giao tiếp lẫn nhau mà ít nhắc đến văn hóa ứng xử với môi trường xung quanh. Đó chính là một sự thiếu sót lớn bởi con người chúng ta không phải là sinh vật duy nhất sống trên Trái đất này. Cũng bởi vì vậy ứng xử sao cho hợp lẽ với môi trường xung quanh cũng là một lối sống đẹp như: bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, sống xanh. Bên cạnh những kẻ ích kỉ đó còn có những người đang ngày đêm không ngừng nghỉ và họ dường như cũng đã tìm mọi cách để bảo vệ môi trường, cải tạo môi trường. Đó là những cô chú công nhân dọn vệ sinh ngày đêm miệt mài cầm theo cây chổi dọn dẹp phố phường, những bạn tình nguyện viên xung phong đến những vùng sâu vùng xa, những nơi còn nghèo khó nhất để giúp bà con một tay xây cái trường, cái nhà để cho các em nhỏ có nơi vui chơi và học tập.

Văn hóa ứng xử luôn luôn được đề cao và đặc biệt coi trọng trong bất cứ thời đại nào, chính vì vậy bạn và tôi hãy rèn luyện cho mình những lối sống có văn hóa. Mỗi người có ý thức sẽ tạo lên được một xã hội có ý thức, xã hội có ý thức thì mới phát triển toàn diện về cả môi trường xã hội lành mạnh và môi trường tự nhiên trong sạch.

 

Bài viết số 5

Phép đối xử lịch sự với người khác là một nghệ thuật sống. Nghệ thuật sống có thể gói gọn trong sáu chữ: văn nhã, hòa khí, khiêm tốn.

Văn nhã, tức là phải biết sử dụng những từ ngữ giao tiếp như: xin chào, cảm ơn, tạm biệt, xin thứ lỗi… và sử dụng cho đúng lúc. Nét mặt, giọng nói, cử chi phải nhẹ nhàng, trang trọng, kính cẩn, thân mật, lịch thiệp…

Hòa khí: tức là khi nói chuyện phải bình tĩnh, từ tốn, nhẹ nhàng, nội dung câu chuyện phải có tình, có lí, biểu cảm: tránh suồng sã, khiếm nhã; tránh nói to, cười to, vừa nói, vừa vung tay.

Khiêm tốn: không khoe khoang, nói ít mà nghe nhiều, biết lắng nghe, không cướp lời. Người khiêm tốn thường sống chân thành, chân thật, cởi mở; ý tứ lúc đi xe, đi đường: không nên tranh lấn mà biết nhường nhịn.

Nói tóm lại phải đề cao chữ “lễ”, đúng như Khổng Tử đã nói: “Bất học lễ vô dĩ lập”, nghĩa là không học lễ nghĩa thì không nên người.

Ở trường phải kính thầy, quý bạn. Ở nhà phải hiếu để ra ngoài xã hội phải lễ phép, ứng xử lịch sự là biết tôn trọng, kính trọng người khác, mà thực chất là tự trọng bản thân mình. Nếu thô lỗ, cục cằn, vô lễ… là tự hạ thấp nhân cách mình. Ứng xử lịch sự là phong cách sống văn minh, sống có văn hóa.

 

 

 

Leave a Comment