Bài văn số 1
Khi lên đại học, mọi thứ mở ra, tôi lao vào khám phá, những trải nghiệm thật mới mẻ khiến tôi tò mò, thích thú. Lớn hơn một chút, mọi thứ dần đi vào quỹ đạo, tôi bắt đầu trở nên “lười biếng”. “Lười” ở đây thực ra cũng có thể coi là một loại trưởng thành, không còn cái tính nông nổi, bốc đồng, ham vui nhưng có lẽ tôi đã giảm đi cái nhiệt huyết như ngày ấy, nhiệt huyết tuổi trẻ ai cũng từng trải qua, tôi cũng đang để nó trôi đi. Thực ra quá khứ xấu hay đẹp sau này nhìn lại chúng ta đều à lên thì ra ngày xưa mình như vậy đấy. Thường thì chúng ta không để ý đến hiện tại nhiều bởi vì hiện tại ta còn bận nhớ lại những tiếc nuối đã qua.
Tôi có một thói quen hay cất, giữ lại đồ vật linh tinh, thực ra là hay để đâu quên đấy. Cũng không phải cái gì quá to tát hay ý nghĩa mà chỉ đơn giản lười phải vứt đi, cứ để đấy, cuối cùng trở thành tiếc nuối không bỏ được. Lật lại quyển album ảnh ngày xưa, cái hồi mà người ta còn gọi là “trẻ trâu” đấy, nhìn mình vừa xấu vừa buồn cười, tôi không dám để ai nhìn. Mẹ tôi nói phải cất cho cẩn thận, khi bằng tuổi mẹ ai còn để ý đến xấu đẹp, chúng sẽ thành những kỉ niệm mà có đánh đổi bằng tiền cũng không lấy lại được. Tôi hiểu chứ, ảnh cưới của bố mẹ bây giờ cũng chỉ còn một hai tấm đen trắng cũ kĩ đã ố vàng theo thời gian, lấy đâu ra album ảnh cưới đóng bìa cứng to đẹp như bây giờ. Thực tế tôi cũng không phải người biết chân trọng hiện tại cho lắm, bởi trước đó cũng đã bỏ lỡ nhiều điều đáng tiếc. Nhưng tôi hiểu thời gian không chờ đợi bất cứ một ai, trên đời này làm gì có nếu như…làm gì có giá như…những gì đã qua đi đều không bao giờ lấy lại được nữa.
Chúng ta cũng không thể biết hết được mình đã bỏ lỡ điều gì ở quá khứ hay tương lai chuyện gì sẽ đến. Vậy nên suy nghĩ phóng khoáng đi một chút tâm hồn ta sẽ thư thái đi rất nhiều. Tôi không có ý nói chúng ta nên dừng suy nghĩ, như vậy thì sẽ trở thành kẻ không biết nghĩ. Mỗi một người đều có cuộc sống của mình, có vô vàn điều cần lo nghĩ cho tương lai, nhưng nên hướng đến sự lạc quan chứ không phải bi quan. Người ta nói người ngốc có hạnh phúc của người ngốc vì thế, mấy ai trên đời được vô lo vô nghĩ đâu. Người sống lạc quan bao giờ cũng là người hạnh phúc nhất mà cách đơn giản để hạnh phúc chính là trân trọng những gì mình đang có.
Mọi thứ đã qua đều là những bài học ta cần rút được kinh nghiệm từ quá khứ. Hôm nay chúng ta đang sống trong hiện tại vậy nên hãy sống thật với mình, tương lai có ra sao thì để tương lai lo đi.
Bài văn số 2
Ngày mai” chính là tương lai, là những gì chờ đợi ta phía trước, là nơi ta thực hiện bao ước mơ, hoài bão ấp ủ bấy lâu. Không ai biết trước được tương lai sẽ thế nào, nhưng ta vẫn có thể nắm được nó, làm chủ nó, nếu ta cố gắng thật nhiều, nỗ lực hết sức trong hiện tại, trong “ngày hôm nay” để giây phút đó đi qua, ta biết ta không đánh mất nó vô ích, ta biết rằng ta đã không bỏ lỡ một “ngày hôm nay” lãng quên vào quá khứ của “ngày hôm qua”.
Qua mỗi giây, mỗi phút, “ngày mai” trở thành “ngày hôm qua”. Qua mỗi phút,mỗi giây, “ngày hôm nay” đã là “ngày hôm qua” để biết ta sẽ làm gì trong “ngày hôm nay” và chờ đón những điều tốt đẹp trong “ngày mai”.
Chắc hẳn bạn đã từng nghe chuyện về A-đam Khô. “Ngày hôm qua”, ông là một trong những học sinh yếu kém nhất trường về nhiều môn học. Vậy mà ông vươn lên trở thành một trong số những học sinh đứng hàng đầu của trường đại học danh tiếng ở Sing-ga-po, rồi trở thành mà diễn thuyết đầy tài năng, là ông chủ của ba công ty lớn, và tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất. Câu chuyện của ông khiến ta nhận ra rằng nếu ông cứ mải trách móc số phận, chỉ biết đứng nhìn quá khứ thì ta sẽ dần bị lãng quên trong “ngày hôm qua” đó. Bạn đã chẳng làm gì để biến những giây phút của ngày hôm nay trở nên tốt đẹp, ý nghĩa thì khi nó trôi vào quá khứ sẽ chỉ thấy một màu đen tăm tối mà thôi. Anh sáng huy hoàng của “ngày mai” không thể tự chiếu đến với bạn.
“Ngày mai” tươi đẹp không đến với những ai không biết chờ đợi,lãng phí những phút giây quý giá của “ngày hôm nay”…
Bài văn số 3
Chúng ta có nhiều cách để vượt qua thử thách ở ngay trong chính bản thân mình. Những thử thách ấy có khi là nỗi sợ hãi, sự lo lắng, hay là những thói xấu, những suy nghĩ tiêu cực tồn tại ngay trong chính chúng ta. Thông thường khi gặp phải một nỗi sợ hãi hay suy nghĩ tiêu cực, ta thường tìm cách trốn tránh hoặc than trách bản thân. Tuy nhiên đó không phải là cách hiệu quả để vượt qua những rào cản. Thay vào đó, ta có tìm cách đối mặt với chính nỗi sợ hãi hay suy nghĩ tiêu cực đó. Hãy mạnhmẽ thách thức những tiếng nói tiêu cực từ nội tâm, đối mặt và bắt tay vào hành động. Khi đối mặt với những thử thách từ trong chính bản thân mình, ta có được sự dũng cảm, quyết tâm, từ đó chiến thắng nỗi sợ hãi. Ta cũng thường né tránh những thói xấu của bản thân như sự ích kỉ, lòng tham… và bao biện cho nó bằng những lí do thiếu thuyết phục. Để giải quyết được vấn đề này, có lẽ cách tốt nhất là mạnh dạn lắng nghe lời phê bình, góp ý từ người khác. Dẹp bỏ cái tôi hẹp hòi là cách ta tự cải thiện mình. Rõ ràng, việc ta không khoanh tay trước những rào cản do chính mình tạo ra có ý nghĩa to lớn trong việc biến ta thành người làm chủ cuộc sống của chính mình, tạo cơ hội cho chính mình để khẳng định bản thân. Hãy tự tin vào chính mình để chiến thắng những thử thách bên trong mỗi con người!
Bài văn số 4
Trong mỗi chúng ta dường như luôn tồn tại hai con người đối lập. Khi ta làm một việc gì, một con người sẽ ủng hộ mọi quyết định ta đưa ra và ngược lại, một con người lại lên tiếng phản đối, đưa ra những câu hỏi như: “Việc mình làm có đúng hay không?”, “Quyết định như thế đã chính xác chưa?”. Tuy nhiên, đừng vội nản lòng hoặc quá khắt khe với bản thân trước những lời tự vấn ấy. Hãy xem đó như dấu hiệu cho thấy ta đang bắt đầu thay đổi. Thiếu đi tiếng nói ngăn cản, ta sẽ không thể hiểu thấu đáo việc mình đang làm. Khi ta tự yêu cầu bản thân phải thay đổi cách nhìn nhận mọi việc và rèn luyện một thế giới quan tích cực, mang tính chất xây dựng nhiều hơn thì rất nhiều rào cản sẽ hình thành trong tâm trí ta, chúng liên tục phát tín hiệu rằng ta không thể làm được việc đó, rằng việc đó không xứng đáng để ta bận lòng… Những lúc như vậy, hãy tỉnh táo suy xét tình hình, hiểu rõ những rào cản tâm lý và tự tin vào những quyết định của bản thân. Đừng quên rằng, thay đổi đồng nghĩa với việc sự phát triển đang bắt đầu diễn ra.
Bài văn số 5
Ngày hôm qua là gì Đó là quá khứ, là những tháng ngày được chúng ta gọi là kỷ niệm… Ở đó có kí ức, có ta của những ngày thơ trẻ, ngây ngô và khờ khạo… Ngày hôm qua đã qua rồi!
Em nghĩ thế nào về ngày hôm qua? Ngày hôm qua em đã làm gì; và nó để lại trong em những ấn tượng gì?
Ngày mai Là những ngày chưa tới, những ngày ở xa, những ngày tương lai đang chờ đón chúng ta? Em mong muốn gì ở ngày mai? Là ước mơ học hành, công danh, gia đình hay sự nghiệp, hay là tất cả?
Bàn luận về mối quan hệ giữa ngày hôm qua và ngày mai. Đó là mối quan hệ biện chứng. Chúng tương hỗ với nhau.
Ngày hôm qua làm những việc dại dột không suy nghĩ, không biết cố gắng sẽ dẫn đến một ngày mai không tươi sáng.
Ngày hôm qua và ngày hôm nay được xem như 2 vế của câu nói "Nếu… thì", của mối quan hệ "Nhân… Quả"
Nói lên những quan điểm của em nhé?
Nói về ngày hôm nay: Ngày hôm nay là ngày của hiện tại. Ngày chúng ta được sống, được hiện hữu, được phấn đấu để bù đắp ngày hôm qua và hướng tới ngày mai.