5 bài văn nghị luận rác thải nhựa

Bài viết số 1 Hành tinh xanh của chúng ta đang phải chống chọi với rất nhiều vấn nạn mà chúng ta đang không thể nào giải quyết được. Rác thải và đặc biệt là …

Bài viết số 1

Hành tinh xanh của chúng ta đang phải chống chọi với rất nhiều vấn nạn mà chúng ta đang không thể nào giải quyết được. Rác thải và đặc biệt là rác thải nhựa đang lại một vấn nạn mà chưa quốc gia nào có cách giải quyết. Chúng ta ngày nào cũng phải nghe những thông tin rất nhiều rác thải nhựa được vứt ngoài bãi biển, khiến cho các loài động vật dưới biển ăn phải. Hàng ngày chúng ta gặp không biết bao nhiêu người sử dụng những túi ni lông, cốc nhiệt, các chai lọ,… Đất nước càng phát triển khiến cho con người ta luôn tìm đến những thứ gì đó tiện lợi mà những vật dụng khác thì sẽ tìm và không có nhiều như đồ nhựa. Rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường. Bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ… Chất thải ni lông gồm các bao bì bằng nhựa polyethylene (PE) sau khi sử dụng trở thành rác thải. Rác thải để lại hậu quả lâu dài nhất chính là nhựa, vì chúng rất khó phân hủy nhưng lại dễ sản xuất. Loại rác thải này có tuổi thọ cao hơn chúng ta rất nhiều, thậm chí gấp 10 lần chúng ta. Một ví dụ điển hình là chai nhựa đựng nước bạn uống hằng ngày chẳng hạn, chúng có thể tồn tại lên đến 10 thế kỷ. Và khi chúng bị phân rã không có nghĩa là đã bị loại trừ hoàn toàn, chỉ là từ một mảnh lớn bây giờ chúng tách thành những mảnh nhỏ xíu và tiếp tục phá hủy đại dương từng chút một. Những mối hại như vậy, cần cả nhân loại chung tay góp sức để giảm thiểu chúng, đây không phải là trách nhiệm của một ai, một tổ chức nào mà là tất cả mỗi chúng ta. Trả lại một hành tinh xanh, sạch, đẹp.

Bài viết số 2

Vật liệu, đặc tính, màu sắc, tác dụng, lịch sử sản xuất,…

  Nhựa plastic (hay chất dẻo) là các hợp chất cao phân tử, thành phần chủ yếu là các polymer hữu cơ. Trong lịch sử, chất liệu nhựa nhân tạo đầu tiên được sản xuất chính là vinyl clorua năm 1838.

 Với tính bền, nhẹ, khó vỡ, tiện dụng và màu sắc đa dạng, nhựa được dùng làm túi nilon, chai lọ, ống nước,… len lỏi vào khắp nơi của cuộc sống hiện đại. Khi mới xuất hiện, nhiều người coi đây là một phát minh quan trọng cho cuộc sống. Tuy nhiên, theo thời gian, chúng đã gây ra hàng loạt tác hại lâu dài đối với môi trường và sức khỏe con người.

Lượng tiêu thụ rất lớn.

 Hiện nay, con người đang phụ thuộc rất lớn vào nhựa. Năm 1950, sản lượng nhựa toàn cầu chỉ khoảng 2 triệu tấn mỗi năm, còn hiện tại, con số ấy đã tăng lên 330 triệu tấn.

Rác thải nhựa đang bị con người vứt bừa bãi, trôi nổi khắp nơi trên thế giới, cả trên đất liền và trên biển, đặt ra một thách thức về vấn đề môi trường.

Câu hỏi được đặt ra là, vậy phần lớn rác thải từ nhựa sẽ đi đâu? Theo các số liệu, đến năm 2015, đã có khoảng 6.300 triệu tấn chất thải nhựa được con người tạo ra. Tuy nhiên, chỉ 9% trong số đó có thể tái chế, 12% bị đốt và 79% nằm trong những bãi rác hoặc bị vứt bừa bãi khắp Trái đất, cả trên đất liền và trên biển. Trên đất liền, sự tồn tại của rác thải nhựa trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, làm thay đổi tính chất vật lí của đất, gây xói mòn, làm cho đất không giữ được nước, ảnh hưởng sự sinh trưởng của cây trồng. Bên cạnh đó, rác thải nhựa bị vứt bừa bãi xuống ao hồ, sông ngòi gây ra tắc nghẽn, ứ đọng, ổ bệnh.

Trên biển, rác thải, phế phẩm từ nhựa như chai, lọ, túi nilon theo các dòng hải lưu mà trôi dạt khắp nơi. Theo các chuyên gia ước tính, hiện nay, 33,5 triệu tấn rác thải nhựa đang lênh đênh trên đại dương, và mỗi một dặm vuông (khoảng 2,6 km vuông) nước biển có khoảng 46.000 phế phẩm từ nhựa trôi nổi. Con số này vẫn đang gia tăng một cách đáng sợ. Chỉ tính riêng dòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương trong 40 năm qua, lượng phế thải nhựa gia tăng tới 100 lần. Theo thống kê của Liên hợp quốc, ước tính đến năm 2050, nhựa trong đại dương sẽ nhiều hơn cả cá. Và nếu nối tất cả rác thải từ nhựa được con người vứt bừa bãi trong một năm thành một sợi dây thì độ dài của sợi dây ấy có thể quấn quanh Trái đất tới 4 vòng. Cũng theo báo cáo của Liên hiệp quốc, Việt Nam xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác nhựa lớn trên thế giới. Điều này đang đặt ra một thách thức về vấn đề môi trường, đe dọa biến Trái đất trở thành “Trái nhựa” theo đúng nghĩa đen.

Phân tích bài thơ Xuất Dương Lưu Biệt của Phan Bội Châu – Văn hay lớp 11

 Ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của con người và sinh vật.

Rác thải từ nhựa cũng đặc biệt nguy hiểm đối với sự sống của các sinh vật, trên đất liền và cả trong lòng đại dương. Chúng không phân biệt được đâu là thức ăn, đâu là rác thải từ nhựa. Xác một con cá nhà táng vừa được phát hiện tại Indonesia, trong dạ dày nó có chứa: 115 ly nhựa, 25 chiếc túi nhựa, 4 chai nhựa, 4 đôi dép kẹp và hơn 1000 mảnh nhựa. Không khó để tìm kiếm những hình ảnh sinh vật chết do ăn phải nhựa hoặc bị mắc kẹt vào nhựa dẫn đến biến dạng cơ thể trên internet. Ngoài ra, do thời gian phân hủy rất lâu nên khi rơi xuống biển, rác thải nhựa phủ lên bề mặt và giết chết các quần thể san hô, gây biến dạng hệ sinh thái dưới đáy biển.

 Không chỉ đặt ra mối đe dọa đối với đại dương, rác thải nhựa còn tác động xấu tới sức khỏe con người. Nhựa phân rã thành vi nhựa, và những vi nhựa này được hấp thụ bởi các loài khác nhau, ví dụ như sinh vật phù du, các loài cá và các loài chim… Con người nằm ở đỉnh chuỗi thức ăn này. Đại diện thường trực của Na Uy tại Liên Hợp Quốc Mari Skare phát biểu: “Cá ăn nhựa và con người ăn cá, vì vậy chúng ta có một vấn đề”. Bạn có biết: Nếu bạn ăn cá mỗi bữa cơm thì số lượng hạt vi nhựa bạn ăn vào người là 11.500 hạt / năm; nếu bạn thích ăn nghêu / hàu – thì mỗi con chứa tối thiểu 8 hạt vi nhựa trong phần thịt; ở cấp tế bào, mỗi một tế bào trong lòng đại dương chứa khoảng 8 phân tử nhựa; độc tố từ nhựa được nhiễm vào mô mỡ của các loài động vật mà chúng ta ăn hàng ngày, và đương nhiên con người cũng chịu ảnh hưởng tương tự.

 Làm nghiêm trọng hơn tình trạng nóng lên của Trái Đất.

  Không dừng lại ở đó, theo như một nghiên cứu được công bố trên PLOS ONE, rác nhựa tiếp xúc với ánh mặt trời có thể thải ra khí nhà kính như methane và ethylene. Từ đó, quá trình nhiệt độ toàn cầu nóng lên sẽ thêm trầm trọng.

Bài viết số 3

Trái đất đang phải chống chọi với rất nhiều vấn nạn và nạn rác thải chính là một trong những điều nan giải chưa giải quyết được triệt để. Rác thải hiện nay đang khiến cho môi trường ô nhiễm trầm trọng cũng như mất mỹ quan đô thị.

Vấn đề rác thải không còn là vấn đề chung của toàn cầu, mà là vấn đề của mỗi con người, mỗi quốc gia. Rác thải có nguồn gốc từ đâu. CHính là do con người, hoặc do sự tác động của con người vào thiên nhiên. ‘

Khi đất nước ngày càng phát triển, công nghiệp hóa hiện đại hóa là điều tất yếu. Chính điều này đã tạo nên nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm trọng. Hiện nay các nhà máy, xí nghiệp mọc lên như nấm, tình trạng xả thải bừa bãi, không có quy hoạch đã dẫn đến sự ùn tắc rác thải ở nhiều khu vực. Nạn rác thải trở nên vấn nạn cần phải giải quyết.

Khi rác thải quá tải thì đời sống của nhân dân cũng gặp không ít khó khăn, môi trường ô nhiễm, sức khỏe ảnh hưởng nhiều.

Rác thải hiện nay được phân ra thành nhiều loại, nhưng chủ yếu là rác thải khó có thể phân hủy được. Chúng ta đã từng chứng kiến những khu vực chứa rác ở ngoại ô, chất thành từng đống cao và được đốt. Khói từ việc đốt rác này cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường nước, không khí, và ảnh hưởng trực tiếp đến con người.

Có nhiều khu vực, người dân vứt rác bừa bãi, không ai có ý thức giữ gìn môi trường chung. Điều này đã khiến cho môi trường xunh quanh họ trở nên ô nhiễm trầm trọng, và họ là nạn nhân phải hứng chịu cảnh sống chung với rác đó.

Hệ lụy mà vấn đề rác thải mang đến là nguồn nước ô nhiễm, đất đai ô nhiễm và ngay cả khí oxi mà chúng ta hít vào hằng ngày cũng không còn trong lành, sạch đẹp nữa.

 

Hằng năm có rất nhiều chiến dịch tuyên truyền phải ngăn cản sự bùng nổ rác thải, tuy nhiên các chiến dịch đó vẫn chưa phát huy hết tác dụng của mình. Rác thải vẫn chưa bao giờ hết nóng, trái đất chưa có một ngày nào có thể yên bình không có rác.

Ý thức của mỗi người sẽ là điều quan trọng hàng đầu có thể hạn chế sự “lây lan” của rác thải. Mỗi người một việc sẽ giúp cho cộng đồng có thể hạn chế việc rác thải tràn lan như vậy.

Công cuộc cách mạng xanh bài trừ rác thải vẫn được vận động, tuyên truyền nhưng dường như chưa đạt được hiệu quả cao.

Hậu quả mà rác thải mang lại rất lớn, vì vậy chúng ta cần ý thức được rằng việc bảo vệ môi trường là rất cần thiết. Chúng ta không thể hạn chế rác trong ngày một ngày hai nhưng chúng ta có thể tự xây dựng cho mình một thói quen bảo vệ môi trường hằng ngày để ngăn chặn sự bùng nổ rác.

Mọi người có thể biến suy nghĩ thành hành động, chung ta nói không với rác, như việc hạn chế sử dụng túi nilon cũng là một cách để ngăn ngừa rác thải. Tích cực trồng nhiều cây xanh để mang lại không khí trong lành cho xã hội. Tất cả những hành động đó đều rất đáng quý, đáng trân trọng.

Như vậy, rác thải luôn là vấn nạn cần phải giải quyết ngay từ đầu. Mọi người hãy chung tay xây dựng môi trường xanh sạch đẹp.

Bài viết số 4

Câu hỏi được đặt ra là, vậy phần lớn rác thải từ nhựa sẽ đi đâu? Theo các số liệu, đến năm 2015, đã có khoảng 6.300 triệu tấn chất thải nhựa được con người tạo ra. Tuy nhiên, chỉ 9% trong số đó có thể tái chế, 12% bị đốt và 79% nằm trong những bãi rác hoặc bị vứt bừa bãi khắp Trái đất, cả trên đất liền và trên biển. Trên đất liền, sự tồn tại của rác thải nhựa trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, làm thay đổi tính chất vật lí của đất, gây xói mòn, làm cho đất không giữ được nước, ảnh hưởng sự sinh trưởng của cây trồng. Bên cạnh đó, rác thải nhựa bị vứt bừa bãi xuống ao hồ, sông ngòi gây ra tắc nghẽn, ứ đọng, ổ bệnh.

Trên biển, rác thải, phế phẩm từ nhựa như chai, lọ, túi nilon theo các dòng hải lưu mà trôi dạt khắp nơi. Theo các chuyên gia ước tính, hiện nay, 33,5 triệu tấn rác thải nhựa đang lênh đênh trên đại dương, và mỗi một dặm vuông (khoảng 2,6 km vuông) nước biển có khoảng 46.000 phế phẩm từ nhựa trôi nổi. Con số này vẫn đang gia tăng một cách đáng sợ. Chỉ tính riêng dòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương trong 40 năm qua, lượng phế thải nhựa gia tăng tới 100 lần. Theo thống kê của Liên hợp quốc, ước tính đến năm 2050, nhựa trong đại dương sẽ nhiều hơn cả cá. Và nếu nối tất cả rác thải từ nhựa được con người vứt bừa bãi trong một năm thành một sợi dây thì độ dài của sợi dây ấy có thể quấn quanh Trái đất tới 4 vòng. Cũng theo báo cáo của Liên hiệp quốc, Việt Nam xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác nhựa lớn trên thế giới. Điều này đang đặt ra một thách thức về vấn đề môi trường, đe dọa biến Trái đất trở thành “Trái nhựa” theo đúng nghĩa đen.

Rác thải từ nhựa cũng đặc biệt nguy hiểm đối với sự sống của các sinh vật, trên đất liền và cả trong lòng đại dương. Chúng không phân biệt được đâu là thức ăn, đâu là rác thải từ nhựa. Xác một con cá nhà táng vừa được phát hiện tại Indonesia, trong dạ dày nó có chứa: 115 ly nhựa, 25 chiếc túi nhựa, 4 chai nhựa, 4 đôi dép kẹp và hơn 1000 mảnh nhựa. Không khó để tìm kiếm những hình ảnh sinh vật chết do ăn phải nhựa hoặc bị mắc kẹt vào nhựa dẫn đến biến dạng cơ thể trên internet. Ngoài ra, do thời gian phân hủy rất lâu nên khi rơi xuống biển, rác thải nhựa phủ lên bề mặt và giết chết các quần thể san hô, gây biến dạng hệ sinh thái dưới đáy biển.

Không chỉ đặt ra mối đe dọa đối với đại dương, rác thải nhựa còn tác động xấu tới sức khỏe con người. Nhựa phân rã thành vi nhựa, và những vi nhựa này được hấp thụ bởi các loài khác nhau, ví dụ như sinh vật phù du, các loài cá và các loài chim… Con người nằm ở đỉnh chuỗi thức ăn này. Đại diện thường trực của Na Uy tại Liên Hợp Quốc Mari Skare phát biểu: “Cá ăn nhựa và con người ăn cá, vì vậy chúng ta có một vấn đề”. Bạn có biết: Nếu bạn ăn cá mỗi bữa cơm thì số lượng hạt vi nhựa bạn ăn vào người là 11.500 hạt / năm; nếu bạn thích ăn nghêu / hàu – thì mỗi con chứa tối thiểu 8 hạt vi nhựa trong phần thịt; ở cấp tế bào, mỗi một tế bào trong lòng đại dương chứa khoảng 8 phân tử nhựa; độc tố từ nhựa được nhiễm vào mô mỡ của các loài động vật mà chúng ta ăn hàng ngày, và đương nhiên con người cũng chịu ảnh hưởng tương tự.

Bài viết số 5

Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, ảnh hưởng trực tiếp đến con người và sinh vật trên trái đất. Ô nhiễm môi trường là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc hại gây tác hại xấu đến cuộc sống con người. Môi trường không khí: các nhà máy, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác,… đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính,… Ô nhiễm môi trường nước: nguồn nước bị nhiễm độc do nước thải, sự cố tràn dầu,…khiến cho số lượng nước sạch ngày càng khan hiếm. Ô nhiễm môi trường đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, nhiễm chì, nhiễm độc do rác thải, thuốc trừ sâu,… Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do: Vì lợi nhuận, một số doanh nghiệp bất chấp pháp luật cố ý xả chất thải chưa qua xử lý vào môi trường,… Ý thức của người dân còn kém: vô trách nhiệm, chặt phá rừng, xả rác thải dẫn đến tình trạng ô nhiễm diện rộng không kiểm soát được. Sự quản lý của nhà nước còn lỏng lẻo. Dẫn đến hậu quả: Sức khỏe con người bị ảnh hưởng trực tiếp như: Bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở; khoảng 14.000 cái chết mỗi ngày do ô nhiễm nguồn nước… Nguồn tài nguyên sinh vật cạn kiệt, thiếu nước sinh hoạt, mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường sống. Ảnh hưởng đến các nguồn lợi kinh tế, nông nghiệp, du lịch,… Cần đưa ra giải pháp hiệu quả và tức thời như: Cần có sự quản lý chặt chẽ của người nhà nước trong việc xứ lý những doạnh nghiệp cá nhân vi phạm. Tăng cường tuyên truyền để cho nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời nêu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái, sức khỏe con người… Tiến hành áp dụng công nghệ khoa học để giải quyết hiện trạng ô nhiễm… Bản thân cần xây dựng ý thức chấp hành pháp luật, cần có trách nhiệm với vấn nạn chung với xã hội, không có những hành vi trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng tới môi trường sống. Đồng thời, góp phần tuyên truyền, nâng cao nhận thức của những người xung quanh về bảo vệ môi trường

Leave a Comment