15 bài văn nghị luận sử dụng điện thoại thông minh một cách thông minh

Bài văn số 1 Khoa học công nghệ hiện nay càng ngày càng cho ra đời nhiều hơn những thiết bị thông minh phục vụ đắc lực cho cuộc sống của con người. Chưa bao …

Bài văn số 1

Khoa học công nghệ hiện nay càng ngày càng cho ra đời nhiều hơn những thiết bị thông minh phục vụ đắc lực cho cuộc sống của con người. Chưa bao giờ con người lại được sống giữa nhiều tiện nghi như vậy, tưởng như muốn gì là có, cần gì là được đáp ứng. Cuộc sống trở nên dễ chịu, dễ dàng. “Chất lượng cuộc sống” trở thành một cụm từ hay được nhắc đến như một “điều kiện cần” để đánh giá mức độ hạnh phúc, mức độ hưởng thụ của con người hiện đại. Từ thông minh trong cụm từ “thiết bị thông minh” muốn nói tói những tính năng đặc biệt, tiên tiến của các thiết bị mà con ngưòi tạo ra nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình. Mọi vật dụng mà chúng ta cần đến đềú được chế tạo hướng đến sự “thông minh”, có thể làm hộ con người được rất nhiều việc. Chúng ta có nhà thông minh, tấm lọp thông minh, vô vàn thiết bị điện và điện tử thông minh. Chiếc điện thoại quen thuộc cũng là điện thoại thông minh, ngoài các tính năng thông thường còn có những tính năng của một laptop, có thể dùng để thực hiện nhiều công việc, dù ta đang ở nơi nào… Sự thông minh của thiết bị thể hiện sự thông minh của con người trong hoạt động khám phá và sáng tạo. Chúng ta đang thực sự tạo ra một môi trường sống mới cho con ngưòi, đem đến một sự “bổ sung” quan trọng và cần thiết cho môi trường sống cố hữu, quen thuộc. Tuy nhiên, ở đây không phải không xuất hiện những vấn đề đáng suy nghĩ: là sản phẩm được chúng ta tạo ra, nhưng đến lượt mình, các thiết bị thông minh cũng đang nhào nặn lại chúng ta, bắt chúng ta phải thích ứng với nó, thậm chí lệ thuộc vào nó. Ta đã thấy nhiều người quá ỷ lại vào thiết bị, ít vận động, động não trong hoạt động thực tiễn. Cũng có quá nhiều bạn trẻ mắc chứng nghiện điện thoại, chỉ mải mê “giao tiếp” với điện thoại mà quên giao tiếp thực vói cuộc đời xung quanh… Do những điều đó, con người tưởng có thể làm chủ được mọi thứ mà nhiều khi lại trở nên bị động, thụ động, yếu ớt, dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Việc sử dụng thông minh những thiết bị thông minh, vì vậy, đang trở thành một đòi hỏi bức thiết đối với mỗi chúng ta. sử dụng thông minh không có nghĩa là không sử dụng hay là từ chối các tiện nghi, từ chối những tiện ích của đồ dùng. Trong thời đại ngày nay, tinh thần khắc kỉ khó có thể được đánh giá tích cực. Vậy vấn đề ở đây là phải xây dựng cho được thái độ chủ động trong việc sử dụng những phương tiện, tiện nghi làm việc. Chúng ta là ông chủ chứ không phải là nô lệ của những đồ dùng, thiết bị do chúng ta tạo rạ. Nhân cách, trí tuệ, cảm giác của chúng ta cần được xây dựng theo cả những cách cổ điển. Kho cảm giác của chúng ta về cuộc đời, kí ức của chúng ta về lịch sử không thể bị đồng hoá bởi bộ nhớ của thiết bị. Xúc cảm của chúng ta đòi hỏi được bộc lộ trực tiếp trước những đối tác, đối tượng cụ thể ngoài đời chứ không đơn thuần trước những đối tượng ảo trong thế giói ảo, dù sự phân định thật, ảo bây giờ rất tương đối do biên giới của chúng thường xê dịch không ngừng. Khó mà có được một chỉ dẫn cụ thể về vấn đề: Thế nào là sử dụng thông minh những thiết bị thông minh? Thiết bị vốn hết sức đa dạng và những trường hợp sử dụng thiết bị cũng hết sức đa dạng. Mỗi người, tuỳ điều kiện và hoàn cảnh cụ thể phải tự rút ra cho mình những kinh nghiệm riêng, trên cơ sở nhận thức được rằng: phẩm chất thông minh nơi mỗi con người luôn gắn liền với khả năng làm chủ những công việc, những .tình huống mà mình đối diện, làm chủ những thiết bị mà mình đang sử dụng nhằm đạt một kết quả tốt đẹp nào đó.

Bài văn số 2

Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, điện thoại thông minh ngày càng trở thành dụng cụ liên lạc và giải trí không thể thiếu trong đời sống con người. Đối với học sinh hiện nay, phần lớn đều sở hữu cho mình một chiếc điện thoại . Vì vậy, vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh ngày nay là một vấn đề được cả xã hội quan tâm bởi những hệ lụy không nhỏ.

 

Điện thoại thông minh là phương tiện liên lạc và giải trí phổ biến nhất hiện nay. Với những chức năng tiện dụng và mới mẻ nên hầu hết học sinh ngày nào cũng chơi điện thoại để nhắn ti, nghe nhạc, lên facebook hoặc xem phim , … Cũng không quá khó để có được một chiếc điện thoại thông minh, chỉ cần 2 đến 3 triệu là có thể sở hữu được một chiếc điện thoại. Việc dễ dàng một cái điện thoại là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay .Thực tế học sinh bảo sử dụng điện thoại để liên lạc với ba mẹ, bạn bè hay là tìm kiếm bài tập trên mạng nhưng đó là phần nhỏ của học sinh khi sử dụng điện thoại. Thật sự là điện thoại thông minh với mục đích giải trí là chính. Hiện nay, học sinh đi học còn mang cả điện thoại vào trong lớp để chơi game và nhắn tin trong khi thầy cô đang giảng bài. Điều này dẫn đến sự mất tập trung trong giờ học và giảm lượng kiến thức mà các học sinh học trong giờ học đó. Việc các bạn học sinh lạm dụng vào điện thoại quá nhiều, thậm chí còn xem những nội dung không lành mạnh và những phim tuổi mới lớn chưa được xem. Nhiều bạn có đùa bằng cách chụp hình khó coi của bạn rồi phát tán lên trên mạng. Nặng hơn là việc đánh nhau quay cilp lại tung lên mạng làm ảnh hưởng đến thể diện của bạn và dẫn đến việc có ý định bỏ học hoặc tự tử .Vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh như là con dao hai lưỡi. Bên cạnh những lợi ích của điện thoại thông minh thì có những hệ lụy mà chung ta không thể ngờ tới. Sử dụng điện thoại quá nhiều có thể gây nghiện, khiến học sinh không thể tập trung học hành, khiến chúng ta mất thời gian vào những việc vô ích. Clement và Matt Miles đã viết trong cuốn sách của mình:“Thật thú vị khi nghĩ trong trường công lập hiện đại , nơi trẻ em đang được yêu cầu sử dụng các thiết bị điện tử như Iphone, Ipad thì những đứa trẻ con của Steve Jobs lại là một trong những thành phần duy nhất lựa chọn không tham gia”.

Bài văn số 3

Xã hội ngày càng phát triển và hiện đại hơn. Cũng nhờ đó mà con người  có điều kiện được tiếp cận với những thiết bị công nghệ hiện đại sớm hơn, đặc biệt là trẻ nhỏ. Thế nhưng, tình trạng trẻ em hiện nay đang trở thành những con nghiện sử dụng điện thoại thông minh hay máy tính lại là một vấn đề đáng báo động và cần có phương pháp khắc phục kịp thời.    Điện thoại di động là một trong những tiến bộ kĩ thuật vượt bậc mà nhân loại ta được thừa hưởng. Hầu như hiện nay, mỗi người đều có tối thiểu một chiếc điện thoại để phục vụ mục đích liên lạc cá nhân và trao đổi công việc. Ngoài những chiếc điện thoại “củ gạch” với chức năng nghe gọi, hiện còn có nhiều hãng điện thoại với chức năng cao như quay phim, chụp ảnh, kết nối internet…. Giá của mỗi chiếc điện thoại này cũng vô cùng rẻ chỉ khoảng 2-3 triệu đồng. Vì thế, dù gia đình có điều kiện hay không thì cũng cố sắm cho con cái họ một chiếc điện thoại thông minh. Thế nhưng bên cạnh những điều tích cực nó mang lại cho con người vẫn còn đó rất nhiều hệ lụy.Nếu được hỏi dùng điện thoại để làm gì? Thì các em sẽ chẳng nghĩ ngợi mà trả lời để phục vụ học tập, liên lạc với thầy cô, bạn bè, bố mẹ. Thế nhưng thực tế thì lại không như thế. Cùng với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, những chiếc điện thoại thông minh đang ngày càng “hủy hoại” con người. Mỗi ngày các em có 8 giờ học trên lớp thế nhưng thay vì tiếp thu bài học của thầy cô các bạn học sinh lại dùng nó để giải trí. Việc không tập trung vào bài học dẫn đến các em sẽ bị hổng kiến thức. Chưa kể việc phải dừng lại nhắc nhở học trò phải tắt điện thoại cũng khiến các thầy cô bị cắt mạch cảm xúc, các bạn phân tán sự chú ý. Nhiều trường hợp học trò còn vô tư dùng điện thoại để xem phim, lên mạng xã hội thỏa sức “chém gió” với bạn bè khắp nơi. Điện thoại thông minh với chức năng chụp ảnh quay phim còn khiến các em cho ra đời nhiều bức ảnh tục tĩu, hở hang làm trò câu view, câu like gây nên nhiều hậu quả nặng nề, bóng ma tâm lí cho các bạn thậm chí còn không muốn đến trường vì xấu hổ….

 

   Việc dùng điện thoại thông minh có hai mặt của nó. Bên cạnh những tích cực nó mang đến thì còn đó là những hậu quả nặng nề khiến cho xã hội phải nhức nhối. Những chiếc điện thoại thông minh thường được kết nối internet, nên các em học sinh thay vì nhiệm vụ học hành sẽ dùng thời gian để lên mạng chat chit tình cảm, chơi game online thậm chí là truy cập các hình ảnh bạo lực đồi trụy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến văn hóa học đường.   Vậy phải làm gì để hạn chế tình trạng này? Hiện nay, nhà trường cũng đưa ra một số biện pháp răn đe như cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học. Tuy nhiên thực tế đây là việc vô cùng khó khăn. Thay vì cấm đoán nhà trường thầy cô nên tìm cách để hướng dẫn các em cách sử dụng điện thoại di động sao đúng và hợp lí nhất. Tuyệt đối không dùng với mục đích nhạo báng và xúc phạm nhau bằng những clip nóng, những hình ảnh bạo lực đồi trụy…. Bản thân của các em học sinh cũng cần phải ý thức được việc học tập là quan trọng với mình, sử dụng điện thoại với mục đích phục vụ học tập là chính. Đối với các phụ huynh cần quy định số tuổi để con dùng điện thoại, kiểm soát thời gian cũng như hành vi của con cái khi dùng điện thoại để kịp thời ngăn chặn những hành động đi quá xa.  Điện thoại di động là một phương tiện liên lạc vô cùng hữu ích. Không chỉ giúp tiết kiệm thời gian di chuyển mà nó còn có khả năng kết nối người với người. Thế nhưng làm cách nào để nó không sai mục đích và ảnh hưởng đế thế hệ trẻ là điều vô cùng nan giải. Vì vậy nó cần nhà trường cùng các bậc phụ huynh phải có biện pháp cứng rắn ngăn chặn hành vi sử dụng điện thoại quá sớm ở học sinh. Bởi có như thế mới có thể giúp các em thực hiện tốt vai trò và sự phát triển tự nhiên của mình.

Bài văn số 4

Sự phát triển của công nghệ kĩ thuật đem đến cho con người rất nhiều điều bổ ích. Và điện thoại di động chính là một trong những vật dụng không thể thiếu đối với bất cứ ai. Tuy nhiên, việc những bạn học sinh lạm dung điện thoại quá nhiều, hay sử dụng điện thoại sai mục đích mang đến cho bố mẹ, thầy cô nhiều điều trăn trở.Điện thoại di động là một trong những tiến bộ kĩ thuật vượt bậc mà nhân loại ta được thừa hưởng. Hầu như hiện nay, mỗi người đều có tối thiểu một chiếc điện thoại để phục vụ mục đích liên lạc cá nhân và trao đổi công việc. Ngoài những chiếc điện thoại “củ gạch” với chức năng nghe gọi, hiện còn có nhiều hãng điện thoại với chức năng cao như quay phim, chụp ảnh, kết nối internet…. Giá của mỗi chiếc điện thoại này cũng vô cùng rẻ chỉ khoảng 2-3 triệu đồng. Vì thế, dù gia đình có điều kiện hay không thì cũng cố sắm cho con cái họ một chiếc điện thoại thông minh. Thế nhưng bên cạnh những điều tích cực nó mang lại cho con người vẫn còn đó rất nhiều hệ lụy.Nếu được hỏi dùng điện thoại để làm gì? Thì các em sẽ chẳng nghĩ ngợi mà trả lời để phục vụ học tập, liên lạc với thầy cô, bạn bè, bố mẹ, Thế nhưng thực tế thì lại không như thế. Cùng với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật, những chiếc điện thoại thông minh đang ngày càng “hủy hoại” con người. Mỗi ngày các em có 8 giờ học trên lớp thế nhưng thay vì tiếp thu bài học của thầy cô các bạn học sinh lại dùng nó để giải trí. Việc không tập trung vào bài học dẫn đến các em sẽ bị hổng kiến thức. Chưa kể việc phải dừng lại nhắc nhở học trò phải tắt điện thoại cũng khiến các thầy cô bị cắt mạch cảm xúc, các bạn phân tán sự chú ý. Nhiều trường hợp học trò còn vô tư dùng điện thoại để xem phim, lên mạng xã hội thỏa sức “chém gió” với bạn bè khắp nơi. Điện thoại thông minh với chức năng chụp ảnh quay phim còn khiến các em cho ra đời nhiều bức ảnh tục tĩu, hở hang làm trò câu view, câu like gây nên nhiều hậu quả nặng nề, bóng ma tâm lí cho các bạn thậm chí còn không muốn đến trường vì xấu hổ….Việc dùng điện thoại thông minh có hai mặt của nó. Bên cạnh những tích cực nó mang đến thì còn đó là những hậu quả nặng nề khiến cho xã hội phải nhức nhối. Những chiếc điện thoại thông minh thường được kết nối internet, nên các em học sinh thay vì nhiệm vụ học hành sẽ dùng thời gian để lên mạng chat chit tình cảm, chơi game online thậm chí là truy cập các hình ảnh bạo lực đồi trụy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến văn hóa học đường.

Vậy phải làm gì để hạn chế tình trạng này? Hiện nay, nhà trường cũng đưa ra một số biện pháp răn đe như cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học. Tuy nhiên thực tế đây là việc vô cùng khó khăn. Thay vì cấm đoán nhà trường thầy cô nên tìm cách để hướng dẫn các em cách sử dụng điện thoại di động sao đúng và hợp lí nhất. Tuyệt đối không dùng với mục đích nhạo báng và xúc phạm nhau bằng những clip nóng, những hình ảnh bạo lực đồi trụy…. Bản thân của các em học sinh cũng cần phải ý thức được việc học tập là quan trọng với mình, sử dụng điện thoại với mục đích phục vụ học tập là chính. Đối với các phụ huynh cần quy định số tuổi để con dùng điện thoại, kiểm soát thời gian cũng như hành vi của con cái khi dùng điện thoại để kịp thời ngăn chặn những hành động đi quá xa.Điện thoại di động là một phương tiện liên lạc vô cùng hữu ích. Không chỉ giúp tiết kiệm thời gian di chuyển mà nó còn có khả năng kết nối người với người. Thế nhưng làm cách nào để nó không sai mục đích và ảnh hưởng đế thế hệ trẻ là điều vô cùng nan giải. Vì vậy nó cần nhà trường cùng các bậc phụ huynh phải có biện pháp cứng rắn ngăn chặn hành vi sử dụng điện thoại quá sớm ở học sinh. Bởi có như thế mới có thể giúp các em thực hiện tốt vai trò và sự phát triển tự nhiên của mình.

Bài văn số 5

Xã hội ngày càng phát triển và hiện đại hơn. Con người cũng có điều kiện được tiếp cận với những thiết bị công nghệ hiện đại sớm hơn, đặc biệt là trẻ nhỏ. Thế nhưng, tình trạng trẻ em hiện nay đang trở thành những con nghiện sử dụng điện thoại thông minh hay máy tính lại là một vấn đề đáng báo động và cần có phương pháp khắc phục kịp thời.Điện thoại thông minh hay còn gọi là smartphone, là thiết bị di động không chỉ dùng để liên lạc gọi điện hay nhắn tin mà còn chứa nhiều ứng dụng trò chơi giải trí khác nhau. Nghiện sử dụng điện thoại thông minh là hiện tượng con người bỏ quá nhiều thời gian để tiếp xúc với điện thoại mà quên đi những hoạt động thực tế ngoài cuộc sống. Đặc biệt hơn, hiện tượng này đang bùng phát ở trẻ nhỏ.Thực tế có thể thấy, rất nhiều đứa trẻ hiện nay ra đường đã được bố mẹ cho sử dụng điện thoại thông minh để xem phim hay chơi các trò chơi. Rất nhiều trẻ nhỏ chỉ từ 4 đến 5 tuổi đã biết sử dụng một số ứng dụng trên điện thoại như youtube hoặc các ứng dụng trò chơi khác nhau. Nhiều trẻ nhỏ chỉ cần có trong tay chiếc điện thoại là sẵn sàng ngồi một góc xem cả ngày không biết chán. Chỉ cần rời điện thoại ra là khóc mếu đòi bố mẹ lấy lại ngay. Vì thế mà phương pháp bố mẹ dỗ con cái bằng cách đưa điện thoại đang tăng nhanh đến chóng mặt.

Leave a Comment