5 bài văn nghị luận trang phục và văn hóa

Bài viết số 1 Trang phục là quần áo mặc của con người, trang phục văn hóa là những ý nghĩa văn hóa văn hóa biểu hiện trong giá trị quần áo. Như vậy, ngoài …

Bài viết số 1

Trang phục là quần áo mặc của con người, trang phục văn hóa là những ý nghĩa văn hóa văn hóa biểu hiện trong giá trị quần áo. Như vậy, ngoài tính công năng mục đích là che kín và giữ ấm cơ thể thì trang phục còn mang ý nghĩa văn hóa là biểu hiện cái đẹp, những giá trị sáng tạo trong cách tạo ra những bộ quần áo của con người. Không chỉ mục đích che kín – giữ ấm là đủ, trang phục còn biểu hiện nhiều sắc thái khác nhau giúp con người thuận tiện hơn trong lao động và các hoạt động khác của con người trong cuộc sống: trang phục bảo hộ LĐ, trang phục trong sinh hoạt gia đình, trang phục khi hiện diện với cộng đồng xã hội, trang phục mùa đông, trang phục mùa hè… Thời trang là môn nghệ thuật lớn về trang phục ra đời. Thời trang là đỉnh cao của nghệ thuạt trang phục, thể hiện những khuynh hướng biểu cảm, phô bày những tư tưởng văn hóa và đặt những nguyên tắc mục đích chức năng công dụng lên cao nhất. Chẳng hạn, thời trang dành cho lứa tuổi, thời trang dành cho đặc điểm thời tiết, thời gian dành cho những không gian sinh hoạt: thời trang lễ hội, thời trang công sở, thời trang chuyên dành cho nghệ thuật của trang phục vv… Tính thời thời luôn thay đổi, hướng về những tìm tòi sáng tạo mới mẻ nhàm thỏa mãn nhu càu tinh thần con người. Tuy nhiên cần thấy rõ trang phục đồng phục là một hình thức thời trang đặt ra cho cả một quá trình thời gian có tính lâu dài, mang tính đồng bộ cao, thích hợp với nhiều con người cùng sử dụng trong một khối tổ chức.

Những điều vừa nêu ra cho thấy tính văn hóa của quần áo, nó không chỉ biểu hiện một phần nội dung của người mặc, còn là ý thức tôn trọng cộng đồng và qua những bộ trang phục có thể nói lên những giá trị van hóa của cả cộng đồng, cao hơn nữa là phản ánh ý thức và giá trị sáng tạo van hóa của dân tộc qua những bộ trang phục mỗi thời kỳ.

Bài viết số 2

Trong cuộc sống hiện đại đất nước ngày một phát triển nhu cầu về thức ăn nước uống đã không còn là mỗi lo lắng thay vào đó là cách ăn mặc. Trang phic là mổ cách để đánh giá mỗi con người ta. Nói về văn hóa thời trang, tức là trang phục, áo quần…, người xưa có câu “Y phục xứng kỳ đức”, ý nói thông qua trang phục có thể biết tư cách của người mặc nó, hay nói cách khác, áo quần làm sao văn hóa làm vậy.Trang phục và văn hóa có mối liện hệ như thế nào đối vơi nhau?

Trước hết, ta phải hiểu trang phục là gì. Trang phục là những thứ chúng ta vốn mặc thường ngày như quần áo, váy,…hay những thứ dùng để đi như gìay, dép,..  Những món đồ này có tác dụng quan trọng nhất là bảo vệ cơ thể, mùa đông thì giữ ấm cơ thể. Ngoài ra, nó còn là món đồ không thể thiếu thể hiện những giá trị thẩm mĩ của mỗi cá nhân nào đó. Vậy văn hóa là gì? Văn hóa là là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v… Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa. Cách ăn mặc của bạn là một phần khía cạnh để người khác đánh giá mức độ nghề nghiệp, thị hiếu thẩm mĩ của mỗi người. Ngoài ra trang phục bạn khoác lên người con đánh giá được bạn là con người có nhân cách như thế nào, tính cách ra sao, thích sự trẻ trung năng động hay là con người trầm tính ít nói. Việc khoác lên mình một bộ trang phục đẹp, có tính thẩm mĩ sẽ giúp mỗi cá nhân có được sự tự tin khi bước vào cuộc sống.

Nhưng trang phục như thế nào thì được gọi là có văn hóa. Phải chăng, cứ ăn mặc theo sở thích và số đông là đẹp? Không phải đơn giản là như vậy việc lựa chọn trang phục là hết sức quan trọng. Ngày nay có rất nhiều bạn trẻ. Không biết có phải do xu hướng thời trang có chiều hướng phóng khoáng hơn, tự do hơn nên người ta dễ phóng túng hơn không, mà thực tế gặp không ít cảnh các cô gái mặc váy ngắn, quần ngắn, áo hở hang xuất hiện ở những nơi thờ tự tôn nghiêm như: đền, chùa cho đến… trường học. Điều đó cho thấy những biểu hiện thời trang có phần lố lăng. Cách ăn mặc không chỉ phản ánh văn hóa của một cá nhân mà còn nhìn nhận được của một đất nước. Trang phục góp phần không nhỏ tới cách giao tiếp của con người. Khi tiếp xúc với người có thói quen ăn mặc giản dị, không cầu kì hoa mĩ, phù hợp với nhu cầu tính thẩm mĩ của số đông bạn sẽ cảm thấy thoải mái và muốn giao tiếp hơn. Ngược lại khi bắt ngặp những sống, sự hoạt bát trong giap tiếp hàng ngày.bộ quần áo táo bạo, ngắn ngủi đến ngang ngược bạn sẽ dễ dàng bị người xung quanh nhìn bằng ánh mắt miệt thị, hiếu kì.

Mỗi thời kì, mỗi nơi lại có một trang phục và văn hóa khác nhau. Người phụ nữ thờ xưa thường khoác lên ình những chiếc áo mơ ba, mớ bảy hay những bộ áo dài mềm mại và thướt tha. Ngày nay, trang phục cũng phản ánh rõ rệt con người của từng vùng miền.  Chẳng  hạn như trang phục người Mông thường là những bộ rang phục truyền thống hết sức cầu kì và sặc sỡ, thường làm bằng vải lanh với nhiều màu sắc nổi bật cùng hoa văn đa dạng, cầu kì gồm: váy xếp thành nhiều nếp bằng lanh, áo xẻ ngực, mang tạp dề đằng trước và sau, quấn xà cạp ở chân. Hay trang phục người Thái là váy lụa, áo lụa, hàng khuy bạc óng ánh, quấn quýt mềm mại. Mỗi bộ trang phục mang đậm phong tục vùng miền. Ngoài ra trang phục còn đánh giá được lứa tuổi. Lứa tuổi học sinh cắp sách tới trường là những bộ đồng phúc với áo sơ mi trắng quần đen, hoặc những bộ áo dài thướt tha mang đậm vẻ truyền thống tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học.Xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp. Trang phục còn giáo dục các bạn học sinh phải biết giữu gìn bản sắc. Nét độc đáo của dân tộc, yêu thêm cội nguồn, đất nước.

 

Bài viết số 3

Từ xa xưa, ông cha ta đã có câu ”Y phục xứng kì tích”. Đúng vậy nhiều khi chỉ cần nhìn cách ăn mặc, đi đứng hay nói năng cũng có thể đánh giá được ít nhiều những tính cách của người đó. Đã là học sinh thì trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp với độ tuổi, với hoàn cảnh là quan trọng hơn hết.

Trang phục có thể coi là bạn đồng hành gắn bó với chúng ta, không chỉ che trở, sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu, thẫm mĩ của mỗi cá nhân. Vì vậy trước khi mặc một bộ đồng phục thì phải biết mặc thế nào cho đẹp, để trang phục luôn chỉnh tề, sạch sẽ, gọn gàng, ta nên tuân thủ quy định của nhà trường. Ta thấy nội quy trang phục của nhà trường hiện nay tương đối là đẹp, phù hợp với lứa tuổi, cụ thể là những chiếc áo sơ mi trắng, những chiếc quần sẫm màu, cũng có thể là bộ áo dài duyên dáng đối với nữ. Tuy nhiên không ít trường hợp học sinh tự ý cách điệu bộ đồng phục này thành những chiếc váy ngắn cũn cỡn, màu sắc cũng được biến đổi khá đa dạng, có nhiền bạn nam khoác lên mình những chiếc áo phông có in những hàng chữ nước ngoài, rồi những hình ảnh không lành mạnh nó làm mất hết đi vẻ ngây thơ trong sáng, gọn gàng sạch sẽ của học sinh.

Môi trường trong nhà trường là nơi cần có sự trang nghiêm và nhất thiết phải tuân thủ theo những quy định chung. Đặc biệt đối với cách ăn mặc của học sinh cũng góp phần tạo nên bộ mặt của ngôi trường đó, vì vậy mà học sinh chúng ta hãy tự làm đẹp cho mình, cũng là làm đẹp cho cộng đồng và khi đó sẽ tạo cho mọi người xung quanh một cái nhìn thiên cảm, chứ không phải là cái nhìn đua đòi biến mình thành kẻ ” khác người”. Chúng ta hãy lựa chọn cho mình những trang phục đẹp tô thêm nét đẹp tuổi học trò đảm bảo tính nghiêm túc trách được kiểu ăn mặc kệch cỡm, xóa bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về sự giàu nghèo giữa các học sinh trong trường trong lớp. Đồng thời, cũng cần phải biết yêu quý bộ đồng phục của mình dù nó không phải trang phục đắt tiền.

Như vậy biết cách lựa chọn trang phục đẹp phù hợp với lứa tuổi, với hoản cảnh đặc biệt là phù hợp với nhà trường cũng có nghĩa là ta thể hiện mình là người có văn hoa giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc. Vì vậy ngay từ bây giờ chúng ta hãy chọn cho mình những trang phục chỉnh tề gọn gàng, sạch sẽ, đồng thời loại bỏ phê phán ăn mặc đua đòi chay theo mốt.

 

Bài viết số 4

Văn hóa ở đây là khả năng ứng xử, đáp ứng với những quy tắc chuẩn mực của đạo đức xã hội. Hay trang phục và văn hóa cũng chính là việc lựa chọn trang phục hợp với những quy tắc chuẩn mực của xã hội. Gọn gàng, thanh lịch; không quá táo bạo, thô thiển và quá phức tạp, cầu kì.

Xét đến đồng phục học sinh trong chiếc áo trắng và quần thẫm màu. Màu trắng thể hiện cho sự trong sáng, tinh khôi của các cô cậu đang trong độ tuổi cắp sách đến trường. Quần thẫm màu rất phù hợp để kết hợp với áo trắng. Hơn thế, đồng phục còn giúp xóa đi khoảng cách giàu nghèo mỗi khi đến trường, giúp học sinh tự tin hơn, thể hiện được đúng lứa tuổi của các em. Đồng phục của các hướng dẫn viên du lịch lại giúp người thăm quan dễ dàng nhận ra người đồng hành của mình. Trang phục của mỗi công ty lại có một màu sắc riêng, từ đó tạo nên một tập thể đồng nhất, có quy tắc và có văn hóa. Trong những trang phục truyền thống của phụ nữ thế giới, có lẽ trang phục áo dài của phụ nữ Việt Nam là một trang phục đẹp nhất vì nó vừa kín đáo, vừa duyên dáng, vừa tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ nhưng lại không thiếu vẻ gợi cảm cần có của một cô gái. Phụ nữ thế giới khi sang Việt Nam đều thích trang phục này, có những vị khách nước ngoài đã ngẩn ngơ đến sững sờ không cất nổi bước chân trước vẻ đẹp quyến rũ của phụ nữ Việt Nam trong trang phục áo dài.

Thế nhưng gần đây do xu hướng thời trang có chiều hướng phóng khoáng hơn, tự do hơn nên người ta dễ phóng túng hơn không, mà thực tế gặp không ít cảnh các cô gái mặc váy ngắn, quần ngắn, áo hở hang xuất hiện ở những nơi thờ tự tôn nghiêm như: đền, chùa cho đến… trường học. Điều đó cho thấy những biểu hiện thời trang có phần lố lăng. Những phong cách ăn mặc vô ý thức gây chướng mắt này xuất hiện không ít ở mọi chỗ, mọi nơi, thậm chí ở cả trên chương trình truyền hình…Mới đây thôi, dư luận hẳn cũng chưa quên sự kiện PR quá lố của một hãng hàng không khi để người mẫu mặc bikini chào đón đội tuyển U23 Việt Nam đã bị chỉ trích gay gắt là chiến lược quảng cáo rẻ tiền…

Người xưa thường quan niệm  “Y phục xứng kỳ đức” cũng có nghĩa là thông qua trang phục có thể hiểu được tính cách, cá tính của người mặc nó. Từ xa xưa, vua chúa, quan lại cho đến người dân đều có quy định về trang phục, mũ áo… Nhìn vào trang phục của họ, ta dễ dàng phân biệt được phẩm bậc, thứ hạng chức sắc.Điều đó đã chỉ ra rằng vấn đề trang phục trong xã hội phong kiến đã được chú trọng sâu sắc. Cho đến ngày nay, xã hội đã có cái nhìn thoáng hơn về phong cách thời trang, cũng như đón nhận các xu thế thời trang mới, nhưng không có nghĩa là chấp nhận mọi kiểu ăn mặc lố lăng, nhất là ở những nơi thờ tự tôn nghiêm, nơi công cộng, và dĩ nhiên là cả trên sóng truyền hình…

Đất nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em với những đặc trưng văn hóa đại diện cho dân tộc, thể hiện ở những trang phục truyền thống rất riêng, ví dụ như: Trang phục của người H’Mông Tây Bắc sử dụng chủ đạo gồm bốn màu xanh, đỏ, tím, vàng tạo nên các hình họa tiết muôn màu muôn sắc.  Tương tự những dân tộc khác, bằng màu sắc, kiểu dáng, hoa văn của các bộ trang phục hết sức đa dạng, đã thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.

Trang phục làm tôn lên vẻ đẹp của con người nhưng không có nghĩa là phóng túng quá đà với vấn đề trang phục. Trong thời đại hội nhập cần biết tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, có cách chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh của bản thân. Đó mới là điều đáng quý.

 

 

Bài viết số 5

Trang phục là quần áo mặc của con người, trang phục văn hóa là những ý nghĩa văn hóa văn hóa biểu hiện trong giá trị quần áo. Như vậy, ngoài tính công năng mục đích là che kín và giữ ấm cơ thể thì trang phục còn mang ý nghĩa văn hóa là biểu hiện cái đẹp, những giá trị sáng tạo trong cách tạo ra những bộ quần áo của con người. Không chỉ mục đích che kín – giữ ấm là đủ, trang phục còn biểu hiện nhiều sắc thái khác nhau giúp con người thuận tiện hơn trong lao động và các hoạt động khác của con người trong cuộc sống: trang phục bảo hộ LĐ, trang phục trong sinh hoạt gia đình, trang phục khi hiện diện với cộng đồng xã hội, trang phục mùa đông, trang phục mùa hè… Thời trang là môn nghệ thuật lớn về trang phục ra đời. Thời trang là đỉnh cao của nghệ thuạt trang phục, thể hiện những khuynh hướng biểu cảm, phô bày những tư tưởng văn hóa và đặt những nguyên tắc mục đích chức năng công dụng lên cao nhất. Chẳng hạn, thời trang dành cho lứa tuổi, thời trang dành cho đặc điểm thời tiết, thời gian dành cho những không gian sinh hoạt: thời trang lễ hội, thời trang công sở, thời trang chuyên dành cho nghệ thuật của trang phục vv… Tính thời thời luôn thay đổi, hướng về những tìm tòi sáng tạo mới mẻ nhàm thỏa mãn nhu càu tinh thần con người. Tuy nhiên cần thấy rõ trang phục đồng phục là một hình thức thời trang đặt ra cho cả một quá trình thời gian có tính lâu dài, mang tính đồng bộ cao, thích hợp với nhiều con người cùng sử dụng trong một khối tổ chức.

Những điều vừa nêu ra cho thấy tính văn hóa của quần áo, nó không chỉ biểu hiện một phần nội dung của người mặc, còn là ý thức tôn trọng cộng đồng và qua những bộ trang phục có thể nói lên những giá trị van hóa của cả cộng đồng, cao hơn nữa là phản ánh ý thức và giá trị sáng tạo van hóa của dân tộc qua những bộ trang phục mỗi thời kỳ.

 

 

Leave a Comment