5 bài văn nghị luận về an toàn giao thông

Bài viết số 1 Trong những năm gần đây, tình hình trật tự an toàn giao thông ở nước ta có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là trên lĩnh vực giao thông đường …

Bài viết số 1

Trong những năm gần đây, tình hình trật tự an toàn giao thông ở nước ta có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là trên lĩnh vực giao thông đường bộ.

Mỗi ngày , các phương tiện thông tin đại chúng đều có bản tin về sô lượng các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên các địa bàn trên cả nước . Đáng báo động, tính chất các vụ tai nạn ngày càng nghiêm trọng, thể hiện qua số người chết tăng mạnh. Có vụ tai nạn do hai xe khách va vào nhau làm thiệt mạng hàng vài chục người . Hàng năm số vụ tai nạn GT vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới gần một nghìn vụ tai nạn GT, nhiều nhất là xe máy.

Tai nạn GT và những thiệt hại do tai nạn gây ra đang là nỗi lo và vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Đó là thiệt hại về sinh mạng, thiệt hại về nhân lực, trí tuệ, gây tổn thương về tinh Ghần xã hội, về vật chất, tiền của và cả nỗi đau thể xác, tinh thần dai dẳng. Tai nạn GT có ảnh hưởng nặng nề đối với trẻ Việt Nam. Có rất nhiều trẻ trực tiếp bị tai nạn GT gây tử vong hoặc thương tật nặng nề và còn có biết bao trẻ khác bị ảnh hưởng gián tiếp bởi cha, mẹ các em bị tai nạnGT cướp đi sinh mệnh hoặc tàn tật. Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn GT chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào vì tới đây sẽ chẳng còn được vòng tay người cha dạy dỗ . Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội.

Nguyên nhân gây ra tình trạng tai nạn GT cao ở nước ta có rất nhiều . Đó là sự hiểu biết còn hạn chế về an toàn GT đường bộ, về quy định GT về các hành vi lái xe an toàn.Số đông dân chúng còn có quan niệm rằng tai nạnGT là do số mệnh con người quyết định.Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn GT là có thể phòng tránh được.

Môi trườngGT không an toàn và cơ sở hạ tầng GT nghèo nàn. Ví dụ, có rất ít các biển báo GT và các khu vực an toàn cho người đi bộ.Việc sử dụng mũ bảo hiểm là rất ít mặc dù có nhiều mũ bảo hiểm chất lượng tốt.Việc chấp hành luật lệ GT còn kém. Những hành động nguy hiểm thường gặp của thanh niên như lạng lách, đua xe máy là nguồn gốc của nhiều tại nanGT . Đồng thời , việc người dân sử đã sử dụng rượu bia , nồng độ cồn trong máu quá mức cho phép cũng là nguyên nhân gây ra những vụ tai nạn không đáng có .

Trước thực trạng đáng bức xúc trên , Bộ Y tế, Ủy ban An toàn GT Quốc gia đã triển khai các hoạt động nhằm tăng nhận thức về phòng tránh tai nạn và an toàn GT. Áp phích, tờ rơi về an toànGT và sử dụng mũ bảo hiểm đã được phân phát rộng rãi trên toàn quốc . Các tiểu phẩm phát trên truyền hình cũng góp phần vận động để giúp cho công chúng hiểu rõ hơn về luật giao thông và nghiêm chỉnh chấp hành luật. Quy định bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi sử dụng phương tiện xe gắn máy tham gia GT và xử phạt nghiêm minh những trường hợp không chấp hành luật cũng đã hạn chế bớt tình trạng tai nạnGT .

Còn đối với GT học đường cần sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội , không chỉ được thể hiện bằng văn bản, giấy tờ, những lời hứa suông,… mà phải bằng hành động cụ thể. Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Cần coi ý thức chấp hành pháp luật về GT như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: xếp loại đạo đức trung bình đối với học sinh, sinh viên vi phạmGT lần một và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cùng một năm học.

Đồng thời việc đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệuGT, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực , đặc biệt nơi có đông trẻ em cũng cần được thực hiện . Tổ chức các cuộc thi an toàn giao thông cho mọi người đặc biệt là thanh thiếu niên.Huấn luyện cho các tuyên truyền viên đi đến từng hộ gia đình tuyên truyền về phòng chống tai nạn bao gồm cả các tai nan GT.Hỗ trợ các địa phương xây dựng sân chơi an toàn cho trẻ để trẻ có thể chơi an toàn xa đường giao thông…

Phê phán những thái độ , hành động coi nhẹ an toàn GT

Ngày nay , tình trạng đua xe của giới trẻ, tầng lớp thanh niên – những người chủ tương lai đất nước đang gây bức xúc trong dư luận . Đó là những thanh niên đua đòi với bản tính “con nhà giàu” cùng với sự rủ rê của bạn bè, họ sẵn sàng đánh cược với tính mạng của mình. Những bậc cha mẹ nuông chiều con , khi hay tin con mình xảy ra tai nạn, nhận ra thì đã quá muộn,. Nếu như những thanh thiếu niên kia biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệGT thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc.

Một mặt khác , do sự tắc trách của một số cơ quan xây dựng, rút xén vật liệu khiến cho chất lượng đường xá kém . Còn có những kẻ chỉ vì lợi ích cá nhân mà quên đi tính mạng, sự an toàn của người đi đường, rải đinh xuống lòng đường để thu lợi bởi những đồng tiền kiếm được từ vá xe, thay lốp. Họ cố tình không hiểu sự nguy hiểm của việc làm đó, với tốc độ cao như vậy những người tham gia GT khi bị thủng săm đột ngột sẽ bị văng người ra khỏi xe và nguy cơ tử vong là rất lớn.

Là một học sinh, mỗi chúng ta phải xem xét lại mình , phải tự giác làm đúng các nguyên tắc an toàn GT mà nhà trường và xã hội đã chỉ dẫn.Có như thế thì tuổi trẻ học đường đã góp một phần nào trong việc giảm thiểu tai nạnGT, một vấn nạn mà xã hội và đất nước đang tìm cách khắc phục

Bài viết số 2

An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà", một câu khẩu hiệu mà ai ai cũng thuộc, từ trẻ con đến người cao tuổi. Tưởng như vấn đề cơ bản được giáo dục từ bậc mẫu giáo này phải được quản lý quy củ, nhưng có lẽ, vấn đề an toàn giao thông luôn đi kèm với những câu chuyện tang thương, tội nghiệp về những vụ tai nạn thảm khốc, hay những lời cằn nhằn về tình trạng tắc đường kéo dài giờ tan tầm.

An toàn giao thông là một khái niệm dùng để chỉ những hành vi đảm bảo tính mạng cho người tham gia giao thông và trật tự, an toàn đường phố. An toàn giao thông là người dân tuân thủ và chấp hành luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không,… để bảo vệ an toàn cho chính mình khi điều khiển phương tiện hay ngồi trên phương tiện di chuyển. Với đường bộ, an toàn giao thông là những quy tắc như đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy, thắt dây an toàn khi ngồi ghế xe oto, dừng lại trước vạch sơn khi đèn giao thông màu đỏ, dững đỗ xe đúng nơi quy định,… Đường sắt và đường hàng không thường ít được nhắc tới do hai phương tiện này không được sử dụng nhiều như xe máy, xe đạp, ô tô tại Việt Nam.

Thực trạng về vấn đề an toàn giao thông cho thấy, hầu hết các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và Sài Gòn, tham gia giao thông giống như chơi một ván bài với mạng sống. Theo số liệu thống kê, chỉ trong 50 tháng kể từ cuối 2015, đã có gần 43 nghìn vụ tai nạn, làm chết gần 19 nghìn người, con số người bị thương lên tới 35 nghìn, chưa kể những trường hợp người sống thực vật hay tử vong khi đã đưa vào bệnh viện cấp cứu. Chỉ trong 1 tháng vừa qua, trên địa bàn Hà Nội đã có 5 vụ thương vong do ô tô con gây ra, để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản, như vụ xe ô tô Mercedes đâm hai phụ nữ đi xe gắn máy tại hầm Kim Liên ngày 1/5/2019, khiến hai chị này ngã xuống hầm và tử vong sau khi được đưa vào bệnh viện. Chiếc xe ô tô bị hư hại nặng nề. Đó là về tai nạn, còn tình trạng tắc nghẽn, ùn ứ, ô nhiễm tiếng ồn do còi xe, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, đua xe trái phép,…không đếm xuể. Đêm ngày 21/4 vừa qua, một chiếc ô tô được điều khiển bởi người có nồng độ cồn cao quá mức quy định đã mất lái tông thẳng vào dải phân cách cầu vượt Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội, gây tử vong cho một người quét rác đang làm nhiệm vụ. Biết bao cảnh vợ mất chồng, cha mất con đã xảy ra vì tai nạn giao thông kinh hoàng trên đường phố.

Đối với người dân các thành phố đông đúc, việc về nhà vào mỗi giờ tan tầm được coi là cực hình vì sự tắc nghẽn, xe ô tô chen làn xe máy, xe máy lạng lách, tìm mọi cách, vượt cả lên vỉa hè để di chuyển. Tình trạng vượt đèn đỏ, còi xe đinh tai nhức óc là cảnh tượng thường thấy ở mỗi ngã ba, ngã tư. Thanh niên mới lớn rủ nhau tập kết đua xe vào ban đêm gây mất trật tự, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống dân cư. Tất cả những thực trạng đó đều xảy ra như cơm bữa và dường như, chính quyền hoàn toàn không có cách giải quyết.

Một số ý kiến cho rằng, vấn nạn an toàn giao thông trở nên như vậy là do người tham gia giao thông không chấp hành, tuân thủ đúng luật giao thông. Nếu không vượt đèn đỏ sẽ không dẫn tới những vụ tai nạn chớp nhoáng. Nếu không lấn vạch, lề đường làm nơi buôn bán, đỗ xe đã không có sự ùn ứ, tắc nghẽn. Một phần, những người tham gia giao thông chưa chắc đã có đủ kĩ năng và trình độ điều khiển phương tiện. Hiện nay, việc mua bán, làm bằng xe máy giả diễn ra ở mọi nơi, công khai với giá dịch vụ ưu đãi để có bằng lái xe nhanh gọn. Những người mua bằng ấy khi đi ra đường, không hiểu rõ luật lễ, vô hình dung gây tai nạn cho người khác vì sự thiếu hiểu biết của mình. Phần lớn nguyên nhân vẫn quy tụ về ý thức kém, thiếu trách nhiệm, chỉ cần được đi nhanh cho xong công việc của mình mà sẵn sàng phóng nhanh vượt ẩu, bất chấp tính mạng của những người xung quanh.

Ngoài ra, việc phương tiện giao thông thô sơ, xe tự chế, xe máy dày đặc cũng ảnh hưởng tới chất lượng an toàn giao thông. Ở các nước phát triển, phần lớn người dân đi lại bằng tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, xe buýt thì tại Việt Nam, xe máy là phương tiện chủ yếu vì đặc tính nhỏ gọn, dễ luồn lách. Cũng chính vì thế, đường sá ngày càng xuống cấp, ổ voi, ổ gà, thậm chí cả "ổ khủng long", các công trường xây dựng không có biển cảnh báo, nắp cống hỏng lâu ngày không được cải tạo,… Cơ sở hạ tầng yếu kém dẫn tới người dân khó khăn trong việc di chuyển, tại giờ cao điểm khi lượng người tham gia giao thông đạt cực điểm, việc di chuyển trên các tuyến phố gần như là điều bất khả thi.

Những hậu quả tiêu cực của việc mất an toàn giao thông đã và đang hiển hiện trước mắt. Số người thiệt mạng không ngừng tăng cao, các ca cứu thương người tai nạn giao thông tại các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải. Thiệt mạng về người dẫn tới mất mát về tài sản và vật chất, tiền chữa bệnh, phương tiện đi lại bị phá hủy, biến dạng, cầu đường bị đâm hỏng thanh chắn, cột điện, cây xanh bị đâm đổ,… Hậu quả rõ ràng nhất mà chúng ta đang phải đối mặt hàng ngày là sự ùn tắc giao thông, ảnh hưởng cả về thời gian, không khí, môi trường và cả về tinh thần người tham gia giao thông. Có thể nói, giao thông Việt Nam trở thành nỗi lo lắng lớn nhất cho du khách nước ngoài vì sự hỗn loạn, thiếu quy củ, vô ý thức của những người điều khiển phương tiện.

Đối mặt với tình trạng này, Nhà nước đã rất nhiều lần đưa ra giải pháp cả tạm thời và lâu dài. Để giảm thiểu tai nạn, luật an toàn giao thông yêu cầu người ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm. Tạm thời giải quyết vấn đề tắc đường, Nhà nước đã thử nghiệm thay đổi giờ học, giờ tan của trường học và công ty nhưng dường như không khả thi. Ngoài ra, công tác đẩy mạnh khuyến khích người dân dùng phương tiện công cộng như tàu điện, xe gắn máy cũng đang diễn ra rất chậm trễ. Chế tài xử phạt được đưa ra nhưng thực sự chưa đủ nghiêm khắc để giáo dục và răn đe, công an giao thông còn để đồng tiền chi phối. Các biện pháp tuyên truyền giáo dục cải thiện ý thức người tham gia giao thông cũng hầu như chỉ nằm trên lý thuyết, còn thực tế thì chưa thấy có sự thay đổi.

Bài viết số 3

Hiện nay an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Những khẩu ngữ như: “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà”… được giăng lên ở khắp các nẻo đường. Nó như một lời nhắc nhở cũng là lời cảnh báo những người đang tham gia giao thông hãy chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình. Thế nhưng số vụ tai nạn giao thông hằng năm vẫn không hề suy giảm, ngược lại còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm Việt Nam có tới gần một ngàn vụ tai nạn giao thông. Trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về Luật Giao thông. Đã đến lúc chúng ta cần đưa ra những biện pháp hữu hiệu và sáng tạo hơn, chủ động và tích cực hơn để giáo dục lớp trẻ ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông. Trách nhiệm này thuộc về nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân. Chấn chỉnh giao thông học đường không chỉ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, mà quan trọng hơn là giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ tương lai. Tuổi trẻ chúng ta mầm sống của đất nước, là nguồn nhân lực dồi dào phát triển đất nước. Các bạn trẻ hãy ý thức rằng: "Tử thần không ở đâu xa , mà ở cạnh bên bạn trên từng cây số "Hãy quý trọng mạng sống bản thân cũng như tôn trọng sinh mạng người khác.

Bài viết số 4

rước đây khi xã hội con chưa phát triển thì việc di chuyển của con người rất bất tiện, từ nơi này đi tới nơi khác chủ yếu là đi ngựa, đi bộ, đi thuyền. Còn hiện nay, khi xã hội ngày càng tiên tiến, sáng tạo ra rất nhiều các phương tiện hiện đại giúp cho việc di chuyển của con người nhanh hơn mà lại không mất sức lực như: xe máy, oto, tàu điện ngầm, máy bay,.. Và chúng ta mỗi ngày đều tham gia phương tiện giao thông để tới trường, tới cơ quan làm việc, tới bất cứ đâu chúng ta muốn. Nhưng như vậy có thật sự tốt, những phương tiện hiện đại kia có gây nguy hiểm đến con người? Các bạn nghĩ sao về an toàn giao thông hiện nay? Đây là một tình trạng mà con người trên toàn cầu quan tâm.

An toàn giao thông là một vấn đề được đưa ra bàn luận rất nhiều trong các cuộc họp, hội nghị, báo chí,.. Trước hết ta cần hiểu “an toàn là gì?” An toàn là trạng thái mà khả năng gây hại cho người hoặc hủy hoại tài sản được giảm thiểu và duy trì tại hoặc dưới mức độ chấp nhận được thông qua quá trình liên tục nhận dạng mối nguy hiểm và quản lý rủi ro. Vậy dễ ràng suy ra an toàn giao thông là khả năng của con người khi tham gia giao thông giảm thiểu tới mức tối đa những nguy hiểm rủ ro hoặc hủy hoại tài sản khi sử dụng các phương tiện giao thông. Và thêm vào đó là các hành vi văn hóa khi tham gia các phương tiện giao thông gồm: hành vi chấp hành luật giao thông, ý thức khi tham gia giao thông, văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông. Hiện nay có rất nhiều các phương tiện hiện đại ngày càng giúp ích được cho cuộc sống của con người nhưng ngoài mặt lợi ra thì nó cũng có những mặt hại mà hậu quả thì để lại rất nghiêm trọng.

Chúng ta thường hay bắt gặp những câu nói vui như “hiện đại thì hại điện”, “tiền mua oto thì có nhưng không đủ tiền phạt vi phạm giao thông”,.. Đúng vậy! Càng hiện đại đôi khi làm cho con người ỷ lại vào máy móc. Trước đây con người đi ngựa, đi bộ tốc độ đi rất chậm và lại còn mất sức, chiếc xe đạp ra đời rồi đến xe máy ra đời, xe máy chỉ cần ngồi lên vận hành là không tốn chút công sức nào có thể di chuyển với tốc độ nhanh hơn đi ngựa và đi bộ. Nhưng xe máy chưa đủ nhanh, khi mưa khi năng vẫn bị phơi mặt ra ngoài và thế là chiếc oto, tàu điện ngầm, máy bay ra đời những phương tiện đó có thể di chuyện với tốc độ chóng mặt. Khi có một việc gì đó vội vã con người điều chỉnh nó theo tốc độ mà mình muốn nhiều trường hợp không kiểm soát được tốc độ và những câu chuyện thương tâm đã xảy ra. Và theo thống kê, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông hàng đầu thế giới. Từ lâu, tai nạn giao thông đã trở thành một vấn nạn tại Việt Nam, tạo gánh nặng rất lớn cho xã hội. Thống kê dưới đây nói lên những con số “giật mình” về tình hình an toàn giao thông tại Việt Nam. Năm 2014 số người chết mỗi ngày là 25 người, số người tàn phế suốt đời là 70 người. Như vậy tính trung bình ra thì nó sẽ lên đến hàng nghìn người trong một năm. Đây là chỉ thống kê của một đất nước nhỏ bé. Vậy tính trên toàn thế giới thì nó sẽ trở thành một con số khủng khiếp.

Và tai nạn giao thông khiến cho rất nhiều người lâm vào hoàn cảnh khốn cùng. Chỉ một tích tắc thôi không cẩn thận là có thể mất mạng: mẹ mất con, vợ mất chồng, con mồ côi cha mẹ,.. rất nhiều các trường hợp có thể xảy ra. Tai nạn giao thông còn khiến nhiều người bị thương trở thành những người không đủ bộ phận trên cơ thể, tàn tật, người thực vật, sống quãng đời còn lại mà như đã chết. Nhưng hàng năm sống lượng các vụ tai nạn giao thông không hề giảm mà còn tăng. Ở Việt Nam mỗi năm xảy ra khoảng một nghìn vụ tai nạn, phương tiện gây tai nạn nhiều nhất chủ yếu là xe máy. Nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông chủ yếu: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân khách quan thì do thời tiết, khí hậu, điều kiện tự nhiên không tốt, hay do các lỗ hổng, ổ gà trên đường đi,..

Hiện nay ở nước ta cơ sở hạ tầng, các công trình đường còn rất yếu kém như các vụ sập cầu treo, một số công trình thì làm ẩu dẫn đến việc bị sứt, nứt,…

Còn nguyên nhân chủ quan là do người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật an toàn giao thông, ý thức tham gia giao thông kém, uống bia khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm hay đội mũ bảo hiểm không đúng cách khi đi xe, vượt quá tốc độ cho phép, chở quá số người quy định và còn lạng lách đáng võng,… Nổi trội lên thì còn có nguyên nhân “đua xe” của giới trẻ hiện nay. Đã bị lên án rất nhiều, những vụ đua xe diễn ra hết sức nguy hiểm nhưng lại thu hút được rất nhiều thanh niên quan tâm. Nguyên nhân chủ quan còn có trách nhiệm của nhà trường: nhà trường chưa có các biện pháp mạnh để xử lí các học sinh sử dụng xe máy đến trường khi chưa đủ tuổi. Chưa được trang bị luật và các kiến thức giao thông khi đi trên đường là rất nguy hiểm.

Vậy để giảm bớt những vụ tai nạn giao thông tăng tính an toàn giao thông thì công dân cần có ý thức, văn hóa khi sự dụng phương tiện tham gia giao thông. Nhà nước cần có những biện pháp mạnh để xử lí các đối tượng khi tham gia giao thông còn uống các chất có cồn, chất kích thích khiến tâm trí không còn tỉnh táo dễ gây ra các vụ tai nạn. Nhà trường và gia đình quan tâm tốt đến học sinh và nghiêm cấm các em học sinh đi xe khi chưa có bằng lái xe. Tuyên truyền nhiều hơn nữa về luật an toàn giao thông, dán nhiều các băng zôn khẩu hiệu treo trên đường phố,..

Vì tương lai con em chúng ta vì bản thân gia đình và xã hội chúng ta hãy chấp hành tốt các luật lệ khi tham gia giao thông để tình trạng tai nạn giao thông giảm đi. Và chúng ta cần có văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông, nếu va chạm nhau gọi ngay công an tới để xử lí không nên văng những lời thô tục để mắng chửi đối phương. Thực hiện thông điệp “An toàn là bạn, tai nạn là thù.”để xã hội ngày càng tân tiến và phát triển hơn không xảy ra các vụ tai nạn giao thông

 

 

Bài viết số 5

An toàn giao thông là cụm từ dùng để chỉ các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồm việc chấp hành luật giao thông và phải có ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông. Không chỉ là một thuật ngữ pháp luật, an toàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia giao thông trên mọi phương tiện.

Hiện nay, mỗi ngày chúng ta có thể thống kê được rất nhiều những vụ tai nạn giao thông để lại nhiều hậu quả đáng buồn. Tại sao việc an toàn giao thông lại khó đến vậy? Nguyên nhân điều này là do đâu? Đó là do người dân không chỉ chủ quan mà còn thiếu ý thức trách nhiệm trong khi tham gia giao thông, chỉ chấp hành luật khi thấy có công an giao thông canh phòng, nếu sơ hở là sẵn sàng vượt đèn đỏ, phóng nhanh, lạn lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm,… Rất nhiều xe lưu thông trên đường mà không bao giờ dùng tới xi nhanh, đèn hiệu, còi,… Nhất là tình trạng người tham gia giao thông có nồng độ cồn vượt quá mức quy định ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của tay lái và gây tai nạn. Những tai nạn gây ra hầu hết đều là do sự vô ý thức của chính người dân và đã thiệt hại rất nhiều về người và của. Không ít những trường hợp mà mẹ mất con, con mất cha, gia đình đau xót, cá nhân mất mát sau những tai nạn như vậy, người còn sống cũng ít nhiều để lại những hậu di chứng về sau. Đó đều là mất mát do tai nạn giao thông gây nên.

Để lại nhiều hậu quả đau lòng như vậy, rõ ràng an toàn giao thông đóng một vai trò quan trọng cho cá nhân và cho xã hội. Việc chấp hành các nội dung trong điều luật về an toàn giao thông sẽ góp phần giảm thiểu số vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra một cách đáng kể. Tai nạn giảm thiếu, số người chết và bị thương do những tai nạn gây ra cũng giảm theo và bớt đi phần nào những nỗi đau đớn mất mát mà gia đình và cá nhân phải chịu đựng khi có một người vì tai nạn giao thông mà mất đi sinh mạng hoặc di tật cả đời. Thêm vào đó, giảm thiểu tai nạn giao thông cũng là giảm thiểu chi phí do việc này gây ra. Đối với một xã hội mà an toàn giao thông được giữ vững, luật giao thông được chấp hành, người tham gia giao thông có ý thức và an toàn thì nhất định là một xã hội ngày càng đi lên.

Mỗi chúng ta để thực hiện được an toàn giao thông thì cần tự xác lập cho mình ý thức trách nhiệm về việc chấp hành những quy định khi tham gia giao thông. Quy định được đặt ra không chỉ để chấp hành mà là những quy chuẩn nhất định để bảo vệ sự an toàn của chúng ta vì vậy hãy chấp hành nó là vì sự an toàn của chính mình, đừng đối phó hay chống đối, điều này không có ích lợi cho ai cả. Những điều như không vượt đèn đỏ, tốc độ đúng quy định, không dùng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông,… cần được nghiêm túc chấp hành để tạo nền móng cho một xã hội văn mình an toàn.

 

Nhưng ngày nay, không thiếu những hành vi coi thường luật giao thông để rồi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho gia đình và xã hội. Những hành vi ấy nhất định cần có biện pháp xử lí đích đáng.

“Phía trước tay lái là cuộc sống”. Hãy nhớ khẩu hiệu đó và luôn có ý thức trách nhiệm giữ an toàn giao thông cho người khác ở mọi lúc mọi nơi.

 

 

 

Leave a Comment