5 bài văn nghị luận xã hội về tình mẫu tử

Bài văn số 1 Từng câu hát chẳng biết tự bao giờ thấm vào tâm hồn nuôi, trở thành nguồn sữa mát trong nuôi dưỡng tôi lớn lên từng ngày. Cội nguồn của dòng sữa …

Bài văn số 1

Từng câu hát chẳng biết tự bao giờ thấm vào tâm hồn nuôi, trở thành nguồn sữa mát trong nuôi dưỡng tôi lớn lên từng ngày. Cội nguồn của dòng sữa ấy là tình mẹ, lòng mẹ. Tình mẫu tử là một điều gì đó quá đỗi thiêng liêng và lớn lao, bao bọc tôi trước những giông bão cuộc đời. Những giông bão, mỏi mệt ngoài kia chỉ có thể lùi bước trước tình cảm của một người mẹ. Tình mẫu tử chính là tình mẹ con, tình cảm đặc biệt của người phụ nữ dành cho đứa con của mình (mẫu: mẹ, tử: con). Chẳng phải ngẫu nhiên mà Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”. Kì quan ấy thiêng liêng và đáng trân trọng hơn bất cứ kì quan nào. Đây là sự minh chứng tuyệt vời nhất cho sự yêu thương, gắn bó khăng khít giữa mẹ và con. Tấm lòng người mẹ chắc có lẽ rằng không tạo vật nào sánh bằng. Ơn nghĩa mẹ nuôi dưỡng con bằng trời bằng bể mà không gì có thể cân đo đong đếm được. Đừng kiếm tìm tình mẫu tử trong những điều gì xa xôi hay quá đỗi lớn lao. Ngay đây thôi, nó hiển hiện trong cuộc sống hàng ngày, hàng giờ. Đó là sự vất vả, khó nhọc mẹ mang nặng đẻ đau con suốt chín tháng mười này để con có một hình hài vẹn tròn và đủ đầy; là những đêm mất ngủ bên giường con ốm; những giọt nước mắt mẹ rơi cùng con khi con phạm sai lầm,… Người ta hay nói “ở đời có vay có trả” nhưng riêng với mẹ, mọi sự hi sinh không bao giờ đòi hỏi bất cứ sự đền đáp nào, có chăng chỉ là mẹ mong nhìn thấy nụ cười trên môi con mỗi ngày. Ơn sinh thành dưỡng dục ấy bảo ta làm sao trả hết:

“Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết những lời mẹ ru”(Nguyễn Duy) Tình mẫu tử chính là một trong những đạo lí ngàn đời của dân tộc ta, dù thời nào đi chăng nữa thứ tình cảm ấy thật đáng ngưỡng mộ và khắc ghi trong lòng mỗi người con.   Và quả thật, nhìn lại từ xưa đến nay, có biết bao tấm lòng người mẹ làm ta thêm thổn thức. Chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ câu chuyện cổ tích sự tích cây vú sữa được nghe kể ngày ấu thơ. Câu chuyện kể về đứa con hư vì bị mẹ mắng mà bỏ nhà đi, khi quay lại nhà mẹ đã mất vì thương nhớ con. Người mẹ hóa thành cây vú sữa. Lá cây một mặt xanh bóng, một mặt đỏ hoe như mắt người mẹ khóc chờ con. Hương vú sữa cũng ngọt ngào tựa dòng sữa mẹ. Thế mới thấy, mẹ sẵn sàng bao dung, vị tha trước những hành vi sai trái của con. Cũng ngược về hơn nửa thế kỉ trước là tấm gương những bà mẹ Việt Nam anh hùng tuy mất hết con ruột trong chiến trận nhưng sẵn sàng nhận và cưu mang những người chiến sĩ khác. Họ sẵn sàng dùng cái chết của bản thân để đảm bảo an toàn cho những “đứa con chiến sĩ” thoát khỏi sự truy lùng ráo riết của giặc. Còn một bông hoa nữa nở giữa đời bình mang tên Đậu Thị Huyền Trâm. Chị mang trong mình sự kiên cường, quyết đoán của chính người chiến sĩ công an nhân dân khi từ chối điều trị hóa chất dù đang ung thư ở giai đoạn cuối để kéo dài sự sống cho đứa con trong bụng. Đó là những tấm gương rõ ràng nhất là lòng mẹ, tình mẹ đang bao bọc lấy từng mảnh đời: “Tình yêu của mẹ dành cho con không giống bất kì điều gì khác trên thế giới. Nó không biết đến luật lệ hay sự thương hại. Nó thách thức tất cả và không khoan nhượng tiêu diệt tất cả những gì cản đường nó.”(Agatha Christie)  Tình mẫu tử giúp vạch ra những con đường đi rõ ràng cho một đứa trẻ bằng tất cả sự dìu dắt và chăm lo của người mẹ. Nó còn là nơi để người con tìm về sau những mệt mỏi, vấp ngã cuộc đời. Bàn tay mẹ tần tảo sớm hôm vẫn ở đấy, sẵn sàng dang rộng đón con về với ấm êm của gia đình, để lại sau cánh cửa ngoài kia là bao bụi trường đeo bám gót chân con. Đến bao giờ lòng con mới thấu được hết công lao ấy:

“Lòng mẹ như bát nước đầy,

Mai này khôn lớn, ơn này tính sao”

 

     Nghĩa mẹ chính là liều thuốc bách bệnh, đánh tan mọi muộn phiền trong con. Sẽ thật là đáng thương cho ai không có cơ hội sống trong tình yêu thương ấy. Vậy mà vẫn có những “nghịch tử” (đứa con hư) làm bận lòng cha mẹ, bất hiếu, không có thái độ phụng dưỡng cha mẹ khi họ về già. Thử hỏi sợi tóc bạc trên đầu kia là vì ai? Nếp nhăn kéo mất thanh xuân kia là bởi ai? Nhưng cũng lại có những người mẹ không biết trân quý thiên chức cao cả mà tạo hóa ban cho mình mà bỏ rơi con, ra sức hành hạ, đánh đập con:

“Mẹ nuôi con biển bờ lai láng

Con nuôi mẹ kể tháng kể ngày”    Và đáng trách gấp trăm ngàn lần là những kẻ lợi dụng tình mẫu tử để mưu lợi cá nhân: quảng cáo những chương trình, thực phẩm,… đánh vào ước muốn lo cho con của mẹ để chiếm đoạt tiền bạc. Những kẻ đó chắc chắn sẽ không có được sự vẹn đầy yêu thương trong cuộc sống.   Là người con trong xã hội hiện đại, chúng ta càng phải hiểu rõ trách nhiệm bản thân trước tình mẫu tử ấy. Hãy cố gắng tu dưỡng, rèn luyện để đền đáp công ơn cha mẹ: biết giúp đỡ việc gia đình, phấn đấu trong học tập, biết yêu thương người khác,…Cuộc đời của con chính là những trang nhật kí của người mẹ, nơi mẹ gửi trọn bao vui buồn, bao hi vọng. Tình mẫu tử là mạch nguồn bất tận, không bao giờ vơi cạn. Vậy nên, ai đang được sống trong niềm may mắn đó hãy biết trân trọng từng ngày.

Bài văn số 2

Thế giới bao la, rộng lớn này có lẽ chẳng có gì sánh nổi sự cao lớn, thiêng liêng của tình mẫu tử. Đó chính là thứ tình cảm trường tồn với thời gian, dù ta là ai, giới tính nào và bao nhiêu tuổi. Nhắc đến tình mẫu tử, bất giác tôi lại nhớ về câu thơ của Chế Lan Viên: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”. Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta lại ngợi ca về tình mẫu tử, bởi nó chính là tình yêu cao quý giữa người mẹ và đứa con. Người mẹ đã dùng cả tuổi xuân, hi sinh vô điều kiện để đổi lấy năm tháng hồn nhiên, vô tư lự đến bình yên của con cái. Chúng ta, tất thảy ai cũng may mắn được nuôi dưỡng từ bầu sữa mẹ mát lành, là câu ca dao mỗi đêm mẹ ru và những bữa cơm ngon chan chứa tình yêu thương. Làm mẹ à trách nhiệm lớn lao mà ông trời giao phó cho người phụ nữ. Chín tháng mười ngay mang nặng đẻ đau, người mẹ phải trải qua biết bao khó khăn vất vả. Thế nhưng, đối với họ điều đó không sá gì khi nhìn thấy đứa con mình khôn lớn, trưởng thành. Đối với người con, mẹ là điêm tựa nâng đỡ ta mỗi khi vấp ngã, đồng thời cũng là người bạn để ta gửi gắm những lời yêu thương. Tình mẫu tử thiêng liêng là thế, nào đâu có gì ngăn nổi. Thế nhưng, nhìn ra ngoài kia vẫn còn có bao nhiêu mảnh đời bất hạnh, sinh ra không biết mặt mẹ, bơ vơ, không người vỗ về, chăm sóc. Những hoàn cảnh như thế, khi lớn lên sẽ rất dễ sa vào các tệ nạn xã hội, làm nô lẹ cho cái ác. Thấy được nhu vậy để chúng ta thấu hiểu rằng, vai trò của người mẹ quan trọng như thé nào đối với cuộc sống của chúng ta. Do đó, những ai may mắn còn mẹ, đang sống trong vòng tay của mẹ xin đừng làm mẹ buồn. Để xứng đáng với công ôn dưỡng dục của mẹ, chúng ta nên cố gắng học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn, vâng lời để bố mẹ được vui. Nhân lúc còn sống ở cạnh mẹ, hãy mạnh dạn bày tỏ sự kính yêu của mình đối với họ. Bạn không nhất thiết mỗi ngày đều nói “con yêu mẹ”, chỉ cần trong trái tim mình luôn khắc ghi hình bóng mẹ và dặn lòng sống làm sao cho xứng đáng với kì vọng của mẹ. Tôi tin rằng, một ngày nào đó, mẹ sẽ lần nữa dang rộng vòng tay chào đón bạn trở về trong những thành công của cuộc đời.

 

Bài văn số 3

Mỗi người con khi sinh ra đều được vòng tay ấm áp của mẹ ôm vào lòng, tình yêu của cha che chở. Mỗi khi nhắc về mẹ, chắc hẳn trong lòng mỗi con người chúng ta không ai là không khỏi xao xuyến, bồi hồi. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc, nuôi nấng ta khôn lớn từng ngày vượt qua bao gian lao, vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách của cuộc đời. Vì vậy mà khi viết về mẹ Nguyễn Duy đã viết:

“Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”.Tình mẹ cao cả và bao la, một thứ tình cảm đẹp đến mãnh liệt. Hai câu thơ có tính hàm súc và sâu lắng trong một bài thơ xúc động viết về mẹ. Vẻ đẹp của hai câu thơ thật trữ tình: thể hiện ở cảm xúc vừa lắng đọng, vừa thiêng liêng, mang nặng triết lý: mấy lời mẹ ru biểu tượng cho tình cảm yêu thương vô bờ mà mẹ dành cho con. Cách nói đi trọn kiếp cũng không đi hết khẳng định tình mẹ là vô cùng thiêng liêng cao cả và bất tử; là bao la vô tận, không sao có thể đền đáp hết được. Ý thơ cũng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc.Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu, đùm bọc, che chở,… mà người mẹ dành cho con. Tình cảm ấy vừa tự nhiên vừa cao cả nên sẽ đi theo mỗi người suốt cuộc đời. Tình yêu thương của mẹ nuôi dưỡng dạy biết bao nhiêu đứa con trưởng thành. Có lẽ những việc làm và tình cảm mẹ dành cho con không gì có thể sánh bằng. Bởi mẹ chính là người đã chăm sóc nuôi nấng ta từng ngày, vượt qua bao nhiêu gian lao vất vả, vượt qua tất cả những khó khăn thử thách của cuộc đời là người chắp cho ta những đôi cánh uớc mơ để bay đến chân trời hi vọng. Mẹ chính là nơi nương tựa vô cùng vững chãi cho mỗi đứa con sau mỗi lần vấp ngã; là nơi mỗi người con như chúng ta có thể thổ lộ mọi điều thầm kín; là hình ảnh thu nhỏ của những ước mong, những khát khao thanh bình và hạnh phúc; là nguồn động viên; là tình yêu; là cả những day dứt, dằn vặt, trăn trở; là niềm tự hào chính đáng của một con người.

Bài văn số 4

Cuộc đời như một hành tình trải nghiệm có vấp ngã, có đứng lên. Ta gặp rất nhiều người trong hành trình kiếm tìm hạnh phúc nhưng có mấy ai đủ để ta tin tưởng và dựa vào. Nhưng luôn có một người sẵn sàng nhìn bạn bước đi, nắm tay bạn ngày cả trong nguy khó. Người vĩ đại ấy chính là mẹ với một tình mẫu tử cao đẹp.tình mẫu tử là tình cảm giữa mẹ và con cái. Là sự yêu thương, săn sóc, sẻ chia dành cho nhau.vai trò, vị trí của mẹ với con cái: mẹ hi sinh để nuôi con khôn lớn, mang thai con vất vả, đau nỗi đau của con, vui cho niềm vui của con. Khi tất cả mọi người bỏ rơi con thì chỉ có mẹ với đôi vai gầy yếu luôn ở bên con và là chỗ dựa cho con.vai trò, trách nhiệm của con cái với người mẹ sinh thành, nuối dưỡng mình: người con phải luôn hiếu thảo, chăm ngoan, vâng lời, cố gắng học tập tốt và luôn hiểu cho những hi sinh của mẹ. Đừng làm những việc sai trái khiến mẹ phiền lòng.Phê phán những người mẹ bỏ rơi con cái, bỏ con từ khi con chỉ là một bào thai. Khi con cái trưởng thành có được thành tựu tìm cách nhận con, dựa dẫm con dù trước đó nhẫn tâm khước từ sự tồn tại của con.Con cái đối xử khắc nghiệt khi cha mẹ già cả. Tìm cách để đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão để bớt đi gánh nặng kinh tế. Coi cha mẹ như người phụ giúp trong gia đình. Những người con xấu hổ vì nghề nghiệp của mẹ, khước từ sự tồn tại của mẹ với bạn bè, mọi người xung quanh.

Bài văn số 5

Khi đi học, cũng có những lúc con ham chơi khiến mẹ buồn lòng nhưng bà vẫn không bao giờ buồn hay hờn trách con, luôn chỉ bảo cho con thứ gì đúng, thứ gì sai. Tất cả những đều đấy đã đều chứng minh được thế nào là tình mẹ. Và con cũng đã đáp lại tình cảm ấy bằng sự thành công, sự hiếu thảo mà mỗi người đều có thể đạt được bằng chính sự nỗ lực của mình. Nhưng tình con dành cho mẹ không bao giờ bằng tình mẹ dành cho con. Đó cho ta thấy sự tuyệt diệu về đức hy sinh của người “mẫu”, người mẹ mà ta không thể lý giải được. Không thể không nói đến một số trưởng hợp ngoại lệ. Cũng đã có nhiều người mẹ nhẫn tâm vứt bỏ đi cốt nhục, những đứa con ruột thit của mình không lý do. Tôi không thể hiểu được tại sao lại có người như thế. Những việc như vậy có đã để bị xã hội chê trách không? Hay sâu trong tâm hồn của họ đang nghĩ những gì, có ăn năn hối hận không? Chúng chỉ là những đứa trẻ thơ cần tình thương ấm áp, dịu ngọt của mẹ thôi mà…. Họ đã vô tình làm vấy bẩn sự thiêng liêng cao quý của ba chữ vàng “tình mẫu tử“ mà chúng ta hằng nghĩ đến và yêu quý nó. Mẹ dành tình cảm cao qúy, đầy sự huy sinh khắc khổ đó cho con thì con cũng phải đáp lại bằng những thứ thiêng như gần như thế. Mẹ không bao giờ đòi hỏi nhiều ở con, luôn mong con thành đạt, hạnh phúc thì đó cũng chính là niềm vui của mẹ. Và đồng thời con cũng là niềm tin, là hy vọng, hoài bão của mẹ. Tất cả những gì tốt nhất cũng đều dành cho con. Những ai đang còn mẹ thì hãy biết quý trọng và giữ gìn nó. Có những thứ khi đã qua rồi thì không bao giờ lấu lại được. Tình cảm của mẹ như ánh sáng trên cao, bóng mát trên cao, như dòng sữa ngọt ngào. Cuộc đời thật công bằng biết bao khi đã cho cho mỗi người chúng ta thứ gọi là “tình mẫu tử“….

 

 

Leave a Comment