5 dàn ý biểu cảm về 1 người thân trong gia đình

Dàn bài số 1 a. Mở bài   – Mở bài trực tiếp: giới thiệu về người phụ nữ mà em luôn yêu thương, quý mến – mẹ của em.   – Mở bài gián …

Dàn bài số 1

a. Mở bài

 

– Mở bài trực tiếp: giới thiệu về người phụ nữ mà em luôn yêu thương, quý mến – mẹ của em.

 

– Mở bài gián tiếp: giới thiệu về mẹ thông qua những câu ca dao, dân ca nói về người mẹ, nói về tình cảm mẹ con. Gợi ý:

 

“Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được hết từng trời cao

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao mẹ già.”

 

“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Năm canh dài, mẹ thức đủ năm canh.”

 

“Mẹ già ở tấm lều tranh

Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.”

 

“Những khi trái nắng trở trời,

Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.

Trọn đời vất vả triền miên,

Chăm lo bát gạo vàng bạc nuôi con.”

 

“Ví dầu mẹ chẳng có chi

Chỉ con với mẹ chẳng khi nào rời.”

 

b. Thân bài

 

– Miêu tả về mẹ:

 

Tên, độ tuổi, nghề nghiệp, công việc thường ngày

Miêu tả vóc dáng, làn da, mái tóc, đôi mắt, nụ cười… của mẹ

Tính cách, thói quen của mẹ trong cuộc sống.

– Mối quan hệ của mẹ với mọi người xung quanh:

 

Tình cảm, sự thương yêu, quan tâm của mẹ với mọi người trong gia đình

Tình cảm của mẹ với đồng nghiệp, bà con làng xóm

– Kể một kỉ niệm giữa em và mẹ khiến em nhớ mãi (kể ngắn gọn, rõ ràng nguyên nhân, diễn biến và kết quả của câu chuyện đó).

 

c. Kết bài

 

– Nêu những suy nghĩ, tình cảm của em dành cho người mẹ vĩ đại của mình.

 

– Nêu những mong ước tốt đẹp mà em dành cho mẹ.

 

 

Dàn bài số 2

1. Phần Mở bài

 

– Gia đình em là một gia đình lớn, gồm nhiều thành viên: ông bà nội, bố mẹ, chú út, chị gái em và em.

 

– Không biết có phải em là thành viên nhỏ nhất trong gia đình hay không mà ai cũng yêu thương và lo lắng chăm sóc cho em. Sự quan tâm ấy chỉ khác nhau ở chỗ, mỗi người quan tâm đến em bằng cách riêng của mình.

 

– Em yêu quý tất cả mọi người, nhưng người gần gũi và thân thiết với em nhất chính là chú út của em.

 

2. Phần Thân bài

 

a). Giới thiệu về chú út

 

– Chú út em tên là Tiến Mạnh.

 

– Hai chú cháu em cách nhau tới 8 tuổi nhưng lại rất thân nhau.

 

– Chú út em là người có tác động rất lớn đến em. Học hết lớp 12 thì chú đi nghĩa vụ quân sự. Sau hai năm trong quân ngũ, chú đã trở về khi hoàn thành nghĩa vụ. Hiện nay, chú của em đang luyện thi đại học.

 

– Trước khi đi nghĩa vụ, chú em có nước da trắng. Sau hai năm trong quân ngũ, da chú hơi đen nhưng trông chú em đẹp hơn và khỏe mạnh hơn.

 

– Ở nhà, chú em ăn mặc giản dị: Một cái quần soọc vừa đến đầu gối, một cái áo ba lỗ màu xanh bộ đội.

 

 

 

 

– Khi đi công chuyện, chú em mặc bộ quần áo quân phục màu xanh.

 

– Chú đi đôi giày vải của đơn vị phát.

 

Từ hôm giải ngũ đến nay, chú em khác trước rất nhiều. Bây giờ, chú út nhanh nhẹn hơn, rắn chắc hơn. Nội em nói, chú em đang suốt ngày ôn bài để chuẩn bị cho thi đại học. Nhiều hôm, chú em học đến 12 giờ khuya…

 

– Khoảng 5 giờ chiều cùa ngày thứ 7 và chủ nhật, chú út em đi đá bóng cùng bạn bè.

 

b). Tình cảm và sự quan tâm của chú út đối với các thành viên khác trong gia đình

 

– Là con út trong gia đình có hai anh em, nhưng chú út lại là người luôn quan tâm đến mọi người trong gia đình.

 

– Chú đúng là một người con hiếu thảo. Vào những ngày chưa vào quân ngũ, chú luôn tranh thủ thời gian giúp đỡ gia đình.

 

 

 

– Những ngày trong quân ngũ, chú viết thư hoặc gọi điện về thăm ông bà, ba mẹ và hai chị em em.

 

Ngày chú được về phép, bà nội em cầm quà chú mua về mà nước mắt ngán dài: một lọ dầu gió, một lọ dầu nóng cho bà nội, một cái kính lão cho ông, còn bố mẹ em mỗi người một mảnh vải áo. Riêng chị em và em thì được nhiều quà hơn một chút.

 

c). Tình cảm và sự quan tâm của chú út đối với em

– Chú em thật sự là “người bạn” để em tâm sự. Có những chuyện xảy ra ở trường, ở lớp, em không thể tâm sự với bố mẹ, với chị gái thì chú út chính là người cho em thổ lộ. Có một điều rất lạ, chú chỉ góp ý cho đôi điều là những gì làm em suy nghĩ căng thẳng bỗng trở thành những điều đơn giản không nên quá lo nghĩ.

Dàn bài số 3

II: Dàn ý

a: Mở bài

 

 

 

Giới thiệu đối tượng biểu cảm (ai) và tình cảm chung với đối tượng ( yêu quý, tự hào, biết ơn..)

 

b: Thân bài

 

Biểu cảm cụ thể về người đó.

 

Biểu cảm về vẻ đẹp ngoại hình, tính tình, tài năng ( nét tiêu biểu) —> yêu, quý, khâm phục…

Biểu cảm về đối tượng ở những kỉ niệm sâu sắc (hai, ba kỉ niệm) —> hiểu rõ hơn, yêu quý hơn, khâm phục…

Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình ( quan trọng thế nào, nếu có, nếu không…)

c: Kết bài.

 

Khẳng định lại tình cảm yêu quý của mình với đối tượng.

 

Dàn bài số 4

Dàn ý Tả em trai

 

I. Mở bài: Giới thiệu em bé được tả: Tên gì? Trai hay gái? Có quan hệ gì với em?

 

– Cu Tí là em ruột của tôi.

 

– Hôm nay là buổi tập đi đầu tiên, cả nhà tôi đều vui sướng khi thấy em đi được ba bốn bước.

 

II. Thân bài:

 

a) Tả hình dáng của em bé

 

– Bé được bao nhiêu tháng tuổi, có đặc điểm gì nổi bật? (bé được chín tháng tuổi, miệng toe toét cười để lộ mấy chiếc răng sữa thật dễ thương).

 

– Những đặc điểm về hình dáng: thân hình, da dẻ, khuôn mặt, mái tóc đôi má, môi, miệng, răng lợi, chân tay…

 

 

 

+ Khuôn mặt bé bầu bĩnh, khi cười đỏ hồng như trái táo chín.

 

+ Đôi mắt tròn long lanh.

 

+ Mái tóc ngắn cũn cỡn, thường choàng trên đầu một chiếc khăn màu trắng.

 

+ Đôi môi lúc nào cũng mọng và đỏ như được thoa son.

 

+ Cằm luôn có ngấn biểu hiện cho sự mập mạp của bé.

 

+ Hai tay luôn hoạt động, cầm được thứ gì là cho ngay vào mồm để gặm. Những ngón tay nhỏ xíu dễ thương.

 

– Quần áo bé thường mặc khi trời nóng, lạnh và ở nhà.

 

+ Thích mặc quần áo trắng, tất trắng

 

+ Thích đi giày vải.

 

b) Tính tình ngây thơ của bé

 

– Tập đi, tập nói:

 

(Lẫm chẫm đi được vài bước, hai tay giơ ngang như diễn viên tí hon đi trên dây thăng bằng. Vừa đi vừa cười híp cả mắt. Đang tuổi tập nói nên bé bi bô suốt cả ngày. Thích bập bè những tiếng: ba, mẹ, bà)

 

– Sinh hoạt của bé:

 

Khỏe mạnh, ít bệnh, ít khóc nhè, thích tắm, thích nghe mẹ hát, thích chơi ô tô, tàu hỏa.

 

III. Kết bài: Cảm nghĩ của em về người tả.

 

Tôi rất yêu em bé, cùng mẹ giúp bé tập đi, dạy hát và mong bé chóng lớn.

 

 

Dàn bài số 5

a. Mở bài : Nêu cảm xúc đối với nụ cười mẹ, nụ cười ấm lòng.

b. Thân bài :

* Tả vài nét về mẹ:

– Tuổi, sức khỏe.

– Đảm đang, tháo vát.

– Tính tình hiền hòa, dễ mến.

* Nêu các biểu hiện sắc thái nụ cười của mẹ.

– Nụ cười đem lại sự ấm áp và niềm tin tưởng cho em.

– Nụ cười vui,thương yêu.

– Nụ cười khuyến khích.

– Nụ cười tha thứ, bao dung khi em mắc lỗi.

– Những khi vắng nụ cười của mẹ.

– Làm sao để luôn luôn nhìn thấy nụ cười của mẹ ?

c. Kết bài : Lòng yêu thương và kính trọng mẹ.

Leave a Comment