5 dàn ý biểu cảm về anh chị em

Dàn ý số 1 I. Mở bài   – Vai trò của gia đình (nếu đối tượng biểu cảm là cha mẹ, anh chị…) đối với mỗi người.   – Giới thiệu về người thân …

Dàn ý số 1

I. Mở bài

 

– Vai trò của gia đình (nếu đối tượng biểu cảm là cha mẹ, anh chị…) đối với mỗi người.

 

– Giới thiệu về người thân mà em yêu quý: Người đó là ai?

 

– Khái quát những tình cảm mà em dành cho người thân đó: yêu quý, kính trọng, ngưỡng mộ,… (ông bà, cha mẹ,…) / yêu mên, cảm phục (anh chị, bạn bè,…)

 

II. Thân bài

 

– Cảm nghĩ những nét ấn tượng nhất về ngoại hình người thân đó: yêu mái tóc mẹ dài và đen, thương dáng mẹ gầy guộc tảo tần, thương đôi tay mẹ xương xương, rám nắng,…./ thương mái tóc cha đã điểm bạc, yêu dáng vẻ mạnh mẽ, rắn rỏi của cha,… (kết hợp biểu cảm trực tiếp với biểu cảm gián tiếp).

 

– Biểu cảm những nét tiêu biểu về tính cách, sở thích, lối sống

 

– Cảm nghĩ về những tính cách của người thân (nêu lên những tình cảm, cảm xúc đối với những đặc điểm tính cách của người thân). Chẳng hạn, kỉ niệm về một lần mắc lỗi được mẹ bảo ban, nhắc nhở / được cha động viên về một thành công trong học tập.

 

– Cảm nghĩ về ảnh hưởng của người đó tới cuộc sống của em và những thành viên khác trong gia đình

 

– Gợi lại những kỉ niệm của em với người ấy

 

III. Kết bài

Trang chủ Văn Mẫu Lớp 7 Viết bài tập làm văn số 3

 

– Yêu cầu đề bài: nêu cảm nghĩ của em về một người thân trong gia đinh mình

 

– Đối tượng làm bài: một người thân trong gia đình (ông bà, bố mẹ, anh chị, cô dì chú bác,…)

 

– Phương pháp làm bài: biểu cảm

 

2. CÁC LUẬN ĐIỂM CHÍNH CẦN TRIỂN KHAI

Luận điểm 1: Những nét ấn tượng nhất về ngoại hình và tính cách của người thân

 

Luận điểm 2: Ảnh hưởng của người đó tới cuộc sống của em và những thành viên khác trong gia đình

 

Luận điểm 3: Gợi lại những kỉ niệm của em với người ấy

 

3. LẬP DÀN Ý

Để làm được bài văn này các em có thể xem lại dàn ý tham khảo trong phần Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 lớp 7 về văn biểu cảm tại lớp hoặc tham khảo dàn ý cơ bản dưới và các bài văn mẫu hay được Đọc tài liệu tuyển chọn với đề tài văn biểu cảm này nhé:

 

Lập dàn ý:

 

I. Mở bài

 

– Vai trò của gia đình (nếu đối tượng biểu cảm là cha mẹ, anh chị…) đối với mỗi người.

 

– Giới thiệu về người thân mà em yêu quý: Người đó là ai?

 

– Khái quát những tình cảm mà em dành cho người thân đó: yêu quý, kính trọng, ngưỡng mộ,… (ông bà, cha mẹ,…) / yêu mên, cảm phục (anh chị, bạn bè,…)

 

II. Thân bài

 

– Cảm nghĩ những nét ấn tượng nhất về ngoại hình người thân đó: yêu mái tóc mẹ dài và đen, thương dáng mẹ gầy guộc tảo tần, thương đôi tay mẹ xương xương, rám nắng,…./ thương mái tóc cha đã điểm bạc, yêu dáng vẻ mạnh mẽ, rắn rỏi của cha,… (kết hợp biểu cảm trực tiếp với biểu cảm gián tiếp).

 

– Biểu cảm những nét tiêu biểu về tính cách, sở thích, lối sống

 

– Cảm nghĩ về những tính cách của người thân (nêu lên những tình cảm, cảm xúc đối với những đặc điểm tính cách của người thân). Chẳng hạn, kỉ niệm về một lần mắc lỗi được mẹ bảo ban, nhắc nhở / được cha động viên về một thành công trong học tập.

 

– Cảm nghĩ về ảnh hưởng của người đó tới cuộc sống của em và những thành viên khác trong gia đình

 

– Gợi lại những kỉ niệm của em với người ấy

 

III. Kết bài

 

– Những cảm xúc về tình mẫu tử / tình phụ tử,… và khẳng định tình yêu, lòng quý trọng, sự tôn kính,… đối với người thân của mình.

Dàn ý số 2

Mở bài: Dùng một câu thơ, câu ca dao, bài hát hay một ý trong câu chuyện nổi tiếng để dẫn dắt đề tài. Ví dụ: nói về mẹ dùng câu hát“riêng mặt trời chỉ có một mà thôi và mẹ em chỉ có một trên đời”. Biểu cảm cha “công cha nặng lắm ai ơi/ nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”- ca dao. Biểu cảm về chị “nhà tôi trên bến sông…chị tôi trông dễ thương bán rau chợ cầu Đông, chị tôi chưa lấy chồng”….

 

Mỗi lần nghe ai đó hát bài hát về mẹ/chị/ông…là lòng tôi lại trỗi dậy một tình yêu vô bờ dành cho mẹ/ba.. của mình. Người đã dùng cả tuổi xuân để mang đến cho tôi cuộc sống đủ đầy. Người đã dạy tôi thành một con người đúng nghĩa và chính người đã để lại trong tôi một thời tươi đẹp nhất cuộc đời.

 

Thân bài:

 

Biểu cảm về ngoại hình

Sơ lược về tên tuổi, hoàn cảnh sống, công việc của người thân ấy, ví dụ: Mẹ tôi là một người nông dân chân bùn, tay lắm, sinh ra ở một vùng biển nghèo khó và lấy theo cha làm dâu nơi đồng bằng đất mặn, phèn chua….

Biểu cảm về những chi tiết tiêu biểu của gương mặt, vóc dáng, đôi mắt, nụ cười, giọng nói (lưu ý: nên chọn những chi tiết đắc không miêu tả liệt kê như văn tả mà phải gắn với tình cảm)

Tùy thuộc vào đối tượng biểu cảm mà chọn những chi tiết khác nhau, Ví dụ người thân là cô giáo chọn biểu cảm dáng đi, ánh mắt, giọng nói. NGười thân là nông dân chọn biểu cảm thân hình, cánh tay, bàn tay, nụ cười…

 

+ Ví dụ biểu cảm về cha: Tôi thích sờ vào đôi bàn tay chai sạn của cha, đôi bàn tay đã cuốc đất, cày ruộng, gánh nước…

 

 

 

+ Về mẹ: Mẹ tôi không son phấn, không làm đẹp vì bao nhiêu tiền bà để dành nuôi tôi ăn học, những nếp nhăn trên trán in hằn dấu vết của thời gian…

 

Biểu cảm về tính cách, sở thích, lối sống, trang phục…

Biểu cảm những nét tiêu biểu về tính cách, sở thích, lối sống

+ Ví dụ: Cả một cuộc đời lam lũ nên đã hình thành tính tiết kiệm ở mẹ tôi. Dù bây giờ cuộc sống đã khấm khá hơn nhưng chẳng bao giờ tôi thấy mẹ phung phí từ hạt cơm đến tấm áo. Ấy vậy mà mẹ lại luôn rộng rãi với những người xung quanh…

 

+ Ví dụ về ông: là một cụ chiến binh, ông vẫn giữ nề nếp sinh hoạt đúng giờ. Tôi học đươc ở ông thói quen dậy sớm, tập thể dục và siêng lao động…

 

Nên chọn những nét đặc biệt trong tính cách, sở thích, lối sống của đối tượng để phân biệt người ấy với những người khác. Tránh viết gập khuôn nên đem hình ảnh thực tế của người thân mình vào một cách khéo léo.

Biểu cảm về cách đối xử của người thân với những người trong gia đình, đối với em và với mọi người

Là trung tâm của sự hòa giải trong gia đình, là tiếng cười hạnh phúc mỗi khi có người ấy.

Người thân của em đã giúp đỡ em, yêu thương em thế nào (biểu cảm những việc làm cụ thể mà chọn 1 kỉ niệm ấn tượng thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của người ấy với em).

Cách đối đãi của người ấy với hàng xóm, đồng nghiệp…

Vai trò và bài học mà đối tượng mang lại cho em

Là người nuôi dưỡng, lo lắng, giúp đỡ em để em trưởng thành và có cuộc sống sung túc.

Là người thấu hiểu, cảm thông, nguồn động lực to lớn để em vượt mọi khó khăn.

Người dạy cho em bài học quý về cách sống.

 

Dàn ý số 3

I. Mở bài

 

Dẫn dắt, giới thiệu về anh trai .

 

Trong gia đình, em là con út vì vậy em luôn nhận được tình thương yêu, sự quan tâm của mọi người. Đặc biệt là từ anh của em.

 

II. Thân bài

 

1. Giới thiệu khái quát

 

Người anh trai yêu quý của em tên Quân.

Anh hiện đang là sinh viên năm nhất Đại học thủy lợi.

Với em, anh giống như cha, luôn yêu thương, chở che cho em.

2. Tả ngoại hình

 

Anh của em rất đẹp trai. Anh có dáng người cao ráo, hơi gầy.

Anh có màu da hơi xạm đen một phần vì giống bố, một phần vì nắng.

Anh thừa hưởng đôi mắt tinh anh của bố và sống mũi cao của mẹ. Cùng với nụ cười rạng rỡ, khiến anh trông thân thiện, dễ gần.

Giọng anh hơi khàn, khá trầm nhưng lại đem đến cho người khác cảm giác ấm áp….

3. Kể về tính cách và tình cảm của anh với mình

 

Anh là một người con hiếu thảo. Anh luôn cố gắng giúp đỡ bố mẹ việc nhà. Anh chăm sóc em rất chu đáo khi bố mẹ bận rộn…..

Anh là một học sinh giỏi. Anh luôn đạt kết quả cao ở lớp, được thầy cô yêu quý, bạn bè tin tưởng

Anh là một người cởi mở hòa đồng. Anh luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh khi họ gặp khó khăn.

Anh rất yêu thương em. Anh luôn nhường em những thứ em thích, chă sóc em rất chu đáo. Mỗi khi em buồn, anh lại chọc cho em cười, mua kẹo cho em. Anh cũng hay giúp đỡ em trong học tập, giúp em tiến bộ.

Kể kỉ niệm( ngắn gọn):

Một lần đi xe đạp không cẩn thận em bị ngã. Lúc anh phát hiện em đã bị mắng. Em đã khóc vì tưởng anh không thương mình nhưng sau này mới hiểu đó là vì anh lo lắng cho mình.

III. Kết bài .

 

Thể hiện tình cảm của bản thân .

 

Dàn ý số 4

I. Mở bài: Giới thiệu người cần tả

 

II. Thân bài

 

1. Tả bao quát

 

– Chị em bao nhiêu tuổi?

 

– Chị em học ở đâu?

 

– Chị em học trường gì?

 

– Em thương chị em như thế nào?

 

2. Tả chi tiết

 

a. Tả hình dáng

 

– Dáng người cao, thon gọn cao 1m6

 

– Gương mặt đầy đặn, mũi cao, môi trái tim xinh đẹp

 

– Mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc tóc gọn sau gáy.

 

– Chị ăn mặc rất giản dị. Khi đi học chị thường mặc áo sơ mi. Ở nhà chị mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.

 

– Chị có đôi mắt đen long lanh rất đẹp. Mỗi khi chị bảo ban em, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.

 

b. Tả tính tình

 

– Chị là người chu đáo, chỉnh chu trong công việc

 

– Chị học rất giỏi, luôn được ba mẹ và thầy cô yêu thương

 

– Chị có tính tình rất ôn hòa, nhã nhặn

 

– Chị luôn biết quan tâm đến mọi người trong gia đình và mọi người xung quanh

 

– Chị là người luôn nỗ lực và biết vươn lên trong cuộc sống

 

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về chị em

 

Chị em là một người hết sức đặc biệt. Chị là người luôn quan tâm chăm sóc em, em rất yêu chị của em

 

Dàn ý số 5

1. Mở bài: Trong gia đình, ông nội là người em kính yếu nhất

 

 

 

2. Thân bài:

 

a) Ngoại hình:

 

Ông bước vào tuổi bảy mươi.

Dáng người cao tầm thước.

Khuôn mặt hiền từ.

Đi lại nhanh nhẹn.

Ông thường mặc bộ bà ba màu xám.

Mái tóc bạc phơ, cắt cao, chải gọn gàng.

Đôi mắt không còn tinh anh.

Răng đã rụng đi mấy chiếc.

Miệng hay mỉm cười hiền hậu.

Đôi bàn tay ông gầy gầy, lòng bàn tay chai sần.

 

 

b) Tính tình:

 

Giọng nói ấm áp, chậm rãi

Ông thích làm việc, ít thích nghỉ ngơi.

Luôn quan tâm đến con cháu

Dạy con cháu những điều hay, lẽ phải.

Gần gũi với bà con làng xóm, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

Ông tham gia công tác của Hội khuyến học và Hội người cao tuổi ở phường.

Quan tâm đến các cháu trong phường, quan tâm đến trẻ thơ.

3. Kết bài:

 

Ông là chỗ dựa tinh thần cho cả nhà

Ông đem lại niềm vui và sự đầm ấm cho gia đình em

Em kính yêu ông vô hạn.

Em nguyện chăm ngoan, học giỏi để đáp lại lòng mong đợi của ông.

 

Leave a Comment