Dàn ý số 1
I.Mở bài :
Giới thiệu loài cây em yêu và cảm nghĩ chung của em về cây bàng.
Đối với mỗi lứa tuổi học trò, có lẽ phượng là loài cây thân thiết nhất nhưng đối với tôi, loài cây bình dị mà tôi yêu quý nhất đó là cây bàng. Bởi bàng chẳng những dâng bóng mát cho đời mà còn gắn bó với em biết bao kỉ niệm.
II.Thân bài:
a.Biểu cảm về đặc điểm của cây bàng:
Tôi yêu cây bàng bởi vì chúng là loài cây biểu hiện rõ nét nhất thời gian của bốn mùa trong năm.
Mùa xuân : bàng tưng bừng nảy lộc. Từ khắp các cành cây gầy guộc lộc non đua nhau nảy ra. Hình như mùa xuân về nên niềm vui và hạnh phúc của bàng lớn lao tới mức không kìm nén được và vỡ òa trong màu xanh của lá non.
Mùa hạ : Còn gì thú vị hơn khi được đi dưới hàng cây rợp bóng bàng, được ngắm nhìn lá bàng xanh biếc với những đốm nắng lung linh, tiếng ve trong vòm lá.
Mùa thu: bàng lặng lẽ thay đổi màu áo của mình như cách mà thu sang vậy. Ấn tượng sâu đậm nhất của tôi chính là những chùm quả bàng. Tôi nhớ những lần trốn bố mẹ cùng đám bạn đi dọc qua phố, dừng xe dưới tán lá bàng, lục tìm trong tán lá những quả bàng chín, để cảm nhận hương vị quen thuộc ngọt ngào của trái bàng chín.
Mùa đông: Lá chuyển sang màu đỏ ối trông thật ấm áp, lá rụng dần. Đến cuối đông, cây trơ ra những cành khẳng khiu, gầy guộc. Bàng đứng lặng im dưới cái lạnh cắt da cắt thịt của những ngày đông giá rét. Đôi lúc tôi băn khoăn tự hỏi không biết bàng đang nghĩ gì và làm gì? Nhưng chắc chắn rằng trong tấm thân gầy guộc kia dòng nhựa quý vẫn đang âm thầm chảy để đợi xuân về hòa chung trong không khí tưng bừng ấy.
b. Suy nghĩ về cây bàng trong cuộc sống :
Những cây bàng lặng lẽ đứng bên đường hay bến sông quê từ bao giờ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của con người. Bàng dâng bóng mát cho đời, làm dịu đi cái ngột ngạt, ồn ào của chốn thành thị tấp nập dòng người qua lại. Bàng luôn gắn bó chia sẻ buồn vui với cuộc sống con người.
c. Cây bàng gắn bó với riêng em:
Cây bàng còn gắn bó với em biết bao kỉ niệm. Những giờ ra chơi cùng bạn bè nô đùa dưới những tán bàng rợp mát trên sân trường. Những buổi trưa hè chốn bố mẹ đi chơi khều những chùm bàng chín. Có lẽ kỉ niệm đáng nhớ nhất là hồi cuối lớp 5, lớp tôi chụp ảnh dưới gốc cây bàng, hoa bàng cứ lặng lẽ rơi, bao nhiêu bông hoa rơi là bấy nhiêu những lưu luyến của chúng tôi chẳng nói thành lời. Tôi đi xa ngôi trường tiểu học, mang theo nỗi nhớ thầy cô và cây bàng thân thương lưu giữ bao kỉ niệm.
III. Kết bài :
Khẳng định lại tình cảm với cây bàng.
Dàn ý số 2
I.Mở bài:
Giới thiệu loài cây em yêu và cảm nghĩ chung của em về cây bàng.
Đối với mỗi lứa tuổi học trò, có lẽ phượng là loài cây thân thiết nhất nhưng đối với tôi, loài cây bình dị mà tôi yêu quý nhất đó là cây bàng. Bởi bàng chẳng những dâng bóng mát cho đời mà còn gắn bó với em biết bao kỉ niệm.
II.Thân bài:
a.Biểu cảm về đặc điểm của cây bàng:
Tôi yêu cây bàng bởi vì chúng là loài cây biểu hiện rõ nét nhất thời gian của bốn mùa trong năm.
Mùa xuân: bàng tưng bừng nảy lộc. Từ khắp các cành cây gầy guộc lộc non đua nhau nảy ra. Hình như mùa xuân về nên niềm vui và hạnh phúc của bàng lớn lao tới mức không kìm nén được và vỡ òa trong màu xanh của lá non.
Mùa hạ: Còn gì thú vị hơn khi được đi dưới hàng cây rợp bóng bàng, được ngắm nhìn lá bàng xanh biếc với những đốm nắng lung linh, tiếng ve trong vòm lá.
Mùa thu: bàng lặng lẽ thay đổi màu áo của mình như cách mà thu sang vậy. Ấn tượng sâu đậm nhất của tôi chính là những chùm quả bàng. Tôi nhớ những lần trốn bố mẹ cùng đám bạn đi dọc qua phố, dừng xe dưới tán lá bàng, lục tìm trong tán lá những quả bàng chín, để cảm nhận hương vị quen thuộc ngọt ngào của trái bàng chín.
Mùa đông: Lá chuyển sang màu đỏ ối trông thật ấm áp, lá rụng dần. Đến cuối đông, cây trơ ra những cành khẳng khiu, gầy guộc. Bàng đứng lặng im dưới cái lạnh cắt da cắt thịt của những ngày đông giá rét. Đôi lúc tôi băn khoăn tự hỏi không biết bàng đang nghĩ gì và làm gì? Nhưng chắc chắn rằng trong tấm thân gầy guộc kia dòng nhựa quý vẫn đang âm thầm chảy để đợi xuân về hòa chung trong không khí tưng bừng ấy.
b. Suy nghĩ về cây bàng trong cuộc sống:
Những cây bàng lặng lẽ đứng bên đường hay bến sông quê từ bao giờ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của con người. Bàng dâng bóng mát cho đời, làm dịu đi cái ngột ngạt, ồn ào của chốn thành thị tấp nập dòng người qua lại. Bàng luôn gắn bó chia sẻ buồn vui với cuộc sống con người.
c. Cây bàng gắn bó với riêng em:
Cây bàng còn gắn bó với em biết bao kỉ niệm. Những giờ ra chơi cùng bạn bè nô đùa dưới những tán bàng rợp mát trên sân trường. Những buổi trưa hè chốn bố mẹ đi chơi khều những chùm bàng chín. Có lẽ kỉ niệm đáng nhớ nhất là hồi cuối lớp 5, lớp tôi chụp ảnh dưới gốc cây bàng, hoa bàng cứ lặng lẽ rơi, bao nhiêu bông hoa rơi là bấy nhiêu những lưu luyến của chúng tôi chẳng nói thành lời. Tôi đi xa ngôi trường tiểu học, mang theo nỗi nhớ thầy cô và cây bàng thân thương lưu giữ bao kỉ niệm.
III. Kết bài:
Khẳng định lại tình cảm với cây bàng.
Vậy đấy có biết bao điều bình dị mà tôi muốn nói về cây bàng tôi yêu. Những cây bàng trong tuổi thơ tôi sẽ cùng tôi lớn lên và sẽ đồng hành với tôi trong những chặng hành trình sắp tới. Dù sau này có đi tới phương trời nào, đặt chân tới vùng đất nào thì với tôi bàng vẫn mãi mãi là loài cây tôi yêu. Cảm ơn bàng- người bạn đồng hành cùng tôi qua những năm tháng học trò ngây ngô, trong trẻo.
Dàn ý số 3
1. Mở bài: giới thiệu vài nét về cây bàng
Trong trường em có trồng một cây bàng, cây to lớn đồ sộ và tỏa bóng mát khắp sân trường đây cũng là nơi chúng em vui chơi mỗi khi giải lao trong giờ học.
2. Thân bài
a) Miêu tả cây bàng
– Thân cây to và thẳng, vỏ cây xù xì, màu đen.
– Gốc cây lớn bằng vòng tay của học sinh lớp 7, dưới gốc cây rễ mọc tạo ra những hình thù quái dị.
– Lá bàng hơi dày, tròn. Mỗi nhánh có nhiều lá, trong những tán lá có những chùm quả đung đưa trong gió.
– Mỗi mùa lá bàng có nhiều màu sắc khác nhau rất đẹp.
b) Miêu tả cây bàng vào mùa xuân
– Những chiếc lá già rụng, nhường chỗ cho chồi non lấm tấm xuất hiện.
– Vài ngày sau cây bàng như khoác chiếc áo xanh của mùa xuân, chồi non vươn mình đón ánh nắng mùa xuân.
– Trên cây những chú chim chuyền cành, hót líu lo.
– Mùa xuân đến cây trái đua nhau nở rộ, hòa mình vào sắc xuân.
c) Miêu tả cây bàng mùa hè
– Tán lá rộng, sum suê cây bàng che chở tạo bóng mát cho cả sân trường.
– Cây bàng như chiếc ô che nắng che mưa.
– Lá bàng xanh thẫm, thấp thoáng hoa bàng trắng li ti.
– Chỉ vài ngày hoa rụng, cây bàng ra quả.
– Mùa hè đến học sinh nghỉ hè.
d) Miêu tả cây bàng vào mùa thu
– Cây bàng như có sự chuyển mình, lá có nhiều màu: lá xanh thẫm, lá ngả vàng xen kẽ nhau.
– Quả bàng có màu vàng, len lỏi giữa vòm lá, thỉnh thoảng gió thổi quả rụng lả tả xuống mặt đất.
– Nhìn từ xa cây bàng như nhuộm màu vàng của sắc thu.
– Thỉnh thoảng có những cơn gió mát lạnh của mùa thu.
e) Miêu tả cây bàng vào mùa đông
– Thân cây sần sùi, khô rát, thiếu sức sống.
– Trên cao chỉ còn vài lá bàng đang cố bám víu vào nhánh cây.
– Gió mùa đông thổi qua se lạnh, càng khiến cho không khí thêm u sầu.
– Học sinh tránh rét,đi học vội vã vào lớp, cây bàng lẻ loi u buồn.
3. Kết bài
– Cây bàng là người bạn gắn bó, che chở cho học sinh.
– Em rất yêu quý cây bàng, loài cây hữu ích và gắn bó với nhiều thế hệ học sinh.
Dàn ý số 4
+ Mở bài: Giới thiệu cây bàng:
– Sân trường rộng, rợp mát bóng cây,… thế nhưng, gắn bó nhất vẫn là cây bàng ở góc sân.
– Cây bàng không biết trồng tự bao giờ mà đã cao ngang tầng 4 khu nhà tầng.
+ Thân bài:
1. Tả cây bàng mùa thu:
– Cây um tùm lá, đủ màu: lá xanh thẫm, lá ngả vàng, có cái lá đỏ như màu đồng.
– Quả bàng vàng ruộm lúc lỉu trên cành, nấp giữa vòm lá ; có quả rụng lăn lóc trên mặt đất.
– Mới sau khai giảng, bài vở chưa nhiều, lũ học trò túm tụm dưới gốc cây.
2. Tả cây bàng mùa đông:
– Thân cây lộ rõ vẻ sần sùi; những cái u trên thân trơ ra.
– Cành trơ trụi lá, gầy guộc, nâu xám.
– Vài cái lá đỏ còn sót lại vẫy vẫy trong gió.
– Học trò tránh rét, đến trường vào ngay lớp học, cây bàng buồn.
3. Tả cây bàng mùa xuân:
– Gió đông ấm dần, xuân về.
– Một sáng, trên cây lấm tấm những chồi non hồng như ngọn lửa.
– Bỗng một hai hôm sau, cả cây xoè nở những cái lá non tí xíu, mơn mởn
– Rồi cả cây xanh mượt màu lá. Lũ học trò ngỡ ngàng.
4. Tả cây bàng mùa hè:
– Cây như cái ô khổng lồ, xanh um.
– Lá bàng xanh thẫm, dày; hoa bàng trắng li ti.
– Bàng ra quả.
– Học trò về nghỉ hè.
+ Kết bài:
– Cây bàng là bạn của học sinh.
– Sân trường và cây bàng là hình ảnh đẹp của tuổi thơ.
Dàn ý số 5
1. Mở bài
– Một loài cây lưu trữ biết bao kí ức hồn nhiên, vô tư của tuổi học trò ngoài cây phượng thì đó chính là cây bàng.
Mgid
Mẹo triệt tiêu trĩ từ gốc kể cả trĩ độ 4 mà không cần phẫu thuật
Trĩ Minh Tâm
Đọc 4 phút làm theo – sạch xoang quang mũi, hết đờm ngay tại nhà
Liki Gold
15 cặp cung hoàng đạo đã yêu nhau là không thể tách rời
Herbeauty
2. Thân bài
2.1. Miêu tả
– Từ xa nhìn vào, trông bác cứ như một người vệ sĩ đứng giữa sân để bảo vệ an ninh cho trường vậy.
– Thân cây sần sùi, to lớn, phải đến bốn, năm vòng tay của bọn trẻ chúng tôi ôm mới xuể.
– Sao mà bác to quá!
– Cây cao đến lầu ba của trường.
– Tuy to lớn là thế nhưng các cành cây chỉ vươn ra các nhánh khẳng khiu, dài và cố gắng với đến từng lớp học như muốn lắng nghe thầy cô giảng bài cùng với học sinh.
– Trên cành cây chi chít những chiếc lá xanh và điểm xuyết là một vài chiếc lá vàng do đã vào thu.
2.2. Kể chuyện
– Ngồi dưới gốc bàng, những kỉ niệm thời học sinh cứ xuất hiện trong đầu tôi.
– Nhớ lắm những kĩ niệm thuở nào!
– Nhớ nhất là câu chuyện đã xảy ra cách đây hai năm tức là lúc tôi học lớp năm.
– Vào giờ ra chơi, tôi cùng các bạn trong lớp xuống sân để bày trò chơi
– Đứng dưới gốc cây bàng, chúng tôi đã nảy ra ý định chơi trò chơi leo cây, ai leo cao nhất trong hai phút sẽ chiến thắng.
– Tôi đã chiến thắng được hiệp một nhưng vì quyết tâm muốn chiến thắng hiệp sau nên tôi đã leo lên rất cao, bỗng có một con thằn lằn chạy ngang qua mặt tôi làm tôi hoảng quá, tôi té xuống và đập cánh tay xuống đất.
– Do quá đau nên tôi oà khóc và được cô y tế bế vào phòng ngay lập tức để băng bó.
– Sau mười phút, cô bảo tôi bị gãy xương do bị va đập mạnh. Các thầy cô ngồi bên cạnh giúp tôi bằng cách động viên tôi rất nhiều.
– Giờ đây khi đứng dưới gốc bàng, tôi lại nhớ đến kỉ niệm thuở nào
– Sao mà thân thương quá!
– Tôi quý cây bàng này lắm. Bàng đã cho tôi rất nhiều kỉ niệm khi còn là học sinh tiểu học.
– Nhớ lắm những trò chơi “nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, những câu chuyện sẻ chia cùng nhau dưới gốc bàng, cùng những tiếng cười khúc khích, giòn tan của tuổi học trò chúng tôi.
3. Kết bài
– Bàng đã trở thành một người bạn thân thiết của tôi.
– Một người mà tôi tin tưởng để chia sẻ niềm vui và nỗi buồn.