5 dàn ý biểu cảm về cây chuối

Dàn ý số 1 1. Mở bài:   – Việt nam là một trong những nước quanh năm bốn mùa cây trái tốt tươi. – Trái cây ở Việt Nam thật phong phú và đa …

Dàn ý số 1

1. Mở bài:

 

– Việt nam là một trong những nước quanh năm bốn mùa cây trái tốt tươi.

– Trái cây ở Việt Nam thật phong phú và đa dạng. Mỗi loại trái cây lại có những đặc điểm riêng và có hương vị riêng.

– Chuối là một trong những loại trái cây có nhiều ở nước ta. Nó có tác dụng thiết thực đến đời sống của con người.

 

2. Thân bài:

 

a. Xuất xứ, nguồn gốc:

 

– Chưa ai khẳng định được chuối có từ bao giờ và ở đâu.

– Có ý kiến cho rằng, chuối có thể đã có từ 8000 năm trước công nguyên.

– Có ý kiến lại cho rằng, ở thế kỉ thứ IX, Chuối đã được nhắc đến nhiều lần trong các văn kiện của Hồi giáo.

– Có ý kiến lại cho rằng, Chuối có từ thời Trung cổ, Chuối ở Tây Ban Nha được coi là chuối ngon nhất thế giới Ả Rập.

– Có ý kiến lại cho rằng, Chuối có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Đông Nam Á và châu Úc

Tóm lại: Chuối có từ rất lâu và có mặt ở hơn một trăm nước trên thế giới, tập trung nhiều ở vùng nhiệt đới như Đông Nam Á.

 

 

 

b. Giới thiệu về đặc điểm của cây chuối:

 

– Chuối thường mọc thành bụi (bụi chuối) và được trồng bằng cách tách rời cây non để trồng. Từ cây non sẽ phát triển thành bụi mới.

– Chuối có thể cao từ 2 – 8 mét.

– Chuối có các bộ phận:

+ Củ chuối: Là phần nằm dưới đất, có rễ chùm. Củ chuối có hình nửa vòng tròn. Phía dưới tiếp giáp đất có hình nửa vòng tròn, phía trên củ chuối tiếp giáp với thân.

 

+ Thân chuối (còn gọi là thân giả) bởi thân chuối được tạo nên bởi các bẹ của tàu chuối. Các bẹ này xếp từng lớp bọc lấy nhau tạo thành thân chuối. Thân chuối trơn, bóng có màu xanh hơi vàng.

 

+ Tàu lá chuối: Trừ phần bẹ thì tàu lá chuối có thể dài tới 2 mét, to, có dọc dài xuôi từ bẹ lên đến đầu tầu lá.

 

+ Hoa chuối: Hoa chuối thường lưỡng tính. Hoa cái ra phía trên hoa đực. Hoa cái tạo ra những quả chuối phát triển được còn hoa đực thì không sinh sản, còn được gọi là bắp chuối.

 

+ Buồng chuối: Là toàn bộ phần hoa cái kết thành quả và ngày càng phát triển. Mỗi buồng chuối có từ 3 đến 20 nải. Mỗi nải có thể có 8 quả trở lên. Khi non quả có màu xanh non. Khi già, quả có màu xanh đậm và khi chín quả có màu vàng.

 

 

 

c. Tác dụng của chuối

 

– Chuối là loại trái cây ăn vừa mát vừa bổ.

– Chuối là mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước vùng nhiệt đới.

– Chuối có thể nấu với ốc, với lươn ăn rất ngon.

– Chuối hột còn được dùng làm vị thuốc.

– Chuối được bày lên bàn thờ để cúng tổ tiên.

– Chuối được dùng để nấu chè, chiên lên rất thơm ngon…

 

 

 

3. Kết bài:

 

– Ở Việt Nam, chuối được trồng rất nhiều. Nó không chỉ phục vụ yêu cầu trong nước mà còn để xuất khẩu.

– Chuối không chỉ có giá trị vật chất mà còn có giá trị về mặt tinh thần.

– Chuối còn là đề tài sáng tác cho các họa sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ,…

Dàn ý số 2

I. MỞ BÀI

 

Giới thiệu chung về cây chuối (loài cây quen thuộc, mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống,…).

 

II. THÂN BÀI

 

– Đặc điểm:

 

Là loại cây phổ biến được trồng ở hơn 107 quốc gia trên thế giới.

Thích nghi tốt với môi trường nhiệt đới.

Là loại cây thân thảo lớn nhất có thân giả mọc từ thân ngầm, cây mọc thành bụi, mỗi cây có thể cao từ 2- 8 m.

Lá chuối rộng khoảng 60cm, dài khoảng 3.5m, màu xanh,…

Có hoa lưỡng tính gồm một hoa đực ở đầu (bắp chuối) và hoa cái mọc phía trên có thể tạo quả mà không cần thụ phấn.

Quả còn sống có màu xanh, tương đối cứng, vị chát; khi chỉ ngả sang màu vàng, vị ngọt, mềm.

Các quả ra theo nải, mỗi khoảng 20 quả, các nải chuối kết thành tầng thành một buồng chuối.

– Giá trị của cây chuối:

 

Lá chuối tươi dùng để bao bọc thực phẩm, gói bánh, gói xôi,…

Gân lá khô có thể dùng làm dây buộc.

Thân chuối non có thể dùng chế biến các món gỏi, trộn với hỗn hợp khác làm thức ăn cho vật nuôi,…

Hoa (bắp chuối) được dùng để ăn như một loại rau.

Quả chuối là loại quả ngon giàu giá trị dinh dưỡng có thể ăn sống, ăn chín, đun nấu hoặc chế biến theo nhiều cách.

– Ý nghĩa của cây chuối:

 

Là loại cây có ích, cung cấp nguồn thực phẩm, làm phong phú nền ẩm thực, mang lại nguồn lợi to lớn cho con người.

Quen thuộc và gắn bó với đời sống vật chất, tinh thần của con người nói chung và người Việt Nam nói chung (thơ ca, hội họa, văn nghệ,…).

 

III. KẾT BÀI

 

Nêu nhận định, suy nghĩ về cây chuối (loài cây có giá trị cao, có ích, thân quen,…).

Dàn ý số 3

1. Mở bài

 

Giới thiệu về cây chuối

 

2. Thân bài

 

– Tả bao quát: hình dáng, độ dài…

 

– Tả chi tiết, từng bộ phận: rễ, gốc, thân cây, lá cây, quả, hoa chuối,….theo một thứ tự nhất định

 

– Biểu cảm về lợi ích, giá trị của cây chuối đối với đời sống vật chất và tinh thần của con người

 

– Cảm nghĩ cá nhân, những kỉ niệm…

 

3. Kết bài

 

Khẳng định giá trị của cây chuối đối với đời sống con người Việt Nam

Dàn ý số 4

1, Mở bài

 

Giới thiệu loài cây định tả: cây chuối.

 

2, Thân bài

 

Tả khái quát

 

– Cây do ai trồng? Trồng ở đâu? Cây thuộc loại gì (chuối tiêu, chuối lá, chuối ngự,…)?

 

– Nhìn xa: cây mọc thành bụi, mỗi bụi tầm bảy tám cây. Cây cao nhất là cây chuối mẹ với buồng chuối trĩu quả, quanh nó là những cây chuối con.

 

– Đến gần: thân cây căng bóng, sờ mát lạnh. Lá già màu vàng trĩu xuống cho những lá non xanh vươn thẳng lên.

 

Tả chi tiết

 

– Cây chuối mẹ đã được trồng hơn chín tháng:

 

+ Thân tròn, mập, có buồng, một người ôm mới xuể.

 

+ Tàu lá có thể dài bằng cả người lớn, to bản như cái quạt khổng lồ.

 

+ Đầu tiên là từ bắp chuối tím sẫm rồi lớp vỏ tím ấy rụng dần, những quả chuối tí hon mọc dần lên. Mỗi buồng có thể đến hơn chục nải.

 

+ Sau ba tháng có thể thu hoạch thành phẩm. Quả chuối lá dài và thon, ăn lúc ương là ngon nhất. Mỗi quả chuối lại có một núm đen nhỏ trên đầu. Cả cây như nghiêng về một bên bởi chùm quả trĩu nặng.

 

+ Các nải hình cánh quạt xếp cạnh nhau, càng xuống thấp, nải càng to.

 

– Cây chuối con:

 

+ Thân nhỏ hơn, căng bóng hơn cả chuối mẹ, màu xanh non láng mịn.

 

+ Tàu lá mềm mại hơn, dễ rách chỉ bởi cơn gió nhẹ lướt qua.

 

– Cảnh vật xung quanh cây chuối:

 

+ Chim chóc hót vang.

 

+ Gà mái mẹ bới đất ở gốc.

 

Sự chăm sóc của con người

 

– Bố em thi thoảng lại cắt lá vàng và vun gốc, cho cây tưới nước.

 

– Bố làm cọc chống cho buồng chuối không bị đổ.

 

– Bố còn tách những cây chuối con ra chỗ khác để cho chuối mẹ nhanh trổ buồng và cũng từ cây chuối con ấy, một bụi chuối mới lại sinh sôi nảy nở.

 

Lợi ích của cây chuối

 

– Thân chuối: băm cho gà, vịt, nấu cho lợn ăn,….

 

– Tàu lá chuối có thể để gói bánh.

 

– Quả chuối khi xanh có thể dùng nấu ăn, khi chín có mùi thơm ngọt, rất nhiều chất dinh dưỡng.

 

3, Kết bài

 

Cảm xúc với cây chuối: yêu quý và biết ơn bố đã chăm bón.

Dàn ý số 5

I. MỞ BÀI

 

Giới thiệu chung về cây chuối (loài cây quen thuộc, mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống,…).

 

II. THÂN BÀI

 

Đặc điểm:

 

Là loại cây phổ biến được trồng ở hơn 107 quốc gia trên thế giới.

Thích nghi tốt với môi trường nhiệt đới.

Là loại cây thân thảo lớn nhất có thân giả mọc từ thân ngầm, cây mọc thành bụi, mỗi cây có thể cao từ 2- 8 m.

Lá chuối rộng khoảnh 60 cm, dài khoảng 3.5m, màu xanh,…

Có hoa lưỡng tính gồm một hoa đực ở đầu (bắp chuối) và hoa cái mọc phía trên có thể tạo quả mà không cần thụ phấn.

Quả còn sống có màu xanh, tương đối cứng, vị chát; khi chí ngả sang màu vàng, vị ngọt, mềm.

Các quả ra theo nải, mỗi khoảng 20 quả, các nải chuối kết thành tầng thành một buồng chuối.

Giá trị của cây chuối:

 

Lá chuối tươi dùng để bao bọc thực phẩm, gói bánh, gói xôi,…

Gân lá khô có thể dùng làm dây buộc.

Thân chuối non có thể dùng chế biến các món gỏi, trộn với hỗn hợp khác làm thức ăn cho vật nuôi,…

Hoa (bắp chuối) được dùng để ăn như một loại rau.

Quả chuối là loại quả ngon giàu giá trị dinh dưỡng có thể ăn sống, ăn chín, đun nấu hoặc chế biến theo nhiều cách.

Ý nghĩa của cây chuối:

 

Là loại cây có ích, cung cấp nguồn thực phẩm, làm phong phú nền ẩm thực, mang lại nguồn lợi to lớn cho con người.

Quen thuộc và gắn bó với đời sống vật chất, tinh thần của con người nói chung và người Việt Nam nói chung (thơ ca, hội họa, văn nghệ,…).

III. KẾT BÀI

 

Nêu nhận định, suy nghĩ về cây chuối (loài cây có giá trị cao, có ích, thân quen,…).

 

 

 

Leave a Comment