5 dàn ý biểu cảm về cây đa

Dàn ý số 1 Mở bài – Quê hương em có rất nhiều cây cao, bóng cả như cây đa, cây gạo, cây bồ đề, cây si già,… Cây nào em cũng yêu thích. – …

Dàn ý số 1

Mở bài

– Quê hương em có rất nhiều cây cao, bóng cả như cây đa, cây gạo, cây bồ đề, cây si già,… Cây nào em cũng yêu thích.

– Trong những cây cao bóng cả đó em thích nhất cây đa ở đầu làng.

– Cây đa không chỉ cho bóng mát mà nó còn gắn với những kỉ niệm tuổi thơ của em.

Thân bài

Giới thiệu về cây đa:

– Cây đa ở đầu làng em có từ bao giờ cũng không ai biết nữa. Chỉ biết rằng nó có từ rất lâu.

– Bao thế hệ của làng đã gắn với những kỉ niệm về cây đa này.

– Với riêng em, cây đa gắn với những kỉ niệm tuổi thơ rất đẹp của em.

– Em yêu thích cây đa vì vẻ đẹp cổ kính của nó

Cây đa cao và to như một tòa cổ kính.

– Rễ cây nổi lên trên mặt đất thành những hình thù quái lạ. Có chỗ nó nằm sát mặt đất, trông giống như những con rắn khổng lồ đang trườn ngang dọc.

– Có những chiếc rỗ thả từ trên cành cao xuống trông giống sợi dây thừng, dây chão.

– Thân cây rất to. Chín mười đứa chúng em bắt tay nhau ôm cũng chưa kín một vòng.

– Vỏ thân cây sần sùi.

– Từ thân cây tẽ ra những cành cây lớn. Mỗi cành cũng lớn hơn cái cột đình của làng em.

– Cây đa cao chót vót. Ngọn cao nhất như nằm giữa trời xanh. Đứng dưới gốc cây nhìn lên ngọn, em cũng không thô thấy được một chú chim đậu trôn cành cây cao.

– Cành lá xum xuê tươi tốt quanh năm.

– Mỗi làn gió nhẹ thổi qua, cành lá đu đưa, tạo nên âm thành xào xạc.

– Cây đa mang vẻ đẹp cổ kính mà em chưa tìm thấy ở những cây cao bóng cả khác của quê hương. Vì vậy, em rất yêu thích nó.

– Em yêu thích cây đa vì cây đa gắn với kỉ niệm tuổi thơ của em

– Ngày còn học tiểu học, chiều thứ bảy, em thường ra gốc đa đầu làng đón bố đi làm về. Bố cho em ngồi lên gác ba ga của xe đạp và hai bố con vui vẻ về nhà.

– Khi lớn hơn, em cùng các bạn thường ra chơi dưới gốc đa. Chúng em thi nhau bằng cách mỗi đứa túm chặt một chiếc rễ đa và đu xem ai đu được nhiều hơn, lâu hơn.

– Những ngày chăn trâu, cắt cỏ cùng chúng bạn thì gốc đa là chỗ cho chúng em nghỉ mát và cũng là nơi chúng em chơi các trò chơi dân gian như chắt chuyền, ô ăn quan,…

– Dưới gốc đa, có bà cụ ngồi bán nước chè xanh, bán những thanh kẹo vừng, kẹo lạc, bánh đa,… Mỗi khi mẹ cho tiền, chúng em lại rủ nhau lại mua kẹo, mua bánh của bà. Mấy đứa chúng em ngồi dưới bóng mát của cây, bẻ chia cho nhau từng miếng bánh, từng cái kẹo.

Kết bài

– Em yêu thích cây đa của làng em bởi nó to và đẹp với vẻ đẹp cổ kính.

– Em yêu thích cây đa còn bởi cây gắn với biết bao kỉ niệm êm đẹp của tuổi thơ em.

– Sau này lớn lên, dù có đi đâu xa, khi trở về nhà, cây đa giống như một điểm mốc quan trọng để em về với gia đình, với quê hương yêu dấu của em.

Dàn ý số 2

1. Mở bài

Đi khắp làng quê Việt Nam, trải qua bao thăng trầm của lịch sử và cho đến tận ngày nay, trong một thế giới hiện đại và văn minh, hình ảnh cây đa đã và đang tồn tại một cách quen thuộc, bình dị và gần gũi với những người nông dân áo vải. Cây đa là một biểu tượng vô cùng quen thuộc đối với người nông dân Việt Nam, đặc biệt là người dân ở vùng Bắc bộ.

Thân bài

Làng tôi cũng có một cây đa như thế. Không ít thì nhiều nhưng phải có một cây ở đầu làng. Xù xì, rậm rạp nhưng lại vô cùng oai nghiêm, sừng sững đứng đó suốt bao năm trời. Tôi ra đời đã thấy nó ở đấy, lâu rồi. Các cụ xưa vẫn thường kể rằng: Cây đa là cây thuốc thần được chú cuội đem về và chữa bệnh cho mọi người. Khi cây đa thần cùng chú Cuội bay lên trời thì chỉ còn lại cây đa như ngày nay. Chính vì thế mà làng tôi rất tự hào về nó.

 

Tuổi trẻ chúng tôi đã có rất nhiều kỉ niệm thân thuộc gắn bó cùng cây đa. Những đêm rằm, cây đa là nơi chúng tôi tụ tập để tha hồ chơi rồng rắn lên mây, đuổi bắt trốn tìm. Với chúng tôi, cây đa làng đầu làng ấy đã che mát ôm ấp bao kỷ niệm tuổi thơ. Chúng tôi cùng nhau lớn lên dưới gốc cây đa làng. Có những buổi trưa hè oi ả, những người nông dân đi làm về thường ghé vào đây để mời nhau bát nước chè xanh, miếng trầu hay tận hưởng những ngọn gió mát lành từ đồng ruộng xanh bất tận thổi đến, làm xua đi cái cảm giác mệt nhọc. Còn chúng tôi – những đứa trẻ chăn trâu cũng xem đây là điểm hẹn lý tưởng cho các trò chơi đồng quê: lúc thì trèo lên cây nghịch ngợm, lúc thì dùng lá làm trâu, lúc chơi đánh trận giả… Không biết từ bao giờ mà bóng mát của cây đa vô tình đã trở thành một trong những điểm đến văn hóa của ngôi làng. Vào những ngày trăng sáng, gốc đa lại là nơi chứng kiến biết bao thế hệ đôi lứa trao cho nhau lời thề son sắt và cũng tại nơi này đã tiễn những người anh em lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ với đất nước.

 

Là nhân chứng đã chứng kiến bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, trải qua hàng trăm năm, cây đa vẫn đứng đó sừng sững, hiên ngang. Nó như đang nở nụ cười để khoe chiến tích tồn tại hàng trăm năm tuổi này. Ôi thân thuộc biết bao! Cây đa làng tôi!

Kết bài

 

Cuộc sống hiện đại khiến cho nhiều giá trị truyền thống cổ xưa bị lãng quên, mai một, đôi khi những cây cổ thụ trăm tuổi phải ngã xuống trước sự xâm lấn của nhịp điệu đô thị hóa. Vẫn biết quy luật cuộc sống là khó cưỡng nhưng sao tôi vẫn thảng thốt giật mình khi nghĩ về cây đa của làng tôi, nghĩ về những giá trị văn hóa cổ truyền sẽ dần bị mai một trước nhịp điệu đô thị hóa ấy. Tôi chợt ngậm ngùi, xót xa và đồng cảm với Vũ Đình Liên: “Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ?”

 

Dàn ý số 3

I/ Mở bài

 

Dẫn dắt giới thiệu về cây cổ thụ ( cây đa)

 "Cây đa cũ, bến đò xưa,

Bộ hành có nghĩa, nắng mưa vẫn chờ”

Cây đa cổ kính không chỉ mang vẻ đẹp của một cây cổ thụ mà còn là biểu tượng văn hóa của làng em.

 

II/ Thân bài

 

a. Tả chi tiết đặc điểm cây đa

 

Cây đa hơn một trăm tuổi rồi.

Nhìn từ xa cây đa sừng sững như một chiếc ô lớn che mát cả một khoảng đất rộng.

Thân cây to đến nỗi bốn năm người ôm không xuể.

Những vết khắc cùng những u những bướu nhô lên bên trên thân cây là dấu ấn thời gian của cả một thế kỷ đã trôi qua.

Mọc ra từ thân là cành cây khẳng khiu mọc đầy lá xanh chĩa ra các phía.

Tán lá cây mọc đan xen nhau tạo thành một mảng xanh um trông thật thích mắt.

Nằm trong tán lá là những chú chim lích chích chuyền cành đang ríu rít bài ca vui tươi.

Lá đa hình bầu dục to như cái quạt ba tiêu. Em thường ngắt mấy cái lá đa làm thành con trâu lá đa- món đồ chơi tuổi thơ của biết bao thế hệ.

Từ đầu cành cây rủ xuống là chiếc rễ dài như sợi dây thừng. Bọn trẻ con chúng em thường hò nhau đu lên sợi dây ấy đùa nghịch một cách thích thú.

Rễ đa to như những con rắn bò ngoằn nghoèo trên nền đất. Có chiếc rễ nổi hẳn lên mặt đất, có chiếc rễ lại cắm sâu xuống bên dưới hút chất dinh dưỡng để nuôi cây.

b. Ý nghĩa và kỉ niệm về cây đa

 

Cây đa đã tồn tại và chứng kiến biến bao biến cố thăng trầm của quê hương qua hàng thế kỉ.

Ông em kể lại rằng, ngày xưa, cứ mỗi lần ra quân, các bà các mẹ lại bịn rịn tạm biệt người chồng, người cha, người con lên đường tòng quân đánh giặc.

Ngày nay, khi đất nước đã hòa bình thì gốc đa là nơi sinh hoạt của người dân làng quê.

Các bác nông dân sau một ngày làm đồng vất vả ngồi dưới gốc đa uống miếng nước, bàn câu chuyện nhà nông.

Bọn trẻ con chúng em coi gốc đa như một căn cứ để tụ tập chơi bắn đi, nhảy dây, chơi chắt chơi chuyền…

Dưới bóng mát của cây đa, con trâu đen thảnh thơi đủng đỉnh nhai mấy bó cỏ non.

III/ Kết bài

 

Nêu cảm nghĩ về cây đa

Cây đa đầu làng đã cho em biết bao kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ. Sau này dù có đi đâu về đâu, gốc đa vẫn mãi ghi dấu ấn đậm nét trong tâm trí em.

 

Dàn ý số 4

Khi nhớ về quê hương ta luôn nhớ đến hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam, đó là mái đình, cây đa, giếng nước. Em yêu tất cả những hình ảnh đó và hơn thế, tuổi thơ ấu của em đã gắn liền với cây đa nơi cổng làng.

 

Cổng làng em có một cây đa cổ thụ, niên đại của nó đã vài chục năm, cây cao lớn hàng chục mét, thân cây phải 3-4 người vòng tay ôm mới hết. Tán cây rất rộng có thể che kín một mái nhà năm gian, cây đa như một nhân chứng lịch sử đứng hiên ngang sừng sừng chứng kiến sự đổi thay từng ngày của ngôi làng, dưới tán cây đa đã lắng nghe biết bao câu chuyện buồn vui của những thế hệ người dân nơi đây. Đối với em nói riêng và người làng nói chung đã coi cây đa là một biểu tượng của ngôi làng, chẳng ai dám chặt lấy một cành cây hoặc tiện tay bứt một chiếc lá. Em nhớ những buổi trưa hè trốn ngủ trưa để ra gốc đa đùa vui với lũ bạn chăn trâu, chúng em chơi những trò như bắn bi, làm diều. Dưới tán của cây đa, vừa có bóng mát lại có gió thoảng rất dễ chịu, không khí thoáng đãng và mát hơn ở trong nhà. Cứ đến Tết là cây đa lại được trang trí rất đẹp mắt với cờ đỏ sao vàng, dây óng ánh và đèn nhấp nháy, giống như một sự chào đón mọi người trở về quê hương.

 

Em yêu cây đa và dù có phải xa quê hương đi đến bất cứ nơi đâu em vẫn luôn nhớ về hình ảnh cây đa quê hương.

Dàn ý số 5

1. Mở bài

– Giới thiệu về loài cây mà em yêu thích (là những loài cây thân thuộc ở làng quê Việt Nam như: tre, dừa, chuối, gạo, đa,…)

 

 

2. Thân bài

– Biểu cảm về loài cây em yêu

+ Đặc điểm hình dáng, kích thước của cây (ví dụ: em thích những cây tre cao vút thẳng tắp)

+ Đặc điểm cành, lá, hoa, quả (ví dụ: nhìn chiếc lá đa to như những chiếc quạt nan)

– Biểu cảm về những giá trị của cây

+ Cây cho hoa, quả, gỗ, củi (ví dụ: quả chuối vừa ăn ngon lại rất bổ dưỡng)

+ Cây cho bóng mát (ví dụ: (em yêu những rặng tre xanh rì che nắng những trưa hè)

– Tình cảm của em với loài cây mà em yêu thích

+ Kể một kỉ niệm của em với loài cây đó (ví dụ: đã có lần em trèo lên cây dừa hái quả)

+ Em luôn chăm sóc và bảo vệ cây

 

 

3. Kết bài

– Khẳng định tình cảm của em với loài cây mà em yêu thích

 

 

Leave a Comment