5 dàn ý biểu cảm về cây lộc vừng

Dàn bài số 1 a- Mở Bài Tôi vẫn nhớ những ca từ thiết tha, rộn ràng trong bài hái “Hà Nội mười hai mùa hoa”:   “Mùa hoa tháng năm, cháy rực phượng đỏ …

Dàn bài số 1

a- Mở Bài

Tôi vẫn nhớ những ca từ thiết tha, rộn ràng trong bài hái “Hà Nội mười hai mùa hoa”:

 

“Mùa hoa tháng năm, cháy rực phượng đỏ

 

Hồ Tây ngát hương, mùa sen tháng sáu

 

Ngập tràn lối đi, hoa sấu tháng bảy

 

Trở về tuổi thơ, hoa xoan tháng tám…”

 b- Thân Bài

      Mỗi mùa, Hà Nội lại được thiên nhiên dệt cho một màu áo hoa mới. Có loài hoa không chỉ nở một mùa mà chúng khoe sắc thắm cả đầu hè lẫn cuối thu, đó là họ lộc vừng.

 

      Sau mùa thay lá, hàng lộc vừng trường tôi khoác trên mình chiếc áo xanh tươi mơn mởn. Nhìn từ xa, chúng sừng sững như những người vệ sĩ đang xếp hàng canh giữ mái trường. Thân cây cao chừng năm, sáu mét. Vỏ cây nâu đen, xù xì những mảng bong tróc. Từ thân cây, những cành lộc vừng mập mạp, chắc khỏe như những cánh tay khổng lồ vươn dài để nâng đỡ tầng lá xanh um. Cuối xuân, tầng lá này được nhuộm một màu vàng cam. Mưa rào chợt tới đã kịp “tưới tắm” để chúng nhanh chóng có chiếc áo mới này. Những chiếc lá to bằng lòng bàn tay, nhỏ dần về phía cuống như lá chè xanh, thuôn dài như lá xoài. Mặt lá nhẵn bóng, nắng chiếu lại càng điểm tô thêm, khiến lá lộc vừng lấp lánh. Nắng rọi từng vệt nhỏ, quan sát kĩ, ta có thể thấy trên mặt lá óng ánh như những viên kim cương phát sáng. Mỗi khi chị gió ghé qua, vòm lá nhẹ đưa, phát ra những tiếng xào xạc theo nhiều cung bậc khác nhau. Dưới vòm lá là muôn dải hoa lộc vừng đỏ thắm. Mỗi bông lộc vừng nhỏ li ti, xếp quanh cuống tạo nên những dải dài ngắn khác nhau y như những dải lụa đỏ lửng lơ. Sau mỗi trận mưa rào, cánh hoa rơi phủ kín mặt đất. Hoa lộc vừng mang mùi thơm nhè nhẹ, gọi ve tới, gọi chim chóc về cùng nhau hát ca.

 c- Kết bài

      Chúng tôi vẫn thường đùa vui dưới hàng lộc vừng, với với tay lên những dải hoa nhưng ít khi chạm tới được. Bao mùa hạ, bao ngày thu, lộc vừng vẫn xanh mướt, tươi sắc và ngát hương giữa góc trường. Loài cây này cũng góp phần điểm tô cho đất trời thủ đô thêm muôn phần tươi đẹp, cuốn cút.

Dàn bài số 2

a- Mở Bài

Cứ mỗi độ cuối thu, đầu đông, cây Lộc Vừng lại trổ bông e ấp. Không giống như muôn ngàn những loài cho hoa vào tiết xuân, Lộc Vừng chỉ đơm bông vào mùa lá rụng.

b- Thân Bài

Khi những chiếc lá thu vàng mỏng manh theo gió trải đầy sân, gieo vào lòng người những nỗi buồn man mác, cũng là lúc Lộc Vừng ban tặng hương sắc cho đời.

Những nghệ nhân Bonsai liệt kê Lộc Vừng vào hàng tứ quý: Sanh, Sung, Tùng, Lộc. Họ hàng thân mộc chẳng có mấy loài bì kịp Lộc Vừng về sức sống. Dù bị chặt ngang thân, nhưng chỉ cần có đất và nước, thì phần thân bị đứt lìa lại có khả năng mọc rễ và nảy lộc đâm chồi. Có lẽ vì thương thu tàn, đông quạnh, nên Lộc Vừng muốn làm một điều nhân ái: Bù đắp cho mùa thu những nụ hoa hiếm hoi của mình, tạo những chấm phá cách điệu, như những nốt hoa mỹ điểm xuyết trong bản nhạc Thiên Nhiên bất tận…

 

Chẳng có nét kiêu sa quý phái, nhưng hoa Lộc Vừng vẫn chiếm trọn những trái tim say thưởng ngoạn. Thích nhất là hoa Lộc Vừng trắng, với những cánh hoa yếu ớt mỏng manh, có nhụy phớt hồng. Và cũng thật khác biệt, Lộc Vừng treo hoa e thẹn, như muốn giấu bớt vẻ đẹp của mình trong phiến lá. Dù là lúc nở rộ, nhưng người ta chỉ thấy mùi hương Lộc Vừng thoảng bay theo gió, không ngào ngạt như Dạ Lan quý phái, không pha màu nắng gió như hương Cúc Vàng. Hương Lộc Vừng vừa có nét gì đó giống với hương Bưởi hương Cau miền quê yêu dấu, vừa có sự quyến rũ khêu gợi thầm kín khó tả của riêng mình.

 

Ngay cả khi đã tàn, hoa Lộc Vừng vẫn còn rất đẹp. Khi những cách hoa liêu xiêu tản mác nhẹ bay, thì những dải hoa Lộc Vừng đã bắt đầu kết trái. Trái Lộc Vừng cứ đung đưa theo gió đến tận mùa xuân, trông xa, tưởng như những dải hoa Lộc Vừng chỉ vừa thay áo mới, làm sao xuyến lòng người…

c- Kết bài

Bao lần xưa, khi chiều thu thơ thẩn bên những cây Lộc Vừng trầm mặc của Hà Nội. Ngắm những dải hoa tuyệt đẹp rủ bóng xuống mặt Hồ Gươm. Hoặc lúc buổi mai sớm, bên ly Cà Phê đặc sánh hương vị Tây Nguyên, trong vườn cây cảnh trên đất Sài Gòn, ngắm những bông Lộc Vừng còn ngậm hơi sương vừa chớm nở. Thấy lòng xao xuyến bồi hồi, như lạc bước trong thế giới vừa mơ vừa thực. Dường như thuật ngắm hoa là một đặc ân của tự nhiên ban cho mỗi người, giống như năng khiếu thẩm mỹ trong hội họa hay thi ca vậy. Nhưng thú ngắm hoa Lộc Vừng, không phải là ai cũng có.

 

Dàn bài số 3

a- Mở Bài

Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây có bóng mát. Trong số những cây bóng mát ấy, em thích nhất vẫn là cây lộc vừng.

b- Thân Bài

Thân cây lộc vừng không to lắm. Chúng mọc tương đối khẳng khiu. Vỏ ngoài của thân cây có màu rêu xám. Đôi chỗ có màu trắng bạc. Lộc vừng là một trong 4 loại cây cảnh rất quý của nước ta vì vậy mà em cảm thấy mình khá may mắn khi cây lộc vừng này lại được trồng ở trước cửa lớp em. Cả thân, gốc và hoa của lộc vừng đều rất đẹp.

 

Lá của cây lộc vừng có màu xanh nõn nà. Chúng mọc rậm rạp khắc các cành cây thì thế chúng tỏa bóng mát xuống dưới mặt đất. Cây lộc vừng mọc không cao lắm. Những tán lá của nó có tán mọc là là ngay bên dưới mặt đất. Khi lộc vừng ra hoa. Những dải hoa lộc vừng cũng rủ xuống dưới. Đó không phải là héo úa mà đó mà nét đặc trưng của lộc vừng. Những dải hoa ban đầu có màu xanh, sau đó chúng bắt đầu đỏ rực. Nhìn trông mới thật đẹp làm sao. Chúng giống như những tràng pháo mà người dân vẫn hay treo ở trước cửa ngày tết hay trong những ngày hội, ngày lễ. Nhìn ngắm màu đỏ của hoa lộc vừng em lại nhớ đến màu đỏ của hoa phượng. Đúng là mỗi màu hoa đỏ lại có những nét đẹp riêng.

c- Kết bài

 

Sân trường em là một trong những sân trường hiếm hoi trồng cây lộc vừng vì vậy mà em rất yêu quý loài cây này.

 

Dàn bài số 4

a- Mở Bài

Cứ mỗi độ cuối thu, đầu đông, cây Lộc Vừng lại trổ bông e ấp. Không giống như muôn ngàn những loài cho hoa vào tiết xuân, Lộc Vừng chỉ đơm bông vào mùa lá rụng.

b- Thân Bài

Khi những chiếc lá thu vàng mỏng manh theo gió trải đầy sân, gieo vào lòng người những nỗi buồn man mác, cũng là lúc Lộc Vừng ban tặng hương sắc cho đời.

Những nghệ nhân Bonsai liệt kê Lộc Vừng vào hàng tứ quý: Sanh, Sung, Tùng, Lộc. Họ hàng thân mộc chẳng có mấy loài bì kịp Lộc Vừng về sức sống. Dù bị chặt ngang thân, nhưng chỉ cần có đất và nước, thì phần thân bị đứt lìa lại có khả năng mọc rễ và nảy lộc đâm chồi. Có lẽ vì thương thu tàn, đông quạnh, nên Lộc Vừng muốn làm một điều nhân ái: Bù đắp cho mùa thu những nụ hoa hiếm hoi của mình, tạo những chấm phá cách điệu, như những nốt hoa mỹ điểm xuyết trong bản nhạc Thiên Nhiên bất tận…

Chẳng có nét kiêu sa quý phái, nhưng hoa Lộc Vừng vẫn chiếm trọn những trái tim say thưởng ngoạn. Thích nhất là hoa Lộc Vừng trắng, với những cánh hoa yếu ớt mỏng manh, có nhụy phớt hồng. Và cũng thật khác biệt, Lộc Vừng treo hoa e thẹn, như muốn giấu bớt vẻ đẹp của mình trong phiến lá. Dù là lúc nở rộ, nhưng người ta chỉ thấy mùi hương Lộc Vừng thoảng bay theo gió, không ngào ngạt như Dạ Lan quý phái, không pha màu nắng gió như hương Cúc Vàng. Hương Lộc Vừng vừa có nét gì đó giống với hương Bưởi hương Cau miền quê yêu dấu, vừa có sự quyến rũ khêu gợi thầm kín khó tả của riêng mình.

 

Ngay cả khi đã tàn, hoa Lộc Vừng vẫn còn rất đẹp. Khi những cách hoa liêu xiêu tản mác nhẹ bay, thì những dải hoa Lộc Vừng đã bắt đầu kết trái. Trái Lộc Vừng cứ đung đưa theo gió đến tận mùa xuân, trông xa, tưởng như những dải hoa Lộc Vừng chỉ vừa thay áo mới, làm sao xuyến lòng người…

 c- Kết bài

Bao lần xưa, khi chiều thu thơ thẩn bên những cây Lộc Vừng trầm mặc của Hà Nội. Ngắm những dải hoa tuyệt đẹp rủ bóng xuống mặt Hồ Gươm. Hoặc lúc buổi mai sớm, bên ly Cà Phê đặc sánh hương vị Tây Nguyên, trong vườn cây cảnh trên đất Sài Gòn, ngắm những bông Lộc Vừng còn ngậm hơi sương vừa chớm nở. Thấy lòng xao xuyến bồi hồi, như lạc bước trong thế giới vừa mơ vừa thực. Dường như thuật ngắm hoa là một đặc ân của tự nhiên ban cho mỗi người, giống như năng khiếu thẩm mỹ trong hội họa hay thi ca vậy. Nhưng thú ngắm hoa Lộc Vừng, không phải là ai cũng có.

 Dàn bài số 5

a- Mở Bài

Như đã thành thường kệ, chỉ chỉ cần nhìn vào cây lộc vừng tôi đã biết mùa xuân có còn, hay xuân đã đi qua hay chưa. Và quan trọng nhất tôi như cũng đã tháy được rằng ngay cả khi những tia nắng hè bắt đầu rực rỡ, trên mỗi kẽ lá trên cành lộc vừng thể nào cũng trồi ra những hạt tấm màu xanh lơ. Thế rồi ta như thấy được những hạt tấm lớn dần đến khi thành một bông hoa lộc vừng giống như một chiếc đuôi chồn thật đặc biệt. Nhưng dường như cái đuôi chồn này chỉ khác thân và cuống hoa lộc vừng màu xanh mướt, nó cũng như cứ chạy dọc theo cuống là những cánh hoa trổ đều, phay phảy. Và khi có mấy ngày trôi qua thì những hạt màu xanh lơ bắt đầu hé nở. Ta dường như cũng đã thấy được rằng, cũng chính là hoa lộc vừng mềm như dải đăng ten buông thõng. Thế rồi có cả những cánh hoa nhỏ nhắn, đỏ tươi, chỉ cần một làn gió thổi nhẹ là cả chục, thế rồi cũng đã có cả trăm bông hoa cùng đung đưa, đung đưa lặng thầm giao duyên cùng gió.

b- Thân Bài

Đã mấy năm trôi qua thì tôi như thấy được cây lộc vừng trước cổng nhà tôi trở thành chiếc ô khổng lồ để có thể che nắng cho bà con xóm láng. Đặc biệt hơn, tôi như thấy được vào những buổi trưa hè, những buổi cấy cày tháng sáu. Lúc này đây thì tôi như thấy được có các cô cậu học trò coi đây là bức tranh tĩnh vật, họ thường tụ tập, nô đùa hoặc trò chuyện vào những đêm trăng.

c- Kết bài

Cây lộc vừng nhà tôi dường như cứ mỗi năm thay lá vào cuối mùa đông, sang xuân lại đâm chồi, nảy lộc. Cứ thế, cứ thế thôi, thì ta như thấy được cứ mỗi năm thân cây lại nhỉnh ra một ít. Đặc biệt hơn ta như cũng đã thấy được cành lá thì dài ra thành tán. Dần dần tôi cũng như đã thấy được cái bóng nó rợp một khoảng đất rộng ngay đầu ngõ.

 

Leave a Comment