5 dàn ý biểu cảm về cây mít

Dàn bài số 1 a. Mở bài:   Giới thiệu về loài cây em yêu. b. Thân bài:   – Biểu cảm về các đặc điểm của cây:   Em thích màu của lá cây,… …

Dàn bài số 1

a. Mở bài:

 

Giới thiệu về loài cây em yêu.

b. Thân bài:

 

– Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

 

Em thích màu của lá cây,…

Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…

Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say sưa hứng thú ra sao?

– Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.

 

Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?

Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

– Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó,…).

 

c. Kết bài:

 

Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

Dàn bài số 2

I. Mở bài:

 

– Các em giới thiệu cây mít nhà em.

 

– Cây mít do nhà em trồng đã được 5 năm, cây rất sai quả.

 

II. Thân bài:

 

– Cây mít là loại cây ăn quả rất ngon và dinh dưỡng.

 

– Cây mít cao chừng 3 mét.

 

– Thân cây chia ra nhiều nhanh và khẳng khiu.

 

-Lá mít có màu xanh lá cây đậm, rất dày, dày, một mặt bóng

 

– Tới mùa ra hoa hoa mít có màu vàng xanh và được nhiều cánh hoa dài

 

– Sau khi rụng hoa khoảng một tuần thì những trái mít nhỏ mắt đầu lớn.

 

– Quả mít vỏ ngoài màu xanh và có rất nhiều gai nhọn, không cẩn thận là bị cắm vào người.

 

– Khi mít chín tỏa ra một mùi thơm lồng

 

– Múi mít có màu vàng, ăn vào ngọt.

 

III. Kết bài:

 

– Mít là cây ăn quả có nhiều lợi ích kinh tế.

 

– Nhiều nơi có thể dùng loại cây này để phát triển kinh tế rất tốt.

Dàn bài số 3

1. Mở bài

Trong vườn nhà em có rất nhiều loại cây ăn quả, nào là xoài, bưởi, na…Cây nào cũng tốt và cho rất nhiều quả. Trong tất cả các loại cây, em thích nhất cây mít vì em thích ăn quả mít nhất.

2. Thân bài:

Cây mít nhà em rất to, vì đã được trồng từ rất lâu rồi. Khi em lớn lên thì cây mít trước sân đã to như vậy và hàng năm cho rất nhiều quả. Nghe bà em kể lại thì cây mít đó không do ai trồng mà là tự mọc, vì gần giếng ẩm ướt nên rất phát triển, thấy vậy bà em chăm sóc và lớn lên to như bây giờ. Thân cây to, một mình em dang tay ôm cũng không thể hết được.

 

Vỏ cây không được nhẵn mà sần sùi, thậm chí có cả rêu mọc, chính vì vậy sau mỗi cơn mưa cây mít rất trơn không thể nào trèo lên được. Cây mít nhà em chia thành hai nhánh lớn, mỗi nhánh lại phát triển thêm một vài cành con, lá mít có màu xanh, những lá già và chuẩn bị rụng thì có màu vàng, chúng em hay nhặt lá mít làm tiền để chơi trò chơi, các cụ ở đình chùa thì hay lấy lá mí đóng những ông oản làm từ gạo nếp để phát lộc cho những ai ra chùa làm lễ, em nghe bà em kể, những đứa trẻ nào chậm biết nói, có thể lấy những lá mít này đập nhẹ vào miệng ba cái thì sẽ nhanh biết nói hơn, thật là kì diệu. Những cành và lá mít còn xanh và non khi bị bẻ gẫy sẽ có nhựa, nhựa này màu trắng và rất dính.

 

Đến mùa, mít bắt đầu là hoa, hoa mít rất đặc biệt chúng em hay lấy những cánh rụng xuống thả vào chậu nước làm thuyền vì hoa những cánh hoa mít rất giống chiếc thuyền. Hoa kết thành quả, quả mít non ăn với muối rất non, chúng em hay hái trộm, và hay bị bà mắng những lúc bị phát hiện. Khi mít chín mùi thơm lan tỏa mọi nơi.

 

Bên ngoài vỏ sần sùi và nhiều gai nhưng bên trong thì thật tuyệt. Mặc dù mít chín vào mùa hè và ăn mít rất nóng nhưng em vẫn thích ăn, những múi mít vàng ươm, thơm lừng, mít có thể ăn ngay, để tủ lạnh hoặc chế biến thành mít sấy rất ngon.

3. Kết bài

Cây mít đã gắn bó rất lâu với gia đình em, mang đến cho mọi người những quả mít ngon tuyệt mùi thơm lan tỏa khắp xóm làng.

Dàn bài số 4

1. Mở bài: giới thiệu cây mít nhà em: vị trí, nguồn gốc…

 

2. Thân bài:

 

a) Tả bao quát hình ảnh của cây mít: kích thước, tuổi cây,…

 

b) Tả từng bộ phận của cây (hoặc tả từng thời kì phát triển của cây)

 

c) Lợi ích, vai trò của cây mít trong đời sống hàng ngày của gia đình

 

3. Kết bài:

 

– Tình cảm của em đối với cây mít.

 

– Ấn tượng của cây đối với mọi người.

Dàn bài số 5

1. Mở bài

Giới thiệu về cây mít quê hương em

 

 

2. Thân bài

a. Nguồn gốc, xuất xứ:

– Mít có xuất xứ từ Ấn Độ, sau này được du nhập vào nhiều quốc gia trên thế giới.

– Được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, mít là loài cây phổ biến ở các vùng nông thôn, những vùng đất đỏ bazan như Kon Tum, Đắk Lăk hay những vùng phù sa màu mỡ miền Tây.

– Mít cũng là loại quả biểu tượng của đất nước Bangladesh.

 

b. Đặc điểm

– Cây mít là cây thực vật thân gỗ, mỗi cây cao trung bình từ 10 mét đến 15 mét.

– Bán kính thân từ 20cm đến 30cm, cây lâu năm có thể lên đến 60cm, vòng tay người lớn ôm không xuể.

– Vỏ mít màu nâu, sần sùi, cứng.

– Lá mít hình bầu dục, mọc riêng lẻ có màu xanh khi còn non, về già lá chuyển vàng và rụng cành, lá mít khô có màu nâu đậm.

– Mít cho quả vào những ngày xuân

– Mỗi quả mít thường nặng từ 4 đến 5 kg, vỏ quả có gai nhọn, màu xanh đậm, cứng.

– Vào độ tháng 8, mít dần chín, quả mít chín có vị thơm, múi vàng ươm, ăn ngọt lịm, thanh mát.

– Mít là loài cây dễ thích nghi, dẫu đất phù sa màu mỡ hay nơi sỏi đá khô cằn thì mít vẫn có thể sống và phát triển tốt.

– Chịu được với nhiều loại khí hậu khắc nghiệt.

– Là loài cây ham ánh sáng

 

c. Vai trò, lợi ích

– Cây cao che mát

– Lá mít có thể làm các bài thuốc dân gian, làm thức ăn cho gia súc và bón phân tốt.

– Mít cho quả ngọt lành, mang lại giá trị kinh tế khá cao khi đem bán hoặc xuất khẩu.

– Quả mít có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

– Mít còn cho gỗ, những cây mít lâu năm có thể xẻ gỗ để làm trần nhà, khung cửa, bàn ghế,…

 

d. Cây mít trong văn học:

– Những câu tục ngữ, ca dao, người ta thường nói về mít để hàm ý chỉ sự sung túc, đủ đầy như "Nhà ngói cây mít" hay "Tiền nhiều như lá mít".

– Mít cũng từng đi vào thơ ca của biết bao thi nhân như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Huân, Đỗ Hữu Tích.

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ, tình cảm của em với cây mít.

Leave a Comment