5 dàn ý biểu cảm về cây quất

Dàn ý số 1 1. Mở bài   – Giới thiệu loài cây em định tả: Cây quất 2. Thân bài   – Tả hình dáng cây quất: Không quá cao, được trồng trong chậu …

Dàn ý số 1

1. Mở bài

 

– Giới thiệu loài cây em định tả: Cây quất

2. Thân bài

 

– Tả hình dáng cây quất: Không quá cao, được trồng trong chậu sứ

 

+ Thân cây: Nhỏ, bằng ngón chân cái người lớn nhưng phân ra nhiều nhánh

 

+ Lá: Mọc xum xuê khắp các cành, màu xanh biếc, thon nhỏ, hơi dày, mặt lá nổi gân, lá gần giống lá chanh

 

+ Hoa quất: Trắng ngà, mọc thành từng chùm nhỏ

 

+ Trái quất: Hình tròn, khi còn non có màu xanh, khi chín ngả màu vàng cam

 

+ Mùi vị trái quất: Chua, thơm thanh mát, dễ chịu…

 

– Ý nghĩa của cây quất trưng trong ngày Tết: Tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy, may mắn, sức sống, hi vọng cho gia chủ.

 

3. Kết bài

 

Nêu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân đối với cây quất.

Dàn ý số 2

1. Mở bài

Giới thiệu chung về cây quất

 

Cây quất còn có tên gọi khác ở miền Nam nước ta là cây tắc. Tên khoa học của quất là Fortunella japonica thuộc chi cam chanh. Đây là cây thường xanh có kích thước trung bình thích hợp trồng cả trong nhà và ngoài trời. Cây quất thuộc thực vật thân gỗ cao từ 1-1,5m. Thân cây dẻo dai, có vỏ màu xám và có nhiều nhánh mọc hướng xung quanh.

 

Cây quất trồng tại vườn tạo dáng bonsai

– Giới thiệu loài cây em định tả: Cây quất

2. Thân bài

Tại các nước như Việt Nam và Trung Quốc, quất là loại cây ăn quả quen thuộc và được trồng khá rộng rãi. Từ lâu, tại Việt Nam cây quất ngày Tết đã sớm trở thành một phần không thể thiếu giống như cây hoa đào. Vào thời điểm chuyển giao năm mới, người dân nước ta thường trồng cây quất Tết trong nhà để trang trí và như là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc. Cách trang trí cây quất ngày Tết cũng khá phong phú và mang nét đặc trưng của vùng miền.

 

Ý nghĩa cây quất ngày Tết

Sự có mặt của cây quất ngày Tết đã trở nên phổ biến với người dân Việt Nam, nhất là trong những năm gần đây. Đây là loại cây quan trọng và dần có thể so tầm quan trọng với cây hoa đào trong văn hóa ngày Tết của Việt Nam.

 

Cây quất có phần dễ trồng, dễ chăm sóc lại ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết như cây hoa đào nên đang ngày càng được ưa chuộng. Một ưu điểm khác của giống cây này là cây quất có giá rẻ hơn so với cây đào.

 

Quất là cây cảnh đẹp, nhiều lá và quả tượng trưng cho sự sung túc đủ đầy. Trồng cây trong nhà vào đầu năm mới như sự cầu mong của con người về một năm mới đầy đủ và sung túc.

 

Cây quất bonsai trồng trên chậu đất

 

Lá quất xanh tốt quanh năm và đặc biệt giàu sức sống vào mùa xuân. Trái quất có dạng tròn, căng bóng tượng trưng cho sự viên mãn. Khi chín, quả có màu vàng cam nhìn rất đẹp, thích mắt và mang ý nghĩa về sự may mắn. Vì vậy, cây quất không chỉ là loại cây trang trí đẹp mà còn tượng trưng cho lời chúc mừng một năm mới gặp nhiều may mắn và hạnh phúc, đủ đầy.

 

Một chậu cây quất mang trong mình đủ cả 5 yếu tố ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Thân cây có gai nhọn và hoa trắng tượng trưng cho hành kim. Cây quất có thân gỗ và lá cây xanh tốt thuộc hành mộc. Quả quất khi chín màu vàng cam tượng trưng cho hành hỏa. Lá và quả cây mọng nước thuộc hành thủy. Đất trong chậu quất là hành thổ.

 

Trồng cây quất trong nhà sẽ tập hợp đầy đủ ngũ hành giúp phong thủy của ngôi nhà cân bằng hơn. Đây là loại cây biểu tượng cho sự bình an, may mắn và sức khỏe dồi dào cho các thành viên trong gia đình.

Sự tích cây quất

Cây quất được trồng tại nước ta từ lâu và cũng có cho riêng mình một sự tích. Theo truyện sự tích cây quất, tương truyền ngày xửa ngày xưa có 3 cậu bạn chơi với nhau rất thân. Tên của 3 người lần lượt là Quân, Mộc và Thư. Mỗi người đều mang trong mình một loại tài nghệ khác nhau. Trong đó, Quân là người có gia cảnh nghèo khó lại bị câm điếc bẩm sinh nhưng võ nghệ cao cường nên có biệt danh “Quất roi”.Cây quất cảnh mini trang trí trong nhà

 

Khi đất nước bị giặc ngoại xâm tiến đánh, vì quân địch quá mạnh nên dân ta thua trận liên tiếp. Quân với võ nghệ cao cường đã xông lên đánh giặc và giành được chiến thắng sau 3 ngày 3 đêm tranh đấu. Để thưởng cho chàng, nhà vua tặng cho Quân một loại cây đẹp và dặn dò: “Nếu muốn sung túc phú quý thì hãy hái quả trên cây xuống, còn khi cần xua đuổi tai ương, hãy bẻ cành mà trồng xuống đất.”

 

Vài năm sau, ngôi làng bị bão tuyết bao phủ. Con người và động thực vật đều rơi vào cảnh lầm than. Quân đã bẻ cành của cây quý và đem trồng tại nhiều nơi trong làng. Các cành cây lớn nhanh như thôi và trưởng thành với các quả chín mọng, tròn trịa màu vàng cam. Đồng thời bão tuyết cũng tan đi nhanh chóng và mùa xuân đã tiến đến với ngôi làng.

 

Về sau, cứ mỗi khi thấy xuân về, người ta lại trồng giống cây này để tưởng nhớ công ơn chàng Quân. Người ta đã đặt cho cây là Quất theo biệt hiệu Quất roi của chàng.

 

Đặc điểm của cây quất

Cây quất là thực vật thân gỗ có kích thước trung bình, xanh tốt quanh năm. Các cành quất mọc hướng ra xung quanh và nhỏ dần về đỉnh. Trên thân và cành có các gai nhọn mọc dài có thể gây bị thương nếu không cẩn thận đâm vào người.

 

Lá cây mọc đơn, màu xanh sẫm khá nhỏ. Cây mọc lá rất xum xuê và tươi tốt quanh năm nhìn rất đẹp và đầy sức sống. Hoa quất có màu trắng, mỗi bông gồm 5 cánh hoa hướng ra xung quanh với nhụy vàng ở chính giữa.

Cây quất có quả hình tròn, khi còn non quả quất xanh đậm và dần chuyển sang màu vàng cam khi chín. Nếu được chăm sóc cẩn thận, cây quất sẽ rất sai quả mọc đều khắp thân cây.

 

Vỏ quả quất khá mỏng, bao bọc các múi quất và có tinh dầu đắng. Bên trong các múi quất là các tép nhỏ mọng nước. Quả quất thường có vị chua và hơi ngọt khi đã chín. Đây là loại quả chứa nhiều vitamin thiết yếu cho cơ thể con người.

Kỹ thuật trồng cây quất

Thông thường cây quất được trồng theo 2 cách là gieo hạt và chiết cành. Hiện nay chủ yếu người ta sử dụng cách trồng quất chiết cành bởi sự đơn giản và khả năng sống sót cao của nó. Dưới đây là cách trồng quất trong chậu đơn giản và nhanh gọn nhất.

 

Thời gian đầu mùa mưa là lúc thích hợp để trồng cây quất. Thời điểm này nhiệt độ và độ ẩm vừa đủ cho cây con phát triển. Khi chọn cành chiết lưu ý bỏ qua những cành quá non, quá già và những cành bị bệnh.

 

Sau khi trồng cành xuống đất, nhớ nén đất thật kỹ để cây không bị đổ, nghiêng trong quá trình chăm sóc. Đặt cây tại nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và tưới nước thường xuyên cho cây.

 

Sau khoảng 2 tuần đến 1 tháng, cây con sẽ bắt đầu ra rễ và đủ khỏe mạnh. Người trồng có thể mang cây đi đặt tại vị trí mà mình muốn.

 

Kỹ thuật chăm sóc cây quất

Để cây quất đẹp và sai quả, cây cần có điều kiện sống phù hợp. Dưới đây là một số lưu ý và cách chăm sóc cây quất cảnh mà bạn cần nhớ.Vườn quất sai trĩu quả trồng thành hàng

 

Ánh sáng

Cây quất ưa sáng trung bình nên có thể đặt trong nhà hoặc ngoài trời đều được. Tuy nhiên nếu trồng cây trong nhà, người trồng chú ý chọn những vị trí có nhiều ánh sáng như gần cửa ra vào, cửa sổ, ban công để cây tươi tốt và sai quả.

 

Nếu thiếu ánh sáng, cây quất cảnh sẽ yếu và dễ bị bệnh. Trong trường hợp chịu nắng gắt quá lâu, lá và quả quất có thể bị héo và cháy dẫn đến chết cây.

 

Đất trồng

Đất trồng quất tốt là loại đất thịt giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Để cây có đủ dinh dưỡng phát triển, nên tiến hành bón phân định kỳ hàng năm bằng NPK. Nếu trong trường hợp đất trồng đã bạc màu thì cần thay đất mới cho cây.

Tưới nước

Để cây quất xanh tốt và khỏe mạnh thì người trồng cần tưới đủ nước cho cây. Tiến hành tưới hàng ngày vào sáng sớm cho cây với lượng vừa đủ. Tốt nhất hãy tưới cả lên lá cây để rửa sạch bụi bẩn giúp cây dễ quang hợp.

 

Cách trồng và chăm sóc cây quất sau Tết

Không ít người vứt bỏ cây quất sau khi đã qua những ngày Tết. Tuy nhiên bạn có thể tận dụng bằng cách trồng cây quất để dành cho Tết năm tiếp theo. Dưới đây là một số hướng dẫn về kỹ thuật trồng cây quất cảnh.

 

Cách trồng cây quất sau Tết

Sau khi chơi những ngày Tết, cây tắc đã có phần héo úa và thiếu sức sống. Vì vậy cần có cách trồng cây tắc trong chậu phù hợp để cây tiếp tục sinh trưởng khỏe mạnh.

 

Bước đầu tiên của kỹ thuật trồng quất trong chậu là hồi phục lại rễ. Sử dụng thuốc ra rễ để cây nhanh ra rễ mới. Đồng thời vặt bỏ từ 30-50% số lá để giảm bớt gánh nặng cho cây.

Cây quất chín quả trồng trong chậu

 

Đem cây quất trồng tại đất vườn giàu dinh dưỡng với độ ph trung bình. Nên đào hố rộng bằng hoặc hơn đường kính của gốc cây. Trộn lẫn phân chuồng và phân vi sinh vào với đất rồi lấp kín gốc cây. Tiến hành tưới ẩm thường xuyên để cây quất dần hồi phục và phát triển.

 

Cách chăm sóc cây quất sau Tết

Cách chăm sóc quất sau Tết không tốn quá nhiều công sức. Sau khi trồng lại cây, người trồng cần xới đất thường xuyên nửa tháng một lần để đất trồng tơi xốp. Đồng thời quan sát tình trạng đất để bón phân và tưới nước hợp lý.

 

Trong quá trình tưới, lưu ý khống chế lượng nước tưới vừa phải sao cho đất đủ ẩm và không bị ngập. Có thể sử dụng vòi phun để tưới lên lá và thân cây để rửa sạch và làm mát cho cây quất.

Theo từng mùa mà cây quất có khả năng bị nhiễm các bệnh khác nhau. Đặc biệt là những thời điểm ẩm ướt cây dễ bị nấm hại ký sinh. Vì vậy người chăm sóc cần chú ý quan sát và cắt bỏ cành lá bệnh kịp thời.

 

Phương pháp phòng và trị bệnh tốt là sử dụng các loại thuốc chuyên dụng cho từng loại bệnh. Các loại thuốc này thường được bày bán nhiều tại các cửa hàng bán thuốc thực vật. Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu bởi nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng đất và sức sống của cây.Cây quất bonsai đặt tại sân nhà

 

Cách chọn cây quất đẹp

Để có một cây quất đẹp trồng trong nhà, bạn cần biết cách lựa chọn một cách cẩn thận và đúng đắn. Đầu tiên phải chọn cây thân thẳng, cứng cáp có dáng thông hoặc tự nhiên. Tán cây phải đều và cân đối để không bị lệch khi thay đổi góc nhìn.

 

3. Kết bài

Quả quất đẹp phải to, tròn và căng mịn, sáng bóng. Tốt nhất là cây sai quả và bao gồm cả quả chín và quả ương. Cây có hoa và lộc non, lá cây to, xanh và tươi có thể chơi được lâu ngày. Tuy nhiên thường các cây đẹp sẽ có mức giá không quá rẻ nên bạn cần lựa chọn hợp lý với khả năng chi trả của bản thân

Dàn ý số 3

1. Mở bài

Giới thiệu chung về cây quất

Mỗi năm mỗi cái tết nhưng năm nay cái tết năm nay lại khác năm nay nhà em lại có cái cây do ba em mua về không phải là loại hoa cúc hay hoa vạn thọ mà là một cây được gọi là quất, quất được trồng trong chậu to và được bày bán rất nhiều ở chợ khi tết về. Cây quất ba em mua về đã có rất nhiều trái và nó rất giống cây chanh, thân nó nhỏ lắm nhưng tỉa ra rất nhiều cành nhỏ trên những chiếc cành ấy đều mang những chiếc là và những trái quất, những trái quất nặng trĩu kéo những nhánh cây sụ xuồng và lăng lư theo những cơn gió mùa đông còn đọng lại.

– Giới thiệu loài cây em định tả: Cây quất

2. Thân bài

Thân quất nhỏ và mọc thằng lên rồi nhiều cành nhỏ lại chia ra, tuy nhỏ nhưng lại xum xoe nhiều lá lắm, nó phủ kín cả thân cây. Những cành cây ấy đều có lá và trái, lâu lâu thì có những bông hoa quất nhỏ màu trắng trông rất đẹp, và những trái quất có những trái màu cam rất đẹp, óng ánh trước nắng đầu xuân.

Trái quất tuy nhỏ nhưng nhỏ nhưng có mùi thơm rất tuyệt và lan tả, nó có thể làm thơm cả một góc nhà, mùi thơm dễ chiệu và tuyệt vời ấy nó làm không khí mùa tết càng thêm sôi động

Và để mua một cây quất lý tưởng là lá phải to, xanh đậm và bóng mượt, trái thì phải chín và các cỡ trái phải đều không trái to trái nhỏ ngoài ra phải có nhiều nụ, lộc non thì mới trưng bày lâu trong những ngày tết được.

Cây quất tượng chưng cho mùa màng bội thu và khởi đầu năm mới tốt đẹp, thường thì nhà ai cũng có một cây quất vào ngày tết, nó mang đến may mắn đầu năm, mang đến một không khí dồi dào sức sống, niềm vui, may mắn và đó được xem là sự đầu tư sáng suốt trong ngày tết.

Sự trù phú trù phú của những trái cam vàng nặng trĩu trên những cành quất nhỏ bé nó hứa hẹn một mùa thu hoạch bội thu, cây cối xanh tốt nhà nhà ấm no

 

3. Kết bài

Em rất thích cây quất vì nó mang lại sự may mắn, sự thịnh vượng, nó giúp nhà em vui vẻ trong những ngày xuân, những vị khách đến nhà chơi đều cười và khen, những đứa nhỏ cũng rất thích quả quất vì tròn tròn xinh xinh.

Dàn ý số 4

1. Mở bài

Giới thiệu chung về cây quất

Tên tiếng anh/Tên khoa học: Kumquat/Fortunella margarita Swingle

Tên khoa học: Citrus microcarpa(Hassk)Bunge

Danh pháp 2 phần: Citrus japonica

Thuộc họ cam: Rutaceae

– Giới thiệu loài cây em định tả: Cây quất

2. Thân bài

Cây quất (tắc) là biểu tượng của sự sung túc, là biểu tượng của thành tựu quanh năm. quất  ở Đông Nam Bộ Việt Nam gọi là tắc, Tây Nam Bộ gọi là hạnh.

 

Có nguồn gốc từ châu á nhiệt đới, Trung Quốc, Nhật Bản, được trồng từ lâu ở nước ta để lấy quả làm nước uống, làm mứt ăn hoặc làm cây cảnh để trang trí vào những dịp Tết.

 

Mô tả sơ bộ về cây quất (tắc)

Cây quất cảnh

 

Cây quất (tắc) cảnh

 

1. Đặc điểm thực vật học của cây quất (tắc)

1.1. Đặc điểm thực vật học của rễ cây quất (tắc)

rễ cây quất

 

– Rễ là bộ phận quan trọng nhất của cây quất, rễ có chức năng hút nước, chất dinh dưỡng nuôi cây và giúp cây đứng vững.

 

– Rễ đứng (rễ cái): mọc vuông góc với bề mặt đất, ăn sâu từ 1 – 10 m có tác dụng giữ cho cây đứng vững. Rễ đứng còn có thể huy động các chất dinh dưỡng, nước ở các tầng đất sâu cho cây.

 

 

 

– Rễ ngang (có rễ con): phân bố song song với mặt đất ở độ sâu từ 10 – 100 cm hay sâu hơn. Rễ này có chức năng hút nước, hấp thụ các chất dinh dưỡng…

 

1.2. Đặc điểm thực vật học của thân, cành cây quất (tắc)

– Bộ phận trên mặt đất của cây quất cảnh ngoài thân chính ra, phần còn lại được gọi là tán cây.

 

– Tán cây gồm các cành chính, cành phụ và những cành nhỏ ở ngoài tán gọi là nhánh. Trên thân chính mọc các cành chính, hợp thành khung tán tạo cho cây có một  thế vững chắc,  chống được gió bão và những điều  kiện ngoại cảnh không thuận lợi.

 

– Trên cành chính lại phát triển các cành phụ. Trên cành chính và cành phụ tiếp tục mọc các đợt cành mới.

 

Rễ, lá, hoa, quả và hạt cây quất

 

Rễ, lá, hoa, quả và hạt cây quất (tắc)

 

1.3. Đặc điểm thực vật học của lá quất (tắc)

– Lá cây quất làm nhiệm vụ quang hợp tạo nên hợp chất hữu cơ để nuôi cây, lá tốt phân bố đều khắp tán và có độ thông thoáng càng thuận lợi cho quang hợp.

 

 – Lá gồm các bộ phận: cuống lá, phiến lá, chóp lá, gốc lá, biên lá, eo lá. Trên lá cây quất có chứa các túi tinh dầu.

 

1.4. Đặc điểm thực vật học của hoa quất (tắc)

– Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính của cây gồm cuống hoa, đế hoa, đài hoa, cánh hoa, nhị, nhụy.

 

– Hoa quất là hoa lưỡng tính (hoa đủ) là hoa có đủ nhị và nhụy những hoa này có thể tự thụ phấn hoặc thụ phấn nhờ côn trùng.

 

1.5. Đặc điểm thực vật học của quả quất (tắc)

– Quả quất cảnh có hình cầu, bên ngoài lớp vỏ có chứa các túi tinh dầu. Bên trong được chia thành các múi, bên trong múi có chứa tép và hạt quất.

 

1.6. Đặc điểm thực vật học của hạt quất (tắc)

– Sau khi thụ tinh phôi phát triển hình thành hạt. Hạt gồm ba phần: vỏ hạt, phôi nhũ và phôi. Phôi trong hạt do mầm phôi, rễ phôi và lá mầm hợp thành.

 

– Trong quả quất cảnh số  lượng hạt trong một quả khoảng 5 – 10.

 

 

 

– Nắm được cấu tạo và đặc điểm quả và hạt quất sẽ giúp ích rất lớn đối với công tác chọn giống, chế biến, cất giữ và vận chuyển quả.

 

2. Yêu cầu ngoại cảnh của cây quất (tắc)

2.1. Yêu cầu về nhiệt độ đối với cây quất (tắc)

– Cây quất (tắc) có thể trồng ở nhiệt độ từ 12 – 39oC, trong đó nhiệt độ thích hợp nhất là từ 23 – 29oC. Nhiệt độ thấp hơn 12oC và cao hơn 40oC cây ngừng sinh trưởng.

 

– Ở những vùng vào mùa hè nóng nhiệt độ trên 40oC, cây dễ bị khô héo và rụng lá. Nhiệt độ không khí cao có liên quan đến nhiệt độ của đất và do đó ảnh hưởng đến hoạt động của bộ rễ.

 

– Ngoài ra sự chênh lệch về nhiệt độ ngày và đêm lớn cây phát triển mạnh và làm cho khả năng tích luỹ vận chuyển đường bột trong quả tăng, kích thích sự hình thành các sắc tố trên vỏ quả làm cho quả đẹp, có màu sắc đúng với đặc điểm của từng giống.

 

– Nhìn chung ở những vùng có nhiệt độ bình quân năm trên 20oC và tổng tích ôn từ 2500 – 3500oC đều có thể trồng được cây quất (tắc) cảnh.

 

– Nhiệt độ ảnh hưởng đến phẩm chất và sự phát triển của quả quất (tắc). Thường ở nhiệt độ cao, trái chín sớm, nhanh rụng, màu sắc trái chín không đẹp. Ở miền Nam thường có biên độ nhiệt giữa ngày và đêm không cao nên khi chín vỏ trái thường còn màu xanh, tuy nhiên yếu tố tạo màu sắc khi chín còn ảnh hưởng bởi giống trồng.

 

2.2. Yêu cầu về lượng mưa đối với cây quất tắc

– Lượng mưa hàng năm cần cho cây quất (tắc) ít nhất là 875mm trong trường hợp không tưới. Nhiều tác giả cho rằng lượng mưa thích hợp cây quất (tắc) từ 1000 -1400mm/năm và phân phối đều.

 

– Ở Việt Nam lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500 mm – 1800 mm. Nhưng có hai mùa mưa nắng nên vào mùa nắng phải tưới, vào mùa mưa phải có biện pháp chống úng.

 

– Cây quất (tắc) cảnh là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng vì rễ của cây cây quất (tắc) cảnh thuộc loại rễ nấm (hút dinh dưỡng thông qua hệ nấm cộng sinh), do đó nếu ngập nước, đất bị thiếu oxy rễ sẽ hoạt động kém, ngập lâu sẽ bị chết thối, làm rụng lá, quả non.

 

Điều này giải thích tại sao trồng cây quất (tắc) cảnh trên đất bằng cây có tuổi thọ không cao bằng trồng trên đất dốc. Các thời kỳ cần nước của cây cam quýt là các thời kỳ: bật mầm, phân hoá mầm hoa, ra hoa và phát triển quả. Nhìn chung, lượng mưa ở các vùng sản xuất nông nghiệp ở nước ta từ 1400- 2500mm/năm, xét về tổng số là đủ thậm chí thừa so với nhu cầu của cam quýt. Tuy nhiên, lượng mưa lại phân bố không đều giữa các tháng trong năm gây nên tình trạng thừa nước và thiếu nước ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây cam quýt, do vậy cần có các biện pháp kỹ thuật giữ ẩm, tưới nước bổ xung trong thời kỳ khô hạn.

 

2.3. Yêu cầu về ánh sáng đối với cây quất (tắc)

– Cây quất (tắc) cảnh không ưa ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp 10.000 – 15.000 lux (tương đương với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 4 – 5 giờ chiều trong ngày mùa hè).

 

– Cường độ ánh sáng quá cao sẽ làm nám trái, mất nhiều nước, sinh trưởng kém dẫn đến tuổi thọ ngắn.

 

2.4. Yêu cầu về đất đai đối với cây quất (tắc)

Cây quất (tắc) cảnh có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, chỉ cần loại đất thoát nước tốt và thoáng khí là có thể trồng được quất (tắc), tuy nhiên trồng trên đất xấu, việc đầu tư sẽ phải cao hơn. Đất trồng cây quất (tắc) thích hợp và kinh tế đó là:

 

– Đất có tầng dày từ 1m trở lên.

 

– Đất thịt pha cát hoặc đất thịt có khả năng thông thoáng và thoát nước tốt.

 

– Đất giàu mùn (hàm lượng mùn trong đất từ 2,5-3 % trở lên), hàm lượng các chất dinh dưỡng N, P, K, Ca, Mg… đạt từ trung bình khá trở lên (N: 0,1% – 0,15 %; P2O 5: 5 – 7 mg/100g đất; K2O: 7- 10 mg/100g đất; Ca, Mg: 3 – 4 mg/100g đất ).

 

– Độ chua pHKCL = 5,5 – 6,5, đặc biệt là phải thoát nước tốt (tốc độ thẩm thấu của nước từ 10 – 30 cm/giờ), thành phần cơ giới: cát pha hoặc thịt nhẹ (cát thô đến thịt nhẹ chiếm 65 – 70%). Địa hình hơi dốc từ 3 – 8o.

 

3. Kết bài

Trên thực tế các vùng trồng quất (tắc) cảnh có tiếng đều là những vùng nằm ven sông suối, trên các loại đất phù sa cổ, phù sa được bồi và không được bồi hằng năm, đất sa thạch cuội kết, có thành phần cơ giới nhẹ, xốp, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng. Do vậy, việc chọn đất trồng quất (tắc) cảnh phải chú ý tới các tiêu chuẩn về dinh dưỡng và loại đất. Trong những trường hợp không có điều kiện lựa chọn thì cần phải có đầu tư cải tạo bằng cách tăng hàm lượng chất hữu cơ, làm các công trình tưới tiêu hợp lý…

Dàn ý số 5

1. Mở bài

Vì là đào rừng nên nó rất lớn và có dáng vẻ tự nhiên, sinh động hơn bất kì cành đào nào trồng ở vườn dưới xuôi. Từ một cành chính rất to, các cành con mọc ra chi chít xung quanh. Cành nào cũng uốn cong một vẻ mềm mại, uyển chuyển.

– Giới thiệu loài cây em định tả: Cây quất

2. Thân bài

Nó không chỉ nhiều nụ mà còn vô vàn lộc xanh mơn mởn. Một vài chiếc lá xanh mọc ở đầu cành non, điểm xuyết những bông hoa màu hồng nhạt. Đó mới là cành đào những ngày gần Tết.

 

Đến 30 Tết, hoa đào bắt đầu nở. Những nụ hoa trước kia giờ là những bông hoa rực rỡ. Các cánh hoa mỏng manh màu hồng xoè ra thật mảnh mai, nhẹ nhàng. Ngay giữa bông là nhị vàng rung rinh. Mỗi khi hoa lay động, những hạt phấn vàng nhỏ li ti bay khắp nơi. Những cánh hoa mong manh đến nỗi chỉ cần cành hơi rung là chúng lập tức rơi xuống đất thật vội vã, không chút do dự. Không chỉ hoa mà lá cũng mọc đầy. Từng chiếc lá nhỏ đẫm một màu xanh man mát, làm bừng sáng góc nhà. Những chiếc lá đó kết thành chùm mọc ở đầu cành, cạnh những bông hoa gần chồi nách. Nhưng hoa vẫn còn thưa thớt, chưa phải là đã nở hết.

 

Đến độ mùng một, mùng hai Tết, hoa mới nở tràn trên cành. Cành nào cũng có hoa, có lá. Không khí xuân sang bừng trên cành đào. Hơi ấm mùa xuân phả vào những bông hoa làm chúng thêm phần rực rỡ, lá thêm phần xanh tươi. Cành đào đã trút bỏ lớp áo cũ với những lộc non còn e ấp, thay vào đó là bộ áo mới với muôn vàn hoa xinh nở tưng bừng. Vẫn dáng đứng mềm mại, tự nhiên đó, cành đào giờ đây đã trở thành nét đẹp duyên dáng của ngày Tết. Nó đưa ta đến với thiên nhiên, với một mùa xuân vui vẻ, hạnh phúc. Nó làm ta cảm thấy được sự êm dịu của những hạt mưa ngoài trời, những cơn gió lành lạnh thật dễ thương của mùa xuân đích thực.

 

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến.

Rồi hoa bắt đầu rụng dần. Từng cánh hoa nhẹ rơi xuống nền nhà. Chỉ loáng thoáng một vài bông xinh xinh nở muộn như muốn níu giữ lại chút không khí Tết. Cành đào lúc này tuy không tràn đầy sức sống nhưng vẫn có vẻ đẹp thanh thoát, dịu dàng. Nó cố khoe nốt vẻ đẹp. cuối cùng trước khi hoa rụng hết. Với vẻ đẹp còn giữ được, cành đào đó vẫn nằm một góc trong căn nhà tôi. Nó vẫn là sứ giả của mùa xuân, đem đến cho gia đình tôi không khí và nét đẹp ngày Tết. Hình ảnh một cây đào to lớn, sần sùi nằm ở gần cầu thang đã trở thành thân quen với tôi và mọi người trong nhà.

 

3. Kết bài

Sẽ còn lại nỗi trống vắng bâng khuâng khi những ngày Tết thật sự qua đi mà cành đào còn ỏ đó…

Leave a Comment