5 dàn ý biểu cảm về cây xoài lớp 7

Dàn ý số 1 I. Mở bài: giới thiệu cây xoài   Từ nhỏ, tôi đã sống với ông nội, ông có một khu vườn rất rộng lớn và xinh đẹp. ông luôn chăm sóc …

Dàn ý số 1

I. Mở bài: giới thiệu cây xoài

 

Từ nhỏ, tôi đã sống với ông nội, ông có một khu vườn rất rộng lớn và xinh đẹp. ông luôn chăm sóc ân cần và chu đáo cho khu vườn của mình. Nhưng từ khi ông mất, thì tôi thay ông chăm sóc khu vườn, niềm vui khi còn sống của ông. Việc chăm sóc khu vườn không phải là trách nhiệm của tôi mà là lòng yêu thương ông và mến tình yêu thương với thiên nhiên của ông. Khu vườn như một phần tuổi thơ của tôi, gắn bó suốt tuổi thơ tôi. Điều tôi thích nhất ở khu vườn đó là cây xoài.

 

II. Thân bài: tả cây xoài

 

1. Tả bao quát cây xoài:

 

– Cây xoài cao 4m

 

– Cây xoài có nhiều lá và che mát cả khu vườn

 

– Cây xoài to và nhiều tuổi, cây xoài có từ khi ông tạo ra khu vườn.

 

2. Tả chi tiết cây xoài:

 

– Thân cây xoài to, vừa một cái ôm của người lớn; thân xây xù xì và dày

 

– Gốc cây lồi lền mặt đất thành những đường dài giống như những con rắn

 

– Rễ cây đâm sâu dưới đât

 

– Cành cây được tỏa ra từ thân cây, có rất nhiều cành cây, mỗi cành cây lớn chia ra làm những cành cây nho

 

– Tán lá rộng bao phủ cả một khu vực rộng lớn

 

– Quả xoài mọc ra xum xuê, khi sống quả xoài màu xanh, khi chin màu vàng

 

– Quả xoài rất chua, quả xoài giống hệt một chiếc lá

 

 

 

– Khi quả xoài chin thì có những con chim và dơi đến rất nhiều.

 

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây xoài

 

– Kỉ niệm của em gắn với cây xoài

 

– Nêu lợi ích của cây xoài

 

– Em sẽ chăm sóc cây xoài như thế nào?

Dàn ý số 2

1. Mở bài

Cây bàng chính là người bạn thân thiết chia sẻ vui buồn cũng là loài cây mà em yêu thích nhất.

 

2. Thân bài

 

– Vào mỗi mùa cây bàng lại khoác lên mình những vẻ đẹp riêng:

+ Mùa xuân bàng khoác lên trên mình bộ áo xanh rực rỡ, tràn đầy sức sống.

+ Những chiếc lá chuyển từ màu xanh non thành xanh đậm, toả bóng khổng lồ

+ Vào thu, lá bàng lại chuyển màu. Từ những chiếc lá xanh mơn mởn chúng chuyển thành màu đỏ vàng.

+ Vào đông, bàng trơ trọi cây lá, cô đơn giữa khoảng trời

– Kể những kỉ niệm của em với cây bàng:

+ Ngồi học dưới tán cây

+ Tâm sự cùng với cây những buồn vui cuộc sống

– Bàng đã đồng hành cùng em những năm tháng học đường

 3. Kết bài

Cảm nghĩ về loài cây yêu thích.

Dàn ý số 3

A. Mở bài: Giới thiệu về loài cây em yêu.

B. Thân bài:

1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

Em thích màu của lá cây…

Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…

Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín… gợi niềm say sưa hứng thú ra sao?

Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.

Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?

Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó…).

C. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

 

Dàn ý số 4

I. Mở bài: giới thiệu về cây xoài

 

Ví dụ: nhà em có một khu vườn rất rộng, trên khu vuòn ba em trồng rất nhiều loại cây ăn quả như: mận, ổi, nhãn, thanh long,… nhưng em thích nhất là cây xoài. Xoài nhà em rất thơm ngon và bổ dưỡng.

 

II. Thân bài: tả cây xoài

 

1. Tả bao quát câ xoài

 

Cây xoài cao khoảng 3-5m

Cây xoài có nhiều lá và cành

Cây xoài ra hoa vào mùa xuân

Cây xoài có vị chua và ăn rất ngon

2. Tả chi tiết cây xoài

 

a. Tả thân cây xoài:

Thân cây xoài thấp và không to

Cây xoài có nhiều cành và nhiều lá

Thân cây xoài có vỏ xù xì

Thân cây xoài có gỗ rất tốt

b. Tả cành và lá cây xoài

 

Cây xoài có rất nhiều cành

Cành có nhiều cành nhỏ và nhiều lá

Lá xoài to và màu xanh thẩm

Lá xoài khi già sẽ màu vàng

c. Mối liên hệ giữa cây xoài với cuộc sống

 

Trái xoài để ăn

Trái xoài chứa nhiều vitamin

Xoài rất bổ dưỡng

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cây xoài

 

Dàn ý số 5

I, Mở bài

 

– Dẫn dắt giới thiệu vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về cây xoài.

 

II, Thân bài

 

* Nguồn gốc và xuất xứ của cây xoài

 

– Không ai rõ ràng thời gian cây xoài xuất hiện trên thế giới, có rất nhiều giả thuyết đặt ra về nguồn gốc của loại cây này.

 

– Người ta thống nhất cho rằng, cây xoài có nguồn gốc từ Nam và Đông Nam Á, gồm các nước Ấn Độ, Myanmar… bởi người ta đã tìm ra các mẫu hóa thạch tại các nước này và xác định chúng nó niên đại khoảng 25 triệu đến 30 triệu năm trước.

 

* Hình dáng và các bộ phận của cây xoài

 

– Rễ cây: Là rễ cọc, ăn sâu vào lòng đất, đặc biệt là vùng đất cát. Rễ cọc giúp ăn sâu, khiến cây dễ dàng sống được ở những vùng có mạch nước sâu khiến cây dễ thích nghi.

 

– Thân cây: Thân gỗ rất cứng và chắc. Cây cao khoảng từ 10 đến 20m, thân cây màu nâu hơi xù xì, giống như nhiều loài cây ăn quả khác như vải, nhãn, mít…

 

– Lá cây: Màu xanh sẫm, gân lá nổi rõ ở mặt dưới. Lá hẹp và nhỏ, hình mũi mác. Mặt lá khá nhẵn và có mùi thơm nhẹ. Các lá xoài thường mọc so le nhau.

 

– Hoa xoài: Nhỏ li ti, mọc rất nhiều và mọc thành từng chùm. Hoa có màu vàng nhạt, các chùm mọc trên các cành nhỏ so le nhau. Hoa thường ra vào mùa xuân, có mùi thơm nhàn nhạt rất dễ chịu. Những chùm hoa xoài rất khó thấy, thường ẩn mình sau tán lá, bởi vậy phải nhìn thật kĩ mới có thể nhìn ra được.

 

– Quả xoài: Có hình bầu dục, phần đầu chỗ cuống hơi cong cong, còn phần đuôi hơi nhọn. Khi trái xoài còn non có màu xanh, khi chín có màu vàng sáng hoặc màu vàng sậm tùy theo từng loại xoài. Trên lớp vỏ có những chấm cát bé li ti. Bên trong lớp vỏ là phần thịt xoài, mềm hay cứng, chua hay ngọt tùy thuộc rất nhiều vào đất, thời tiết và giống cây. Bên trong nữa là phần hột xoài. Hột xoài rất cứng, nhỏ hay to tùy vào giống.

 

* Phân loại

 

– Xoài cát: Loại xoài ngon nhất. Trái rất nhỏ, thịt thơm và ngọt, màu vàng sẫm, các chấm cát li ti rõ ràng trên vỏ. Hạt dẹp và nhỏ.

 

– Xoài tứ quý: Trái nặng khoảng hơn 300g, vỏ rất mỏng và trơn láng. Thịt xoài ngọt, thơm, hạt nhỏ.

 

– Xoài xiêm: Thịt xoài vàng, hơi dẻo. Vỏ dày, mịn. Giống xoài này cho năng suất cao.

 

– Xoài tượng, xoài thanh ca: Xoài này không ăn chín mà được trồng để ăn lúc còn xanh. Ăn giòn và hơi chua.

 

* Giá trị của cây xoài

 

– Giá trị dinh dưỡng: Có nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể con người. Vỏ xoài có tác dụng chữa đau răng, viêm lợi. Vỏ hoặc hột xoài được dùng để làm thuốc chữa một số bệnh dân gian. Thịt xoài được sử dụng rất nhiều trong việc làm bánh, sinh tố, đồ uống… Tuy nhiên, xoài có tính nóng nên không ăn quá nhiều.

 

– Giá trị kinh tế: Xoài đem lại nguồn lợi kinh tế cho người trồng, đồng thời là sản phẩm xuất nhập khẩu của nhiều nước trên thế giới. Hàng năm, lượng tiêu thụ xoài thường khá lớn.

 

* Cách chăm sóc và gieo trồng

 

– Yếu tố lựa chọn giống ban đầu, lựa chọn đất là rất quan trọng.

 

– Cần chú ý cung cấp nước và chất dinh dưỡng đầy đủ cho cây phát triển.

 

– Khi cây ra quả cần dùng túi bọc lại tránh bị sâu hay chim ăn làm hỏng.

 

III, Kết bài

 

– Nêu cảm nghĩ của bản thân về cây xoài cũng như về giá trị của loại cây này.

Leave a Comment