5 dàn ý biểu cảm về chiếc xe đạp

Dàn ý số 1 1. Mở bài   Dẫn dắt và giới thiệu về món quà thời thơ ấu em được tặng. 14 tuổi, giờ đây em đã là một cô học sinh lớp 7 …

Dàn ý số 1

1. Mở bài

 

Dẫn dắt và giới thiệu về món quà thời thơ ấu em được tặng.

14 tuổi, giờ đây em đã là một cô học sinh lớp 7 chững chạc hơn trước rất nhiều. Càng trưởng thành cũng đồng nghĩa với việc con người ta không còn ngây thơ, trong trẻo như ngày nào. Một thời thơ ấu đã qua song vẫn để lại trong em nhiều dấu ấn, là chiếc xe đạp ông nội mua tặng cho em, là tuổi thơ đẹp bên ông.

 

2. Thân bài

 

a) Hoàn cảnh được tặng quà

 

Em còn nhớ như in, hồi ấy em học lên lớp 2 nên cả nhà quyết định sẽ cho em đi xe đạp đi học, không còn phải đưa đón nữa.

Nhìn các bạn cùng trang lứa có chiếc xe đạp mới, về đến nhà em cũng nũng nịu đòi ông mua cho mình một chiếc.

Bẵng đi một thời gian, em cũng chẳng nhớ về lời đề nghị đó với ông nội. Buổi chiều hôm ấy, đang chơi ở ngoài vườn thì bỗng từ đâu, tiếng ông gọi em thật to, em vội chạy về nhà.

b) Cảm xúc khi được nhận món quà

 

Trước mắt em bây giờ là một chiếc xe đạp mới tinh màu xanh dương- màu yêu thích nhất của em.

Hơi bất ngờ một chút, ông mới điềm đạm nói rằng đây là món quà ông tặng cháu nhân dịp năm học mới sắp đến. Niềm vui vỡ òa trong em, em chạy đến ôm trầm lấy ông, miệng rối rít cảm ơn.

Một niềm vui phơi phới trong lòng mà chẳng thể diễn tả nổi,  một niềm vui tuổi con trẻ đôi khi chỉ bình dị và nhẹ nhàng thế thôi.

c) Miêu tả hình dáng của món quà

 

Chiếc xe đạp đẹp quá, ông giới thiệu cho em biết và em thì chăm chú, say sưa nghe ông và ngắm nghía chiếc xe

Chiếc xe đạp không quá lớn mà cũng chẳng quá nhỏ, rất phù hợp với độ tuổi của em

Vật liệu chính để làm thàng xe là nhôm sắt nhưng đã được mạ một lớp sơn bóng loáng màu xanh dương, trên thân xe còn dán các hình chú mèo Hello Kitty vô cùng đáng yêu và dễ thương.

Phía đầu xe là chiếc giỏ xe khá rộng, đủ để cho em đựng vừa chiếc cặp sách.

Mọi bộ phận trên xe đều rất mới và chắc chắn từ chiếc chuông, chiếc yêu xe đến hai chiếc bánh xe.

Em yêu quý và giữ gìn chiếc xe như một người bạn thna thiết của tuổi ấu thơ.

d) Kỉ niệm với món quà ấy

 

Chiếc xe đạp, hơn tất cả còm gắn với những lần tập xe giữa em và ông nội.

Trên con đường làng thân thuộc, ông ân cần dạy em từng bước nhỏ nhất.

Trước hết, ông giữ xe cho em, dạy em đạp từng tí một. Thế nhưng một đứa con gái mới chỉ 7 tuổi làm sao không sợ cho được, sợ rằng nhỡ đâu ông bỏ tay ra lại bị ngã thì sao. Vậy là cứ chốc chốc em lại quay lại dặn " Ông nhớ đừng bỏ ra nhé!" . Khi ấy ông chỉ cười và dặn chú ý đi tiếp.

Chiều nào cũng vậy, hai ông cháu lại cùng nhau tập xe, em lại tiến bộ trông thấy, đi được quãng dài hơn và tay lái chắc hơn.

Tập trung vào chặng đường phía trước, ông bỏ tay ra mà em không biết. Thế nhưng đi được có một đoạn lại bị ngã, chỉ bị xây xước nhẹ không sao.Ông chạy đến động viên, khích lệ. Và

thế là em đã biết đi xe đạp. Một hành trình không hề dễ dàng, cũng là cả một thử thách. Thế nhưng, hơn tất cả đó là cả thời thơ ấu đẹp đẽ của em, là tình cảm của ông và em ở đó… Để rồi giờ đây khi ông đã đi xa, hình ảnh của người ông yêu thương cháu con hết mực vẫn luôn hiện hữu nơi em.

3. Kết bài

 

Nêu cảm nghĩ.

 

Món quà chiếc xe đạp thời thơ ấu tuy nhỏ bé mà ấm áp tình cảm, mà chất chứa bao kỉ niệm đẹp nơi đó. Giờ đây, em không còn đi chiếc xe này nữa, em đã cất rất cẩn thận, luôn giữ gìn món quà tuổi ấu thơ.

Dàn ý số 2

1, Mở bài thuyết minh xe đạp

– Giới thiệu những nét khái quát, tiêu biểu nhất về chiếc xe đạp.

 

Bài Văn Mẫu và Dàn Ý Bài Viết Thuyết Minh Về Chiếc Xe Đạp

 

2, Thân bài thuyết minh cái xe đạp

a, Nguồn gốc và lịch sử ra đời của chiếc xe đạp

 

– Năm 1817, chiếc xe đạp trên thế giới ra đời bởi sự phát minh của Baron von Drais – một vị nam tước người Đức.

 

– Năm 1839, chiếc xe đạp gắn thiết bị cơ khí đầu tiên ra đời bởi công của một thợ rèn người Scotland tên là Kirkpatrick MacMillan.

 

– Năm 1865, hai anh em thợ đóng tàu ở Paris là Ernest Michaux và Pierre Michaux phát minh ra chiếc bàn đạp.

 

– Năm 1869, chiếc xe đạp được làm bằng thép thay vì được làm bằng gỗ như trước đó.

 

– Năm 1879, Lawson – một người anh đã phát minh ra xích, phát minh này của Lawson đã kéo theo sự cải tiến về khung, pedan, đùi, đĩa,…

 

– Năm 1885, bánh trước và bánh sau của chiếc xe đạp được thiết kế bằng nhau, phát minh này của J.K. Sartley.

 

– Năm 1887, nhà sáng chế Scotland là John Boyd Dunlop, tiếp tục cải tiến bánh xe đạp với việc dùng ống hơi bằng cao su.

 

– Năm 1890, Édouard Michelin ở Pháp và  Roberton ở Anh  đã thiết kế làm cho bánh có thể tháo lắp được.

 

– Năm 1920, người ta đã đổi thành ruột rỗng để cho chiếc xe nhẹ hơn, chất liệu của xe thì được đổi thành hợp kim

 

b, Cấu tạo và những đặc điểm cơ bản của chiếc xe đạp

 

– Hệ thống truyền lực gồm các bộ phận như đùi, bàn đạp, đĩa, xích, líp, trục giữa,…

 

– Hệ thống chuyển động bao gồm các bộ phận như bánh xe trước, bánh xe sau.

 

=> Hệ thống truyền lực và hệ thống chuyển động có tác dụng truyền lực và truyền động.

 

– Hệ thống lái lại bao gồm ghi đông và cổ phuốc, giúp cho việc điều khiển chiếc xe trở nên dễ dàng và cũng dễ dàng hơn khi muốn chuyển hướng điều khiển.

 

– Hệ thống phanh bao gồm cụm má phanh, dây phanh, tay phanh, chúng giúp cho người lái xe có thể làm chủ vận tốc khi di chuyển và từ đó có thể đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

 

– Khung chịu lực thường được làm bằng thép, có tác dụng gắn kết các bộ phận khác lại với nhau.

 

– Yên xe, giúp cho người sử dụng có được chỗ ngồi thoải mái và phù hợp nhất khi di chuyển.

 

– Ngày nay, để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người sử dụng, những chiếc xe đạp còn có thêm một số bộ phận khác như rổ xe, đèn xe,…

 

c, Công dụng, giá trị, và cách sử dụng xe đạp

 

– Công dụng, giá trị của xe đạp:

 

– Chiếc xe đạp là phương tiện di chuyển dễ dàng sử dụng đối với con người, có thể di chuyển nhanh chóng, tiện lợi trong những giờ cao điểm tắc đường.

 

– Xe đạp là phương tiện giao thông không thải khí độc ra môi trường, không sử dụng nhiên liệu và vì thế nó góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

 

– Đạp xe đạp thường xuyên còn là một trong số những bài tập thể dục hữu ích, giúp tăng cường sức khỏe và có một vóc dáng thon gọn, trẻ đẹp.

 

– Cách giữ gìn, bảo quản:

 

– Thường xuyên lau xe sạch sẽ

 

– Kiểm tra độ căng và tra dầu thường xuyên cho xe.

 

– Thường xuyên kiểm tra độ căng của lốp xe để tránh việc lốp xe bị hỏng.

 

3, Kết bài

 

– Khái quát những đặc điểm cơ bản, giá trị, ý nghĩa của chiếc xe đạp và nêu cảm nghĩ của bản thân.

Dàn ý số 3

I, MỞ BÀI

 

– Có thể lựa chọn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng cả hai đều phải tập trung giới thiệu được vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về chiếc xe đạp.

 

Ví dụ

 

Mở bài số 1: Xin chào tất cả các bạn, ngày hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn nghe về họ hàng nhà mình nhé. Trước tiên mình sẽ gợi ý một chút về bản thân mình. Chúng mình là một loại phương tiện di chuyển rất quen thuộc từ lâu của con người. Chúng mình chuyển động được là do sức đạp chứ chẳng phải bằng bất kỳ nhiên liệu nào khác. Hẳn các bạn đã đoán ra được rồi nhỉ? Đúng vậy, chúng mình chính là chiếc xe đạp đây.

 

>> Xem thêm:  Phân tích bài thơ Đồng chí để thấy được vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội

Mở bài số 2: Chúng ta có rất nhiều phương tiện để di chuyển tuỳ thuộc vào nhu cầu và quãng đường dài hay ngắn như: ô tô, máy bay, tàu hoả… Nhưng dù hiện đại đến đâu, con người ta vẫn cứ dùng một loại phương tiện sớm đã có từ xưa – đó là chiếc xe đạp.

 

II, THÂN BÀI

 

* Nguồn gốc, sự ra đời của chiếc xe đạp

 

– Năm 1817, chiếc xe đạp đầu tiên được ra đời bởi một nam tước người Đức có tên là Baron von Drais. Ông đã có ý tưởng từ trước đó về một cỗ máy dùng sức người giúp ông đi nhanh hơn, cụ thể là quanh khu vườn hoàng gia. Và chiếc xe đạp đầu tiên ấy có tên là “Cỗ máy chạy bằng chân”, được làm hoàn toàn từ gỗ. Nó đã giúp ông đi được 13km chỉ trong 1 giờ đồng hồ mà thôi. Cách sử dụng chính là người ngồi lên sẽ dùng chân đẩy về phía sau, bánh xe sẽ đẩy xe lên phía trước. Nhưng chiếc xe này khó giữ được thăng bằng và sau này bị chính phủ cấm.

– Năm 1860 – 1870, xe đạp ban đầu đã có thêm bàn đạp ở bánh xe trước, bánh trước cũng lớn hơn bánh sau rất nhiều.

– 1885, chiếc xe với hai bánh bằng nhau và khá đầy đủ các bộ phận ra đời. Chiếc xe này chính là nguyên mẫu của chiếc xe đạp ngày nay chúng ta vẫn hay sử dụng.

– Sau nhiều năm, một số bộ phận được thay đổi để sử dụng tốt hơn và bền hơn. Cho đến ngày nay, chiếc xe đạp hiện đại đã khá hoàn chỉnh và đảm bảo an toàn.

 

* Hình dáng và các bộ phận của xe đạp

 

 

– Tay lái: Tay lái của xe đạp bao gồm có phần tay nắm để lái, phanh và chuông. Tay lái xe đạp thường sẽ là dạng hình đường uốn lượn lên xuống, phần tay lái cong hướng vào phía người lái. Phần phanh thì sẽ có phanh trước và phanh sau. Phía tay trái bao giờ cũng là phanh trước, còn tay phải sẽ là phanh sau. Phanh xe là một phát minh vô cùng tuyệt vời giúp chúng ta làm chủ tốc độ trong quá trình sử dụng điều khiển xe.

– Bánh xe: Là 2 vòng tròn lớn để xe lăn đi trên đường. Chiếc bánh xe này sẽ có những nan hoa cố định để bánh xe không bị biến dạng. Ở vành bánh xe chính là lốp xe, bên trong lốp là săm xe được bơm khí vào để bánh xe có thể lăn được trên đường.

– Bàn đạp: Đây là nơi mà chân chúng ta sẽ dùng để tác dụng lực lên làm bánh xe quay nhờ có hệ thống xích xe. Bàn đạp thường có hình chữ nhật, bằng một phần ba bàn chân của chúng ta.

– Yên xe: Thường có hình như đầu một chú chó vậy. Đây là nơi người lái xe sẽ ngồi lên để có thể đạp. Yên xe thường được bọc một lớp bông và da mềm để ngồi cho thoải mái.

– Ngoài ra còn có rất nhiều bộ phận khác như đèn, giỏ xe…

* Các loại xe đạp khác nhau

 

– Đầu tiên là loại xe đạp phổ biến mà chúng ta vẫn thường thấy, các bà các mẹ hay đi. Tay lái cong cong, xe khá là cao.

– Xe đạp địa hình: Loại xe này có lốp to, có hệ thống giảm xóc rất tốt, phù hợp để đi trên đường đất đá gồ ghề, đường núi. Tuy nhiên xe hơi nặng và đi hơi lâu.

– Xe đi đường dài: Dành cho các bạn dùng để khám phá du lịch dài ngày, hay còn gọi là xe đạp tour.

– Hybrid bike: Loại xe này phù hợp đi trong thành phố, có tốc độ cao.

– Ngoài ra còn một số loại xe đạp khác như xe đạp gấp, xe đạp tối giản… tùy thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng mà có sự lựa chọn khác nhau.

 

* Công dụng và cách sử dụng xe đạp

 

– Công dụng:

 

+ Trước hết thì xe đạp là công cụ giúp con người di chuyển thô sơ nhất, đơn giản nhất và dễ sử dụng nhất. Gần như chỉ mất vài ngày luyện tập là đã có thể đi xe đạp được.

+ Trong thời kì công nghiệp hóa khiến môi trường ô nhiễm thì sử dụng xe đạp sẽ không thải khí độc ra môi trường như nhiều loại phương tiện khác. Đồng thời dễ di chuyển ở những thành phố lớn vào giờ cao điểm, giao thông ùn tắc…

+ Đạp xe là một cách để giúp cho cơ thể khỏe mạnh, giảm lượng mỡ thừa, lượng calo thừa, giúp chúng ta có một vóc dáng đẹp.

– Cách sử dụng: Cách dùng rất đơn giản, chỉ cần ngồi lên yên, đặt chân lên bàn đạp và đạp. Xe sẽ di chuyển về phía trước, khi ta cần phanh lại đã có tay phanh…

* Cách bảo quản, giữ gìn xe đạp

 

– Xe đạp khá nhỏ gọn nên chúng ta có thể cất ở một chỗ có diện tích nhỏ, hoặc có thể tháo ra cất đi nếu chúng ta không sử dụng trong thời gian dài.

– Cần chú ý tra dầu cho xích thường xuyên, đồng thời kiểm tra độ căng của hai bánh xe để tránh bị hỏng lốp…

III, KẾT BÀI

 

– Nêu tình cảm, cảm nghĩ của chính mình về công dụng cũng như lịch sử, hình dáng của xe đạp.

Dàn bài số 4

Mở bài: xe đạp có nguồn gốc từ Châu Âu – Là phương tiện giao thông nhờ sức người, rất thuận lợi cho việc đi lại. Thân bài: Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích của đối tượng Các bộ phận chính : Hệ thống truyền động gồm: khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, xích,đĩa,ổ líp, hai trục,ổ bi, và hai bánh trước sau. Hệ thống truyền động gồm: khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, xích,đĩa,ổ líp, hai trục,ổ bi, và hai bánh trước sau. Hệ thống điều khiển gồm: ghi đông, bộ phanh. Hệ thống chuyên chở gồm: yên xe, giá đèo hàng, giỏ đựng đồ. Hoạt động của xe đạp :ta ngồi lên xe, tay cầm ghi đông, chân đạp bàn đạp làm cho trục xe chuyển động, đĩa chuyển động kéo theo dây xích, làm quay o líp và bánh sau, tạo lực đẩy cho xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn ổ líp, răng cưa của nó gấp hai lần răng cưa ổ líp. Khi dĩa chuyển động một vòng thì ổ líp chuyển động hơn hai vòng. Ổ líp chuyển dộng làm bánh xe chuyển động theo. Như vậy, ổ líp quay 1 vòng thì bánh xe đã lăn được một quãng đường dài. Ổ líp quay sẽ làm cho xe chạy nhanh về phía trước. Đặc điểm hệ thống điều khiển: + Ghi đông: gồm 2 tay cầm xoay phải xoay trái, nhằm lái cho bánh xe trước đi theo ý thích và giử thăng bằng cho người lái +Bộ phanh:gồm tay phanh dây phanh truyền sức xuống càng phanh. Khi bóp tay phanh, má phanh ép vào 2 bên vành xe, tạo lực ma sát giảm tôc độ bánh xe lảm cho xe chạy chậm hoặc đứng lại hẳn Đặc điểm hệ thống chuyên chở: +Yên xe:trên khung xe là chỗ ngồi của người đi xe +Giá đèo hàng: lắp phía sau yên, dựa trên trục bánh xe sau +Giỏ đựng hàng: gắn ở phía đầu xe, dựa trên trục bánh xe trước Các bộ phận phụ: Hệ thống chắn bùn, chắn xích, chuông xe, đèn tín hiệu. Bổ sung thêm: cuối thế kỉ XIX, bánh xe đạp làm bằng gỗ,đi rất xóc. Đân-lớp đã nghĩ ra cách cuộn ống cao su cho vừa vành xe rồi bơm căng cho có lực đàn hồi, xe chạy êm hẳn Kết bài: Lợi ích: Tiện lợi, không gây ô nhiễm môi trường, thuận lợi cho nhiều tầng lớp trong xã hội nhất là các bạn học sinh. Khẳng định vai trò của xe đạp trong hiện tại và tương lai: hiện nay số lượng xe máy quá nhiều vừa gây ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Trong tương lai, khi phương tiện giao thông phát triển thì xe đạp vẫn là phương tiện giao thông không thể thiếu,vừa sạch sẽ vừa tiện lợi.

Dàn ý số 5

1. Mở bài

– Giới thiệu chiếc áo xe đạp của em: Chiếc xe mới hay cũ, có từ bao giờ? Mua trong dịp nào? Ai mua, mua ở đâu?

 

chiếc xe đạp của em

 

2. Thân bài

– Tả bao quát chiếc xe (hình dáng, xuất xứ, loại xe).

 

– Tả từng bộ phận:

 

+ Màu sơn? Khung xe?

 

+ Đầu xe gồm những bộ phận nào, đặc điểm mỗi bộ phận: tay lái, phanh xe, giỏ xe?

 

+ Yên xe màu gì, ngồi như thế nào?

 

+ Vành xe, lốp xe, hộp xích líp có đặc điểm gì?

 

– Khi đạp xe, cảm giác của em như thế nào? Chiếc xe có những lợi ích gì đối với em?

 

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em về chiếc xe đạp.

 

Leave a Comment