5 dàn ý biểu cảm về công ơn cha mẹ

Dàn ý số 1 Mở bài Cảm nghĩ về Công cha nghĩa mẹ “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ   Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”   Tình cảm …

Dàn ý số 1

Mở bài Cảm nghĩ về Công cha nghĩa mẹ

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

 

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”

 

Tình cảm gia đình,tình yêu quê hương đất nước là tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao cả. Đã có nhiều tác giả lấy đề tài này để diễn tả tình cảm của mình,nhưng hơn hết đó có lẽ đó là tình cảm gia đình. Đó là những câu thơ nói về tình yêu bao la của cha mẹ dành cho con cái,có lẽ đi cả cuộc đời này thì tình cảm ấy cũng không hề thay đổi. Cha mẹ đấng sinh thành ra ta,người mang nặng đẻ đau để nuôi ta khôn lớn,dành cho con cái những thứ tình cảm vô cùng lớn lao. Nói về công lao của cha mẹ chắc hẳn không ai là không biết đến những câu thơ sau:

 

Công cha như núi Thái Sơn

 

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

 

Một lòng thờ mẹ kính cha

 

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

 

Thân bài Cảm nghĩ về Công cha nghĩa mẹ

Mở đầu bài thơ tác giả đã thể hiện rõ khá nét về vai trò của gia đình,việc sử dụng phép so sánh ở đây khiến cho câu thơ trở nên sinh động và hấp dẫn. “Công cha” được ví như núi “Thái Sơn”,một ngọn núi cao và nổi tiếng ở Trung Quốc. Phải chăng công lao ấy thật to lớn và vĩ đại,có lẽ vì thế mà tác giả đã ví công cha như ngọn núi ấy để thấy được vai trò của người cha trong gia đình là không thể thiếu được trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Người đàn ông luôn được coi là trụ cột của gia đình,có phẩm chất mạnh mẽ họ giúp con cái hoàn thiện mình hơn.Mẹ! người đã mang nặng đẻ đau ra chúng ta, dòng sữa mẹ ngọt ngào ấm áp,lòng mẹ bao dung mà không thể đem đông, cân, đếm được khi được ví như “ nước trong nguồn”. Nước trong nguồn là nước chảy mãi,phải có nguồn thì mới có các dòng nước khác cũng như nếu không có mẹ thì cũng không thể có những đứa con. Tuy hai hình ảnh núi “Thái Sơn” và “ nước trong nguồn “ đều là những hình ảnh khác nhau giữa chúng dường như không có mối quan hệ thế nhưng nói về tình cảm gia đình giữa người cha và người mẹ thì chúng không thể thiếu nhau được. Tình cảm của cha thì mạnh mẽ vĩ đại,còn tình cảm của mẹ thì trong suốt tinh khôi tất cả hòa quyện vào nhau để thấy được rằng cuộc đời này nếu thiếu đi một nửa thì nó sẽ không còn đẹp đẽ như những gì ta đã miêu tả nữa.

 

Nếu như ở hai câu trước là vai trò quan trọng của cha mẹ thì ngay ở hai câu sau tác giả như muốn nhắc nhở bổn phận làm con của chúng ta dành cho cha mẹ:

 

“ Một lòng thờ mẹ kính cha

 

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

 

Từ xưa đến nay,quy luật của tự nhiên cũng như quy luật của sự sống đã không hề thay đổi. Như “Kính trên nhường dưới” hay “ Một chữ cũng là thầy nửa chữ cũng là thầy”….Đạo làm con thì cần phải báo hiếu,đền đáp công ơn dành cho cha mẹ. Khi còn nhỏ thì cha mẹ dành tất cả những tình yêu của mình để dành cho con,nuôi con trưởng thành. Đến khi trưởng thành chúng ta phải đền đáp lại công ơn đó,tuy không được nhiều như những gì cha mẹ dành cho ta,nhưng đến khi cha mẹ về già ta đã trưởng thành thì cần phải chăm sóc và yêu thương cha mẹ nhiều hơn nữa. Gia đình là nơi luôn sẵn sàng đón ta trở về dù đi bất cứ nơi đâu thì gia đình vẫn luôn chào đón ta. Gia đình nơi chứa đựng những tình cảm mà chẳng nơi nào tìm được. Rồi sau này khi trưởng thành,khi ta đã khôn lớn quay trở về bên gia đình nhìn cha mẹ ta sẽ có cảm giác hụt hẫng vô cùng khi nhìn thấy những nếp nhăn đã hiện trên khóe mắt,tóc mẹ cha đã điểm trắng… lúc đấy nghĩ sao thời gian trôi nhanh quá muốn lấy lại thanh xuân mà chẳng thể được

 

Kết luận Cảm nghĩ về Công cha nghĩa mẹ

Chỉ bằng những câu thơ ngắn gọn và xúc tích,tác giả đã khái quát một cách rõ né t về cả công ơn của cha mẹ và nhắc nhở chúng ta với những bậc sinh thành của mình. Dù đi đâu đi chăng nữa thì chúng ta không thể quên công ơn đấy,dù còn nhỏ hay đã trưởng thành thì tình yêu và công ơn dưỡng dục với cha mẹ càng không thể thay đổi

Dàn ý số 2

Mở bài:

– Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng.

– Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao – dân ca ( dẫn chứng minh họa ).

2. Thân bài:

* Vai trò của người cha:

– Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẩn tinh thần của vợ con

– Cha kèm cặp, dạy dổ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp

* Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:

– Cha em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc

Đức tính nổi bậc của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì vợ con.

– Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dể gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc.

– Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gaéng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng.

3. Kết bài:

– Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh ngang với núi cao, biển rộng.

– Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và việc làm hiếu nghĩa hằng ngày.

Dàn ý số 3

MB

Công cha như núi Thái Sơn,

 

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

TB

 Câu ca dao được cha ông ta đúc kết từ hàng nghìn năm nay nhưng đến tận bây giờ, nó vẫn là bài ca hay nhất về công lao của cha mẹ dành cho con cái.

 Cha sinh mẹ dưỡng, nuôi nấng con nên người. Cha mẹ đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả để mang đến cho con tiếng cười, niềm hạnh phúc. Dân gian xưa đã lấy hình ảnh ngọn núi Thái Sơn để ví như công lao của người cha. Đây là một hình ảnh so sánh vừa chân thực, vừa cụ thể. Núi Thái Sơn là một trong những ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Trung Quốc. Công lao nuôi dưỡng của người cha cũng vậy, không thể nào cân đong đo đếm dược. Trong quan niệm phong kiến xưa, người cha được coi là trụ cột của gia đình, là người lo toan gánh vác những công việc to lớn, nặng nhọc. Dân gian ta có câu: Con có cha như nhà có nóc. Nóc đối với ngôi nhà là vô cùng quan trọng, che mưa, gió, bão giúp cho ngôi nhà được chắc chắn. Ngôi nhà không có nóc cũng như những đứa trẻ bất hạnh mồ côi cha, không có một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Có thể nói vai trò của người cha trong xã hội trọng nam khinh nữ xưa hay trong cuộc sống hiện đại ngày nay là vô cùng quan trọng.

 Công lao sinh dưỡng của mẹ cũng vô cùng to lớn: Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Cách so sánh này quả thực rất hay. Bởi lẽ nước trong nguồn không bao giờ chảy hết cũng như tình cảm mẹ dành cho con cũng không bao giờ vơi cạn. Mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày rồi cho con bú mớm, rồi nuôi dưỡng con nên người. Nước trong nguồn chảy ra cũng ngọt ngào, dịu mát như dòng sữa mẹ vậy. Dòng sữa trắng trong chứa đựng biết bao tình cảm, sự hi sinh mẹ dành cho con.

KB Nêu suy nghĩ

Dàn ý số 4

1. Mở Bài

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

 

Một lòng thờ mẹ kính cha,

 

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

2. Thân Bài

Câu thơ vang lên như xoáy mạnh vào tim tôi. Có bao giờ bạn tự hỏi rằng thứ tình cảm nào là cao cả và thiêng liêng nhất? Đó chính là tình cảm gia đình, một thứ tình cảm mà bấy lâu nay đã bao bọc, nuôi dưỡng tâm hồn ta. Nó khiến tôi suy nghĩ đến trách nhiệm của một người con đối với gia đình thân yêu của mình. Vậy trách nhiệm đó là gì?

 

Trách nhiệm có nghĩa là mỗi người cần phải ý thức tự giác làm những gì mình được giao và những gì người khác muốn mình làm, cụ thể ở đây chính là cha mẹ. Đó là bổn phận mà con cái phải hoàn thành, đây cũng chính là đạo làm con từ xưa đến nay.

Mỗi con người cần phải xác định rõ và thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với cha mẹ. Bởi trên thế gian này, không có tình thương yêu nào sánh bằng tình thương yêu của cha mẹ dành cho con. Nó to lớn như núi cao biển rộng và đã được thể hiện rất nhiều trong thơ ca. Vì thế, mỗi người con đều phải có trách nhiệm làm tròn chữ hiếu để không phụ lòng cha mẹ.

 

Vậy chúng ta phải làm gì để hoàn thành tốt trách nhiệm của mình? Bổn phận lớn nhất của con cái là phải biết vâng lời cha mẹ, nghe theo những lời hay lẽ phải của cha mẹ. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải học tập thật tốt để có thể xây dựng một tương lai tươi đẹp cho bản thân, không phụ công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ. Ngoài ra còn phải biết tránh xa những thói hư tật xấu của xã hội và rèn luyện những đức tính tốt đẹp cho bản thân như cư xử đúng mực với những người xung quanh mình nhất là người lớn, yêu thương và tôn trọng mọi người, không xa hoa đua đòi với bạn bè… Và quan trọng hơn hết, chúng ta phải biết quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ cha mẹ từ những việc nhỏ nhất. Đó là tất cả những gì mà một người con phải có trách nhiệm thực hiện để làm tròn chữ hiếu của mình.

Chữ hiếu là nền tảng của đạo lí và luân thường của con người, vì thế ai mà không đối xử tốt với cha mẹ là người thân của mình thì xã hội cũng không coi trọng họ. Hiếu với cha mẹ không những chỉ cốt giữ được lòng kính mến là đủ mà còn làm cho cha mẹ vui lòng. Cha mẹ là người sinh ra con cái, và có một kì vọng lớn lao vào con cái; con cái hạnh phúc, cha mẹ hạnh phúc. Vì vậy, hiếu thảo với cha mẹ là một nền tảng của tình yêu thương trong xã hội con người chúng ta. Con cái dù có thành công hay thất bại, gia đình vẫn là mái ấm duy nhất luôn cùng con trên bước đường đời.

 

Bên cạnh đó, trong thực tế có rất nhiều đứa con không có trách nhiệm với gia đình, cha mẹ. Họ chỉ biết quan tâm đến bản thân mình, vui chơi quên ngày tháng mà không hề nghĩ đến cha mẹ đang ngày đêm lao động, đổ mồ hôi nước mắt để cho con một cuộc sống ấm êm, sung sướng. Tôi tự hỏi rằng tại sao trên cõi đời này lại còn tồn tại những đứa con bất hiếu như thế? Họ nỡ nào quên đi những tình cảm gia đình thiêng liêng, cao quý. Có phút giây bất chợt nào đó, những người con chợt nghĩ ra rằng mình vẫn còn một người mẹ, một người cha sống trên cõi đời này không? Nếu sau này cha mẹ mất đi mà có hối tiếc thì cũng đã muộn.

3. Kết Bài

Tóm lại, mọi người con đều phải sống có trách nhiệm với gia đình của mình, nhất là khi còn có cha mẹ để yêu thương, để làm chỗ dựa cho mình trong những lúc vấp ngã trong cuộc sống. Tình cảm gia đình là một dòng suối ấm áp, hiền hòa nuôi dưỡng tâm hồn ta, giúp ta có thể đứng vững trên đường đời đầy chông gai. Vậy ngay từ bây giờ, chúng ta hãy sống thật có trách nhiệm với cha mẹ, không bao giờ làm cha mẹ buồn lòng để không phải hối hận khi họ đã ra đi mãi mãi.

Dàn ý số 5

1. Mở Bài

Tác phẩm "Chiếc lược ngà" là một truyện ngắn tiêu biểu góp phần xây dựng nên tên tuổi của Nguyễn Quang Sáng và được xem là một bản tình ca ngọt ngào về tình phụ tử thiêng liêng

 

2. Thân Bài

 

*Tình cha

+Ông Sáu xa vợ con gia đình vào chiến khu kháng chiến khi con gái vừa lên một

+ Nỗi nhớ con da diết, ngắm nhìn con qua bức ảnh cũ

+ Ngày nghỉ phép háo hức được gặp con->con không nhận->nỗi buồn khôn tả

+ Dành cho con sự yêu thương, cử chỉ ân cần trong những ngày ở nhà

+ Khi lỡ đánh con, ân hận vô cùng

+ Bé Thu nhận ra ba-> niềm hạnh phúc khôn xiết

+ Dồn hết tình yêu thương làm cây lược ngà tặng con

+ Trước khi nhắm mắt là hình ảnh con yêu

 

*Tấm lòng con

– Ngắm nhìn ba qua tấm ảnh mẹ đưa->nỗi niềm mong ba lớn lao

– Gặp lại không nhận ba->ba không giống trong hình->sự tôn thờ, yêu quý ba của mình không ai có thể thay thế

– Xa lánh trong những ngày ông Sáu bên cạnh->tình yêu ba mình vô bờ

– Hối hận khi hiểu ra mọi chuyện, thương ba nhiều hơn

– Ôm hôn lên cổ, lên vai, lên vết thẹo dài trên má ba->biểu hiện của tình thương

– Theo bước ba vào kháng chiến khi đã trưởng thành

-> Chiến tranh không thể cướp đi tình phụ tử bất diệt, thiêng liêng

 

3. Kết Bài

Chỉ với ngôn từ bình dị, chủ đề quen thuộc, hình ảnh , chi tiết đơn giản nhưng bằng ngòi bút tài hoa, Nguyễn Quang Sáng đã đưa em chạm đến những cảm xúc chân thật nhất tự tận đáy lòng

Leave a Comment