Dàn ý số 1
Mở bài: Giới thiệu đêm trăng định tả ở đâu? Vào dịp nào?
Thân bài:
a) Tả bao quát: vẻ đẹp của cảnh vật dưới đêm trăng.
b) Tả chi tiết:
– Vẻ đẹp của trăng khi mới xuất hiện, khi trăng đã lên cao.
– Cảnh vật đêm trăng, mặt đất, con sông, mặt hồ, cây cối, con người, con vật, gió…
– Vẻ đẹp của trăng khi trời đã về khuya.
Kết bài: Cảm nghĩ của em về đêm trăng đẹp
Dàn ý số 2
1) Mở bài
Giới thiệu chung về đêm trăng ấy:
* đêm rằm trang tỏa sáng khắp bầu trời và mặt đất
* xóm em rộn ràng chuẩn bị đón tết trung thu
2) Thân bài
* Lúc sẩm tối:
+ Màn đêm dần buông, bầu trời thăm thẳm, lấp lánh ánh sao
+ Trăng lấp ló thấp thoáng sau lũy tre làng
+ Gió thổi mát rượi
+ Làng xóm rộn rã nhộn nhịp tiếng nói cười
* Lúc trăng lên:
+ Mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc đĩa lơ lửng giữa không trung
+ Ánh trăng vằng vặc soi sáng xuống sân nhà, nhà cửa, ruộng đồng,..
+ Trên đường làng trẻ em nối đuôi nhau chơi rước đèn, ca hát rộn ràng
+ Cảnh phá cỗ vui vẻ giữa sân đình
3) Kết bài
Cảm nghĩ của em về đêm trăng ấy:
– Cảnh làng quê trong đêm trăng đẹp như một bức tranh
– Ấn tượng sâu sắc về đêm trăng hôm ấy
– Càng thêm yêu mến quê hương
– Không bao giờ quên hôm ấy
Dàn ý số 3
I. Mở bài
*Giới thiệu chung:
-Đêm rằm, trăng tỏa sáng khắp bầu trời và mặt đất.
-Làng em rộn ràng chuẩn bị đón Tết Trung thu.
II. Thân bài
* Tả cảnh đêm trăng:
+Lúc xẩm tối
-Màn đêm dần buông, bầu trời thăm thẳm, lấp lánh sao.
-Trăng lấp ló, thấp thoáng sau lũy tre xa xa.
-Gió thổi mát lộng…
-Làng xóm nhộn nhịp.
+Lúc trăng lên;
-Mặt trăng tròn vành vạnh như chiếc đĩa bạc lơ lửng giữa không trung.
-Ánh trăng vằng vặc, soi rõ từng cảnh vật: nhà cửa, vườn cây, dòng sông, con đường, cánh đồng…
-Trên đường làng, trẻ em nối đuôi nhau rước đèn, ca hát mừng trăng.
-Cảnh phá cỗ vui vẻ ở sân đình…
III. Kết bài
* Cảm nghĩ của em :
-Cảnh làng quê trong đêm trăng sáng đẹp như một bức tranh…
-Tình yêu quê hương càng thêm tha thiết, sâu đậm.
Dàn ý số 4
MB:-Giới thiệu về đêm trăng trung thu có ý nghĩa nhất đối với em
-Khái quát ấn tượng tình cảm của em đối với đêm trăng trung thu đó
TB:
1.Miêu tả cảnh vật trong đêm trăng (bầu trời, không khí, vầng trăng…) để lại cảm xúc: hồi hộp, đợi chờ, niềm vui sướng xúc động…
2.Suy nghĩ của em khi chứng kiến các hoạt động diễn ra trong đêm trăng:
+Hoạt động cùng bạn bè đón trung thu tại trường
+Hoạt động vùng bạn bè rước đèn, xem múa lân
+Cùng gia đình phá cổ, quay quần bên nhau
3.Những ấn tượng, suy tưởng về hình ảnh vầng trăng: nhớ lại những niềm vui tuổi thơ, bồi hồi nghĩ về tương lai.
KB: Khẳng định lại tình cảm của em về đêm trăng trung thu, lời hứa hẹn, mong ước
Dàn ý số 5
1. Mở bài
– Dẫn dắt, giới thiệu hoàn cảnh, thời gian mà em tham gia đêm hội trăng rằng, được phá cỗ, rước đèn cùng các bạn.
2. Thân bài
– Trước khi đêm hội trăng rằm diễn ra:
+ Em có những cảm xúc gì? Có mong chờ và hồi hộp không?
+ Em đã sửa soạn, chuẩn bị như thế nào cho đêm hội này?
– Lễ rước đèn:
+ Lễ rước đèn diễn ra vào thời gian nào? (lúc mấy giờ, ở đâu)
+ Có những ai cùng em tham gia lễ rước đèn? Các bạn ấy mặc trang phục và mang theo những gì?
+ Cảnh vật xung quanh lúc em rước đèn có gì khác so với ngày thường?
+ rước đèn, em và các bạn đã làm gì? (vui cười, hát hò, nhảy nhót…)
+ Em có cảm xúc như thế nào về lễ rước đèn này?
– Phá cỗ Trung Thu:
+ Sau khi rước đèn thì các em tập trung lại ở đâu để phá cỗ?
+ Bàn tiệc để phá cỗ được sắp xếp, trang trí như thế nào? Gồm những loại hoa quả, bánh kẹo, nước ngọt nào? Trong đó em thích nhất là món nào? Vì sao?
+ Lúc được phá cỗ, em và các bạn đã làm gì?
+ Những tiết mục văn nghệ biểu diễn có đa dạng không? Em hãy kể và miêu tả tiết mục em thích nhất.
+ Lúc được phá cỗ em cảm thấy như thế nào?
– Sau khi đêm hội kết thúc: Em cảm thấy như thế nào? (vô cùng vui vẻ, hạnh phúc vì được vui chơi hết mình cùng bạn bè, tiếc nuối vì đêm hội kết thúc nhanh…)
3. Kết bài
– Nêu những cảm xúc, suy nghĩ của em về đêm hội trăng rằm, về Tết Trung Thu.