5 dàn ý biểu cảm về dòng sông đà

Dàn bài số 1 1. Mở bài   Nêu hoàn cảnh và tình cảm của em về con sông quê hương.   2. Thân bài   -Trong tâm trí luôn in đậm hình bóng con …

Dàn bài số 1

1. Mở bài

 

Nêu hoàn cảnh và tình cảm của em về con sông quê hương.

 

2. Thân bài

 

-Trong tâm trí luôn in đậm hình bóng con sông:

 

+ Yêu vẻ đẹp của nó: con sông nằm bên kia rặng tre chân đê, uốn lượn mềm mại, màu nước thay đổi theo mùa.

 

+ Yêu quý con sông vì nó đã làm nên bãi bồi màu mỡ, cung cấp nước, nguồn lợi thuỷ sản.

 

– Em nhớ da diết những kỉ niệm trên dòng sông quê hương nơi em cùng bạn bè tắm mát hằng ngày

 

– Nay về thăm quê, em thấy buồn day dứt vì dòng sông bị ô nhiễm, không còn đẹp như trước nữa.

 

3. Kết bài

 

Những suy nghĩ của em về trách nhiệm để giữ gìn cho dòng sông quê thêm đẹp, phải biết trân trọng và giữ gìn nét đẹp mà thiên nhiên ban tặng.

Dàn bài số 2

Mở bài: “Quê hương tôi có con sông xanh biếc/ nước gương trong soi tóc những hàng tre”. Mỗi lần nghe ai đó ngân nga bài câu thơ là lòng tôi lại miên man nhớ đến dòng sông quê ngoại. Tôi đã gắn bó với dòng sông những năm còn học tiểu học nên dòng sông ấy chính là quê hương của tôi…

Thân bài:

Giới thiệu khái quát dòng sông và hoàn cảnh gắn bó của em với sông

Dòng sông quê em ở đâu, nó có tên hay không, tên là gì

Dòng sông bắt nguồn từ đâu, chảy qua những nơi nào, là sông nước mặn hay nước ngọt.

Ngôi nhà em ở vị trí nào của sông (ven sông quay mặt ra sông..)

Em sinh ra và lớn lên gắn bó với sông hay chỉ những kì nghĩ mới về thăm ngoại, thăm sông hoặc nơi em đã từng gắn bó…

Biểu cảm chi tiết về dòng sông

Biểu cảm con sông từ cái nhìn ở xa và cao. Ví dụ: nhìn từ xa, con sông dài ngoằn ngoèo như một con trăn dài mà đầu và mình lấp lánh những vảy sóng màu bạc.

Biểu cảm con sông khi đến gần

+ Biểu cảm về chiều rộng, dài, độ sâu, màu nước, vị nước theo màu và theo thời gian sáng trưa, chiều, tối (lưu ý: nên đan xen giữa tả và cảm bằng những biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, ẩn dụ.

 

Ví dụ: Dòng sông quê em mùa nước lũ trắng đục một màu như cậu bé nghịch ngợm đổ ly sữa xuống nước. Rồi đến mùa nắng cháy, sông chẳng chịu khuất mình, dang đôi tay ôm ấp những hàng cây, đem dòng nước ngọt lành cho cây trái…

 

+ Biểu cảm về phong cảnh xung quanh như hàng cây dừa, cây tre ven sông kết hợp những nếp nhà, ruộng rẫy, triền đê, bãi sông….

 

Biểu cảm về vai trò, ý nghĩa của sông đối với đời sống quê em

Ngày chưa có đường lớn và xe cộ nhiều, sông là phương tiện đi lại, buôn bán…

Sông là người mẹ mang phù sa, nước mát đến cho vùng đất quê em được trù phú.

Sông nhiều tôm cá là nguồn thực phẩm chính của người dân và gắn với cuộc mưu sinh của bao người.

Biểu cảm về những kỉ niệm tuổi thơ mà em gắn bó

Lần đầu tiên tập bơi trên sông

Những buổi cùng bạn bè thả thuyền, hái lục bình, câu cá…

Những lần bị đánh đòn, vui buồn ra bờ sông thút thít, sông vỗ sóng an ủi.

Dàn bài số 3

1. Mở Bài

 

– Quê hương là nơi mỗi chúng ta sinh ra và lớn lên. Dòng sông quê là nơi gửi gắm tuổi thơ tươi đẹp.

 

– Cảm xúc của mỗi người về dòng sông ấy dù khác nhau nhưng đều chung nguồn cội tha thiết từ tâm hồn yêu quê hương.

 

2. Thân Bài

 

– Hình ảnh tươi đẹp của dòng sông quê em.

 

– Em yêu mến dòng sông quê bởi nơi đây có bao kỷ niệm đẹp.

 

– Dòng sông xinh đẹp điểm tô quê em là niềm tự hào, đã đi vào thơ nhạc.

 

– Xa quê, em nhung nhớ dòng sông quê hương mình.

 

– Mong sao sông quê luôn trong xanh, tưới mát cánh đồng quê.

 

3. Kết Bài

 

Em mãi yêu mến dòng sông quê em, và cả những dòng sông khác trên mảnh đất Tổ quốc Việt Nam.

Dàn bài số 4

1. Mở bài: giới thiệu vài nét về dòng sông quê em.

 

 

 

2. Thân bài

 

Tả khái quát cảnh sông nước

 

 

 

Dòng sông dài chảy qua nhiều đoạn.

Dòng sông có nước trong veo, rất xanh và mát.

Dòng sông cung cấp phù sa tốt cho mùa màng.

Dòng sông mang nước sạch cho cây trái tốt tươi.

Cung cấp nguồn lợi thủy sản giá trị như tôm, cua, cá…

Tả chi tiết

 

Buổi sáng

 

Dòng sông hiền hòa chạy nhẹ nhàng.

Dòng sông nhộn nhịp với tàu thuyền đánh cá.

Trẻ con đi cào hến, bắt cua trên sông

Buổi trưa

 

Dòng sông nằm phẳng lặng

Những người già ra sông tìm bóng mát nghỉ trưa.

Từng cơn gió nhẹ thổi mát mẻ, dễ chịu xua tan nóng bức.

Buổi chiều

 

Dòng sông phản xạ ánh nắng mặt trời đẹp lung linh.

Bọn trẻ con thì nô đùa quanh sông

Một số thuyền đi thả lờ đặt cá.

Lác đác vài người đánh bắt cá.

Lợi ích dòng sông

 

Cung cấp nước sinh hoạt, giúp cây trái tốt tươi.

Mang lại nguồn lợi thủy sản: tôm, cua, cá…

 

 

3. Kết bài: Em hãy nêu cảm nghĩ về dòng sông

Dàn bài số 5

I. Mở bài

 

– Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân: là tác giả yêu cái đẹp, suốt đời đi tìm cái đẹp, có phong cách nghệ thuật độc đáo, uyên bác, tài hoa.

 

– Tác phẩm: là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của Nguyễn Tuân.

 

– Hình tượng con sông Đà chính là thứ vàng mười của thiên nhiên mà Nguyễn Tuân tìm kiếm.

 

II. Thân bài

 

1. Sông đà “hung bạo”

 

– Hướng chảy của sông Đà cho thấy đó là một dòng sông đầy cá tính “Chúng thủy giai đông …”.

 

– Bờ sông dựng vách thành: lòng sông hẹp, “bờ sông dựng vách thành”, “đúng ngọ mới có mặt trời”, chỗ “vách đá … như một cái yết hầu”

 

– Ở mặt ghềnh Hát Loóng: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” một cách hỗn độn, lúc nào cũng như “đòi nợ suýt” những người lái đó.

 

– Ở Tà Mường Vát: “có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông”, chúng “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước”, thuyền qua đoạn hút nước “y như ô tô …mượn cạp ngoài bờ vực”,

 

– Trận địa thác đá được miêu tả từ xa đến gần:

 

+ Xa: âm thanh thác đá “con xa lắm” mà đã nghe tiếng thác “réo gần mãi lại, réo to mãi lên”, âm thanh ấy hiện lên với nhiều trạng thái khi “oán trách”, lúc “van xin”, khi “khiêu khích”, “chế nhạo”; cách so sánh độc đáo: “rống lên như một ngàn con trâu … cháy bùng bùng” (lấy lửa tả nước).

 

+ Gần: Đá cũng đầy mưu mẹo: “nhăn nhúm”, “méo mó”, “”hất hàm”, “oai phong”, “bệ vệ”, có những hành động như “mai phục”, “chặn ngang”, “canh”, “đánh tan”, “tiêu diệt”, sóng: “đánh khuýp quật vu hồi”, “đánh giáp lá cà”, “đòn tỉa”

 

+ Sự biến hóa linh hoạt của trùng vi thạch trận: có 3 vòng, vòng 1 có 5 cửa sinh, một cửa tử (tả ngạn), vòng 2 có nhiều cửa tử, 1 cửa sinh (hữu ngạn), vòng 3 có ít cửa và 1 cửa sinh (giữa), gơi hình ảnh con sông Đà có tâm địa nham hiểm, mẹo lược, biến hóa khôn lường.

 

– Nhận xét: sông Đà mang diện mạo và tâm địa của một con thủy quái, “dòng thác hùm beo”, thứ kẻ thù số một của con người

 

2. Sông Đà “trữ tình”

 

– Khi từ tàu bay nhìn xuống:

 

+ Sông Đà “”tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình … đốt nương xuân ”

 

 

 

+ Sông đà đổi màu theo từng mùa một cách độc đáo: mùa xuân xanh ngọc bích, mùa thu đỏ.

 

– Khi đi rừng lâu ngày bất ngờ gặp lại con sông:

 

+ Niềm vui vô hạn của tác giả khi bất ngờ gặp sông Đà: “như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm”, “nối lại chiêm bao đứt quãng”, “như gặp lại cố nhân”.

 

+ Sông Đà gợi cảm như một cố nhân, có vẻ đẹp như trò chơi trẻ con tinh nghịch, có vẻ đẹp Đường thi.

 

– Khi đi thuyền trên sông phía hạ lưu:

 

+ Cảnh thiên nhiên thi vị, mơn mởn: trôi qua một nương ngô “nhú lá non”, con hươu thơ ngộ, “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử”.

 

+ Sông Đà như một “người tình nhân chưa quen biết”

 

– Nhận xét: Sông Đà trữ tình như một cố nhân, một tình nhân.

 

– Như vậy: hình tượng sông đà vừa mang nét hung bạo lại vừa trữ tình thơ mộng. Qua hình tượng sông Đà đã thể hiện tình cảm của Nguyễn Tuân với thiên nhiên Tây Bắc.

 

III. Kết bài

 

– Nêu cảm nhận về hình tượng Sông Đà.

 

– Nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, tưởng tượng độc đáo, vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực, xây

Leave a Comment