5 dàn ý biểu cảm về dòng sông hương

Dàn ý số 1 MB dòng sông đó là dòng sống nào, ở đâu? Nếu đó là một cảnh đẹp của quê hương thì đó có phải là cảnh tiêu biểu của quê hương em …

Dàn ý số 1

MB

dòng sông đó là dòng sống nào, ở đâu?

Nếu đó là một cảnh đẹp của quê hương thì đó có phải là cảnh tiêu biểu của quê hương em không?

II. Thân bài:

 

-Tả bao quát khung cảnh thiên nhiên.

-Tả cụ thể cảnh vật thiên nhiên: hình dáng, màu sắc, sự biến đổi của cảnh vật thiên nhiên ( nếu có )

Chẳng hạn: những ngọn núi được cây cối tươi xanh tô màu, ( tả hình dáng, tư thế ngọn núi, tả cây cối, chim chóc,…) / nước biển ttrong xanh như màu ngọc bích (sự biến đổi của màu sắc nước biển trong ngày theo sự biến đổi của ánh sáng) / đồng lúa rập rờn tươi xanh,( tả những bông lúa trĩu nặng, lá lúa ngả vàng, tiếng chim tu hú…),…

-Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó: đây là vẻ đẹp bình dị của quê hương mà em gắn bó,…

III. Kết bài

 

Ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị của cảnh đẹp đất nước.

Dàn ý số 2

a) Mở bài

 

– Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường: là nhà văn của xứ Huế, ông có sức liên tưởng tưởng tượng dồi dào, lối hành văn mê đắm, ông chuyên viết về bút kí.

 

– Tác phẩm là tùy bút tiêu biểu cho phong cách văn chương của tác giả: sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và suy tư đa chiều.

 

– Hình tượng trung tâm của tác phẩm là hình tượng con sông Hương.

 

b) Thân bài

 

* Dòng sông thiên nhiên

 

– Ở thượng nguồn:

 

+ Là “bản trường ca của rừng già” “rầm rộ dưới bóng cây đại ngàn”, “mãnh liệt qua những ghềnh thác”; lúc lại dịu dàng say đắm dưới dặm dài chói lọi hoa đỗ quyên …”

 

+ “cô gái Di – gan”: phóng khoáng, man dại, tâm hồn tự do, trong sáng, bản tính gan dạ, có sức mạnh bản năng

 

+ Sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”.

 

– Sông Hương từ thượng nguồn đến Huế:

 

+ Sông Hương “như một người gái đẹp nằm ngủ mơ màng…” được đánh thức bởi tiếng gọi của tình yêu, bắt đầu hành trình gian truân, “tìm kiếm có ý thức” đến với Huế, lần đầu đến với tình yêu một mặt rất e lệ, một mặt táo bạo chủ động “vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn”.

 

 

 

Sông Hương có nhịp chảy chậm rãi, “mềm như tấm lụa” (liên hệ hình ảnh sông Đà như “áng tóc trữ tình”),

Từ ngã ba Tuần đến chân đồi Thiên Mụ: mang dáng vẻ trầm mặc khi chảy qua những lăng tẩm, đổi dòng chuyển hướng liên tục.

Từ chân đồi Thiên Mụ đến lúc gặp Huế: “vui hẳn lên”, “kéo một nét thẳng” vì tìm đúng đường về

Giáp mặt Huế, sông Hương không gặp Huế ngay mà “uốn một cánh cung …tình yêu” như một người con gái bẽn lẹn, ngại ngùng.

– Trong lòng Huế

 

+ Tác giả so sánh sông Hương với những dòng sông nổi tiếng trên thế giới, sông Hương chỉ thuộc về một thành phố duy nhất, giống như người con gái chung thủy.

 

+ Sông Hương mang đến cho Huế một vẻ đẹp cổ xưa dân dã: “ánh lửa thuyền chài … xưa cũ”, trôi đi chậm như một mặt hồ.

 

+ Người con gái đắm say tình tứ khi bên người mình yêu, người con gái tài hoa “tài nữ đánh đàn trong đêm khuya”.

 

– Từ biệt Huế ra biển:

 

+ Như một người con gái lưu luyến, thủy chung từ biệt người yêu.

 

=> Tác giả chủ yếu cảm nhận vẻ đẹp sông Hương từ góc độ tình yêu khiến sông Hương hiện lên như một người con gái chung tình hết lòng vì tình yêu.

 

 

* Dòng sông lịch sử

 

– Sông Hương là một nhân chứng lịch sử của Huế, của đất nước: “soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ”, chứng kiến những mất mát đau thương của các cuộc khởi nghĩa thế kỉ XIX, …

 

– Sông Hương như một công dân có ý thức trách nhiệm sâu sắc với đất nước: “biết hiến đời mình để làm nên chiến công”,…

 

– Là một người con gái anh hùng: cùng gắn bó với Huế qua nhiều cuộc chiến đấu anh hùng trong thời kì trung đại, đến cách mạng tháng Tám,…

 

* Dòng sông văn hóa

 

– Sông Hương là “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”: toàn bộ âm nhạc cổ điển Huế, những bản đàn theo suốt cuộc đời Kiều và bản Tứ đại cảnh đều được sinh thành trên sông nước sông Hương.

 

– Là người tài nữ đánh đàn trong đêm khuya: không bao giờ lặp lại trong cảm hứng của các thi nhân

 

c) Kết bài

 

– Nêu cảm nhận về hình tượng dòng sông Hương

 

– Đánh giá nghệ thuật nổi bật: liên tưởng độc đáo, sử dụng từ ngữ đặc sắc, văn phong tao nhã, thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng sông Hương.

Dàn ý số 3

I. Mở bài :

 

– Giới thiệu dòng sông Hương

 

– Biểu tượng của xứ Huế

 

II. Thân bài :

 

a. Tả bao quát dòng sông Hương :

 

+ Nhìn từ trên cao sông Hương như một tấm lụa đào mềm mại chảy trong lòng thành phố Huế mộng mơ.

 

+ Không biết rõ từ bao giờ đã có con sông này, em chỉ được nghe kể lại nó đã sống cùng lịch sử dân tộc hàng thế kỉ từ thời vua Hùng đến khi đất nước trong thời bình.

 

b. Tả chi tiết :

 

+ Buổi sáng khi ánh nắng tỏa xuống dòng sông như rát bạc ánh lên sắc xanh.Thi thoảng có làn gió nhẹ thoảng qua, những con sóng lăn tăn nối tiếp nhau chạy xa tít tắt. Trưa về dòng sông lấp lánh ánh vàng. Trên sông lúc này thật nhộn nhịp. Những chiếc thuyền giăng buồm thả lưới bắt cá. Hai bên bờ sông là những hàng tre xanh ngắt và màu cỏ lá xang biếc. Đêm về sông khoác lên mình màu đen huyền bí. Trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn xưa cũ của đất kinh kì. Trong khoảnh khắc ấy, tiếng đàn cất lên làm khung cảnh thêm thơ mộng. Nền âm nhạc cổ điển Huế – nhã nhạc cung đình Huế như được sinh thành từ dòng sông này.

 

+ Giữa dòng sông là chiếc cầu trắng nối hai bên bờ như vầng trăng non. Trên sông có bến đò hằng ngày đưa khách qua sông. Con sông ôm chúng em vào lòng như người mẹ đối với đàn con. Chúng em vui đùa hai bên dòng sông, các bà các mẹ tất bật mang thành quả của các bác các chú cả một ngày là mẻ cá đầy với nét mặt rạng rỡ.

 

+ Dòng sông cho em rất nhiều kỉ niệm sâu sắc. Lần đó khi em học lớp ba, em được bố em cho ra sông tập bơi. Lúc đầu được bố hướng dẫn và tập thử em vô cùng thích thú. Nhưng khi tự tập không cần phao bơi em hơi run chân tay bắt đầu co lại, em sợ cứ vùng vằng trên nước, em la lên gọi bố. Thật may bố đã tóm được lấy tay em. Cho đến tận bây giờ mỗi lần nhắc lại kỉ niệm ấy em lại thấy thích thú và cũng từ ấy em đã quyết tâm học bơi và đã biết bơi.

 

III. Kết bài :

 

Cảm nghĩ và tình cảm của em đối với dòng sông Hương.

Dàn ý số 4

I. Mở bài:

 

* Giới thiệu sơ lược về sông Hương

 

– Sông Hương một thời chảy qua đất cố đô.

 

– Là dòng sông của lịch sử, của thi – ca – nhạc – họa.

 

II. Thân bài:

 

* Vị trí địa lí:

 

– Sông Hương hay còn gọi là Hương Giang, là con sông chảy qua địa phận TP Huế và các Huyện và Thị Xã như Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang.

 

* Lịch sử tên gọi Sông Hương:

 

– Sông Hương, riêng cái tên của nó cũng là một câu chuyện dài và nhiều dư vị.

 

– Sông Hương từng được gọi bằng nhiều cái tên như sông Linh trong sách Dư địa chí (1435) của Nguyễn Trãi, Kim Trà đại giang trong sách Ô Châu cận lục (1555), Hương Trà trong sách Phủ biên tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn.

 

* Sông Hương bắt nguồn từ đâu:

 

– Sông Hương có 2 nguồn chính là Tả Trạch và Hữu Trạch đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn.

 

+ Tả Trạch là dòng chính, có độ dài khoảng 67 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông.

 

+ Hữu Trạch là nhánh phụ dài 60km, chảy theo hướng Bắc và phải đi qua 14 thác và vượt qua phà Tuần để đến ngã ba Bằng Lãng. Tại đây 2 dòng Tả Trạch và Hữu Trạch gặp nhau và tạo nên Sông Hương.

 

* Vai trò của Sông Hương đối với người dân Huế.

 

– Dòng sông có vai trò quan trọng đối với địa lí nơi đây và hàng năm vẫn bồi đắp phù sa cho đôi bờ tươi tốt.

 

– Sông Hương đem lại nguồn tài nguyên thủy sản giàu có, phong phú và cung cấp nguồn nước dồi dào cho cư dân.

 

– Sông Hương có giá trị kinh tế cao bởi đây là điểm nhấn du lịch đặc sắc trong hệ thống danh lam thắng cảnh của cả nước. Khách du lịch trong và ngoài nước đều rất yêu quý con sông thơ mộng này.

 

III. Kết bài:

 

– Tình cảm và mong muốn bảo vệ sông Hương

 

– Sông Hương là một trong những danh lam thắng cảnh của Việt Nam

 

– Mỗi người con xứ Huế nói riêng và Việt Nam nói chung cần bảo vệ và phát huy vẻ đẹp tự nhiên của dòng sông xứ sở

Dàn ý số 5

I. Mở bài:

Giới thiệu sông Hương xứ Huế.

Mỗi dòng sông sẽ mang một dáng vẻ khác nhau, trong rất nhiều dòng sông trên khắp cả nước, em thích nhất là dòng sông Hương xứ Huế.

II. Thân bài:

a. Tả bao quát dòng sông Hương:

 

Nhìn từ trên cao sông Hương như một tấm lụa đào mềm mại chảy trong lòng thành phố Huế mộng mơ.

Không biết rõ từ bao giờ đã có con sông này, em chỉ được nghe kể lại nó đã sống cùng lịch sử dân tộc hàng thế kỉ từ thời vua Hùng đến khi đất nước trong thời bình.

b. Tả chi tiết:

 

Buổi sáng khi ánh nắng tỏa xuống dòng sông như dát bạc ánh lên sắc xanh.Thi thoảng có làn gió nhẹ thoảng qua , những con sóng lăn tăn nối tiếp nhau chạy xa tít tắt. Trưa về dòng sông lấp lánh ánh vàng. Trên sông lúc này thật nhộn nhịp. Những chiếc thuyền giăng buồm thả lưới bắt cá. Hai bên bờ sông là những hàng tre xanh ngắt và màu cỏ lá xanh biếc. Đêm về sông khoác lên mình màu đen huyền bí. Trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn xưa cũ của đất kinh kì. Trong khoảnh khắc ấy, tiếng đàn cất lên làm khung cảnh thêm thơ mộng. Nền âm nhạc cổ điển Huế – nhã nhạc cung đình Huế như được sinh thành từ dòng sông này.

Giữa dòng sông là chiếc cầu trắng nối hai bên bờ như vầng trăng non. Trên sông có bến đò hằng ngày đưa khách qua sông. Con sông ôm chúng em vào lòng như người mẹ đối với đàn con. Chúng em vui đùa hai bên dòng sông, các bà các mẹ tất bật mang thành quả của các bác các chú cả một ngày là mẻ cá đầy với nét mặt rạng rỡ.

Dòng sông cho em rất nhiều kỉ niệm sâu sắc. Lần đó khi em học lớp ba, em được bố em cho ra sông tập bơi. Lúc đầu được bố hướng dẫn và tập thử em vô cùng thích thú. Nhưng khi tự tập không cần phao bơi em hơi run chân tay bắt đầu co lại, em sợ cứ vùng vằng trên nước, em la lên gọi bố. Thật may bố đã tóm được lấy tay em . Cho đến tận bây giờ mỗi lần nhắc lại kỉ niệm ấy em lại thấy thích thú và cũng từ ấy em đã quyết tâm học bơi và đã biết bơi.

III. Kết bài:

 

Nêu tình cảm của em với dòng sông.

Em yêu dòng sông Hương như người mẹ hiền của em. Mỗi khi đi xa em vẫn nhớ dòng sông này, nhớ bản trường ca của rừng già hùng vĩ.

Leave a Comment