1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:
Quê ngoại em nằm ngay bên cạnh dòng sông,…
Nghỉ hè, em được về quê ngoại chơi, được chèo xuồng dạo chơi trên sông, hòa mình vào làn nước mát trong.
Con sông quê ngoại có nhiều kỉ niệm gắn bó với em.
2. Thân bài: Tả dòng sông.
Con sông này không rõ nguồn gốc từ đâu, chỉ thấy có đoạn chảy qua trước nhà như một dãy lụa mềm ôm chặt đôi bờ cù lao.
Mặt sông rộng mênh mông. Đứng bên đây bờ có thể nhìn sang bên kia bờ.
a) Buổi sớm:
Khi mặt trời lên, mặt sông lấp lánh như sao sa.
Dòng sông trong xanh như ngọc bích long lanh.
Dàn bài số 1
Những con đò, thuyền câu xuôi ngược, dọc ngang rộn ràng.
Hai bên bờ, lũy tre xanh nghiêng mình soi bóng xuống mặt sông.
Gió thổi nhè nhẹ làm những bụi tre lao xao.
Chim chóc đua nhau chuyền cành, ca hát để đón chào ngày mới.
Đã có lần tôi thấy con cá lóc to dẫn đàn rồng rồng đi tìm mồi.
b) Buổi trưa:
Một nhóm trẻ ra sông vùng vẫy, tắm rửa, té nước vào nhau, cười vui vẻ.
Vài đứa con trai bơi lội khéo léo như những chú cá heo.
Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.
Bây giờ, dòng sông khoác lên mình chiếc áo xanh duyên dáng, óng ánh dưới ánh nắng mặt trời.
c) Buổi chiều:
Mặt trời đỏ ối chiếu ánh nắng xuống mặt sông.
Buổi chiều êm ả, dòng sông trở nên dịu dàng kì lạ.
Gió thổi mang theo hơi nước mát lạnh.
Nhiều người ra bờ sông hóng mát, ngắm dòng sông quê hương.
Tiếng gà chiều xôn xao đã xóa đi sự yên tĩnh của dòng sông.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:
Em rất yêu dòng sông quê ngoại.
Dòng sông đã ghi lại bao kỉ niệm đẹp của cuộc đời con người.
Dàn bài số 2
Mở bài: “Quê hương tôi có con sông xanh biếc/ nước gương trong soi tóc những hàng tre”. Mỗi lần nghe ai đó ngân nga bài câu thơ là lòng tôi lại miên man nhớ đến dòng sông quê ngoại. Tôi đã gắn bó với dòng sông những năm còn học tiểu học nên dòng sông ấy chính là quê hương của tôi…
Thân bài:
Giới thiệu khái quát dòng sông và hoàn cảnh gắn bó của em với sông
Dòng sông quê em ở đâu, nó có tên hay không, tên là gì
Dòng sông bắt nguồn từ đâu, chảy qua những nơi nào, là sông nước mặn hay nước ngọt.
Ngôi nhà em ở vị trí nào của sông (ven sông quay mặt ra sông..)
Em sinh ra và lớn lên gắn bó với sông hay chỉ những kì nghĩ mới về thăm ngoại, thăm sông hoặc nơi em đã từng gắn bó…
Biểu cảm chi tiết về dòng sông
Biểu cảm con sông từ cái nhìn ở xa và cao. Ví dụ: nhìn từ xa, con sông dài ngoằn ngoèo như một con trăn dài mà đầu và mình lấp lánh những vảy sóng màu bạc.
Biểu cảm con sông khi đến gần
+ Biểu cảm về chiều rộng, dài, độ sâu, màu nước, vị nước theo màu và theo thời gian sáng trưa, chiều, tối (lưu ý: nên đan xen giữa tả và cảm bằng những biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh, ẩn dụ.
Ví dụ: Dòng sông quê em mùa nước lũ trắng đục một màu như cậu bé nghịch ngợm đổ ly sữa xuống nước. Rồi đến mùa nắng cháy, sông chẳng chịu khuất mình, dang đôi tay ôm ấp những hàng cây, đem dòng nước ngọt lành cho cây trái…
+ Biểu cảm về phong cảnh xung quanh như hàng cây dừa, cây tre ven sông kết hợp những nếp nhà, ruộng rẫy, triền đê, bãi sông….
Biểu cảm về vai trò, ý nghĩa của sông đối với đời sống quê em
Ngày chưa có đường lớn và xe cộ nhiều, sông là phương tiện đi lại, buôn bán…
Sông là người mẹ mang phù sa, nước mát đến cho vùng đất quê em được trù phú.
Sông nhiều tôm cá là nguồn thực phẩm chính của người dân và gắn với cuộc mưu sinh của bao người.
Biểu cảm về những kỉ niệm tuổi thơ mà em gắn bó
Lần đầu tiên tập bơi trên sông
Những buổi cùng bạn bè thả thuyền, hái lục bình, câu cá…
Những lần bị đánh đòn, vui buồn ra bờ sông thút thít, sông vỗ sóng an ủi.
Kết bài: Dòng sông hôm nay có thay đổi gì và những thay đổi ấy khiến em vui hay buồn. Em mơ ước và mong muốn điều gì cho dòng sông quê mình.
Dàn bài số 3
Mở bài
Nêu hoàn cảnh và tình cảm của em về con sông quê hương.
Thân bài:
– Trong tâm trí luôn in đậm hình bóng con sông:
+ Yêu vẻ đẹp của nó: con sông nằm bên kia rặng tre chân đê, uốn lượn mềm mại, màu nước thay đổi theo mùa.
+ Yêu quý con sông vì nó đã làm nên bãi bồi màu mỡ, cung cấp nước, nguồn lợi thuỷ sản.
– Em nhớ da diết những kỉ niệm trên dòng sông quê hương nơi em cùng bạn bè tắm mát hằng ngày
– Nay về thăm quê, em thấy buồn day dứt vì dòng sông bị ô nhiễm, không còn đẹp như trước nữa.
Kết bài:
Những suy nghĩ của em về trách nhiệm để giữ gìn cho dòng sông quê thêm đẹp, phải biết trân trọng và giữ gìn nét đẹp mà thiên nhiên ban tặng.
Dàn bài số 4
I.Mở bài:
Giới thiệu về dòng sông mà bạn định tả:
-dòng sông đó là dòng sống nào, ở đâu?
Nếu đó là một cảnh đẹp của quê hương thì đó có phải là cảnh tiêu biểu của quê hương em không?
II. Thân bài:
-Tả bao quát khung cảnh thiên nhiên.
-Tả cụ thể cảnh vật thiên nhiên: hình dáng, màu sắc, sự biến đổi của cảnh vật thiên nhiên ( nếu có )
Chẳng hạn: những ngọn núi được cây cối tươi xanh tô màu, ( tả hình dáng, tư thế ngọn núi, tả cây cối, chim chóc,…) / nước biển ttrong xanh như màu ngọc bích (sự biến đổi của màu sắc nước biển trong ngày theo sự biến đổi của ánh sáng) / đồng lúa rập rờn tươi xanh,( tả những bông lúa trĩu nặng, lá lúa ngả vàng, tiếng chim tu hú…),…
-Suy nghĩ, tình cảm của em về cảnh đẹp đó: đây là vẻ đẹp bình dị của quê hương mà em gắn bó,…
III. Kết bài
Ý thức trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị của cảnh đẹp đất nước.
Dàn bài số 5
1. Mở Bài
– Quê hương là nơi mỗi chúng ta sinh ra và lớn lên. Dòng sông quê là nơi gửi gắm tuổi thơ tươi đẹp.
– Cảm xúc của mỗi người về dòng sông ấy dù khác nhau nhưng đều chung nguồn cội tha thiết từ tâm hồn yêu quê hương.
2. Thân Bài
– Hình ảnh tươi đẹp của dòng sông quê em.
– Em yêu mến dòng sông quê bởi nơi đây có bao kỷ niệm đẹp.
– Dòng sông xinh đẹp điểm tô quê em là niềm tự hào, đã đi vào thơ nhạc.
– Xa quê, em nhung nhớ dòng sông quê hương mình.
– Mong sao sông quê luôn trong xanh, tưới mát cánh đồng quê.
3. Kết Bài
Em mãi yêu mến dòng sông quê em, và cả những dòng sông khác trên mảnh đất Tổ quốc Việt Nam.