5 dàn ý biểu cảm về dòng sông tiền giang

Dàn ý số 1 1) Mở bài:   – Quê hương em là một vùng sông nước. – Sông Tiền đã gắn bó thân thiết với em.   2) Thân bài:   a) Buổi sáng: …

Dàn ý số 1

1) Mở bài:

 

– Quê hương em là một vùng sông nước.

– Sông Tiền đã gắn bó thân thiết với em.

 

2) Thân bài:

 

a) Buổi sáng:

 

– Mặt sông rộng mênh mông, con nước dâng cao.

– Dòng nước chảy lững lờ.

– Nước sông đục nhờ nhờ bởi mang nhiều 'chất phù sa.

– Thuyền bè tấp nập trên sông.

– Bến phà nhộn nhịp.

– Hai bên bờ sông là những hàng dừa nước xanh tốt.

 

b) Buổi trưa:

– Con nước cạn hơn.

– Sông chảy hiền hoà.

– Mặt nước lấp lánh ánh nắng.

– Thuyền bè ngược xuôi trên sông.

 

c) Buổi chiều:

 

– Sông vẫn lặng lẽ đưa dòng.

– Nước sông đỏ đậm phù sa.

– Sóng nước lấp lánh nắng chiều.

– Những đoá lục bình dập dềnh theo dòng chảy.

 

3) Kết bài:

 

– Con sông đã gắn bó với em, gắn bó với người và đất miền Tây.

– Em rất yêu sông.

– Nhìn dòng sông, em hình dung tấm lòng bao la của mẹ.

 

Dàn ý số 2

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

 

– Con sông quê em hiền hòa dang tay ôm thành phố vào lòng.

 

– Con sông này gắn bó với tuổi thơ em.

 

2. Thân bài: Tả dòng sông.

 

a) Buổi sớm:

 

– Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.

 

– Bãi mía bên kia sông xanh mờ mờ.

 

– Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.

 

– Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang.

 

– Tiếng mái chèo khua nước lao xao.

 

– Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước.

 

– Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ.

 

– Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng.

 

– Hoạt động trên bến đò tấp nập, nhộn nhịp.

 

b) Buổi chiều:

 

– Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát.

 

– Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.

 

– Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông.

 

– Chim chóc nô đùa, vỗ cánh hót vang.

 

– Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.

 

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:

 

– Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.

 

– Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.

Dàn ý số 3

1/ Mở bài:

 

–          Giới thiệu về dòng sông. (sông ở đâu? )

 

–          Nêu tình cảm của em đối với dòng sông.(yêu, quý, tình cảm sâu đậm, ấn tượng sâu sắc…).

 

–          Vì sao?

 

Tham khảo: “Quê tôi ai cũng có… một dòng sông bên nhà…”

Mỗi khi nghe lời bài hát, lòng tôi lại bâng khuâng xao xuyến nghĩ về dòng sông quê ngoại. Nơi đã gắn bó với tôi biết bao là kỉ niệm suốt cả thời thơ ấu…

 

2/ Thân bài: viết thành từng đoạn nêu biểu cảm kết hợp miêu tả và lời kể.

 

Đoạn 1: Biểu cảm những đặc điểm tiêu biểu của dòng sông:

 

–          Nhìn từ xa, dòng sông…

 

–          Hàng cây xanh đứng nghiêng nghiêng mình soi bóng…

 

–          Những mái nhà ngói đỏ lấp ló dưới tán cây trông lặng lẽ, bình yên…

 

–          Tàu thuyền xuôi ngược chở hàng hóa như…

 

–          Gió từ sông thôi vào dìu dịu…

 

–          Có những cánh chim…

 

–          Trên sông từng chùm lục bình với sắc hoa tim tím…

 

–          Sóng ở sông không như ở biển, không ồn ào, dào dạt mà nhẹ nhàng…

 

–          Thích nhất là màu nước sông, quả thật “dòng sông mới điệu làm sao…” trong một ngày mà bao lần thay áo (tả sự thay đổi màu sắc của dòng sông theo từng thời điểm trong ngày…)

 

–          Xa xa, các bạn nhỏ đang tắm sông, tiếng nói tiếng cười vang vọng cả một vùng…

 

–          Thương sao người ngư dân…

 

Đoạn 2:Vai trò của dòng sông trong đời sống con người:

 

–          Sông đem đến nguồn nước tưới cho cây cối xanh tốt mượt mà…

 

–          Là đường giao thông êm ái mát mẻ, là sự kết nối giữa các tỉnh, vùng ở miền đồng bằng…

 

–          Sông cung cấp khoáng sản, nguyên liệu để người dân xây nhà, dựng cửa… (cát, đất bùn…)

 

–          Sông như người mẹ hiền tặng cho đàn con nguồn thủy sản đa dạng phong phú…(cá, tôm…)

 

–          Sông như người bạn tâm tình giúp cho người miền sông nước chia sẽ những buồn vui…(mỗi chiều thường ra bờ sông hóng gió…)

 

–          Những tình cảm của con người được nảy nở, gắn bó hơn qua những dịp gặp nhau ở bến sông…(tắm sông, đi  chài, giặt đồ…)

 

–          Là nguồn vui của trẻ con sau những buổi chiều…(tắm mát nghịch đùa…)

 

–          Sông còn là nguồn cảm hứng cho các nhạc sĩ nhà thơ sáng tác nên những tác phẩm ấn tượng sâu lắng…(ở tận sông Hồng em có biết…, khi hát về dòng đời, tôi thường nghĩ về dòng sông…)

 

Đoạn 3: Sự gần gũi gắn bó giữa em với dòng sông:

 

–          Tuổi thơ lớn lên bên cạnh dòng sông êm đềm con nước…

 

–          Quên sao được những trò chơi trẻ con…(chơi đánh trận, giấu cây lặn tìm…)

 

–          Nhớ làm sao mỗi lúc nước cạn cùng bà đi bắt con tôm con tép…

 

–          Nhớ nhất là một kỉ niệm trong những ngày đầu tiên tập bơi…(ngạt nước, uống nước…)

 

–          Giờ đây thì tất cả đã thành kỉ niệm và con sông là nơi lưu giữ những hình ảnh hồn nhiên tinh nghịch của tuổi thơ…

 

Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp về dòng sông.

 

–          Một ngày nào đó…

 

–          Sông hôm nay không còn trong lành mát mẻ…

 

–         Ô nhiễm nguồn nước…

 

3/ Kết bài:

 

–          Dòng sông quê tôi chẳng những đẹp mà còn thơ mộng… 

 

–          Không biết tự bao giờ con sông đã trở thành người bạn gần gũi chân thành…

 

–          Mai đây dù có đi xa, tôi vẫn nhớ…

 

–          Ước mong sao dòng sông luôn trong xanh…

 

Dàn ý số 4

I.Mở bài

 

Dẫn dắt, giới thiệu về dòng sông quê hương em

“Suốt cả đời phiêu dạt, con lại về úp mặt vào sông quê…” Những câu hát của ca sĩ Anh Thơ vẫn luôn gợi nhắc cho tôi về hình ảnh con sông quê hương mình. Dù là mùa nào, khi nào, con sông trong lòng toi cũng đẹp một cách lạ thường.

 

II. Thân bài

 

1. Miêu tả khái quát

 

Con sông được người lớn kể lại là của một vị trạng nguyên đào ra cho làng, là sự khởi đầu của truyền thống hiếu học nơi này.

Vị trí: con sông là ranh giới tự nhiên phân chia làng tôi và làng bên cạnh.

Nhìn từ cao xuống, con sông như một dải lụa xanh ngọc, tươi mát bao quanh, ôm lấy ngôi làng nhỏ bé của chúng tôi.

2. Miêu tả chi tiết

Nước sông lúc nào cũng trong xanh nhưng mỗi mùa trong năm, thậm chí mỗi thời điểm trong ngày lại có những màu sắc khác nhau.

Mùa xuân, nước sông xanh màu xanh ngọc được tô điểm bởi màu trắng và hương hoa bưởi thơm dìu dịu. Mùa hạ, sông khoác trên mình chiếc áo màu xanh thẫm. Nước sông dường như cũng sôi động, tô điểm bởi sắc đỏ tươi của cây phượng đầu làng. Mùa thu nước sông trong vắt, êm dịu trong khi mùa đông lại hơi xanh đục, phẳng lặng.

Hai bên bờ là những con đường uốn lượn nhịp nhàng và những hàng cây xanh tươi đầy sức sống. Những hàng liễu duyên dáng thả mái tóc thướt tha, soi mình xuống chiếc gương tự nhiên. Những hàng cỏ ở đây cũng tươi tốt và xanh mơn mởn.

Dưới lòng sông là cuộc sống rất phong phú của những sinh vật dưới nước. Những chú cá nhỏ thỉnh thoảng quẫy nước, nhảy lên để thấy ánh mặt trời.

Những cánh béo lục bình lênh đênh trên mặt nước. Màu tím nhạt trên màu xanh lam làm nên sự giản dị mà bình yên đến lạ kì của quê hương.

3. Các hoạt động ở sông

 

Những cây đa, bến nước đã trở thành chốn gặp gỡ của những chàng trai, cô gái trong làng để nói chuyện, tìm hiểu nhau.

Những công việc giặt giũ, sinh hoạt của những dì, những mẹ cũng thường diễn ra ở đây.

Những nhịp cầu nhỏ dựng bằng tre lứa đã kết nối mọi người gần nhau hơn, sự giao lưu và trao đổi thuận tiện hơn.

Những buổi sáng, tiếng hò của những bác thuyền chài gõ mái chèo lại vang vọng không gian, là âm thanh không thể thiếu của làng quê trong trí óc tôi.

Lũ trẻ chúng tôi đã để một phần tuổi thơ ở con nước này. Là những buổi chúng tôi được tập bơi, bụng uống đầy nước đến khi biết bơi, biết trêu đùa nhau, biết giúp đỡ nhau khi có đứa bị chuột rút khi bơi, … Chúng tôi lớn lên từng ngày dưới dòng nước trong xanh ấy.

III. Kết bài

 

Nêu cảm nghĩ, suy ngẫm của bản thân về dòng sông quê hương em

Sau bao lâu, con sông vẫn chẳng đổi thay, bình yên và dịu dàng, bao dung như người mẹ vậy. Nơi đó luôn sẵn sàng dang rộng vòng tay đón những đứa con trở về.

 

Dàn ý số 5

Mở bài

– Giới thiệu về dòng sông em cần thuyết minh.

 

– Nêu cảm nhận chung về dòng sông quê em đó

 

Thân bài

 

Giới thiệu vị trí địa lí:

 

– Vị trí?

 

– Diện tích? Chiều dài ?

 

– Cảnh vật xung quanh ra sao?

 

Khái quát hình ảnh con sông

 

a) Cảnh bao quát

 

– Từ xa nhìn con sông như thế nào?

 

– Đặc điểm nhận biết nổi bật nhất của dòng sông quê em?

 

– Cảnh quan xung quah dòng sông ra sao

 

b) Chi tiết: (con sông hiện ra như thể nào, so sánh con sông từ xưa tới nay)

 

– Chi tiết mang đậm nét văn hóa dân tộc.

 

– Nét mới: điểm tô của sự hiện đại xen kẽ.

 

Giá trị văn hóa, lịch sử: Dòng sông quê em lưu trữ

 

– Lịch sử, quá khứ của dân tộc

 

– Tô điểm cho quê hương của em như thế nào?

 

– Một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng hấp dẫn khách du lịch.

 

Kết bài: Nêu một số nhận định của em dòng sông đó

 

Leave a Comment