5 dàn ý biểu cảm về hoa đào ngày tết

Dàn ý số 1 I. Mở bài:   – Dẫn dắt giới thiệu đến vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về hoa đào.   Ví dụ:    Xin chào tất cả các …

Dàn ý số 1

I. Mở bài:

 

– Dẫn dắt giới thiệu đến vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về hoa đào.

 

Ví dụ:

 

 Xin chào tất cả các bạn. Các bạn thử đoán xem người đang nói chuyện với các bạn là ai đây nào. Gợi ý một chút nhé, tôi là một loài hoa có 5 cánh, chỉ nở vào mùa xuân, lại có sắc hồng tươi thắm, được rất nhiều người ưa chuộng. Hẳn các bạn đã đoán ra được tôi là ai rồi phải không nào? Đúng vậy, tôi chính là hoa đào đây. Hôm nay, hãy để tôi giới thiệu với các bạn về gia đình hoa đào nhà chúng tôi nhé.

 

II. Thân bài:

 

1. Nguồn gốc và xuất xứ của hoa đào

 

– Nhiều người cho rằng cây hoa đào có nguồn gốc xuất phát từ Ba Tư (Persia) bởi tên khoa học của cây hoa này là “Persica”. Tuy nhiên, ý kiến này lại chưa có bằng chứng xác thực để chứng minh.

 

– Nhiều người thống nhất một điều rằng cây hoa đào lại có nguồn gốc từ Trung Hoa xưa (Trung Quốc ngày nay). Có lẽ việc giả thuyết cây hoa đào có nguồn gốc từ Ba Tư là do hoa đào được đưa vào đất nước này qua “con đường tơ lụa” vào khoảng thiên niên kỷ 2 TCN. Người ta cho rằng người Trung Hoa đã biết trồng đào từ rất nhiều năm về trước.

 

2. Hình dáng và các bộ phận của hoa đào

 

– Rễ đào: Là dạng rễ cọc, có khả năng cắm sâu vào lòng đất giúp cây chịu hạn tốt. Bởi vậy, những cây đào chơi Tết ta thường hay thấy không cần tưới nước thường xuyên mà vẫn tươi.

– Thân đào, cành đào: Thân, cành thường có màu xanh, màu nâu sáng hoặc màu đỏ tía. Ngoài ra còn có một số loại hoa đào có thân màu trắng mốc như đào phai, đào mốc chẳng hạn. Thân cây thường to cỡ khoảng cán chổi hoặc to hơn một chút tùy theo loại.

– Lá đào: Lá nhỏ, màu xanh non mơn mởn. Đầu lá hơi nhọn, hình mũi mác.

– Nụ hoa: Nụ hoa nho nhỏ như hạt sen, màu hồng xinh đẹp. Đế màu xanh nhạt ôm lấy nụ hoa. Sắc hồng tùy theo từng loại hoa mà đậm nhạt khác nhau.

– Hoa đào: Đây là bộ phận đẹp nhất của cây. Hoa đào có trung bình khoảng từ 5 cánh đến hơn 20 cánh tùy theo từng giống hoa. Màu sắc cũng đa dạng khác nhau. Cánh hoa có nhiều hình dạng: hoa cánh đơn, cánh mai, cánh cúc… Những cánh hoa ôm ôm lấy nhau, che chở nhụy hoa bên trong. Mỗi bông hoa đào giống như một đốm lửa nhỏ ngày xuân, giữa cơn mưa phùn sáng lên một sắc rực rỡ.

– Quả đào: Thuộc loại quả hạch, phần thịt mềm có hai màu là màu trắng và màu vàng. Vị quả đào có thể chua, có thể ngọt tùy vào từng loại. Lớp vỏ ngoài có sắc xanh hoặc sắc hồng đỏ, có một lớp lông mỏng.

 

3. Phân loại hoa đào

 

– Đào bích: Loại đào phổ biến nhất hiện nay. Cánh hoa màu đỏ, cánh to và có nhiều.

– Đào thất thốn: Dáng cây rất bé, thân cây xù xì, mốc meo. Loài hoa này rất đẹp, có hai màu là màu nhung đỏ và màu hồng phai. Hoa có hương thoang thoảng. Khi rụng xuống cũng không rụng cánh mà ở nguyên trên đài. Hoa mọc thành từng chùm rất đặc biệt.

– Đào phai: Cánh hoa màu hồng, phần rìa cánh hơi nhạt dần. Một bông cũng có khá nhiều cánh.

– Đào bạch: Giống như tên gọi của nó, cánh hoa có màu trắng, nhụy hoa màu vàng sáng. Số cánh hoa trong một bông không nhiều.

– Đào mốc, đào đá: Thân cây xù xì. Đây là loại đào phai mọc trong rừng sâu, núi cao…

 

4. Ý nghĩa của hoa đào

 

– Trong văn hóa, cây hoa đào và cây đào đã xuất hiện từ lâu, trở thành loài hoa phổ biến. Trong văn hóa cổ truyền Việt Nam, hoa đào là loại cây rất nhiều người mua về đặt trong nhà, với mong muốn sắc hồng của hoa đào hứa hẹn một năm mới tốt lành, may mắn.

– Trong văn học, hoa đào xuất hiện từ những câu ca dao của người xưa, đến những câu thơ, câu ca của nhiều nhà thơ, bậc hiền triết.

– Quả đào còn có giá trị kinh tế trong việc xuất khẩu. Đồng thời, đào cũng là loại hoa quả được ưa chuộng, trở thành nguyên liệu trong quá trình làm các món tráng miệng.

 

5. Cách chăm sóc và gieo trồng hoa đào

 

– Để có một cây hoa đào đẹp, cần chú ý đến rất nhiều yếu tố như nước, ánh sáng, gió cũng như thời gian gieo trồng.

– Biện pháp chăm sóc cũng rất quan trọng nữa.

III. Kết bài:  Nêu cảm nghĩ của bản thân về vẻ đẹp và ý nghĩa của hoa đào.

Dàn ý số 2

I. Mở bài

 

Dẫn dắt, giới thiệu về mùa xuân, về cây hoa đào những dịp tết

Khi cơn gió lạnh lẽo của mùa đông thưa dần, thay bằng những hạt mưa phùn lất phất trên chồi xanh của hoa đào mới nhủ, ta chợt nhận ra: xuân sắp về. Và hoa đào, từ bao giờ đã trở thành sứ giả của mùa xuân!

 

II. Thân bài

 

1. Miêu tả khái quát

 

Cây đào phai được bố đến tận vườn hoa để chọn và đưa về trong ngày 24 tết, đặt trong chiếc chậu sứ màu trắng với những hoa văn đơn giản nhưng rất tinh tế.

Nhìn từ xa, cây đào như một cây nến không lồ với những búp hoa hồng như những búp nến tươi hồng đang đốt lửa trong lòng xuân và đất trời

Cây có thế quần tụ tạo bởi thân chính cao, các tán phụ bao xung quanh tạo bằng những cành thấp nhỏ hơn…

Dưới gốc cây được trang trí những chiếc cỏ giả, cùng với những phong bao lì xì, câu đối được treo trên cây khoác thêm cho cây đào một bộ áo trẻ trung và rực rỡ hơn

2. Miêu tả chi tiết

 

Gốc đào xù xì, to bằng bắp tay con người

Thân cây màu nâu sẫm, sần sùi với một trục chính và các thân nhỏ tỏa ra từ đó. Bên ngoài màu nâu cằn cỗi kia là nhựa sống của mùa xuân đang chảy không ngừng.

Từ những cành đào lại tỏa ra vô vàn những cành nhỏ hơn, có khi chỉ như cây đũa hay cái tăm

Lá hoa đào xanh mơn mởn, giúp cho những chiếc cành không trở nên khẳng khiu, trơ trụi. Lá đào nhỏ, xung quanh viền lá là những chiếc răng cưa nhỏ.

Những chồi non nhỏ xíu lấm tấm trên màu nâu thẫm của cành đem đến một nguồn năng lượng mà sức sống mới, một khởi đầu đầy tươi mới.

Những cánh hoa hồng nhạt, mong manh còn e ấp nở dần từng cánh hoa để trông mắt nhìn ra thế giới tươi đẹp bên ngoài. Cánh này bao bọc cánh kia để che chở cho nhị hoa màu vàng tươi ở trong.

Bông này gọi bông kia, rồi trong một cành, trong một cây, những cánh hoa đua nhau khoe nở, cùng với màu xanh của lá, màu nâu của cây góp phần tô điểm cho bức tranh xuân tươi mới đầy sức sống.

Những cánh hoa hồng phai khi sắp tàn, những cánh hoa dần lìa cành, nhẹ nhàng rơi trên thềm nhà tạo nên một tấm thảm màu hồng thật đẹp.

3. Ý nghĩ của hoa đào

 

Hoa đào mang màu hồng của sự tươi mới, ấm áp và màu xanh của những chồi non mơn mởn là đem lại sự ấm áp cho gia đình, xua đi cái lạnh lẽo của mùa đông buốt giá, là biểu tượng của sự sống, của hi vọng về một khởi đầu tốt lành.

Cây hoa đào còn đi vào trong tiềm thức và tâm linh của con người. Theo truyền thuyết của Trung Quốc, hoa đào còn là loài cây giúp mọi người có thể xua đuổi ma quỷ.

III. Kết bài

 

Nêu suy ngẫm và cảm nghĩ bản thân.

Cuộc sống ngày càng vội vã. Có thể bạn không kịp ngước lên trời để nhận ra những đàn én đưa thoi nhưng chỉ cần thấy cây đào, những nụ đào đang e ấp. Ta chợt nhận ra: Xuân đã về, mùa yêu thương đã tới.

Dàn ý số 3

MB: – Giới thiệu khái quát về ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam.

 

       – Giới thiệu chung, bao quát về cây hoa đào.

 

TB:  – Hoa đào thường được trang trí vào dịp nào?

 

       – Hoa là đặc trưng của miền nào?

 

       – Hoa nở vào mùa nào? Màu sắc của cánh hoa ra sao?

 

       – Rễ, thân, hoa, lá,… của hoa đào như thế nào?

 

       – Nhìn từ xa, hình dáng của cây hoa đào ra sao?

 

       – Hoa đào có ý nghĩa như thế nào vào ngày Tết.

 

KB:  – Cảm nghĩ của em về cây hoa đào ngày Tết.

Dàn ý số 4

1. Mở Bài

 

– Giới thiệu về cây hoa đào

 

2. Thân Bài

 

– Tả khái quát vẻ đẹp của cây đào khi nhìn từ xa.

– Tả cụ thể:

+ Dáng vẻ, màu sắc: Thân cây, cành cây như thế nào?

+ Miêu tả về hoa đào: Nụ đào, hoa đào (màu sắc, cánh hoa, nhụy hoa),…

 

3. Kết Bài

 

– Nêu cảm nghĩ về cây đào

Dàn ý số 5

1.    Mở bài

–    Giới thiệu về cây hoa đào: Là loài cây đặc trưng và không thể thiếu trong ngày tết của miền Bắc Việt Nam.

 

 

2.    Thân bài:

– Giới thiệu chung về cây hoa đào (đặc trưng như thế nào? Là biểu tượng cho mùa xuân, …)

– Nguồn gốc của cây hoa đào:

+ Được biết đến là có nguồn gốc từ Ba Tư cổ nhưng cũng có thể xuất phát từ Trung Quốc

+ Là một loài cây thân gỗ, có hoa và quả

+ Sự tích về cây hoa đào: Được dùng như một loài cây để xua đuổi tà ma

–  Đặc điểm và hình dáng của cây hoa đào:

+ Là một loài cây thân gỗ, ưa phát triển vào mùa xuân miền nhiệt đới

+ Một cây hoa đào bao gồm thân gỗ, lá, hoa và quả.

 

– Phân loại đào: Người ta có nhiều cách phân loại đào khác nhau:

+ Đào bích và đào phai

+ Đào cánh đơn và cánh kép

+ Ngoài ra còn có loại đào đặc biệt là đào cánh trắng.

 

– Công dụng của cây hoa đào:

+ Cây hoa đào có tác dụng làm đẹp, trưng bày trong ngày tết.

+ Hoa đào có tác dụng làm đẹp

– Cách thức gieo trồng và chăm sóc cây hoa đào:

+ Thường được gieo trồng bằng cành cây.

+ Đào sẽ ra hoa vào những tháng giáp Tết, chính vì vậy trước tết tầm hai tháng, người thợ vườn đào sẽ chăm sóc để hoa đào ra đúng dịp tết âm lịch.

+ Đào là loài cây ưa sự ấm áp pha chút lạnh.

– Ý nghĩa của cây hoa đào:

+ Là một loài cây không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán hằng năm của dân tộc.

+ Mang niềm vui, may mắn cũng như tài lộc vào nhà.

 

3.    Kết bài

–    Khẳng định lại ý nghĩa của cây hoa đào

–    Cây hoa đào là biểu trưng không thể thiếu của dân tộc ta.

Leave a Comment