5 dàn ý biểu cảm về kỉ niệm với mẹ

Dàn ý số 1 I. Mở bài: Giới thiệu được người mẹ mà em yêu quý nhất Tình cảm, ấn tượng của em về mẹ.   II. Thân bài a. Giới thiệu một vài nét …

Dàn ý số 1

I. Mở bài:

Giới thiệu được người mẹ mà em yêu quý nhất

Tình cảm, ấn tượng của em về mẹ.

 

II. Thân bài

a. Giới thiệu một vài nét tiêu biểu về mẹ: Mái tóc, giọng nói, nụ cười, ánh mắt

 

Hoàn cảnh kinh tế gia đình … công việc làm của mẹ, tính tình, phẩm chất.

b. Tình cảm của mẹ đối với những người xung quanh

 

 

 

Ông bà nội, ngoại, với chồng con …

Với bà con họ hàng, làng xóm …

c. Gợi lại những kỉ niệm của em với mẹ.

 

Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em đối với mẹ.

 

III. Kết bài:

Ấn tượng, cảm xúc của em đối với mẹ

Liên hệ bản thân … lời hứa.

Dàn ý số 2

1. Mở Bài

– Nói về tình yêu thương của mẹ.

– Giới thiệu sơ qua về kỷ niệm

2. Thân Bài

– Giới thiệu sơ qua về cuộc sống khi còn nhỏ.

– Kỷ niệm bắt nguồn từ con búp bê của cô bạn hàng xóm.

– Chỉ vì suy nghĩ non nớt và đố kỵ nên tôi đã phạm lỗi sai là lấy cắp đồ của người khác.

– Khi bị mẹ phát hiện và trách phạt, tôi không hề nhận ra lỗi sai mà còn cãi lại mẹ.

– Nhưng, bất ngờ xảy ra, mẹ dùng chiếc áo quý giá của mình để làm con búp bê khác cho tôi và dạy tôi hiểu rằng mình đã hành động sai và không thành thực.

– Chỉ khi tôi nhìn thấy sự mệt mỏi của mẹ sau một đêm thức trắng, tôi mới thấm thía và hiểu rằng mẹ vẫn yêu thương tôi theo cách của mẹ.

– Tôi trả lại đồ và xin lỗi mẹ

3. Kết Bài

Khẳng định lại những cảm xúc về kỷ niệm và những cảm nhận sâu sắc hơn về kỷ niệm khi đã trưởng thành hơn.

Dàn ý số 3

1, Mở bài

 

Giới thiệu về mẹ và cảm xúc với mẹ.

 

2, Thân bài

 

Cảm nghĩ về ngoại hình mẹ

 

– Mẹ năm nay đã ngoài ba mươi tuổi rồi.

 

– Dáng mẹ dong dỏng cao, hơi gầy một chút.

 

– Mắt mẹ đen láy. Ai cũng nói em thừa hưởng đôi mắt từ mẹ.

 

– Mẹ có nụ cười tươi, khiến ai mới gặp cũng dễ mến.

 

– Mái tóc mẹ óng mượt hơn cả những cô thiếu nữ.

 

Cảm nghĩ về tính tình mẹ

 

– Mẹ rất hiền hậu, yêu thương và chăm lo cho chồng con hết mực.

 

– Mẹ cũng rất nghiêm khắc khi chị em em phạm lỗi.

 

– Mẹ luôn quan tâm mọi người, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với những mảnh đời khó khăn hơn.

 

– Mẹ như một người bạn của em khi luôn sẵn sàng nghe em tâm sự.

 

Cảm nghĩ về một kỉ niệm sâu sắc với mẹ

 

Có lần em đã nói hỗn với mẹ, mẹ rất buồn nhưng rồi mẹ cũng sẵn sàng bao dung và vị tha trước những lỗi lầm của em.

 

Vai trò của mẹ

 

– Mẹ là tấm gương cho em noi theo.

 

– Mẹ là động lực giúp em cố gắng từng ngày.

 

– Mẹ có thể giải quyết mọi mệt mỏi, áp lực của bố và chị em em.

 

3, Kết bài

 

Bày tỏ tình cảm với mẹ.

Dàn ý số 4

a. Mở bài

 

– Mở bài trực tiếp: giới thiệu về người phụ nữ mà em luôn yêu thương, quý mến – mẹ của em.

 

– Mở bài gián tiếp: giới thiệu về mẹ thông qua những câu ca dao, dân ca nói về người mẹ, nói về tình cảm mẹ con. Gợi ý:

 

“Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được hết từng trời cao

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao mẹ già.”

 

“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Năm canh dài, mẹ thức đủ năm canh.”

 

“Mẹ già ở tấm lều tranh

Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.”

 

“Những khi trái nắng trở trời,

Con đau là mẹ đứng ngồi không yên.

Trọn đời vất vả triền miên,

Chăm lo bát gạo vàng bạc nuôi con.”

 

“Ví dầu mẹ chẳng có chi

Chỉ con với mẹ chẳng khi nào rời.”

 

b. Thân bài

 

– Miêu tả về mẹ:

 

Tên, độ tuổi, nghề nghiệp, công việc thường ngày

 

Miêu tả vóc dáng, làn da, mái tóc, đôi mắt, nụ cười… của mẹ

 

Tính cách, thói quen của mẹ trong cuộc sống.

 

– Mối quan hệ của mẹ với mọi người xung quanh:

 

Tình cảm, sự thương yêu, quan tâm của mẹ với mọi người trong gia đình

 

Tình cảm của mẹ với đồng nghiệp, bà con làng xóm

 

– Kể một kỉ niệm giữa em và mẹ khiến em nhớ mãi (kể ngắn gọn, rõ ràng nguyên nhân, diễn biến và kết quả của câu chuyện đó).

 

c. Kết bài

 

– Nêu những suy nghĩ, tình cảm của em dành cho người mẹ vĩ đại của mình.

 

– Nêu những mong ước tốt đẹp mà em dành cho mẹ.

Dàn ý số 5

I. Mở bài

-Vai trò của gia đình (nếu đối tượng biểu cảm là cha mẹ, anh chị…) / thầy cô (nếu đối tượng biểu cảm là thầy cô),… đối với mỗi người.

-Giới thiệu về người thân mà em yêu quý: Người đó là ai?

-Khái quát những tình cảm mà em dành cho người thân đó: yêu quý, kính trọng, ngưỡng mộ,… (cha mẹ, thầy cô,…) / yêu mên, cảm phục (anh chị, bạn bè,…)

II. Thân bài

Biểu cảm về những nét ấn tượng nhất của ngoại hình người thân đó: yêu mái tóc mẹ (cô giáo) dài và đen, thương dáng mẹ gầy guộc tảo tần, thương đôi tay mẹ xương xương, rám nắng,…./ thương mái tóc cha (thầy giáo) đã điểm bạc, yêu dáng vẻ mạnh mẽ, rắn rỏi của cha,… (kết hợp biểu cảm trực tiếp với biểu cảm gián tiếp).

Biểu cảm về những tính cách của người thân (nêu lên những tình cảm, cảm xúc đối với những đặc điểm tính cách của người thân).

Chẳng hạn, kỉ niệm về một lần mắc lỗi được mẹ bảo ban, nhắc nhở / được cha động viên về một thành công trong học tập / được thầy cô chỉ dạy về cách ứng xử / nhờ bạn bè nhắc nhở mà đã tránh được một sai lầm trong kiểm tra,…

III. Kết bài

Những cảm xúc về tình mẫu tử / tình phụ tử / tình thầy trò,… và khẳng định tình yêu, lòng quý trọng, sự tôn kính,… đối với người thân của mình.

 

Leave a Comment