5 dàn ý biểu cảm về lòng biết ơn

Dàn ý số 1 . Mở bài:   – Giới thiệu vấn đề cần bàn luận   – Từ xa xưa, ông bà ta có câu “uống nước nhớ nguồn”, một câu nói dạy bao …

Dàn ý số 1

. Mở bài:

 

– Giới thiệu vấn đề cần bàn luận

 

– Từ xa xưa, ông bà ta có câu “uống nước nhớ nguồn”, một câu nói dạy bao thế hệ về lòng biết ơn. Lòng biết ơn là một đức tính cao quý và đẹp của con người. Truyền thống về lòng biết ơn đã được bao đời thế hệ cha ông gìn giữ và phát huy. Để tiếp nối ông cha thì thế hệ trẻ cũng đã gìn giữ nét đẹp để hiểu thêm về lòng biết ơn, chúng ta cùng đi tìm hiểu về “Lòng biết ơn”.

 

II. Thân bài:

 

* Giải thích thế nào là “lòng biết ơn”?

 

– Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình.

 

* Biểu hiện của lòng biết ơn

 

– Luôn ghi nhớ công ơn của họ trong long

 

– Có những hành động thể hiện sự biết ơn

 

– Luôn mong muốn đền đáp công ơn của những người đã giúp đỡ mình

 

* Tại sao phải có lòng biết ơn?

 

– Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa.

 

– Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người.

 

– Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có lòng biết ơn.

 

* Mở rộng vấn đề

 

– Có một số người hiện nay không có lòng biết ơn.

 

VD: Ăn cháo đá bát, qua cầu rút ván, …

 

III. Kết bài:

 

– Nêu cảm nghĩ về lòng biết ơn

 

– Nêu những công việc và thể hiện lòng biết ơn.

Dàn ý số 2

+ Mở bài:

 

– Từ xa xưa ông cha ta đã dạy con người phải có lòng biết ơn “ uống nước nhớ nguồn. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Câu nói đó bao đời nay vẫn đúng.

 

+ Thân bài

 

– Lòng biết ơn là gì? Lòng biết ơn là luôn ghi nhớ công lao, công sức, tình cảm mà người khác đã mang lại cho mình, biết ơn để có thái độ đúng đắn với người đã đối xử ân nghĩa với mình. Biết ơn để nhớ đền ơn đáp nghĩa.

 

+ Lòng biết ơn thể hiện ở việc:

 

– Luôn có thái độ đúng mực tôn trọng đối với người mình mang ơn lòng biết ơn thể hiện ở chỗ cho và nhận

 

+ Những người mà chúng ta luôn cần phải biết ơn

 

– Đấng sinh thành: là cha mẹ chúng ta những người đã sinh ra và nuôi lớn chúng ta đến lúc trưởng thành là những người đầu tiên chúng ta cần biết ơn. Công lao cha mẹ luôn lớn lao bằng trời bằng biển. Biết ơn cha mẹ luôn là việc đúng đắn, đúng chuẩn mực xã hội.

 

– Biết ơn thầy cô: Thầy cô là những người đã cho chúng ta cái chữ, dạy chúng ta những điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Vì vậy, biết ơn thầy cô là đạo lý ngàn đời nay. Cha ông ta đời xưa đã có câu “Không thầy đố mày làm nên” để thể hiện lòng biết ơn.

 

– Biết ơn đất nước: Đất nước tuy không sinh ra ta, không phải là một con người bằng xương thịt để ta biết ơn. Nhưng đất nước lại là nơi có người thân của ta ở đó, nơi có cha mẹ ta, thầy cô ta, bạn bè, tuổi thơ của ta. Là nơi có bầu trời mà ta sống, là nơi ta luôn phải biết ơn và tìm cách trả ơn.

 

– Biết ơn và trả ơn luôn là những truyền thống tốt đẹp mà ngàn đời nay ta phải giữ gìn. Những người vong ơn bội nghĩa luôn bị xã hội tẩy chay, là tấm gương xấu.

 

+ Kết luận

 

– Có lòng biết ơn chúng ta sẽ sống có mục tiêu hơn, bởi khi có lòng biết ơn con người luôn sống có nguồn cội.

 

– Biết ơn và tìm cách trả ơn luôn là những hành động đẹp đáng quý trọng trong đời sống con người..3

Dàn ý số 3

I, MỞ BÀI

 

Dẫn dắt giới thiệu đến vấn đề nghị luận đề bài yêu cầu theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp tuỳ chọn: Nghị luận về lòng biết ơn.

 

Ví dụ:

 

Mở bài số 1: Nhân dân Việt Nam ta có rất nhiều những truyền thống đạo lí tốt đẹp được gìn giữ và phát huy qua bao ngàn năm qua: tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau, vị tha và bao dung… Trong số tất cả, lòng biết ơn là truyền thống phẩm chất bền lâu nhất.

Mở bài số 2: Cuộc sống là cho đi và nhận lại. Nhưng cuộc sống cũng là nhận lại một cách đầy trân trọng và biết ơn. Đó cũng là một truyền thống đạo lí đầy tốt đẹp của nhân dân ta qua bao đời – lòng biết ơn.

 

II, THÂN BÀI

 

Giải thích khái niệm

 

Lòng biết ơn là gì?: Lòng biết ơn, người ta vẫn thường nói đến điều ấy trong cuộc sống của chúng ta, đó là sự biết ơn và trân trọng, kính trọng những gì mình được nhận từ người khác. Đó có thể là sự giúp đỡ trong lúc khó khăn hay chỉ là một cái ôm giữa đau thương cuộc đời… Và sự biết ơn ấy không chỉ là thái độ mà còn thể hiện ở hành động.

 

Lòng biết ơn được biểu hiện như thế nào trong cuộc sống?: Trong đời sống thường nhật, lòng biết ơn được thể hiện ở khắp mọi nơi, bằng vô số các hình thức khác nhau. 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam, đó là ngày để học trò bày tỏ tình cảm của mình tới thầy cô – người lái đò cần mẫn bao năm trên dòng sông kiến thức. Ngày 27/07 – ngày Thương binh liệt sĩ Việt Nam, đó là ngày mỗi chúng ta bày tỏ lòng biết ơn của mình đến những con người đã vượt lên trên vị kỷ mà dấn thân nơi chiến trường, hi sinh thân mình vì Tổ quốc, non sông. Không chỉ vậy, biết ơn có khi chỉ đơn giản là một hành động nhỏ như không vứt rác bừa bãi, nâng niu vẻ đẹp của tạo vật thiên nhiên…

Bàn luận vấn đề: Vì sao cần phải có lòng biết ơn?

 

Mọi thứ xung quanh ta, vạn vật ta thấy, từ cây cỏ xanh mướt cho đến ngôi nhà ta đang ở, bữa cơm hàng ngày, những gì ta được hưởng… tất cả đều không phải tự nhiên mà có, cũng chẳng phải do chính đôi tay của ta làm ra. Những đoá hoa thơm ta thấy bên đường là nhờ có bà mẹ Tạo hoá chăm sóc yêu thương. Những cành hoa tươi sắc cắm trong lọ hoa nơi phòng khách là nhờ có đôi tay người trồng tỉ mỉ. Hạt gạo trắng ngần ta ăn mỗi bữa cơm là biết bao mồ hôi công sức của người nông dân: “Cày đồng đang buổi ban trưa/Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.” Ngay cả chính ta, trái tim này, tâm trí này, thân thể này, cũng là của cha mẹ cho ta, là chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, chịu bao nỗi vất vả…

 

Sống có lòng biết ơn, biết trân trọng và trả lại những gì bản thân đã từng được cho là một cách sống nhân văn, con người cũng sống văn minh hơn. Hẳn chúng ta sẽ yêu quý một người có lòng biết ơn, sống có trước có sau hơn là một người sống vô ơn, “qua cầu rút ván”. Một người sống biết ơn sẽ là một tấm gương sáng cho những người khác noi theo.

 

Dẫn chứng: Trong gia đình, một người cha tên Stephen đã kể lại rằng: “Tôi cố gắng nêu gương cho các con bằng cách cảm ơn vợ tôi vì đã nấu bữa tối.” và từ đó, kết quả chính là: “Hai con gái của tôi để ý những gì tôi làm và điều đó giúp chúng nhận thấy rằng chúng cũng nên bày tỏ lòng biết ơn.”

Lòng biết ơn cũng là một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta bao đời nay. Biết bao những câu ca dao dân ca được đúc kết cho đến tận bây giờ vẫn còn giá trị to lớn. Hay các nhà văn nhà thơ của ta có những tác phẩm nói về lòng biết ơn…

 

Dẫn chứng: “Uống nước nhớ nguồn.”

 

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.”

 

“Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.”

 

Mở rộng và rút ra bài học nhận thức, hành động

 

Lật ngược vấn đề: Ngày nay, công nghệ xã hội phát triển, giới trẻ trở nên dần xa cách với cuộc sống xung quanh, nhìn đời bằng ánh mắt thờ ơ vô cảm. Hay một số người dù nói rằng bày tỏ lòng biết ơn nhưng khi họ bày tỏ lại mang theo cảm xúc trả nợ, bố thí lại…

 

Bài học nhận thức và hành động: Biết ơn không chỉ bằng lời nói suông mà còn phải qua hành động thiết thực. Biết ơn ông bà tổ tiên, chúng ta cần phải học tập thật tốt để xây dựng đất nước, bảo vệ lãnh thổ… Đôi khi chỉ cần một hành động nhỏ mà thôi, nhưng mang trong đó là cả tấm lòng cũng rất đáng quý.

 

III, KẾT BÀI

 

Khẳng định lại vấn đề nghị luận và nêu khái quát lại ý kiến của bản thân người viết.

 

Ví dụ: Lòng biết ơn là một phẩm chất tốt đẹp làm nên con người Việt Nam. Mỗi người chúng ta đều phải sống có lòng biết ơn để sống văn minh hơn, sâu sắc hơn.

Dàn ý số 4

Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần bàn luận

 

– Từ xa xưa, ông bà ta có câu “uống nước nhớ nguồn”, một câu nói dạy bao thế hệ về lòng biết ơn. Lòng biết ơn là một đức tính cao quý và đẹp của con người. Truyền thống về lòng biết ơn đã được bao đời thế hệ cha ông gìn giữ và phát huy. Để tiếp nối ông cha thì thế hệ trẻ cũng đã gìn giữ nét đẹp để hiểu thêm về lòng biết ơn, chúng ta cùng đi tìm hiểu về “Lòng biết ơn”.

 

Thân bài

 

1. Giải thích thế nào là “lòng biết ơn”?

 

– Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình.

 

2. Biểu hiện của lòng biết ơn

 

– Luôn ghi nhớ công ơn của họ trong long

 

– Có những hành động thể hiện sự biết ơn

 

– Luôn mong muốn đền áp công ơn của những người đã giúp đỡ mình

 

3. Tại sao phải có lòng biết ơn?

 

– Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa.

 

– Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người.

 

– Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có lòng biết ơn.

 

4. Mở rộng vấn đề

 

– Có một số người hiện nay không có lòng biết ơn.

 

VD: Ăn cháo đá bát, qua cầu rút ván, …

 

Kết bài

 

– Nêu cảm nghĩ về lòng biết ơn

 

– Nêu những công việc và thể hiện lòng biết ơn.

Dàn ý số 5

I. Mở bài

 

– Lòng biết ơn là một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp của con người Việt Nam.

 

– Vậy lòng biết ơn có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

 

II. Thân bài

 

1. Giải thích:

 

– Lòng biết ơn là gì? => Đó là tình cảm biết trân trọng, ghi nhớ công ơn của người khác dành cho mình, đã giúp đỡ mình.

 

2. Đưa ra các biểu hiện:

 

Tại sao chúng ta phải có lòng biết ơn?

 

+ Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.

 

+ Biết ơn sẽ khiến cho con người trở nên tốt đẹp hon.

 

+ Là cơ sở cho những tình cảm tốt đẹp khác.

 

+ Khi chúng ta thừa hưởng những thành quả tốt đẹp, ta cần phải nhớ ơn đến người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.

 

+ Lòng biết ơn đã trở thành truyền thống quý báu của con người Việt Nam.

 

– Dẫn chứng, biểu hiện: Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn ba mẹ đã sinh thành, dưỡng dục, nuôi dạy ta nên người. Học sinh biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ cho mình biết bao kiến thức và bài học quý báu. Ngoài ra ta còn phải biết ơn các anh chiến sĩ bộ đội đã hi sinh thân mình để mang lại nền độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho chúng ta hưởng thụ.

 

– Những câu tục ngữ, ca dao nói về lòng biết ơn:

 

– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

 

– Uống nước nhớ nguồn.

 

– Con ơi ghi nhớ lời này

 

Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên.

 

– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

 

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.

 

– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

 

Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

 

3. Bàn bạc, mở rộng vấn đề

 

– Phê phán những con người có hành động vô ơn, bạc nghĩa.

 

– Dẫn chứng:

 

+ Những con người quên đi nguồn cội, gốc gác của mình.

 

+ Những câu tục ngữ nói về vong ơn bạc nghĩa: Qua cầu rút ván, Có trăng quên đèn, Có mới nới cũ, Được cá quên nơm, Ăn cháo đá bát, …

 

III. Kết bài

 

– Lòng biết ơn là phẩm chất đạo đức cao quý của con người.

 

– Biết ơn, đền đáp công ơn mà người khác dành cho mình là điều nên làm.

 

– Cần có trách nhiệm giữ gìn, vun đắp, phát huy bằng những việc làm cụ thể.

 

 

Leave a Comment