5 dàn ý biểu cảm về món ăn ô mai

Dàn ý số 1 Như một nét đặc trưng, khi ra xứ Hà thành ai ai cũng muốn mang về một ít ô mai phố Hàng Đường để làm quà cho người thân như mang …

Dàn ý số 1

Như một nét đặc trưng, khi ra xứ Hà thành ai ai cũng muốn mang về một ít ô mai phố Hàng Đường để làm quà cho người thân như mang một chút nắng xuân, một tí làn gió mát lạnh về nhà để nhớ về Hà Nội thân thương.

Đến Hà Nội, nhất là vào dịp tiết trời sang xuân, người ta thường tranh thủ tìm kiếm một nhành đào Nhật Tân để kịp về trang trí nhà trong ngày tết. Trong sự bận rộn ấy, người ta cũng tìm đến thú vui dạo chợ tết, nhất là các dãy phố như Hàng Đường, Hàng Buồm, Ngõ Gạch, phố Huế… để chọn các loại ô mai đón khách đến chơi nhà. Nổi tiếng vào bật nhất về đặc sản ô mai Hà thành có thể kể đến cơ sở Hồng Lam (số 11 Hàng Đường) hay Gia Lợi (số 8 Hàng Đường). Đây là những địa chỉ có đầy đủ các loại ô mai như mơ gừng, mơ cay, mơ cam thảo, mơ chua cay mặn ngọt, mơ mặn ngọt.

 

Ô mai là một loại mứt, còn được gọi với cái tên quen thuộc là xí muội. Nguyên liệu chính để chế biến ô mai là các loại trái cây đặc trưng của vùng như mơ, mận, me, cóc, đào, sấu, trám, quất, khế, xoài, mít… Nhưng, để có màu sắc và hương vị đặc trưng mang phong cách riêng, mỗi cơ sở chế biến đều có những bí quyết "độc chiêu" mang tính gia truyền. Để có sản phẩm ô mai ngon và bắt mắt, người làm cũng phải thực hiện khá nhiều công đoạn cần đến sự cẩn thận và tinh tế. Trước hết, người ta phải chọn loại quả ngon, tươi tốt không bị sâu, giập… sau đó các loại trái sẽ được rửa sạch, ướp muối, phơi khô và hấp sấy…

 

Công đoạn kế tiếp là quá trình sao tẩm và chế biến thành phẩm sau cùng. Cũng từ các loại quả ấy, nhưng mỗi loại có thể chế biến nhiều món có hương vị hấp dẫn khác nhau, có loại chua, có loại ngọt, có vị vừa cay – chua – mặn – ngọt hòa lẫn vào nhau để khi thưởng thức, người ăn sẽ mãi không quên. Đôi khi chính những điều giản dị ấy đã trở thành những kỷ niệm đẹp, để rồi người ta vẫn thường ví tuổi ngây thơ là độ tuổi ô mai, là vậy.

 

Không chỉ xuất hiện trong dịp Tết, du khách có thể tìm thấy món đặc sản này ở những con phố chuyên bán trong dịp tham quan vùng đất Kinh Bắc. Bên cạnh những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Gươm, Văn Miếu quốc tự giám, đền Quán Thánh… khi đến với Hà Nội du khách sẽ có dịp tìm hiểu về cuộc sống thường nhật, những thói quen, thú vui tao nhã của người dân xứ Hà thành. Để khi quay về nhà, trong hành lý, du khách không quên mang theo một tí chua – cay – mặn – ngọt của vị ô mai để thêm nhớ thương về miền đất thủ đô.

Dàn ý số 2

1. Mở bài

 

– Giới thiệu về món ăn em định thuyết minh:

2. Thân bài

a) Nguồn gốc lịch sử

– Không rõ thời gian cụ thể

b) Chuẩn bị nguyên liệu

c) Yêu cầu thành phẩm

 

3. Kết bài

 

– Khẳng định là giá trị của món ăn độc đáo:

– Nêu cảm nghĩ của bản thân về món ăn đó.

Dàn ý số 3

1. Mở bài

 

– Giới thiệu về món ăn em định thuyết minh:

2. Thân bài

a) Nguồn gốc lịch sử

– Không rõ thời gian cụ thể

b) Chuẩn bị nguyên liệu

c) Yêu cầu thành phẩm

d. công dụng

Giúp giảm thai nghén cho phụ nữ mang thai

Có thể nói, ô mai chính là thứ quà “cứu cánh” cho các bà bầu đang trong thời kì thai nghén. Ô mai sấu có vị chua, ngọt, tính mát giúp làm giảm cơn buồn nôn, cải thiện tình trạng nôn nghén của phụ nữ mang thai. Mà ô mai lại còn là thực phẩm an toàn nên rất phù hợp cho các bà bầu. Một viên ô mai sẽ giúp cho họ quên đi cảm giác nôn nao khó chịu khi ốm nghén.

 

Giúp cải thiện làn da

Vitamin C là một dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với phụ nữ. Trong ô mai mận có chứa nhiều vitamin C, protein, sắt, kali, canxi giúp tăng cường hệ tiêu hóa, bảo vệ làn da, giúp da trắng sáng và hồng hào hơn. Bên cạnh đó, nó còn giúp giảm stress, giảm khả năng xuất hiện nếp nhăn, giảm các yếu tố gây khô da, đẩy lùi quá trình lão hóa – vấn đề mà chị em nào cũng quan tâm tới. Ô mai mơ chứa nhiều vitamin A và vitamin C, giúp cho da đẹp hơn.

 

Giúp giảm cân hiệu quả

Ít tai nghĩ rằng ô mai lại có thể giúp quá trình giảm cân của chị em phụ nữ hiệu quả hơn. Trong mơ ô mai có chứa nhiều vitamin C có tác dụng hạn chế cảm giác thèm ăn của, ô mai cũng chứa khá nhiều chất xơ cùng với lượng đường ở mức an toàn nên có lợi cho những người đang trong quá trình giảm cân, không gây béo. Để sử dụng ô mai giảm cân, nên ăn ô mai sau bữa ăn để làm giảm cảm giác thèm ăn, tránh ăn thêm các món ăn khác. Uống kèm với nước sau bữa ăn để việc giảm cân trở nên hiệu quả hơn. Ngoài ra, nên chú ý rằng không ăn quá nhiều hay dùng ô mai như thực phẩm chính để tránh mắc bệnh về dạ dày và đường tiêu hóa.

3. Kết bài

 

– Khẳng định là giá trị của món ăn độc đáo:

– Nêu cảm nghĩ của bản thân về món ăn đó.

Dàn ý số 4

Tìm hiểu về cây ô mai

Ô mai còn có tên gọi khác là xí muội, mơ muối, mơ đen, có vị khá chua. Ô mai cũng chính là quả mơ chín đem phơi khô để tạo thành thuốc.

 

Cây ô mai thường được trồng hoặc mọc hoang khá nhiều ở nước ta. Cây cao tầm 3 – 4m, lá hình bầu dục, ngọn lá nhọn, mép lá có khía răng nhọn, mọc so le. Qủa có lông tơ, còn sống màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng và lốm đốm vài màu đỏ.

 

Trong nền y học cổ truyền của các nước phương Đông, cây ô mai được xem là vị thuốc điều trị các bệnh thường gặp của con người.

 

1. Thành phần

Thành phần chính có trong quả ô mai gồm có:

2. Lợi ích của  ô mai

Theo Y học cổ truyền, cây ô mai được xem là một trong những thảo dược có lợi cho sức khỏe cộng đồng, giúp điều trị các bệnh thường gặp như:

 

Ô mai dùng để trị ho, viêm họng, khàn tiếng, chóng khô họng. Ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh có thể dùng ô mai kếp hợp với mật ông hoặc gừng để làm tăng tác dụng điều trị ho.

Kết hợp ô mai với các thuốc khác để điều trị viêm phế quản, ho lâu ngày.

Trừ giun đũa hoặc đau bụng do giun đũa.

Tiêu chảy, đi tiêu lỏng, trị lỵ lâu ngày.

Chống ung thư cổ tử cung.

Ức chế các loại vi khuẩn gây bệnh.

Tiểu đường.

Ngoài ra có thể chế biến thành dầu hạt mơ làm thuốc chữa nẻ, giúp bóng tóc và rượu ngâm quả mơ giúp ăn ngon, giải khát và giải nhiệt tốt cho sức khỏe vào mùa hè.

 

3. Bào chế

Đem những quả hái được phơi khô cho đến khi các quả ô mai héo lại (nên phơi trong bóng râm không được phơi trực tiếp với ánh nắng mặt trời). Đun một lượng nước vừa đủ cùng quả mô mai, chờ đến khi quả hơi nứt và vớt ra ngoài. Tiếp tục đem phơi hoặc sấy khô cho đến khi khô, vỏ nhăn lại.

 

Tiếp tục thực hiện các thao tác như vậy khoảng 3 – 4 lần cho đến khi quả ô mai chuyển sang màu tím đen.

 

Bào chế để sử dụng: Để ô mai (tách bỏ vỏ) trong chảo nóng, đảo cho ô mai cháy đều. Sau khi thấy đều màu, sử dụng vung dậy lại và để nguội, lấy ra tán nhuyễn thành bột.

 

Cách bào chế ô mai

Cách bào chế ô mai

4. Cách sử dụng và liều lượng

Sử dụng ô mai có thể dùng dạng thuốc sắc hoặc ngậm, ăn trực tiếp. Có thể kết hợp việc sử dụng ô mai với một số thành phần thảo dược khác trong quá trình điều trị bệnh để giúp bệnh mau thuyên giảm.

 

Đối với người lớn

Sử dụng điều trị ho thông thường hoặc ho lâu ngày không khỏi

Sắc cô đặc thành cao một lượng ô mai tùy ý, có thể thêm một ít mật ong để uống và sử dụng trước khi đi ngủ.

 

Ngoài ra có thể sắc 12g ô mai với các loại thuốc: bán hạ, hạnh nhân, a giao, sinh khương mỗi loại 12g, 8g tô diệp, 6g cù túc xác, 4g cam thảo.

 

Sử dụng điều trị tiêu chảy

Nghiền các thảo dược sau thành bột rồi làm viên để uống, có thể sắc uống với các nguyên liệu sau: ô mai, nhục đậu khấu, kha tử, thương truật, phục linh, đảng sâm mỗi loại 12g cùng với 6g anh túc cá, 6g mộc hương, 4g cam thảo.

 

Sử dụng điều trị giun đũa hoặc đau bụng do giun đũa

Trị giun đũa chui ống mật, đau bụng dữ dội, chân tay lạnh: tán các thảo dược thành bột mịn cùng với mật ông, tạo thành viên, sử dụng uống 2 lần/ ngày, mỗi lần sử dụng 8g, nếu không uống dạng viên có thể sắc uống. Nguyên liệu cần dùng gồm có: 12g ô mai, 12g phụ tử chế, 12g đường quy, 12g đảng sâm, 8g quế chi, 6g hoàng liên, 6g hoàng bá, 6g can xương, 6g xuyên tiêu và 4g tế tân.

 

Trị đau bụng do giun đũa: ô mai, đại hoàng, mang tiêu, binh lang, chỉ thực, vỏ rễ xoan mỗi loại 12g cùng với 6g mộc hương, 6g can khương, 4g tế tân, 4g xuyên tiêu. Sắc uống và sử dụng ngày ngày.

 

Sử dụng điều trị tiểu đường

Sử dụng các nguyên liệu: ô mai, thiên phấn, cát căn, hoàng kỳ, mạch môn mỗi loại 10g, và 3g cam thảo. Có thể sắc uống hoặc nghiền nát hoàn thành viên, sử dụng 2 lần/ ngày, mỗi lần uống 6g thuốc.

 

Sử dụng điều trị kiết lỵ

Sắc ô mai và sử dụng uống thay nước trà, và sử dụng hằng ngày.

 

Đối với các trường hợp điều trị kiết lỵ ra mấu, mủ: Cần sử dụng 40g ô mai bỏ hột, đốt sơ và tán nguyễn thành bột. Mỗi ngày sử dụng 8g/ lần, thay vì dùng nước, bệnh nhân nên dùng thuốc với nước cơm đê tăng tác dụng thuốc.

 

Sử dụng điều trị viêm gan do virus

Sử dụng 40 – 50g ô mai sắc cùng với 500 ml nước còn 250 ml, chia làm 2 lần uống/ ngày.

 

Có thể sử dụng đồng thời cùng với các vitamin C và B để điều trị vàng da, hạ men transaminasa.

 

Đối với trẻ em

Điều trị tiêu chảy ở trẻ em kết hợp sử bụng Bicarbonat Natri 0,25g kết hợp với 1g ô mai (đối với trẻ em dưới 1 tuổi) hoặc 1,5g ô mai (đối với trẻ em trên 1 tuổi). Sử dụng mỗi ngày 3 lần.

 

Liều lượng sử dụng ô mai và các loại thảo mộc khác trong việc điều trị các bệnh khác nhau

Liều lượng sử dụng ô mai và các loại thảo mộc khác trong việc điều trị các bệnh khác nhau

5. Bảo quản

Bảo quản ô mai ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng nát, khô kín, nên sử dụng gói hút ẩm để sử dụng ô mai trong thời gian dài.

 

Dàn ý số 5

Ô mai còn gọi là Hạnh, Khổ hạnh nhân, Abricotier ( Pháp) dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh với nguyên tên là Mai thực, là quả gần chín của cây Mơ ( Prunus Mume (Sieb et Zuce) được gia công chế biến phơi hay sấy khô, cây Mơ thuộc họ Hoa Hồng ( Rosaceae).

 

Cây Mơ mọc hoang hay được trồng nhiều tại các tỉnh miền Bắc nước ta như Sơn tây, Hà nam, Ninh bình, Thanh hóa, Nghệ an, Hà tĩnh. Các nước như Nhật bản, Trung quốc, Acmenia cũng có cây Mơ.

 

Tính vị qui kinh:

 

Ô mai vị chua, tính bình, qui kinh Can Tỳ Phế Đại tràng.

 

 

Tác dụng dược lý:

 

A.Theo Y học cổ truyền:

 

Ô mai có tác dụng liễm phế, sáp tràng, sinh tân, an hồi.

 

Chủ trị các chứng: ho lâu ngày do phế hư ( phế hư cửu khái), chứng tiêu chảy và lî kéo dài ( cửu tả, cửu lî), mồm khát do hư nhiệt ( hư nhiệt khẩu khát), chứng đau bụng do lãi đũa ( hồi quyết phúc thống).

 

Trích đoạn Y văn cổ:

 

Sách Bản kinh: " hạ khí, trừ nhiệt phiền mãn, an tâm, chỉ chi thể thống ( trị đau tay chân), chứng chân tay tê dại không cử động được ( thiên khô bất nhân, tử cơ), trị nốt ruồi, làm tiêu thịt thối ( Khu thanh hắc trí thực ác nhục).

Sách Danh y biệt lục: " khứ tý lợi cân mạch, chỉ hạ lî mồm khô".

Sách Bản thảo cương mục: " liễm phế sáp tràng, chỉ cửu thâu tả lî, phản vị ế cách, tiêu thũng sưng đàm".

B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

 

Trên thực nghiệm súc vật chứng minh Ô mai làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.

Ô mai có tác dụng ức chế ruột cô lập của thỏ. Cổ phương Ô mai hoàn làm thư giãn cơ Oddi và tăng tiết mật.

Nước sắc Ô mai có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu khuẩn ( tụ cầu vàng), liên cầu khuẩn viêm phổi, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn salmonella typhi, shigella sonnei cùng nhiều loại trực khuẩn khác và một số nấm gây bệnh.

Tác dụng chống dị ứng: Trên súc vật thí nghiệm, nước sắc Ô mai có tác dụng giảm tỷ lệ tử vong của chuột lang gây choáng bằng chất albumin.

Tác dụng chống ung thư: in vitro Ô mai có tác dụng ức chế trên 90% ung thư cổ tử cung ( ở người) loại JTC26.

Ứng dụng lâm sàng:

 

1.Trị trĩ nội: Lục Đức Viêm dùng Ô mai chế thành thuốc chích ( mỗi ml có hàm lượng 0,4g thuốc sống, mỗi lần dùng 5 – 10ml, không quá 30ml tối đa), cho bệnh nhân nằm nghiêng, gây tê vô trùng, cho búi trĩ ra ngoài hậu môn, chích vào trung tâm búi trĩ vào tầng dưới niêm mạc cho đến khi búi trĩ thay màu. Đã trị các loại nội trĩ, trĩ hỗn hợp 110 ca kết quả tốt ( Tạp chí Trung y Giang tô 1980,5:29).

 

2.Trị viêm gan do virus : Ô mai 40 – 50g ( trẻ em giảm liều) gia 500ml nước sắc đặc còn 250ml chia 2 lần uống ngày 1 thang, đồng thời uống thêm vitamin C và B. Đã trị 74 ca, 66 ca kết quả tốt, có kết quả 7 ca, không kết quả 1 ca, thuốc có tác dụng hạ men transaminasa, hết vàng da và cải thiện triệu chứng lâm sàng ( Từ Tuyền, Tạp chí Trung tây y kết hợp 1986,11:694).

 

3.Trị tiêu chảy trẻ nhỏ: Mã nghiệp Canh dùng:

 

trẻ em dưới 1 tuổi: Ô mai 1g, Bicarbonate Natri 0,25g.

trẻ em trên 1 tuổi: Ô mai 1,5g, Bicarbonate Natri 0,25g.

Uống ngày 3 lần, mỗi lần liều lượng như trên, 3 ngày là 1 liệu trình. Đã trị 67 ca, khỏi 65 ca, tốt 1 ca, không kết quả 1 ca, tỷ lệ kết quả 98,5% ( Tạp chí Trung tây y kết hợp 1988,6:566).

 

4.Trị tiêu chảy khát nước:

 

Ngọc huyền hoàn ( Cổ phương): Ô mai, Thiên hoa phấn, Cát căn, Hoàng kỳ, Mạch môn đều 10g, Cam thảo 3g, luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần, hoặc sắc nước uống.

5.Trị ho lâu ngày:

 

Ô mai cao: Ô mai lượng vừa đủ nấu thành cao, mỗi tối uống với mật ong trước khi ngủ. Thuốc có tác dụng trị ho lâu ngày, người mệt mõi.

Nhất phục tán: Ô mai, Hạnh nhân, Bán hạ, A giao ( hòa uống), Sinh khương đều 10g, Cù túc xác 5g, Tô diệp 6g, Cam thảo 3g, sắc uống.

6.Trị kiết lî:

 

Cố tràng hoàn: Ô mai, Nhục đậu khấu, Thương truật, Phục linh, Đảng sâm đều 10g, Cù túc xác 5g, Mộc hương 5g, Cam thảo 3g làm thành hoàn, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần hoặc sắc uống. Trị kiết lî lâu ngày: Ô mai 2 – 3 quả thêm nước vào đun sôi 15 phút, dùng uống thay nước trong ngày. Trị kiết lî, khát nước.

7.Trị giun lãi: đau bụng hoặc nôn ra lãi đũa.

 

Ô mai hoàn ( cổ phương): Ô mai, Phụ tử, Đương qui, Đảng sâm đều 10g, Hoàng liên, Hoàng bá, Can khương, Xuyên tiêu đều 5g, Quế chi 6g, Tế tân 3g, tán bột mịn luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần hoặc sắc uống. Trị nôn ra lãi, lãi chui ống mật, đau bụng do lãi đũa.

Ô mai, Binh lang, Khổ luyện căn bì, Sử quân tử đều 10g, sắc uống. Trị giun chui ống mật.

Ô mai, Đại hoàng, Mang tiêu, Binh lang, Chỉ thực, Khổ luyện căn bì đều 10g, Mộc hương, Can khương đều 5g, Tế tân 3g, sắc uống. Trị đau bụng do giun gây tắt.

Ô mai 2 qủa thêm 300ml nước, đun sôi 15 phút, cho đường đủ ngọt, uống tối trước lúc ngủ. Trị giun chui ra mồm mũi.

8.Trị băng huyết:

 

Ô mai 7 quả thiêu tồn tính, tán nhỏ chia làm 3 lần uống trong ngày, dùng nước cơm chiêu thuốc.

Ngoài ra người ta còn dùng nước cất hạt mơ ( có độc) để trị ho, nôn, đau dạ dày. Mỗi lần uống 0,5 – 2ml, liều tối đa cả ngày 6ml. Dầu hạt mơ làm thuốc bổ, thuốc nhuận tràng, liều 5 – 15ml dùng dưới hình thức thuốc sữa, dầu hạt mơ còn dùng làm thuốc bôi trừ nẽ da, bôi tóc cho trơn và bóng. Rượu mơ dùng làm thuốc bổ giúp ăn ngon cơm, đỡ khát nước. Có thể pha nước uống giải khát, ngày uống 30 – 60ml.

 

Cách chế rượu mơ: mơ chín mua về rửa sạch, đẻ ráo nước cho vào bình kín. Cứ 1 cân mơ cho thêm 1 lít rượu 50 độ, ngâm trong thời gian 1 tháng trở lên, gạn lấy rượu, thêm vào bã còn lại 1 lít rượu 50 độ mới, lại ngâm từ 1 tháng trở lên, gạn lấy rượu, những quả mơ còn lại có thể ướp muối làm ô mai.

 

Liều lượng dùng và chú ý:

 

Liều thường dùng: 10 – 30g cho vào thuốc sắc. Dùng ngoài theo yêu cầu, tán nhỏ đắp ngoài. Trường hợp dùng cầm máu, trị tiêu chảy, nên sao cháy.

Chú ý: thuốc có tác dụng thu liễm nên không dùng độc vị trong trường hợp có thực nhiệt tích trệ.

Leave a Comment