5 dàn ý biểu cảm về món bún bò huế

Dàn ý số 1 I) Mở bài : Giới thiệu món ăn ( Món ăn đó là gì , ăn ở đâu và thời điểm ? ) II) Thân bài : a) Trước khi ăn …

Dàn ý số 1

I) Mở bài : Giới thiệu món ăn ( Món ăn đó là gì , ăn ở đâu và thời điểm ? )

II) Thân bài :

a) Trước khi ăn bạn thấy thế nào :

_ Ngửi có mùi thơm như là mùi … ( Mùi bạn đã ngửi thấy nó ra sao ?)

_ Thấy trông là đẹp mắt , cảm thấy rất sung sướng

_ Gợi em nhớ … ( Nhớ đến quê huơng đất nước con người VN , ông bà , cha mẹ , đã nấu cho mình ăn

b) Sau khi ăn cảm thấy thế nào :

_ Mùi trong miệng vị như thế nào

_ Làm cho mình rất muốn thèm ăn và nhớ nhiều hơn nữa

_ Rất hạnh phúc được ăn món ngon mà chính mọi người làm ra cho mình

c) Món ăn nói về truyền thống gì ? ( Miền Nam , Trung hay Nam )

III) Kết bài : Cảm nghĩ của mình khi hưởng thức món ăn

Dàn ý số 2

I) Mở bài :

Thành phố Huế từ lâu đã nổi tiếng với vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính của đền đài, lăng tẩm. Đến với mảnh đất cố đô, du khách sẽ ngỡ như mình đang lạc lối vào một xứ sở của thời xa xưa. Không chỉ có những công trình nguy nga, cố đô Huế còn “níu chân” du khách bởi nền ẩm thực hết sức phong phú và đặc sắc.

 

2. Thân bài:

Nhắc tới ẩm thực xứ Huế mà không nhắc đến bún bò Huế thì quả là một điều thiếu sót. Món ăn vang danh ba miền và trên khắp thế giới bởi hương vị đặc trưng của mảnh đất cố đô. Đây chính là một trong những niềm tự hào của người dân vùng đất kinh kỳ. Hãy cùng với Viet Fun Travel khám phá nghệ thuật ẩm thực xứ Huế hội tụ trong món bún bò Huế này nhé!

 

Đôi nét về bún bò Huế

 

Bún bò Huế có nguồn gốc ban đầu là một món ăn trong cung đình Huế xưa. Giờ đây, nó đã trở thành một món ăn dân dã của người dân vùng đất cố đô. Thời gian trôi qua, nguyên liệu và cách chế biến bún bò Huế có thể thay đổi nhưng nó vẫn luôn hội tụ những tinh hoa của ẩm thực Huế: cầu kỳ, tỉ mỉ, đặc sắc.

 

 

Bún bò Huế – “Linh hồn” của ẩm thực xứ Huế (ảnh: Internet)

 

Trong tour du lịch Huế, ắt hẳn du khách sẽ không thể nào cưỡng lại được sức hấp dẫn của tô bún bò Huế nóng hổi, thơm lức. Bún bò xứ Huế ngon đến nỗi Anthony Bourdain – một đầu bếp nổi tiếng của Mỹ cũng phải thốt lên rằng: “Bún bò Huế chính là món ‘súp’ ngon nhất mà tôi từng được thưởng thức”.

 

Nguyên liệu chính để nấu bún bò là thịt bắp bò, giò heo, thịt bò, chả, tiết để tạo màu đỏ đặc trưng cho nước dùng. Cũng giống như các món bún khác, nước lèo chính là “linh hồn” của bún bò Huế. Để nấu được nước dùng ngon, người nấu phải biết cách phối hợp một cách tinh tế giữa nước xương, mắm ruốc – gia vị góp phần tạo nên nét đặc trưng của bún bò Huế, sả tươi và ớt đỏ.

 

Với những nguyên liệu đơn giản nhưng qua bàn tay chế biến tài tình, tinh tế của người Huế đã tạo nên một món ăn mang hương vị đặc trưng của mảnh đất cố đô. Lại nhắc đến đặc trưng của ẩm thực Huế không thể không nhắc đến vị cay. Tô bún bò Huế đỏ rực màu ớt, cay đến chảy nước mắt nhưng ai cũng phải xuýt xoa vì ngon vô cùng.

 

 

Màu sắc hấp dẫn của tô bún bò đậm chất ẩm thực xứ Huế (ảnh: Internet)

 

Để trung hòa vị béo, vị cay của tô bún bò Huế, người ta thường ăn kèm với rau sống, giá, rau húng và chút hoa chuối… Tô bún bò mới múc ra nóng hổi nghi ngút khói, thực khách vội vắt miếng chanh, thả tý ớt rồi ăn xì xụp. Có thể nói, một tô bún bò Huế đã hội tụ mọi tinh hoa của ẩm thực: chua, cay, thơm, ngọt, béo.

 

Món bún bò Huế còn được Tổ chức Kỷ lục Châu Á bình trọn là 1 trong 12 món ăn Việt Nam đạt giá trị “ẩm thực Châu Á”.

 

Ăn bún bò Huế ở đâu ngon?

 

Cùng với bánh bèo, bánh nạm, bánh bột lọc, bún bò Huế chính là niềm tự hào ẩm thực của người dân xứ Huế mộng mơ. Không chỉ là một đặc sản du lịch Huế, bún bò còn là món ăn “quốc hồn quốc túy” của ẩm thực Việt Nam. Chính vì vậy, trên khắp dải đất hình chữ S, du khách dễ dàng tìm thấy những hàng quán bán bún bò Huế.

 

 

Khách Tây thưởng thức bún bò Huế tại một quán ăn ven đường (ảnh: Internet)

 

Tuy nhiên, được thưởng thức món ăn này tại chính quê hương sinh ra nó thì du khách mới cảm nhận được hết tinh túy của món ăn này. Vì là một đặc sản hàng đầu nên khắp mọi hàng quán tại mảnh đất kinh đô Huế đều có bán bún bò Huế. Không kể đến các nhà hàng sang trọng, một tô bún bò Huế thường được bán với mức giá bình dân khoảng 20.000 – 30.000 đồng.

III) Kết bài

Một số địa chỉ bán bún bò ngon mà du khách có thể tham khảo như chợ Đông Ba, chợ Hai Bà Trưng, đường Lý Thường Kiệt, quán bún bò Mệ Kéo bên bến Bạch Đằng, quán bún O Cẩm ở đường Trần Cao Vân, bún bò Mụ Rớt… Ngoài ra, khắp nơi tại mảnh đất cố đô, du khách dễ dàng bắt gặp những gánh hàng rong bán bún bò với nồi nước dùng thơm lừng, nghi ngút khói.

Dàn ý số 3

1. Mở bài:

Huế không chỉ là điểm đến với những danh lam thắng cảnh đầy thơ mộng, những di tích lịch sử cổ kính mà còn là “thiên đường ẩm thực”. Nói đến Huế, người ta sẽ nói ngay đến món bún bò Huế, một món ăn nức tiếng, đi đâu cũng được người người, nhà nhà biết đến.

 

2. Thân bài:

Bún bò Huế không còn là món ăn xa lạ đối với người dân khắp cả nước. Đi một vòng Hà Nội hay Đà Nẵng thậm chí ở thành phố Hồ Chí Minh ta dễ dàng bắt gặp những quán ăn mang tên “bún bò Huế”. Nhưng có lẽ, để tìm được hương vị và sự đậm đà của món bùn bò Huế chính gốc thì ít có nơi nào đáp ứng được trừ mảnh đất có dòng sông Hương và cầu Tràng Tiền.

 

Để làm được một tô bún bò chính gốc Huế cần phải có thịt bắp bò, bún, thịt bắp bò, giò heo, chả (thịt bò quết nhuyễn), tiết luộc cùng nước dùng có màu đỏ đặc trưng. Thành phần tuy đơn giản là thế nhưng dưới cách chế biến tài tình, tinh tế đến mức cầu kỳ của người Huế thì bún bò đã trở thành một thương hiệu riêng của đất cố đô, chính điều đó đã tạo cho món ăn sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

 

Bất kì tô bún hay phở nào cũng vậy, muốn ngon đậm đà thì cốt ở cái nước lèo và bún bò Huế cũng không ngoại lệ. Để nấu được một nồi nước lèo cho món bún bò Huế không phải đơn giản. Nước lèo phải hầm từ xương bò với một vài loại củ. Nấu nước phải thật trong và nếm gia vị sao cho khi nếm chỉ thấy vị ngọt của nước xương thịt hầm. Đặc biệt trong nước dùng của bún Huế, người Huế thường nêm vào một ít mắm ruốc – đây là loại mắm rất riêng của người Huế và cũng là hương vị truyền thống mà rất ít ai bắt chước được. Mắm ruốc đúng liều lượng sẽ tạo mùi thơm phảng phất và vị ngọt đậm đà cho món ăn. Tinh dầu của sả có mùi thơm nồng giúp trung hòa mùi mắm ruốc. Khi kết hợp với tiêu, hành, nước mắm sẽ trở nên dịu và ngạt ngào thơm thu hút thực khách.

 

Bên cạnh nước lèo thì sợi bún bò Huế cũng là yếu tố tạo nên sự khác biệt của món bún bò Huế. Sợi bún Huế được người làm nhào, nặn, quết, vắt bằng tay nên có hình dạng to hơn bún Bắc và bún Nam. Bún ngon phải là bún được làm bằng bột gạo pha chút bột lọc với tỷ lệ vừa phải để cho con bún ướt, ngon và dai hơn.

 

Đi cùng với tô bún bò Huế bao giờ cũng có một đĩa rau sống ăn kèm gồm một nhúm giá sống trắng nõn, mấy cọng rau húng thơm, chút hoa chuối thái mỏng tang, cùng lát chanh tươi thơm lừng… thành ra một tô bún bò Huế có đủ vị cay, thơm, ngọt, béo và cũng rực rỡ sắc màu với xanh của rau, đỏ của ớt, vàng của chả cua và trắng nõn nà của sợi bún…

 

Bún bò Huế chỉ là một món ăn bình dân mà ta dễ dàng bắt gặp trên vỉa hè của một cô hàng rong, hay trong một góc chợ, một cửa hàng nhỏ nhỏ cuối ngõ. Nhưng đó là món ăn được rất nhiều người thích thú thưởng thức và tấm tắc khen ngon. Một đầu bếp nổi tiếng của Mĩ, Anthony Bourdain cũng đã phải thốt lên rằng “Bún bò Huế là món 'súp' ngon nhất thế giới mà tôi từng thưởng thức".

 

3. Kết bài:

Mặc dù trải qua nhiều năm tháng, với nhiều phá cách, sáng tạo mới lạ khác nhau, nhưng người dân xứ Huế mộng mơ vẫn giữ cho mình, cho đặc sản quê hương những gì bình dị nhất, truyền thống nhất, cổ xưa nhất. Đây chính là nét riêng biệt nhất của bún bò Huế.

Dàn ý số 4

1. Mở bài:

 

* Giới thiệu chung:

 

– Bún bò Huế là món ăn binh dân được nhiều người ưa thích.

 

– Những quán bún tiếng rất đông khách.

 

2. Thân bài:

 

* Nguyên liệu và cách chế biến:

 

* Cách thức làm một bát bún

 

* Cách ăn:

 

 

3. Kết bài:

 

* Cảm nghĩ của em:

 

Dàn ý số 5

1. Mở bài:

Nhắc đến Huế là nhắc đến một mảnh đất mơ mộng, nên thơ với những con người dịu dàng, tinh tế. Không chỉ vậy, du khách mọi nơi còn nhớ đến Huế bởi nền ẩm thực hấp dẫn, tiêu biểu nhất là món bún bò Huế. Đây là một món ăn đặc sản để lại trong lòng người thưởng thức những dư vị khó quên.

 

2. Thân bài:

Theo truyện kể của dân gian, thủy tổ của nghề làm bún là Bà Bún ở Vân Cù. Do sự ganh ghét nên nhiều người tung tin đồn vùng đất đó bị mất mùa là do bà đem gạo nghiền nát ra để làm bún nên bị thần linh trách phạt. Cuối cùng, Bà Bún vì muốn gắn bó với nghề nên đã chọn cách ra đi. Tại vùng đất Vân Cù, bà đã lập nghiệp và truyền lại nghề làm bún cho các thế hệ sau của đất nước Việt Nam. Nhân dân ta có câu: "Hoành Sơn nhất đái chim về cội, vạn đại dung thân đọi bún bò" để tưởng nhớ về công lao của người phụ nữ ấy. Tuy Bà Bún không còn nữa nhưng món bún Huế vẫn mãi đọng lại hương vị trong lòng mỗi chúng ta.

 

Món ăn này được tạo nên bởi các nguyên liệu phong phú như: bún, xương bò, thịt bò, móng giò, chả giò, gừng, sả, hành tây, bột canh, đường, mắm ruốc, hành lá, mùi tàu, giá đỗ, húng quế, xà lách, hoa chuối, chanh, ớt,…Bao nhiêu nguyên liệu cũng là bấy nhiêu hương vị khác nhau tạo nên món bún bò đặc trưng riêng của xứ Huế trữ tình.

 

Các công đoạn thực hiện nấu món bún bò Huế cần rất nhiều sự khéo léo và tỉ mỉ. Trước hết cần rửa sạch các nguyên liệu và để cho ráo bớt nước. Sau đó, chặt giò heo thành từng khúc, băm nhỏ hành, tỏi, đập dập sả và thái thịt bò theo từng miếng thật mỏng và ướp gia vị để chúng ngấm đều vào từng thớ thịt. Tiếp theo chúng ta chần móng giò, xương qua nước sôi với sả để loại bỏ hết những bọt bẩn rồi vặn nhỏ lửa để ninh nhừ. Như vậy, thịt và xương sẽ mềm và chín đều. Khi thịt đã chín thì vớt ra và nêm mắm ruốc, đường, muối, nước mắm vào nồi nước dùng cho phù hợp với khẩu vị của mình. Tiếp đến, chúng ta luộc chín tiết rồi thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Đun sôi dầu ăn rồi cho hành, sả, ớt đã băm nhuyễn vào xào cho vàng thơm. Đổ hỗn hợp này vào nước dùng để tạo màu đồng thời cũng là để món bún bò Huế có đầy đủ các gia vị. Xương bò hầm khoảng hai tiếng là vừa đủ để xương mềm và ngọt.

 

Để thưởng thức món ăn này một cách đậm đà nhất, chúng ta để bún vào tô, cho thêm chả giò, thịt bò đã ướp, tiết, móng giò, hành tây thái lát, hành lá, giá đỗ và chan nước dùng. Chúng ta trang trí món ăn cùng với các loại sau sống như rau mùi, húng quế, xà lách và vắt thêm một chút chanh để bún bò trở nên đậm vị hơn, khi ăn sẽ không có cảm giác ngấy. Thưởng thức bún bò khi nóng hổi sẽ rất ngon, vị ngọt của xương hầm và thịt, vị the, cay của sả cùng các gia vị sẽ khiến những ai thưởng thức khó lòng mà quên được. Màu trắng của những sợi bún, màu ngà của khoanh giò, màu xanh của rau sống, màu đỏ của ớt, màu nâu đỏ của thịt bò,…đã làm nên một tô bún đầy màu sắc. Sẽ thật tuyệt vời biết bao nhiêu nếu ta thưởng thức món bún bò Huế nòng hổi giữa những ngày se lạnh và nghe những câu chuyện về cuộc sống hàng ngày của những người dân xứ Huế qua giọng nói nhẹ nhàng của họ. Đây là món ăn truyền thống của người dân nơi đây. Bún bò Huế thường có giá ba mươi ngàn đồng một tô. Đây là một giá cả hợp lí cho món ăn đặc sản đầy chất dinh dưỡng với hương vị béo ngậy, thơm nồng vô cùng quyến rũ.

 

3. Kết bài:

Ngày nay, món ăn này đã trở nên phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành nước ta, thu hút nhiều người thưởng thức. Đây cũng là món ăn làm phong phú thêm nền ẩm thực Việt Nam. Tuy là món ăn bình dị nhưng sức hấp dẫn của nó đối với các du khách nước ngoài là vô cùng lớn.

Leave a Comment