5 dàn ý biểu cảm về người bà của em

Dàn ý số 1 I. Mở bài: Giới thiệu nhân vật em định tả   Gia đình em sống ở một vùng quê yên bình, gồm 4 người là bà nội, ba mẹ em và …

Dàn ý số 1

I. Mở bài: Giới thiệu nhân vật em định tả

 

Gia đình em sống ở một vùng quê yên bình, gồm 4 người là bà nội, ba mẹ em và em. Gia đình em rất yêu thương nhau, em là người được yêu thương nhất. trong gia đình, thì bà là người thân thiết với em nhất. Ba mẹ em luôn bận rộn với công việc nên bà là người mà em hay tâm sự, chia sẻ nhiều chuyện vui buồn trong học tập và cuộc sống. Bà là người em yêu nhất trong gia đình, em rất yêu quý bà.

 

II. Thân bài:

 

1. Tả ngoại hình của bà nội

 

– Năm nay bà nội em 70 tuổi

 

– Dáng bà cao ráo, vì già nên giờ bà hơi khom khom

 

– Mái tóc bà bạc trắng

 

– Bà có khuôn mặt trái xoan, trông rất đẹp lão

 

– Vầng trán bà cao ráo

 

– Mũi bà cao và thẳng

 

– Bà có hàng lông mày dày và rậm

 

– Đôi môi bà nhốm đỏ do nhai trầu

 

– Bà thường mặc đồ bà ba và búi tóc

 

– Bà có nước da đen ngăm ngăm

 

– Bà thường đi dép hài làm bằng nhung

 

2. Tả tính tình của bà nội

 

– Bà rất hiền hòa và yêu thương mọi người xung quanh

 

– Đôi lúc bà rất nghiêm khắc

 

– Bà luôn quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh

 

– Bà luôn lắng nghe và thấu hiểu mỗi khi em có chuyện buồn

 

– Bà yêu con nít và thương chúng

 

3. Tả hoạt động của bà nội

 

– Lúc chưa nghỉ hưu bà là giáo viên

 

– Khi về già bà vẫn còn yêu nghề, nên bà dạy em và lũ nhỏ trong xóm học

 

– Bà giúp bà con trong xóm thực hiện các hoạt động văn hóa nghệ thuật

 

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bà nội

 

– Em rất yêu bà nội

 

– Em sẽ sống thật tốt để không phụ lòng bà

 

– Em sẽ cố gắng để trở thành một người như bà

Dàn ý số 2

1. Mở bài

 

* Giới thiệu bà ngoại kính yêu của em

 

– Bà ngoại của em năm nay bao nhiêu tuổi?

 

– Gia đình em sống cùng bà hay bà sống ở quê?

 

2. Thân bài

 

– Giới thiệu qua về sức khỏe của bà: còn khỏe và đẹp lão, đã yếu và chậm đi nhiều,…

 

– Miêu tả dáng người, dáng đi của bà

 

– Miêu tả các đặc điểm: làn da, mái tóc, nụ cười, đôi mắt, đôi tay,…

 

– Miêu tả tính cách của bà: hiền hậu, nhân từ, vui vẻ

 

– Miêu tả các thói quen hàng ngày của bà: đọc báo, trồng rau, ăn trầu,…

 

3. Kết bài

 

– Tình cảm của em đối với bà ngoại kính yêu: Kính trọng, yêu quý và biết ơn

Dàn ý số 3

1. Mở bài

 

– Giới thiệu chung

 

– Bà là người gắn bó và yêu thương em

 

2.Thân bài

 

– Ngoại hình của bà:

 

+ Dáng người nhỏ nhắn, mảnh khảnh.

 

+ Khuôn mặt phúc hậu

 

+ Tóc : bạc

 

+ Da: nhiều vết nhăn; có những vết chân chim đồi mồi

 

+ Tay, chân: hơi yếu

 

– Tính cách của bà:

 

+ Luôn lo toan cho các con các cháu

 

+ Một lòng hướng thiện

 

+ Hay giúp đỡ người khác

 

+ Luôn khuyên bảo con cháu làm theo những điều đúng đắn

 

– Sở thích của bà:

 

+ Ăn trầu

 

+ Tham gia những hoat động cộng đồng tại địa phương

 

 

 

– Ý nghĩa của bà đối với cuộc đời tôi:

 

+ Nuôi dưỡng tâm hồn

 

+ Hình thành nhân cách tôi

 

3. Kết bài

 

Khẳng định lại lần nữa tình cảm đối với bà.

Dàn ý số 4

I. Mở bài

 

– Vai trò của gia đình (nếu đối tượng biểu cảm là cha mẹ, anh chị…) đối với mỗi người.

 

– Giới thiệu về người thân mà em yêu quý: Người đó là ai?

 

– Khái quát những tình cảm mà em dành cho người thân đó: yêu quý, kính trọng, ngưỡng mộ,… (ông bà, cha mẹ,…) / yêu mên, cảm phục (anh chị, bạn bè,…)

 

II. Thân bài

 

– Cảm nghĩ những nét ấn tượng nhất về ngoại hình người thân đó: yêu mái tóc mẹ dài và đen, thương dáng mẹ gầy guộc tảo tần, thương đôi tay mẹ xương xương, rám nắng,…./ thương mái tóc cha đã điểm bạc, yêu dáng vẻ mạnh mẽ, rắn rỏi của cha,… (kết hợp biểu cảm trực tiếp với biểu cảm gián tiếp).

 

– Biểu cảm những nét tiêu biểu về tính cách, sở thích, lối sống

 

– Cảm nghĩ về những tính cách của người thân (nêu lên những tình cảm, cảm xúc đối với những đặc điểm tính cách của người thân). Chẳng hạn, kỉ niệm về một lần mắc lỗi được mẹ bảo ban, nhắc nhở / được cha động viên về một thành công trong học tập.

 

– Cảm nghĩ về ảnh hưởng của người đó tới cuộc sống của em và những thành viên khác trong gia đình

 

– Gợi lại những kỉ niệm của em với người ấy

 

III. Kết bài

– Những cảm xúc về tình mẫu tử / tình phụ tử,… và khẳng định tình yêu, lòng quý trọng, sự tôn kính,… đối với người thân của mình.

 

Dàn ý số 5

Mở bài: Giới thiệu người định kể.

Bà ngoại là người mà em yêu nhất và cũng là người chăm sóc và cưng chiều em nhất.

Thân bài:

* Miêu tả và biểu cảm về ngoại hình:

 

– Bà bao nhiêu tuổi, khoẻ hay yếu, có những nét gì đặc biệt? (Bà năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn nhanh nhẹn. Bà thường mặc áo bà ba trắng với quần dài đen rất giản dị)

 

– Những biểu hiện của tuổi già qua mái tóc, nếp nhăn trên mặt, ánh mắt, miệng, răng, lưng, da dẻ, dáng đi…

 

– Dáng người nhỏ nhắn, thanh tú.

 

+ Mái tóc dài nhưng bạc phơ giống như những bà tiên trong truyện cổ tích. Khuôn mặt có nhiều nếp nhăn, mỗi khi bà cười những nếp nhăn đó hằn lên rất rõ.

 

+ Đôi mắt bà còn rất sáng.

 

+ Nước da đã chuyển sang màu nâu có điểm những chấm đồi mồi.

 

+ Bàn tay nổi rõ những đường gân xanh.

 

* Miêu tả và biểu cảm về tính tình:

 

– Những thói quen và sở thích của bà: mặc dù đã lớn tuổi, nhưng bà vẫn thích làm việc nhà (quét nhà, nấu cơm). Bà thích ăn trầu mặc dầu chỉ còn vài cái răng. Bà thích trồng cây và chăm sóc cây cối trong nhà.

 

– Mối quan hệ của bà với con cháu, hàng xóm: Bà là người yêu thương con cháu, chăm sóc chúng tôi từng li từng tí, dạy chúng tôi những điều tốt, điều hay. Bà thường kể truyện cổ tích cho chúng tôi nghe. Đối với hàng xóm bà cư xử rất tốt, ai cũng yêu mến bà).

 

* Kể về kỉ niệm về bà:

 

– Những đêm trăng sang, nằm nghe bà kể chuyện cổ tích.

 

– Ngày tết, cùng ông bà đi chúc tết họ hàng.

 

– Một lần làm vườn cùng bà, được bà chỉ bảo.

 

* Suy nghĩ về vai trò của ông/bà trong cuộc sống.

 

– Ngó lên nuột lạt mái nhà

Bao nhiêu nuột lạt, nhớ ông bà bất nhiêu.

 

– Cây kia ăn quả ai trồng

Sông kia uống nước hỏi dòng từ đâu.

– Cảm ơn có ngoại trên đời,

Đã sinh được mẹ, sinh thời cháu, con.

Thương ngoại nhiều tuổi héo mòn,

Cầu trời ngoại khoẻ, cháu con vui mừng.

 

Kết bài: Tình cảm của em đối với bà:

– Nghĩ về vai trò và tầm quan trọng của ông bà đối với gia đình và trach nhiệm của bản thân đối với ông bà của mình. (Em yêu quý bà, mong bà sống thật lâu, thật khoẻ mạnh. Em cố gắng học giỏi để bà vui lòng).

 

Leave a Comment