5 dàn ý biểu cảm về người bố của em

Dàn ý số 1 Mở bài: Dùng một câu thơ, câu ca dao, bài hát hay một ý trong câu chuyện nổi tiếng để dẫn dắt đề tài. Ví dụ: nói về mẹ dùng câu …

Dàn ý số 1

Mở bài: Dùng một câu thơ, câu ca dao, bài hát hay một ý trong câu chuyện nổi tiếng để dẫn dắt đề tài. Ví dụ: nói về mẹ dùng câu hát“riêng mặt trời chỉ có một mà thôi và mẹ em chỉ có một trên đời”. Biểu cảm cha “công cha nặng lắm ai ơi/ nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”- ca dao. Biểu cảm về chị “nhà tôi trên bến sông…chị tôi trông dễ thương bán rau chợ cầu Đông, chị tôi chưa lấy chồng”….

 

Mỗi lần nghe ai đó hát bài hát về mẹ/chị/ông…là lòng tôi lại trỗi dậy một tình yêu vô bờ dành cho mẹ/ba.. của mình. Người đã dùng cả tuổi xuân để mang đến cho tôi cuộc sống đủ đầy. Người đã dạy tôi thành một con người đúng nghĩa và chính người đã để lại trong tôi một thời tươi đẹp nhất cuộc đời.

 

Thân bài:

 

Biểu cảm về ngoại hình

Sơ lược về tên tuổi, hoàn cảnh sống, công việc của người thân ấy, ví dụ: Mẹ tôi là một người nông dân chân bùn, tay lắm, sinh ra ở một vùng biển nghèo khó và lấy theo cha làm dâu nơi đồng bằng đất mặn, phèn chua….

Biểu cảm về những chi tiết tiêu biểu của gương mặt, vóc dáng, đôi mắt, nụ cười, giọng nói (lưu ý: nên chọn những chi tiết đắc không miêu tả liệt kê như văn tả mà phải gắn với tình cảm)

Tùy thuộc vào đối tượng biểu cảm mà chọn những chi tiết khác nhau, Ví dụ người thân là cô giáo chọn biểu cảm dáng đi, ánh mắt, giọng nói. NGười thân là nông dân chọn biểu cảm thân hình, cánh tay, bàn tay, nụ cười…

Xem thêm:  Cảm nghĩ về những vui buồn tuổi thơ

+ Ví dụ biểu cảm về cha: Tôi thích sờ vào đôi bàn tay chai sạn của cha, đôi bàn tay đã cuốc đất, cày ruộng, gánh nước…

+ Về mẹ: Mẹ tôi không son phấn, không làm đẹp vì bao nhiêu tiền bà để dành nuôi tôi ăn học, những nếp nhăn trên trán in hằn dấu vết của thời gian…

 

Biểu cảm về tính cách, sở thích, lối sống, trang phục…

Biểu cảm những nét tiêu biểu về tính cách, sở thích, lối sống

+ Ví dụ: Cả một cuộc đời lam lũ nên đã hình thành tính tiết kiệm ở mẹ tôi. Dù bây giờ cuộc sống đã khấm khá hơn nhưng chẳng bao giờ tôi thấy mẹ phung phí từ hạt cơm đến tấm áo. Ấy vậy mà mẹ lại luôn rộng rãi với những người xung quanh…

 

+ Ví dụ về ông: là một cụ chiến binh, ông vẫn giữ nề nếp sinh hoạt đúng giờ. Tôi học đươc ở ông thói quen dậy sớm, tập thể dục và siêng lao động…

 

Nên chọn những nét đặc biệt trong tính cách, sở thích, lối sống của đối tượng để phân biệt người ấy với những người khác. Tránh viết gập khuôn nên đem hình ảnh thực tế của người thân mình vào một cách khéo léo.

Biểu cảm về cách đối xử của người thân với những người trong gia đình, đối với em và với mọi người

Là trung tâm của sự hòa giải trong gia đình, là tiếng cười hạnh phúc mỗi khi có người ấy.

Người thân của em đã giúp đỡ em, yêu thương em thế nào (biểu cảm những việc làm cụ thể mà chọn 1 kỉ niệm ấn tượng thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của người ấy với em).

Cách đối đãi của người ấy với hàng xóm, đồng nghiệp…

Vai trò và bài học mà đối tượng mang lại cho em

Là người nuôi dưỡng, lo lắng, giúp đỡ em để em trưởng thành và có cuộc sống sung túc.

Là người thấu hiểu, cảm thông, nguồn động lực to lớn để em vượt mọi khó khăn.

Người dạy cho em bài học quý về cách sống.

Dàn ý số 2

I. Mở bài: Giới thiệu bố của em

 

Gia đình em có 4 người là ba, mẹ, anh của em và em. Nhà em ai cũng yêu thương nhau và chăm sóc lẫn nhau. Ba mẹ em luôn cố gắng nỗ lực làm việc để nuôi chúng em ăn học nên người. Chính vì thế mà em rất yêu thương ba mẹ em. Người mà em yêu thương nhất trong gia đình là ba, người dù rất yêu thương em nhưng không bao giờ ba nói ra. Ba luôn làm tất cả mọi chuyện để chúng em được vui vẻ và no ấm.

 

II. Thân bài:

 

1. Tả ngoại hình ba của em

 

– Ba em năm nay đã 50 tuổi

 

– Ba em có dáng người cao, gầy

 

– Ba thường mặc những bộ đồ giản dị như áo thun và quần tây, ba thích mặc những đồ đơn giản và thoải mái

 

– Khuôn mặt ba rất góc cạnh, trông rất ốm.

 

– Mái tóc ba có vài sợi bạc

 

– Ba có đôi mắt long lanh biết nói

 

– Vầng trán ba rất cao

 

– Mũi ba cao và thẳng

 

– Đôi môi của ba dày và tươi

 

– Đặc điểm nổi bật của ba về khuôn mặt là có nốt rồi to ngay cạnh mắt phải

 

2. Tả tính tình của ba

 

– Ba rất yêu thương cả nhà

 

– Ba rất hiền nhưng đôi khi cũng rất nghiêm khắc

 

– Ba đối xử với mọi người rất thân thiện và hiền hòa

 

– Ba luôn giúp đỡ mọi người trong bất kì công việc gì

 

– Điều em yêu nhất ở ba là ba luôn yêu thương mọi người

3. Tả hoạt động của ba

 

– Ở nhà ba rất thích trồng cây và chăm sóc cây

 

– Công việc chính của ba là làm công nhân ở nhà máy

 

– Ba làm từ sáng đến tối

 

– Ba đã chịu nhiều cực khổ để chúng em được như ngày hôm nay

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về ba

– Em yêu ba như thế nào?

– Em hứa với ba sẽ trở thành người như thế nào để không phụ tình yêu thương của ba.

– Em sẽ sống tốt để ba mẹ vui lòng.

Dàn ý số 3

I/ Mở bài

 

    Dẫn dắt giới thiệu về bố

 

    Cha là bóng mát giữa trời

 

    Cha là điểm tựa bên đời của con

 

   Quả đúng vậy, người cha hay người bố lúc nào cũng là chỗ dựa vững chắc cho con cái. Mỗi khi đọc đến hai câu ca dao này trong lòng em lại dâng lên tình cảm yêu quý, kính trọng với người bố của mình.

 

II/ Thân bài

 

a.Kể về ngoại hình

 

    Bố em năm nay ngoài 40 tuổi

 

    Dáng người bố cao to, khỏe mạnh với nét rắn chắc của một người thợ phu hồ.

 

    Khuôn mặt chữ điền rắn rỏi đầy vẻ cương nghị.

 

    Làn da đượm một màu bánh mật vì vất vả dãi dầu sương gió.

 

    Mái tóc bố không còn đen như trước nữa mà đã lấm tấm nhiều sợi bạc.

 

     Đôi bàn tay chai sần bê những xô cát, xi măng nặng trịch. Đôi bàn tay nứt nẻ nâng đỡ trọng trách gia đình.

 

b.  Kể về tính cách

 

     Bố em có tính cách giản dị lắm. Quần áo của bố mãi chỉ xoay quanh bộ đồ công nhân màu xanh đậm. Bố rất ít khi sắm đồ mới cho mình, bố luôn cười và nói với chị em em rằng: “Bố đi thu hồ nên cần gì nhiều quần áo, mấy cái áo xanh này là đủ rồi, mặc vừa tiện vừa đẹp”

 

     Bố là người đàn ông vô cùng chu đáo với gia đình. Ít chăm lo cho mình nhưng bố không để chị em em thiếu thốn cái gì bao giờ. Quần áo sách vở của chúng em lúc nào cũng đẹp đẽ, mới cứng. Bố bảo bố không thể để hai cô công chúa của bố thua kém bạn bè được.

 

    Bố dành trọn tình yêu thương cho ba mẹ con em. Bố giúp mẹ trong việc nội trợ. Bố dạy em học không chỉ kiến thức trong sách vở mà còn dạy em những bài học đối nhân xử thế.

 

    Là đàn ông nhưng bố em rất giỏi nấu ăn. Mẹ em là công nhân làm ca đêm  hay về muộn nên cơm nước hầu như một tay bố quán xuyến cả. Những món ăn bố làm tuy giản dị nhưng thơm nức mũi và mùi vị không kém cạnh đầu bếp chuyên nghiệp nào.

 

    Đối với họ hàng hay bà con làng xóm, bố tốt bụng và chu đáo. Trong xóm có việc cần người giúp bố không bao giờ nề hà mà sẵn sàng giúp đỡ. Vì thế mọi người ai cũng yêu quý và kính trọng bó.

 

c. Kỉ niệm và suy nghĩ về bố

 

    Em yêu nhất là nụ cười của bố. Bố cười không chỉ vì vui mà còn để động viên chúng em.

 

    Có một thời gian khoảng đầu năm lớp 6, do chưa thích nghi được với môi trường học tập mới nên kết quả học tập của em sa sút hẳn. Nhớ lúc đó, bố không hề mắng chửi mà mỉm cười khích lệ em, giúp em vượt qua khó khăn và vươn lên học tập tốt hơn.

 

    Em thích lắm đêm trung thu trăng sáng, bố ngồi giữa sân vót những nan tre để làm cho chúng em những chiếc đèn ông sao thật đẹp.

 

III/ Kêt bài

 

     Nêu cảm nghĩ về bố

 

   Công ơn dưỡng dục sinh thành bao la của bố làm sao con có thể trả hết? Vì thế em sẽ cố gắng học tập thật giỏi, trở thành một người con ngoan để bố vui lòng.

 

Dàn ý số 4

1.. Mở bài:- Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng.- Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao – dân ca ( dẫn chứng minh họa ).2. Thân bài:* Vai trò của người cha:- Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẩn tinh thần của vợ con- Cha kèm cặp, dạy dổ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp* Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:- Cha em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc Đức tính nổi bậc của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì vợ con.- Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dể gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc.- Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gaéng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng.3. Kết bài:- Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh ngang với núi cao, biển rộng.

– Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và việc làm hiếu nghĩa hằng ngày.

Dàn ý số 5

I. Mở bài

 

– Vai trò của gia đình (nếu đối tượng biểu cảm là cha mẹ, anh chị…) đối với mỗi người.

 

– Giới thiệu về người thân mà em yêu quý: Người đó là ai?

 

– Khái quát những tình cảm mà em dành cho người thân đó: yêu quý, kính trọng, ngưỡng mộ,… (ông bà, cha mẹ,…) / yêu mên, cảm phục (anh chị, bạn bè,…)

 

II. Thân bài

 

– Cảm nghĩ những nét ấn tượng nhất về ngoại hình người thân đó: yêu mái tóc mẹ dài và đen, thương dáng mẹ gầy guộc tảo tần, thương đôi tay mẹ xương xương, rám nắng,…./ thương mái tóc cha đã điểm bạc, yêu dáng vẻ mạnh mẽ, rắn rỏi của cha,… (kết hợp biểu cảm trực tiếp với biểu cảm gián tiếp).

 

– Biểu cảm những nét tiêu biểu về tính cách, sở thích, lối sống

 

– Cảm nghĩ về những tính cách của người thân (nêu lên những tình cảm, cảm xúc đối với những đặc điểm tính cách của người thân). Chẳng hạn, kỉ niệm về một lần mắc lỗi được mẹ bảo ban, nhắc nhở / được cha động viên về một thành công trong học tập.

 

– Cảm nghĩ về ảnh hưởng của người đó tới cuộc sống của em và những thành viên khác trong gia đình

 

– Gợi lại những kỉ niệm của em với người ấy

 

III. Kết bài

 

 

 

– Những cảm xúc về tình mẫu tử / tình phụ tử,… và khẳng định tình yêu, lòng quý trọng, sự tôn kính,… đối với người thân của mình.

Leave a Comment