5 dàn ý biểu cảm về nơi em ở

Dàn ý số 1 1 Mở bài Giới thiệu vài nét khái quát về quê hương hoặc nơi em đang ở.   2. Thân bài – Kể khái quát về khung cảnh nơi quê hương …

Dàn ý số 1

1 Mở bài

Giới thiệu vài nét khái quát về quê hương hoặc nơi em đang ở.

 

2. Thân bài

– Kể khái quát về khung cảnh nơi quê hương em.

– Kể chi tiết những nét đặc trưng ở quê em.

 

3. Kết bài

Nêu những suy nghĩ, tình cảm của bản thân em dành cho quê hương mình.

Dàn ý số 2

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh gì? – sông nước, biển, hồ, núi non, vịnh hay phố xá…).

 

2. Thân bài:

 

a. Tả bao quát:

 

– Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh (có thể là màu sắc của núi, mây, nước, đất, đường….).

 

b. Tả chi tiết:

 

– Cảnh bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).

 

– Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.

 

 

 

– Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.

 

– Chiều tà: Ông mặt trời gác núi để lại chút ánh sáng trên ngọn cây như những cây nến khổng lồ.

 

– Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.

 

3. Kết luận:

 

Cảm xúc của em trước cảnh đẹp đã tả.

 

• Lưu ý quan trọng: Các em có thể tả cảnh đẹp quen thuộc với các em như: cảnh con đường làng, cánh đồng lúa chín, con sông, dòng suối… không cần phải là danh lam thắng cảnh. Học sinh sống ở thành phố có thế tả cảnh phố xá, công viên.

Dàn ý số 3

– I- MB

 Quê hương là nơi mà mỗi con người có sự gắn bó sâu nặng, tha thiết.

 

II. Thân bài

 

– Quê hương là nơi mà mọi người được sinh ra và lớn lên, là cái nôi tuổi thơ đi theo ta suốt đời.

 

– Dù có đi đâu xa xôi tôi cũng sẽ luôn nhớ đến quê hương – nơi chôn nhau cắt rốn.

 

– Tôi thích nhất là dậy vào lúc sáng sớm, nhìn thấy cánh đồng lúa xanh bát ngát, từng đôi cò trắng chao liệng trên bầu trời xanh, mây trắng lững lờ trôi.

 

– Các bác nông dân ra đồng với sự hăng hái của một ngày làm việc.

 

– Cảnh vật và con người dường như chan hòa, một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp do “họa sĩ thiên nhiên" vẽ nên.

 

– Thật tuyệt đẹp!

 

– Lúc mặt trời đứng bóng, cảnh vật lúc này thật sự chìm trong cái oi bức của mặt trời.

 

– Các bác nông dân cũng đã mệt.

 

– Những buổi trưa hè oi ả, mắc một chiếc võng sau bụi tre trong vườn nằm ngủ trưa thì không còn gì bằng.

 

– Những cơn gió nhẹ thoáng qua làm cho lá tre đung đưa tạo ra tiếng kêu rì rào, xào xạc nghe thật vui tai.

 

– Những chú chim hót véo von làm tôi có cảm giác như đang lạc giữa một thiên đường.

 

– Cám xúc thật khó tả!

 

– Đêm đến, cả vùng quê như chìm vào giấc ngủ say, chỉ còn chú gà trống vẫn ngày đêm làm việc.

 

– Làng quê với sự yên bình, nhường chỗ cho các chú dế, ễnh ương kêu ồm ộp vang suốt đêm dài.

 

– Chỉ có ở làng quê, chúng ta mới thấy hết được cái thanh bình, thoang thoảng mùi hương đồng nội, gió cỏ rì rào.

 

– Vào những đêm trăng rằm, tôi nhìn thấy cả một vầng trăng tròn, sáng rực cả một không gian.

 

– Những hình ảnh, những tình cảm rất thực ấy sẽ mãi mãi in sâu trong tâm trí, sẽ không bao giờ phai mờ trong trái tim tôi.

 

III. Kết bài

 

– Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn, là chốn bình yên trong mỗi con người.

 

– Tôi tự nhủ với lòng mình sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương, đất nước mình ngày càng tươi đẹp hơn, vững mạnh hơn.

Dàn ý số 4

Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em yêu thích: Cảnh gì? ở đâu? Em đến vào dịp nào? (Một buổi sáng đẹp trời, tôi rảo bước trên đường làng quen thuộc và ngắm nhìn cánh đồng lúa chín vàng rộng mênh mông).

 

  Thân bài:

 

a) Tả bao quát:

 

  Màu sắc. mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp…) như thế nào? (Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng…).

 

b) Tả chi tiết:

 

– Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị…( Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy…).

 

– Sinh hoạt của con người trong cánh (Các bác nông dân ra đồng sớm. Trên vai quang gánh, tay cầm liềm… Các bác vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ, bắt đầu một ngày làm việc mới).

 

  Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm. gắn bó, mong có dịp trở lại…); (Đứng giữa cánh đồng như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ, hứa hẹn một mùa bội thu).

Dàn ý số 5

Dàn Ý Tả Quê Hương

Mở bài

Giới thiệu khái quát về những cảnh đẹp trên quê hương.

 

Thân bài

*Tả bao quát:

 

– Quê tên gì? Nằm ở đâu?

 

– Quê có những cảnh đẹp gì nổi bật? (cánh đồng lúa chín, dòng sông, đường làng,..)

 

*Tả chi tiết:

 

– Mùa xuân:

 

+ Cả một sắc xanh bao trùm làng quê.

 

+ Những cành đào cành mai bên nhà khoe sắc rực rỡ.

 

+ Những ruộng hoa bát ngát được người dân trồng để kiếm thêm thu nhập.

 

– Mùa hè:

 

+ Vườn nhà nào nhà nấy chi chít những trái cây chín thơm lừng.

 

+ Lúa chín trải cả thảm dài như vô tận.

 

+ Hương sen len lỏi từ tận bờ sông vào các con ngõ.

 

+ Những đứa trẻ trở nên đen nhẻm sau ba tháng hè trưa nào cũng gọi nhau í ới.

 

– Mùa thu:

 

+ Hương ổi chín thơm lừng dụ chim chóc râm ran cả một góc vườn.

 

+ Những cơn gió heo may xào xạc nhuộm vàng những chiếc lá.

 

+ Những quả bưởi chín mọng, tròn xoe như ánh trăng rằm.

 

+ Các cụ ông rủ nhau ra bờ sông, vừa tán gẫu vừa câu cá.

 

– Mùa đông:

 

+ Cây lá trơ lại những cành khẳng khiu.

 

+ Những cơn gió như xuyên qua từng thớ da thớ thịt.

 

+ Bầu trời ảm đạm một màu xám xám khiến trời đất lúc nào cũng tối sầm.

 

+ Thi thoảng bên đường nghi ngút khói của những đứa trẻ trộm khoai đi nướng.

 

Kết bài

Bày tỏ tình cảm đối với quê hương.

Leave a Comment