5 dàn ý biểu cảm về ô nhiễm môi trường

Dàn ý số 1 1. Mở bài:   – Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần chứng minh, khẳng định vấn đề: "Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con …

Dàn ý số 1

1. Mở bài:

 

– Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần chứng minh, khẳng định vấn đề: "Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người".

 

– Khẳng định: Đây là ý kiến hoàn toàn đúng đắn đã được thực tế chứng minh.

 

2. Thân bài:

 

a. Giải thích:

 

– Môi trường thiên nhiên là toàn bộ điều kiện tự nhiên xung quanh như đất, nước, không khí, hệ sinh thái….

 

– Bảo vệ môi trường thiên nhiên nghĩa là bảo vệ các yếu tố kể trên đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người.

 

– Vì vậy nhận định khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

 

b. Chứng minh:

 

– Lợi ích của môi trường thiên nhiên:

 

+ Không khí: đem lại nguồn khí thở vô tận cho con người. Khí oxi duy trì sự sống cho vạn vật, không có oxi con người sẽ không sống được. Bảo vệ không khí trong sạch, con người sẽ sống khỏe mạnh hơn.

 

+ Nguồn nước: trong cơ thể nước chiếm 75%, không có nước con người sẽ chết khát, cây cối khô héo. Nước phục vụ sinh hoạt cho con người hằng ngày, nó đóng vai trò chính trong nông nghiệp, ngư nghiệp.

 

+ Rừng: cung cấp gỗ dựng nhà cửa. Là nơi trú ngụ của các loài vật. Rừng giúp cân bằng hệ sinh thái, ngăn lũ, xói mòn đất, điều hòa khí hậu.

 

+ Đất: là nơi ta ở, xây dựng nhà cửa, trường học, trồng trọt…

 

– Hậu quả của việc hủy hoại môi trường thiên nhiên:

 

+ Lượng khí thải CO2 gia tăng từ các nhà máy, xí nghiệp.. làm biến đổi khí hậu. Trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính làm tan băng ở hai cực, nước biển dâng lên nhấn chìm các vùng đất thấp ven biển. Tầng ozone bị chọc thủng làm mất lớp bảo vệ con người trước bức phóng xạ tăng nguy cơ bị ung thư da.

 

+ Khi đất đai bị ô nhiễm, chất độc kéo theo nhiễm vào cây trồng và vật nuôi, con người ăn vào sẽ ảnh hưởng sức khỏe.

 

+Nước bị ô nhiễm, con người uống vào sẽ tích trữ chất độc hại gây các bệnh.

 

+Tài nguyên rừng có nguy cơ bị cạn kiệt do chặt phá rừng bừa bãi, khai thác khoáng sản quá mức gây ra hiện tượng lũ quét, lũ ống, sạt lở đất đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người dân.

 

Ảnh đính kèm

 

c. Biện pháp:

 

– Bảo vệ môi trường không chỉ là nhiệm vụ của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc mà còn là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại.

 

– Trồng cây, gây rừng, trồng cây quanh khu vực sinh sống.

 

– Thu gom rác thải, đổ rác đúng nơi quy định, tái chế rác thải, xử lí chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường .

 

– Hưởng ứng ngày môi trường thế giới.

 

– Sử dụng điện nước tiết kiệm, vệ sinh nhà cửa.

 

– Tuyên truyền lợi ích của môi trường

 

3. Kết bài:

 

– Khẳng định lại vấn đề.

 

– Liên hệ bản thân về việc bảo vệ môi trường.

Dàn ý số 2

A. Mở bài :

 

– Giới thiệu về môi trường và vai trò quan trọng của môi trường đối với cuộc sống con người

 

– Dẫn dắt và đưa ra vấn đề nghị luận : bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

 

B. Thân bài

 

1. Giải thích

 

– Môi trường là toàn bộ những gì bao quanh chúng ta bao gồm nguồn nước, đất đai, không khí , ánh sáng,…

 

– Bảo vệ môi trường tức là bảo vệ cho môi trường sống của chúng ta được xanh – sạch – đẹp và tránh được những tác nhân gây ô nhiễm môi trường.

 

2. Chứng minh

 

a.Vai trò của môi trường đối với cuộc sống :

 

– Môi trường sẽ cung cấp không gian sinh hoạt cho con người : xây nhà ở, sản xuất lương thực , tăng gia sản xuất …

 

– Môi trường cung cấp các tài nguyên thiên nhiên quý báu cho con người : đất , nước , không khí , sản vật từ biển , từ rừng,…

 

– Môi trường trong sạch giúp cho khí hậu được điều hòa , con người có một sức khỏe tốt

 

b. Thực trạng môi trường ở nước ta hiện nay :

 

– Môi trường ở nước ta hiện nay đang bị ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt là môi trường nước

 

– Hàng ngày có hàng ngàn tấn rác thải sinh hoạt bị đổ ra môi trường mà không qua xử lí

 

c. Hậu quả của ô nhiễm môi trường.

 

– Gây ảnh hưởng đến mĩ quan

 

– Gây ra các dịch bệnh cho con người : , ngộ độc thực phẩm ,  u não , ung thư ,

 

– Đời sống của thảm thực vật bị thu hẹp

 

– Làm biến đổi khí hậu và các hiện tượng tự nhiên

 

d. Giải pháp ;

 

– Mỗi người dân phải tự ý thức trong công tác bảo vệ môi trường

 

– Không xả rác thải bừa bãi

 

– Hạn chế sử dụng rác thải từ bao bì ni lông

 

– Thường xuyên dọn dẹp và làm sạch môi trường.

 

C. Kết bài

 

– Khẳng định môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta

 

– Khuyên con người hãy chung tay để bảo vệ môi trường

Dàn ý số 3

1. Mở bài

 

– Dẫn dắt vấn đề từ hiện tượng đời sống: Trái Đất đang nóng dần lên, băng tan ở hai cực, bầu không khí nặng khói bụi, … luôn là điều đáng lo ngại trong dân chúng về chất lượng cuộc sống ngày càng kém đi.

 

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ô nhiễm môi trường đang trở thành một vấn đề mà toàn xã hội quan tâm.

 

2. Thân bài

 

a. Giải thích hiện tượng

 

– Ô nhiễm môi trường: hiện trạng môi trường có những chất độc gây hại đến đời sống con người.

 

– Ô nhiễm môi trường gồm: ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước, ô nhiễm tiếng ồn.

 

=> Đây là hiện tượng tiêu cực, khiến sự sống của con người và sinh vật trên trái đất ngày càng bị hủy hoại.

 

b. Bàn luận

 

+ Hiện trạng

 

* Ô nhiễm đất:

 

– Đất nhiễm chất độc hóa học do chiến tranh và hoạt động phun thuốc trừ sâu, sử dụng phân bón hóa học của hoạt động nông nghiệp: nước ta bị Mỹ rải 80 triệu lít chất độc màu da cam để tàn phá miền Nam Việt Nam.

 

– Đất bị nhiễm mặn, ngập mặn do tác động của biến đổi khí hậu: một trong những nơi chịu tác động nặng nề nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Do nước biển dâng cao khiến quá trình xâm nhập mặn diễn ra nhanh hơn.

 

* Ô nhiễm nước:

 

– Hàng nghìn người tử vong mỗi năm do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm: nước sông Tô Lịch đen ngòm, bốc mùi khó chịu.

 

– Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh xảy ra hiện tượng nước nhiễm chì, kim loại nặng với một lượng lớn.

 

* Ô nhiễm không khí:

 

– Việt Nam là một trong những nước đứng đầu về ô nhiễm không khí trên thế giới.

 

– Không khí đặc biệt ô nhiễm trên các tuyến đường giao thông chính do lưu lượng khí thải từ phương tiện lưu thông quá cao.

 

+ Tác hại

 

– Con người dễ mắc các vấn đề về sức khỏe: ung thư, bệnh về đường hô hấp,..

 

– Các sinh vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

 

– Nước biển dâng, xâm chiếm đất liền (Cà Mau)

 

+ Nguyên nhân

 

– Vì ý thức của người dân còn quá kém: hay xả rác rất bừa bãi.

 

– Ý thức doanh nghiệp: thải khí thải, rác thải công nghiệp ra ngoài môi trường.

 

– Nhà nước chưa có biện pháp quản lí thiết thực, còn nhiều lỗ hổng trong công tác điều khiển bộ máy bảo vệ môi trường.

 

– Do chiến tranh, các cuộc rò rỉ nhà máy hạt nhân,..

 

+ Giải pháp ngăn chặn hiện tượng

 

– Nâng cao ý thức từng cá nhân: giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tham gia phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng túi ni lông, đồ nhựa,…

 

– Các nước giải quyết các vấn đề tranh chấp trong hòa bình.

 

– Áp dụng khoa học công nghệ vào xử lí chất thải.

 

c. Bài học nhận thức và hành động

 

– Bài học nhận thức: khẳng định hiện tượng xấu, cần phê phán, bị loại trừ

 

– Bài học hành động: rút ra hành động cụ thể cho bản thân

 

3. Kết bài

 

Khẳng định ý nghĩa, tính thời sự của hiện tượng đối với xã hội: là hiện tượng tiêu cực cần cả xã hội chung tay khắc phục.

Dàn ý số 4

I.Mở bài :

 

Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần chứng minh, khẳng định vấn đề.

Trong cuộc sống môi trường thiên nhiên đóng góp một phần rất quan trọng trong hệ sinh thái và có tác động to lớn đến con người. Nhưng hiện nay thiên nhiên đang bị tàn phá rất nặng nề. Bàn về môi trường thiên nhiên có ý kiến cho rằng : "Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người ". Đây là ý kiến hoàn toàn đúng đắn đã được thực tế chứng minh.

 

II.Thân bài :

 

a. Giải thích :

 

Môi trường thiên nhiên là toàn bộ điều kiện tự nhiên xung quanh như đất, nước, không khí, hệ sinh thái….

Bảo vệ môi trường thiên nhiên nghĩa là bảo vệ các yếu tố kể trên đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người.

Vì vậy nhận định khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

b. Chứng minh:

 

Lợi ích của môi trường thiên nhiên:

+Không khí : đem lại nguồn khí thở vô tận cho con người. Khí oxi  duy trì sự sống cho vạn vật, không có oxi con người sẽ không sống được. Bảo vệ không khí trong sạch, con người sẽ sống khỏe mạnh hơn.

 

+Nguồn nước : trong cơ thể nước chiếm 75% , không có nước con người sẽ chết khát, cây cối khô héo. Nước phục vụ sinh hoạt cho con người hằng ngày, nó đóng vai trò chính trong nông nghiệp, ngư nghiệp.

 

+Rừng : cung cấp gỗ dựng nhà cửa. Là nơi trú ngụ của các loài vật. Rừng giúp cân bằng hệ sinh thái, ngăn lũ, xói mòn đất, điều hòa khí hậu.

 

+Đất : là nơi ta ở, xây dựng nhà cửa, trường học, trồng trọt…

 

Hậu quả của việc hủy hoại môi trường thiên nhiên:

+Lượng khí thải CO2 gia tăng từ các nhà máy, xí nghiệp.. làm biến đổi khí hậu. Trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính làm tan băng ở hai cực, nước biển dâng lên nhấn chìm các vùng đất thấp ven biển. Tầng ozone bị chọc thủng làm mất lớp bảo vệ con người trước bức phóng xạ tăng nguy cơ bị ung thư da.

 

+ Khi đất đai bị ô nhiễm, chất độc kéo theo nhiễm vào cây trồng và vật nuôi, con người ăn vào sẽ ảnh hưởng sức khỏe.

 

+Nước bị ô nhiễm, con người uống vào sẽ tích trữ chất độc hại gây các bệnh.

 

+Tài nguyên rừng có nguy cơ bị cạn kiệt do chặt phá rừng bừa bãi, khai thác khoáng sản quá mức gây ra hiện tượng lũ quét, lũ ống, sạt lở đất đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người dân.

 

c. Biện pháp :

 

 Bảo vệ môi trường không chỉ là nhiệm vụ của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc mà còn là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại.

 Trồng cây, gây rừng, trồng cây quanh khu vực sinh sống.

 Thu gom rác thải, đổ rác đúng nơi quy định, tái chế rác thải, xử lí chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường .

 Hưởng ứng ngày môi trường thế giới

 Ra những bộ luật hạn chế lượng khí CO2 thải ra trong ngành công nghiệp

 Hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu

 Sử dụng điện nước tiết kiệm, vệ sinh nhà cửa.

 Tuyên truyền lợi ích của môi trường

III. Kết bài :

 

Khẳng định lại vấn đề

Liên hệ bản thân

 

Dàn ý số 5

I. MỞ BÀI

 

Dẫn dắt, khái quát thực trạng rác thải hiện nay. Nêu quan điểm của em về vấn đề này.

 

II. THÂN BÀI

 

Giải thích khái niệm rác thải:

 

Rác thải là gì? Tất cả những vật, chất, thứ còn thừa lại sau sử dụng bị con người bỏ đi.

 

Phân loại rác thải:

 

Rác thải hữu cơ: loại rác dễ phân hủy trong môi trường (thức ăn thừa, rau, củ, quả hỏng,….)

Rác thải vô cơ có thể tái chế: loại rác có thể chế biến lại, loại bỏ tạp chất để tái sử dụng (làm từ nhựa, giấy, kim loại,…)

Rác thải vô cơ không thể tái chế: loại rác không thể chế biến lại, chỉ có thể mang đi chôn lấp (nilong, sành sứ, gỗ,…).

Thực trạng rác thải:

 

Số lượng rác thải, chất thải chưa qua xử lí thải ra môi trường ngày càng nhiều.

 Rác thải được vứt ở khắp mọi nơi kể cả môi trường nước và các khu vực cấm đổ rác.

Những nơi có biển báo cấm đổ rác thường tập trung lượng rác thải cao.

Hàng năm, các quốc gia phải mất một khoảng chi phí lớn cho việc thu gom, xử lí rác thải.

Nguyên nhân:

 

Ý thức cá nhân trong cộng đồng chưa cao (lười biến, ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt,…)

Chưa ý thức được tác hại của ô nhiễm môi trường.

Nếp sống, thói quen sống văn minh chưa được phổ biến rộng rãi.

Các quy định, hình phạt về việc xả rác thải ra môi trường chưa chặt chẽ, tính răn đe chưa cao.

Hậu quả của vấn đề rác thải đối với môi trường và con người:

 

Ô nhiễm trầm trọng môi trường sống và sinh hoạt ( ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất trồng,…)

Sản xuất nhiều mầm bệnh, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Ảnh hưởng đến bộ mặt xã hội, nét đẹp văn minh nơi công cộng.

Chất lượng sinh hoạt giảm sút ( thiếu nước sạch sinh hoạt, giảm năng suất trồng trọt do chất lượng đất trồng,…)

Biện pháp hạn chế tác hại của rác thải:

 

Giáo dục, tuyên truyền nhằm rèn luyện nâng cao ý thức giữ gìn môi trường sống, thực hiện nếp sống văn minh trong cộng đồng.

Phân chia, xử lí rác thải một cách hợp lý trước khi thải rác thải ra môi trường.

Giám sát chặt chẽ, có quy định và biện pháp xử phạt nghiêm túc hơn đối với những cá nhân, tổ chức vi phạm.

III. KẾT BÀI

 

Khái quát lại suy nghĩ, nhận định về vấn đề rác thải. Đúc kết kinh nghiệm, đưa ra lời khuyên, phương hướng.

Leave a Comment