5 dàn ý biểu cảm về sự đổi mới của quê hương

Dàn ý số 1 I. Mở bài: giới thiệu về những đổi mới ở quê em Ví dụ: Cùng với công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì sự thay đổi chóng mặt …

Dàn ý số 1

I. Mở bài: giới thiệu về những đổi mới ở quê em

Ví dụ:

Cùng với công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì sự thay đổi chóng mặt của cơ sở hạ tầng và kĩ thuật là một điều không thể tránh khỏi. ở quê tôi cũng vậy, tất cả mọi thứ đều thay đổi khi xã hội- kinh tế phát triển.

II. Thân bài: kể về sự đổi mới ở quê em

1. Kể về quê em chưa đổi mới

Những cánh đồng thẳng cánh cò bay

Con đường đất chạy dài

Những ngôi nhà gạch cũ kỉ

Những hàng rào bằng cây cối dại mọc sang sát

Mọi nhà gần nhau, cùng chung vui nói chuyện với nhau

Những chú chim là tổ trên những cây cao

Những dòng sông chảy quanh cánh đồng

Những cánh diều bay vi vu trong gió

Những chiều chăn trâu

2. Kể về quê em khi đôi mới

a. Sự đổi mới của quê hương em về cơ sở hạ tầng

Những căn nhà lầu hai tầng mọc san sát nhau

Những con đương bê tong thay cho những con đường đất ngoằn ngèo

Những quán cà phê, công trình công cộng giải trí mọc khắp mọi nơi

Những trụ đèn điện chiếu sáng mọi nơi

Những hàng rào bằng cây bụi thay bằng những hàng rào sắt chắc chắn

b. Sự dổi mới của quê hương em về đời sống người dân

Những cánh đồng lúa thẳng tắp thay bằng những khu giải trí, khu công nghiệp rộng lớn

Người dân có những công trình vui chơi giải trí thoải mái

Người dân không còn làm ruộng

Những cánh diều vi vu thay bằng những trò chơi điện từ

Không còn những con trâu, con bò say sưa gặm cỏ.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về những đổi mới ở quê em

 

Dàn ý số 2

I.Mở bài

 

Dẫn dắt, giới thiệu những đổi mới ở quê hương em.

Đã hơn 20 năm trôi qua. Tôi bây giờ đã là cô sinh viên trưởng thành, không còn là cô bé ngốc nghếch, vẫn thường trốn mẹ ngủ trưa để đi đi thả diều với các bạn ngoài đê. Tôi có cơ hội để chứng kiến những đổi mới trên quê hương mình. Và những điều đổi mới ấy khiến tôi cảm thấy vui và hạnh phúc biết bao nhiêu

II.Thân bài

1.Kể về quê em chưa đổi mới

 

Những cánh đồng bát ngát trải dài đến tận chân trời. Thấp thoáng bóng trắng của những chú cò miệt mài kiếm ăn.

Con đường đất đỏ trải dài, gồ ghề, khúc khuỷu, là nơi những đứa trẻ quê như chúng tôi hằng ngày cắp sách đến trường, là nơi các bác nông dân dắt trâu ra đồng, các bà, các mẹ, gánh gánh hàng rong ra chợ bán. Con đường ấy chứa đựng những kỉ niệm tuổi thơ, in dấu những nụ cười ngây dại của một thời áo trắng.

Những ngôi nhà mái ngói cũ kỹ, chỉ cần mưa to là dột hết vào nhà. Xung quang là mảnh vườn nhỏ trồng những loại rau trái, chăn nuôi gà, vịt để cải thiện đời sống.

Những buổi chiều lộng gió, trẻ em rủ nhau lên triền đê chơi thả diều. Những cánh diều vi vu trong gió, như cất lên bản hòa ca, ca ngợi vẻ đẹp bình yên, ấm áp dẫu quê hương còn nhiều điều gian khổ.

Những chú bé mục đồng ngồi trên lưng trâu, vừa học bài vừa thổi sáo là một mảnh kí ức không thể quên với những ai nặng lòng với quê hương, xứ sở.

2. Kể về quê em sau khi đổi mới

 

a. Sự đổi mới của quê hương em về cơ sở hạ tầng

 

Những dãy nhà cao tầng đồ sộ mọc lên san sát nhau đan xen những vườn cây xanh tốt trông chẳng khác nào một thiên đường.

Đường làng được “bê tông hóa”, bằng phẳng, chạy thẳng tắp tạo nên không ít thuận lợi cho cuộc sống sinh hoạt.

Cột điện mọc lên thẳng tắp, mang lại ánh sáng văn minh thế chỗ ngọn đèn dầu lay lắt, chập chờn.

Dọc con đường xuất hiện nhiều cửa hàng tiện lợi tạo nên không khí của cuộc sống hiện đại. Mọi người có thể dễ dàng mua đồ, chứ không còn phải vất vả để đi lên chợ huyện, chợ tỉnh như trước nữa.

Trường học được trang bị những đồ dùng cần thiết như máy chiếu, máy tính, các phòng thí nghiệm được mở rộng để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.

Những khu vui chơi mọc lên với những trò như cầu trượt, đu quay, bập bênh, thu hút trẻ em. Buổi tối, mọi người có thể ra đây đi dạo, trò chuyện vui vẻ.

Những công trình công cộng được nhà nước xử lí sạch sẽ, đảm bảo an toàn và vệ sinh cho người dân.

>> Xem thêm:  Soạn bài Cây tre Việt Nam lớp 6 hay nhất đầy đủ

b. Sự đổi mới của quê hương em về đời sống người dân.

 

Nông nghiệp không còn là hình thức sản xuất duy nhất. Mọi người được làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, nhờ vậy mà gánh nặng cơm áo gạo tiền cũng được giảm bớt.

Các máy móc hiện đại được đưa vào sản xuất làm tăng năng suất lao động, nhiều loại hàng hóa được đưa đi xuất khẩu.

Chất lượng cuộc sống người dân được cải thiện rõ rệt, lượng người thất nghiệp giảm và lượng người lao động qua đào tạo tăng lên nhanh chóng.

Nhưng dù có phát triển hiện đại thế nào thì vẫn còn những điều vẹn nguyên, đó tình người thắm thiết, tình quê sâu đậm.

III.Kết bài

 

Khẳng định suy nghĩ, tình cảm của bản thân

Ngắm nhìn quê hương đang thay da, đổi thịt từng ngày, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Nhưng cuộc sống hiện đại cũng kéo người dân theo những dòng chảy xô bồ. Vì vậy đổi mới không có nghĩa là đánh mất hoàn toàn tình quê, hồn quê mà ngàn năm nay vẫn in đậm trong tim người dân đất Việt.

 

 

Dàn ý số 3

a. Mở bài

Giới thiệu khái quát về những đổi mới của quê em

 

b. Thân bài

 

– Quê em có những đổi mới gì? ( con đường mới, sự xuất hiện của các loại máy móc hiện đại, …)

– Hình ảnh quê hương khi xuất hiện những đổi mới ấy:

+ Con đường trơn láng, dễ đi

+ Hoạt động sản xuất thuận lợi+ Không gian khu phố xanh – sạch- đẹp

– Cảm xúc của em về những đổi mới

+ Vui mừng

+ Hứng khởi

 

c. Kết bài

 

Cảm nghĩ của em về những đổi mới của quê hương

Dàn ý số 4

1. Mở Bài

– Giới thiệu về quê hương em định tả.

– Giới thiệu chung về những đổi mới ở quê hương em.

2. Thân Bài

* Tả bao quát:

– Miêu tả quang cảnh bao quát của quê hương em ở thời điểm hiện tại: đẹp hơn, trù phú hơn, tấp nập hơn.

– Đó là sự đổi thay tích cực, ai ai cũng vui mừng, phấn khởi.

* Tả chi tiết:

– Tấm biển hiệu: được dựng vững chãi, trang trí những hình thù rồng phượng bắt mắt đón chào khách phương xa đặt chân đến.

– Con đường:

+ Trước đây: Đường cấp phối với nhiều chỗ trũng chỗ cao, gồ ghề.

+ Hiện tại: Đường nhựa láng bóng; những chiếc xe đua nhau chạy bon bon về phía cánh đồng để thu hoạch mùa màng.

– Nhà cửa:

+ Trước đây: Thưa thớt.

+ Hiện tại: Những dãy nhà cao mọc lên san sát; những ngôi nhà khang trang được xây dựng giữa những bóng cây xanh mát.

– Cánh đồng và đồi núi:

+ Những thuở ruộng bậc thang vàng ươm nối tiếp nhau.

+ Những đồi cam, bãi mía xanh ngát phủ kín những ngọn đồi thoải hoang sơ trước kia.

+ Cam chín vàng, tiếng cười vui của các bác nông dân vì thế mà giòn giã hơn bao giờ hết.

– Cuộc sống người dân:

+ Những con người nơi đây trở nên bận rộn.

+ Các em học sinh tung tăng đến trường.

+ Đêm, ánh điện lấp lánh dệt nên một bầu trời sao; tiếng trò chuyện, cười đùa vang lên trong mỗi ngôi nhà; tiếng các bác nông dân bàn về mùa vụ rôm rả; tiếng đọc bài của các em thơ cũng vang vọng không ngớt,…

3. Kết Bài

– Nhận xét về cảnh đẹp quê hương và những đổi mới đó.

– Nêu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.

 

Dàn ý số 5

I.Mở bài

 

Dẫn dắt, giới thiệu những đổi mới ở quê hương em.

Đã hơn 20 năm trôi qua. Tôi bây giờ đã là cô sinh viên trưởng thành, không còn là cô bé ngốc nghếch, vẫn thường trốn mẹ ngủ trưa để đi đi thả diều với các bạn ngoài đê. Tôi có cơ hội để chứng kiến những đổi mới trên quê hương mình. Và những điều đổi mới ấy khiến tôi cảm thấy vui và hạnh phúc biết bao nhiêu

 

II.Thân bài

 

1.Kể về quê em chưa đổi mới

 

Những cánh đồng bát ngát trải dài đến tận chân trời. Thấp thoáng bóng trắng của những chú cò miệt mài kiếm ăn.

Con đường đất đỏ trải dài, gồ ghề, khúc khuỷu, là nơi những đứa trẻ quê như chúng tôi hằng ngày cắp sách đến trường, là nơi các bác nông dân dắt trâu ra đồng, các bà, các mẹ, gánh gánh hàng rong ra chợ bán. Con đường ấy chứa đựng những kỉ niệm tuổi thơ, in dấu những nụ cười ngây dại của một thời áo trắng.

Những ngôi nhà mái ngói cũ kỹ, chỉ cần mưa to là dột hết vào nhà. Xung quang là mảnh vườn nhỏ trồng những loại rau trái, chăn nuôi gà, vịt để cải thiện đời sống.

Những buổi chiều lộng gió, trẻ em rủ nhau lên triền đê chơi thả diều. Những cánh diều vi vu trong gió, như cất lên bản hòa ca, ca ngợi vẻ đẹp bình yên, ấm áp dẫu quê hương còn nhiều điều gian khổ.

Những chú bé mục đồng ngồi trên lưng trâu, vừa học bài vừa thổi sáo là một mảnh kí ức không thể quên với những ai nặng lòng với quê hương, xứ sở.

2. Kể về quê em sau khi đổi mới

 

a. Sự đổi mới của quê hương em về cơ sở hạ tầng

 

Những dãy nhà cao tầng đồ sộ mọc lên san sát nhau đan xen những vườn cây xanh tốt trông chẳng khác nào một thiên đường.

Đường làng được “bê tông hóa”, bằng phẳng, chạy thẳng tắp tạo nên không ít thuận lợi cho cuộc sống sinh hoạt.

Cột điện mọc lên thẳng tắp, mang lại ánh sáng văn minh thế chỗ ngọn đèn dầu lay lắt, chập chờn.

Dọc con đường xuất hiện nhiều cửa hàng tiện lợi tạo nên không khí của cuộc sống hiện đại. Mọi người có thể dễ dàng mua đồ, chứ không còn phải vất vả để đi lên chợ huyện, chợ tỉnh như trước nữa.

Trường học được trang bị những đồ dùng cần thiết như máy chiếu, máy tính, các phòng thí nghiệm được mở rộng để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.

Những khu vui chơi mọc lên với những trò như cầu trượt, đu quay, bập bênh, thu hút trẻ em. Buổi tối, mọi người có thể ra đây đi dạo, trò chuyện vui vẻ.

Những công trình công cộng được nhà nước xử lí sạch sẽ, đảm bảo an toàn và vệ sinh cho người dân.

b. Sự đổi mới của quê hương em về đời sống người dân.

 

Nông nghiệp không còn là hình thức sản xuất duy nhất. Mọi người được làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, nhờ vậy mà gánh nặng cơm áo gạo tiền cũng được giảm bớt.

Các máy móc hiện đại được đưa vào sản xuất làm tăng năng suất lao động, nhiều loại hàng hóa được đưa đi xuất khẩu.

Chất lượng cuộc sống người dân được cải thiện rõ rệt, lượng người thất nghiệp giảm và lượng người lao động qua đào tạo tăng lên nhanh chóng.

Nhưng dù có phát triển hiện đại thế nào thì vẫn còn những điều vẹn nguyên, đó tình người thắm thiết, tình quê sâu đậm.

III.Kết bài

 

Khẳng định suy nghĩ, tình cảm của bản thân

Leave a Comment