5 dàn ý biểu cảm về tình yêu quê hương

Dàn ý số 1 I.MỞ BÀI   Dẫn dắt, giới thiệu về tình yêu quê hương đất nước. Cảm nhận của em về vấn đề này (là tình cảm cần thiết, cao đẹp,…).   II. …

Dàn ý số 1

I.MỞ BÀI

 

Dẫn dắt, giới thiệu về tình yêu quê hương đất nước. Cảm nhận của em về vấn đề này (là tình cảm cần thiết, cao đẹp,…).

 

II. THÂN BÀI

 

Giải thích khái niệm:

 

Tình yêu quê hương đất nước: là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên.

 

Biểu hiện:

 

Trước hết ngay trong tình cảm với người thân trong gia đình vì gia đình cũng là một phần của quê hương đất nước.

 

Trong tình làng nghĩa xóm.

 

Trong sự gắn bó với làng quê nơi mình sinh ra (bờ tre, ngọn dừa, cánh đồng lúa chín,…).

 

Trong sự phấn đấu quên mình của mỗi cá nhân biết học tập, lao động để làm giàu đẹp thêm cho quê hương đất nước.

 

Qua sự bảo vệ, gìn giữ các nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc.

 

Qua quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy.

 

Vai trò của tình yêu quê hương đất nước:

 

Giúp mỗi con người sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên nguồn cội.

 

Nâng cao tinh thần và ý chí quyết tâm vươn lên của mỗi con người.

 

Thúc đẩy sự phấn đấu hoàn thiện bản thân và tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng của mỗi cá nhân.

 

Gắn kết cộng đồng, kéo con người lại gần nhau hơn trong mối quan hệ thân hữu tốt đẹp.

 

Góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, giữ gìn, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh.

 

Bàn luận mở rộng:

 

Tình yêu quê hương đất nước là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người dù ở bất kỳ đất nước nào.

 

Mỗi cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình yêu quê hương đất nước và có những hành động cụ thể để góp phần bảo vệ, xây dựng, làm đẹp cho quê hương.

 

Nếu không có tình yêu thương đối với quê hương đất nước thì cuộc sống con người không còn hoàn chỉnh và thiếu đi nhiều ý nghĩa.

 

Trong xã hội hiện nay, một bộ phận người dân thiếu ý thức trách nhiệm, sống vô tâm với mọi người, không biết đóng góp xây dựng quê hương đất nước ngược lại còn có những hành vi gây hại đến lợi ích chung của cộng đồng,…

 

III. KẾT BÀI

 

Khẳng định lại nhận định của em về tình yêu quê hương đất nước (quan trọng, cần thiết,…). Đưa ra lời khuyên cho mọi người.

Dàn ý số 2

I.MỞ BÀI

 

Dẫn dắt, giới thiệu về tình yêu quê hương đất nước. Cảm nhận của em về vấn đề này (là tình cảm cần thiết, cao đẹp,…).

 

II. THÂN BÀI

 

Giải thích khái niệm:

 

Tình yêu quê hương đất nước: là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên.

 

Biểu hiện:

 

Trước hết ngay trong tình cảm với người thân trong gia đình vì gia đình cũng là một phần của quê hương đất nước.

Trong tình làng nghĩa xóm.

Trong sự gắn bó với làng quê nơi mình sinh ra (bờ tre, ngọn dừa, cánh đồng lúa chín,…).

Trong sự phấn đấu quên mình của mỗi cá nhân biết học tập, lao động để làm giàu đẹp thêm cho quê hương đất nước.

Qua sự bảo vệ, gìn giữ các nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc.

Qua quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy.

Vai trò của tình yêu quê hương đất nước:

 

Giúp mỗi con người sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên nguồn cội.

Nâng cao tinh thần và ý chí quyết tâm vươn lên của mỗi con người.

Thúc đẩy sự phấn đấu hoàn thiện bản thân và tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng của mỗi cá nhân.

Gắn kết cộng đồng, kéo con người lại gần nhau hơn trong mối quan hệ thân hữu tốt đẹp.

Góp phần quan trọng trong công tác bảo vệ, giữ gìn, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh.

 

 

Tình yêu quê hương đất nước là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người dù ở bất kỳ đất nước nào.

Mỗi cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình yêu quê hương đất nước và có những hành động cụ thể để góp phần bảo vệ, xây dựng, làm đẹp cho quê hương.

Nếu không có tình yêu thương đối với quê hương đất nước thì cuộc sống con người không còn hoàn chỉnh và thiếu đi nhiều ý nghĩa.

Trong xã hội hiện nay, một bộ phận người dân thiếu ý thức trách nhiệm, sống vô tâm với mọi người, không biết đóng góp xây dựng quê hương đất nước ngược lại còn có những hành vi gây hại đến lợi ích chung của cộng đồng,…

III. KẾT BÀI

 

Khẳng định lại nhận định của em về tình yêu quê hương đất nước (quan trọng, cần thiết,…). Đưa ra lời khuyên cho mọi người

 

Dàn ý số 3

Mở bài: Liên hệ trực tiếp bản thân để gợi mở về quê hương hoặc đi từ một bài ca dao, bài hát…Ví dụ: “Quê hương là chùm khế ngọt/cho con trèo hái mỗi ngày” Thuở nhỏ tôi thường được mẹ hát cho câu ca ngọt ngào ấy và lớn lên tôi mới hiểu lòng mình cũng nặng trĩu tình yêu với quê hương thân thuộc…

 

Thân bài:

 

Định nghĩa về quê hương theo cách hiểu của bản thân

Quê hương là nơi ta sinh ra, lớn lên, là nơi ta chập chứng bước những bước đầu tiên.

Là nơi có gia đình của ta, có những bạn bè, hàng xóm, mái trường…với biết bao kỉ niệm.

Là nơi dù đi đến đâu ta cũng muốn quay về.

Biểu cảm về quê hương của chính mình

Quê hương em ở đâu, nơi đó là đồng bằng hay vùng núi, là nông thôn hay thành thị.

Cảm nghĩ những đặc trưng tiêu biểu của quê em về địa lí, lịch sử

+ Ví dụ: quê em là vùng đất trải dài theo con sông Cửu Long bốn mùa nước ngọt. Chẳng ai trong xóm em nhớ rõ người đầu tiên đã đặt chân lên vùng đất này và ghi những cái tên địa danh quen thuộc mà em vẫn nằm lòng. Chỉ biết rằng bao nhiêu thế hệ đã ngã xuống vì cuộc sống ấm no hôm nay….

 

+ Ba kể ngày xưa quê em chỉ là một vùng đồng bằng trù phú, nhiều cây trái nhưng đất nước càng phát triển, đô thị mọc lên và quê em giờ đây cũng là một thành phố lớn….

 

Cảm nghĩ về thiên nhiên, phong cảnh nơi em sống (chọn những nét tiêu biểu cho mỗi địa phương, ví dụ biểu cảm về thành thị thì rực rỡ ánh đèn, đường phố ngày rộng lớn, những khu vui chơi…Biểu cảm về nông thôn thì chọn loài cây, dòng sông, địa danh nổi tiếng như Bến Tre là xứ dừa, Cà Mau bạt ngàn tôm cá…

Cảm nghĩ về con người và lối sống của người dân quê em

+ Tính cách chân thành, hiếu khách, hào sảng của người Nam Bộ

 

+Sự cần cù, tiết kiệm, giỏi giang của người miền Trung

 

+ Cảm nghĩ về tình làng nghĩa xóm của mọi người quê em.

 

Cảm nghĩ về vai trò, vị trí của quê hương đối với bản thân em

+ Những kỉ niệm tuổi học trò gắn với từng địa điểm, từng gương mặt quen thuộc

 

+ Quê hương đã dạy em bài học làm người phải trọng nghĩa tình, sống biết trước, biết sau.

 

Kết bài: Biểu cảm trực tiếp về tình cảm mà em dành cho quê mình. Nguồn động lực mà quê hương đã mang lại cho em suốt cuộc hành trình vươn đến tương lai cùng mong ước và hứa hẹn

Dàn ý số 4

I. Mở bài: giới thiệu tình yêu quê hương

“Quê hương là gì hả mẹ

Mà cô giáo bảo phải yêu

Quê hương là gì hả mẹ

Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều”

Đây là những câu thơ thể hiện nên tình cảm yêu quê hương của con người. để tìm hiểu rõ về vấn đề này chúng ta cùng đi tìm hiểu về tình yêu quê hương.

 

II. Thân bài: tình yêu quê hương

1. Thế nào là tình yêu quê hương:

– Tình yêu quê hương là tình cảm của mỗi người đối với quê hương

– Là hành động không ngừng nỗ lực của mỗi người để xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp

– Là tình cảm thiêng liêng của mỗi chúng ta

2. Biểu hiện của tình yêu quê hương:

– Chúng ta xây dựng và bảo vệ quê hương

– Ra sức cô gắng làm cho quê hương ngày càng giàu mạnh

– Sau khi học xong về quê hương làm việc

– Luôn nhớ về quê hương khi ở xa

– Luôn quan tâm đến sự thay đổi và biến đổi của quê hương

3. Vai trò của lòng yêu quê hương:

– Là chỗ dựa tinh thần cho con người: các nghệ sĩ sang tác, các tác phẩm văn học ra đời

– Là động lực cho chúng ta có trách nhiệm với quê hương và yêu quê hương hơn

4. Trách nhiệm của chúng ta đối với quê hương:

– Ra sức học tập, trau dồi kiến thức để xây dựng quê hương càng giàu đẹp

– Nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật

– Lao động tích cực làm giàu một cách chính đáng

– Bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật…

– Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu đối với quê hương

 

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về tình yêu quê hương

– Khẳng định tình yêu quê hương của em

– Nêu trách nhiệm và tự hứa của bản thân mình

Dàn ý số 5

I. Mở bài: giới thiệu vấn đê

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa…" mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết tròng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…”

Đây là những dòng thơ mượt mà và dịu dàng mà tác giả Nguyễn Khoa Điềm viết về đất nước trong bài thơ “ đất nước”. đây là bài thơ đầy ý nghĩa của ông nói về đất nước. đất nước là một cái gì đó trừu tượng ta không thể thấy được. nhưng nó đối với ta vô cùng quan trọng và ý nghĩa.

 

II. Thân bài

1. Giải thích về tình yêu quê hương đất nước.

Tình yêu quê hương đất nước là tình yêu của mỗi chúng ta đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.

Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước của mình.

2. Biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước

a. Thời kì chiến tranh

Các chiến sĩ đã không ngại gian khổ hiểm nguy đã cầm sung di chống giặc và giành lại độc lập cho đất nước

Những người ở hậu phương không ngừng tăng gia sản xuất để cung cấp lương thực thực phẩm cho tuyền tiến

Trong thời kì chiến tranh thì tình yêu quê hương đất nước vô cùng mãnh liệt

“Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh” hay “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”

Các tấm gương hi sinh anh dũng cho độc lập dân tộc: Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Thạc…

b. Thời kì hòa bình hiện nay

Mọi người dân đang cố gắng xây dựng đất nước hướng tới Xã hội chủ nghĩa

Hoàn thành tốt côn việc của bản thân góp phần xây dựng đất nước

3. Vai trò của lòng yêu quê hương đất nước

Là chỗ dựa tinh thần cho con người: như cảm hứng sang tác nghê thuật, con người luôn hướng về cội nguồn,…

Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước, cộng,…

4. Trách nhiệm của chúng ta với quê hương đất nước

Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài để xây dựng quê hương đất nước.

Nghiêm túc, tự giác chấp hành các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác…

Lao động tích cực làm giàu một cách chính đáng

Bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật…

Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.

 

III. Kết bài

Khẳng định tình yêu quê hương đất nước

Kêu gọi mọi người chung tay xây dựng quê hương đất nước

Ý thức bản thân

Leave a Comment