19 mẫu cảm nhận về khổ 1 2 bài thơ Sang Thu

Bài văn số 1 Mở đầu bài thơ, trước hết nhà thơ Hữu Thỉnh đã gửi đến người đọc cảm nhận tinh tế của mình trước mùa thu trong không gian làng quê: “Bỗng nhận …

Bài văn số 1

Mở đầu bài thơ, trước hết nhà thơ Hữu Thỉnh đã gửi đến người đọc cảm nhận tinh tế của mình trước mùa thu trong không gian làng quê:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.”

Trong không gian quen thuộc của làng quê Bắc Bộ, nhà thơ bỗng tinh tế nhận ra mùi hương ổi chín. Đó là mùi vị ngọt ngào, nồng nàn thanh mát của quê hương, của những tâm hồn đã chắt chiu vun trồng nên hương ổi. Đó là hương vị quen thuộc, bình dị gợi nhắc đến mùa thu quê hương. Không phải là lá ngô đồng như trong thơ của Bích Khê, cũng không phải là hương cốm trong bài Đất Nước của Nguyễn Đình Thi, bằng cảm nhận và tình yêu quê tha thiết, hương ổi đã phả vào tâm hồn nhà thơ, đánh thức những cảm nhận riêng để ngỡ ngàng nhận ra mùa thu đã đặt chân xuống trần gian tuyệt diệu. Nhưng hương ổi mạnh mẽ, ngọt ngào phả vào trong gió se, càng làm quyện đọng vị ngọt và sánh mịn của hương ổi. Nhưng Hữu Thỉnh cũng cho ta những cảm nhận về đám mây khi thu chớm sang: “Sương chùng chình qua ngõ.”

Từ “chùng chình” diễn tả vẻ đẹp mộng mơ, duyên dáng và yêu kiều như nàng thiếu nữ đang e ấp duyên dáng bao quanh xóm làng. Cảnh vật không gian làng quê ngập chìm trong màn sương khói mờ ảo, giăng mắc như làm thiên nhiên thêm huyền ảo, lung linh hơn. Và trước hương ổi trong gió se, trước đám mây chùng chình kia, thi nhân của chúng ta ngỡ ngàng “Hình như thu đã về”. Từ “hình như” diễn tả tâm trạng bâng khuâng, man mác của nhà thơ, cũng như vẻ ngờ ngợ không dám tin rằng thu đã về đấy rồi. Đó là sự luyến tiếc của âm hồn thi nhân, vừa ngỡ ngàng với thu sang, vừa luyến tiếc khi hạ đã rời đi. Quả là một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết.

Sang đến khổ thơ tiếp theo, là sự cảm nhận tinh tế của thiên nhiên mùa thu trong không gian đất trời. Sự tinh tế và tấm lòng khát khao giao cảm, muốn nắm bắt sự thay đổi của vạn vật đã được bộc lộ rõ:

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu.”

Dòng sông mùa thu không còn vẻ vội vàng, gấp gáp và chảy xiết như trong những ngày hạ, sông êm đềm, tĩnh lặng, yên ả uốn mình hiền hòa sau lũy tre xanh xanh của làng quê. Những cánh chim bắt đầu, cho thấy sự quan sát sát tinh tế của Hữu Thỉnh khi nhận ra sự chuyển dời của đàn chim tìm nơi trú ẩn cũng là dấu hiệu nhận thu sang. Và đám mây kia chính là điểm nhấn cho nền trời, cho bức tranh thiên nhiên quyến rũ, xinh tươi ấy. Đám mây vắt nửa mình, dường như cũng đang chứa đựng sự lưu luyến, bịn rịn. Đám mây giống như cây cầu nối liền giữa mùa hạ và mùa thu để ngân rung mãi lên một nhịp riêng của đất trời, nhịp giao thời, nhịp chuyển mùa. Thu sang trong bao nhiêu của thi ca muôn thuở, nay trở về trong những câu thơ của Hữu Thỉnh sao vẫn đắm đuối, si mê lòng người như thế. Vậy là mùa thu trong không gian làng quê được cảm nhận mới tinh tế và nên thơ làm sao. Chỉ có thể yêu thiên nhiên lắm, Hữu Thỉnh mới vẽ nên một bức tranh thật đẹp, thật duyên đến vậy.

Bài văn số 2

Khuyến là sự vắng lặng, yên ả của không gian, là cảnh đẹp nên thơ của nước hồ thu. Còn Hữu Thỉnh với bài thơ Sang thu, ông đã khắc họa bức tranh mùa thu tươi đẹp, bức tranh đang ở thời khắc giao mùa với một làn hương mới. Mùa thu trong bài thơ của Hữu Thỉnh không có dáng vẻ tĩnh mịch, hồn thơ không vương vấn những cảm xúc buồn như mùa thu ở trong thơ của Nguyễn Khuyến, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Du hay Xuân Diệu… Sang thu là một bài thơ gợi tả thiên nhiên tươi đẹp. Đất trời đang chuyển mình từ cuối hạ sang thu. Mở đầu bài thơ là một phát hiện bất ngờ:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.

Mùa thu đã xuất hiện ở một làng quê Việt Nam. Mùa thu với hương thơm mộc mạc nhưng đầy hương vị ấm nồng. Hương ổi phả trong gió nhẹ đã làm cho con người nhận ra ngay mùa thu đang đến. Động từ phả thể hiện một mùi hương nồng nàn, lan tỏa trong không gian, hòa quyện với làn gió nhẹ để tạo nên một cảm giác thật đáng yêu. Cảm giác ấy không phải trầm buồn, ướt lệ mà là một cảm giác vui tươi đến bất ngờ, mới mẻ. Mùa thu đã mang đến hương thơm và sương mờ ướt lạnh. Sương chùng chình đã tạo nên một phong cảnh đáng yêu. Chùng chình là sự kéo dài, chậm chạp như muốn chờ muốn đợi ai đây? Cảnh vật cứ dần như thế, mềm mại như thế và thu đến tự lúc nào không hay. Nhà thơ đã ngỡ ngàng trước cái đến bất chợt của mùa thu. Cảm giác bỡ ngỡ ban đầu đã tan biến và nhường chỗ cho sự rung cảm mãnh liệt trước mùa thu tươi sáng:

Sông bắt đầu dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Những đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu.

Ở khổ thơ thứ hai, dấu hiệu sang thu mang tính rõ nét hơn. Tác giả không cảm nhận bằng khứu giác mà cảm nhận trực tiếp bằng thị giác. Từ láy dềnh dàng diễn tả sự chậm chạp, thong thả của dòng nước sông mùa thu. Dấu hiệu mùa thu còn thể hiện ở cánh chim trời, chim vội vã bay vì trời mùa thu nhanh tối hơn mùa hạ, chim phải bay nhanh về tổ. Mùa thu với đất trời sáng trong, sống lặng lờ, thong thả chảy cùng với đàn chim đang tung cánh bay cao. Hình ảnh đám mây mùa hạ đang vật nửa mình sang thu là sự chuyển biến của đất trời. Dù sang thu nhưng dư âm mùa hạ vẫn còn. Một bóng mây vương lại như sự quyến luyến, ngập ngừng. Mùa thu với nắng nhẹ, dịu êm. Đất trời như thay áo mái nhưng vẫn có đâu đây làn nắng ấm mùa hè. Có lẽ đây là hình ảnh đẹp nhất thể hiện nét riêng của sự giao mùa từ hạ sang thu. Đám mây ở thời điểm này rất đẹp, nó như chiếc cầu nối giữa hai mùa. Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa để diễn tả sự chuyển giao của đất trời. Mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” bởi còn chần chừ, lưu luyến. Dù sang thu nhưng vẫn còn vương vấn những hình ảnh của mây mùa hạ. Đây là sự biến chuyển nhẹ nhàng của trời đất phút giao mùa

Bài văn số 3

Với tâm hồn nhạy cảm sâu sắc và tình yêu thiên nhiên tha thiết, Hữu Thỉnh trong bài thơ “Sang thu” đã nêu lên những cảm nhận tinh tế của mình về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.

Tâm hồn nhạy cảm của tác giả hòa quyện vài khoảnh khắc giao mùa, với một cảm giác mơn man khó tả:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Khoảnh khắc giao mùa đến với tác giả bằng nhiều giác quan: Khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se lạnh), thị giác (sương chùng chình). Mỗi giác quan man đến cho tác giả một cảm nhận riêng và mỗi giác quan là một dấu hiệu nhận biết sự chuyển mùa. Đầu thu, hương ổi lan tỏa đi khắp nơi hòa quyện vào làn gió se lạnh trở thành một mùi thơm đặc biệt, nồng nặc cả hai cánh mũi. Thứ hương thơm ấy cứ nhẹ trôi trong không gian, xoa dịu lòng người và bất ngờ đến với tác giả (“bỗng”). Những màn sương giăng mắc bắt đầu xuất hiện. “Chùng chình” là cố ý chậm lại, quyến luyến không muốn bước qua “ngõ” – ngưỡng cửa của thời gian. Hình ảnh “Sương chùng chình qua ngõ” vừa có tính tạo hình trong không gian vừa diễn tả sự chuyển mùa. Tất cả chỉ là những cảm nhận ban đầu của tác giả (“hình như”), không có một căn cứ xác thực cho “sang thu”.

Mùa thu sần được hiện ra qua những kinh nghiệm của tác giả:

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Bằng kinh nghiệm của mình tác giả nhận ra cái đặc trưng của mùa thu. Thu sang, sông không còn chảy gấp gáp, cuộc khúc nữa mà nhẹ nhàng trôi, êm ả như đang suy ngẫm. Ngược lại, những chú “chim bắt đầu vội vã” tìm nơi trú ẩn vì gió se lạnh đã đến. “Đám mây mùa hạ” “vắt nửa mình sang thu” gợi cho ta hình ảnh một cô gái thướt tha với chiếc khăn thể uốn lượn. Đặc biệt, tác giả đã sáng tạo nên hình ảnh “vắt nửa mình sang thu” vừa có tính tạo hình trong không gian vừa diễn tả sự chuyển mùa. Đám mây cứ nhẹ trôi và thời gian thì cũng trôi heo. Đến đây mùa thu đã hiện ra một cách rõ ràng, không thể nào phủ nhận được.

Bài văn số 4

Mùa thu luôn có sức hấp dẫn lạ kỳ khiến bao những thi nhân phải xuyến xao, rung động. Không căng tràn nhựa sống, tươi mới như mùa xuân, cũng không mang cái lạnh tái tê khi đông về, mùa thu mà tạo hóa mang đến cho con người là sự dịu dàng, êm đềm và bình lặng. Cũng bởi thế mà khi vào thơ, thu luôn khiến cho con người chìm đắm trong những cảm xúc mác mác buồn, trong không gian mênh mang, huyền diệu của sương thu, khí thu và trời thu. Đọc “Sang thu” của Hữu Thỉnh ta lại càng thiết tha, say đắm với mùa thu nhiều hơn như thế.

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Hương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”

Có lẽ đó là một sớm mai thức giấc, nhà thơ đang loanh quanh tận hưởng khí trời buổi tình mơ, thì đâu đó, hương ổi nhẹ nhàng pha chút ngọt ngào tràn về. Nhà thơ “bỗng” cảm thấy chút bất ngờ bởi sự thanh mát của hương ổi phá trong làn gió se. Không phải là lá vàng trong thơ Lưu Trọng Lư hay Nguyễn Khuyến, cũng không phải là hương cốm mới trong thơ của Nguyễn Đình Thi mà đó là vị ổi quê hương, một thức trái cây bình dị, giản đơn. Hương ổi “phả” vào trong làn gió se lạnh của buổi ban mai, cơn gió mang hương thơm ấy đi xa, đến phả vào tâm hồn người thi sĩ những rung động đầy yêu thương khiến tác giả có chút ngờ ngờ, vừa tiếc nuối hè qua lại vừa háo hức bất chợt khi thu đến.

“Sương chùng chình qua ngõ.”

Khác với sương mai mùa hạ dày đặc, vội vã, nhộn nhịp, giăng ngập lối buổi sớm, sương thu đến với đất trời vô cùng bình thản, có chút gì đó còn ngại ngùng, chậm rãi, e ấp nhưng là cái e ấp đầy duyên dáng và yêu kiều khi đi quá mỗi ngõ nhà, ngách phố của con đường quê hương. Ta như cảm nhận được không gian trong làn sương mờ ảo đ

“Hình như thu đã về”

Từ “hình như” được đặt ở đầu câu diễn tả chút gì đó vừa bối rối vừa ngỡ ngàng, vừa luyến tiếc lại vừa sung sướng của thi nhân khi nhận ra cảnh vật đang đổi thay cũng là lúc báo hiệu thu sang.

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu.”

Thời gian trôi đi rồi mọi thứ sẽ đổi thay, thu sang cũng vậy, muôn vật cũng thấy đổi dù ít, dù nhiều. Sông như rộng hơn, sông chảy trôi “dềnh dàng”, chậm chậm, có lẽ mùa thu về, sông được dịp để thư thái, tận hưởng vị dịu ngọt của khí thu. Sông chảy nhẹ nhàng ôm lấy làng quê sau lũy tre xanh, một khung cảnh thật yên bình và tuyệt diệu biết bao. Những cánh chim cũng ngừng thong dong mà bắt đầu vội vã hơn, nhắc nhở nhau nhanh chóng về phương Nam tránh rét trước khi đông về. Sông thì chầm chậm ưu tư, chim thì vội vàng nhanh chóng, mỗi vật lại có trạng thái, tâm thế riêng trước khoảnh khắc sang thu. Cái nhìn đầy tinh tế của tác giả được thể hiện qua hình ảnh “đám mây mùa hạ” đang “vắt nửa mình” để sang thu. Đám mây đầy quyến rũ ấy đã tạo nên một bầu trời thu đầy xinh đẹp. Hình ảnh nhân hoá tài tình tạo nên một sự thú vị và đặc biệt trong đám mây kia.

Bài văn số 5

Mở đầu bài thơ, nhà thơ Hữu Thỉnh đã gợi ra mùi hương thơm quen thuộc của mùa thu, gợi ra cả một không gian đầy mùi hương thơm tinh tế, đặc trưng:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”

Mùi hương ổi chín, như một tín hiệu báo thu đã sắp sang. Tác giả sử dụng từ “bỗng” mở đầu bài thơ, như gợi ra một chút ngạc nhiên, một chút thích thú, một chút bất ngờ. Mùi hương quả chín đặc trưng của mùa thu đã báo hiệu thời gian vận hành đang sắp có sự thay đổi của mùa. Làn gió sẽ cũng là một nét riêng mà chỉ khi mùa thu sang mới có. Tác giả sử dùng hình ảnh thư “Sương chùng chình qua ngõ” vừa mang đến sự liên tưởng độc đáo, vừa mang đến sự cảm nhân tinh tế của tác giả. “Chùng chình” như nửa muốn ở lại, như nửa muốn đi, thái độ ngập ngừng không dứt khoát. Tác giả sử dụng từ tình thái “hình như” ở câu thơ cuối khổ, thể hiện sự cảm nhận rõ ràng của thị giác, khứu giác rồi, nhưng vẫn chưa dám khẳng định, cũng như chưa tin thu đã thực sự sang. Có thể sự khẳng định là chưa chắc chắn, nhưng dấu hiệu, tín hiệu của mùa thu đã về.

Khổ thơ thứ hai đã có sự mở rộng về không gian và sự vật:

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu”

Các sự vật của đất trời như đã tinh ý nhận ra sự thay đổi, nên cũng đã bắt đầu có sự chuyển biến. Hình ảnh dòng sông “dềnh dàng” như muốn chảy đi, mà như vẫn muốn níu kéo những ngày tháng hạ trước. Sự ‘dềnh dàng” nửa muốn đi nửa muốn ở, như vẫn tiếc nuối những dòng chảy xiết của mùa hè đã qua. Hình ảnh những đàn chim “vội vã”, đã bắt đầu lo lắng cho mùa đông. Và hình ảnh độc đáo nhất của bài thơ ‘Có đám mây mùa hạ/vắt nửa mình sang thu” vừa mới lạ, vừa độc đáo. Hình ảnh ấy gợi cho người đọc sự liên tưởng, hình ảnh đám mây mùa hạ ấy như một dải lụa đào, đầy màu sắc, mềm mịn như tấm lụa của trời. Và nó cũng như một cây cầu mắc nối giữa hai mùa, nửa của của hạ nửa của mùa thu. Nhưng tất cả gợi mà một sự chuyển giao mùa tinh tế, mà phải ai thực sự tinh ý mới có thể cảm nhận được. Nhà thơ Hữu Thỉnh đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa “đám mây” như một con người có hành động chân thực và khéo léo.

Leave a Comment