Dàn ý cảm nghĩ về người bố trong văn bản Mẹ Tôi lớp 7 hay nhất

Dàn ý số 1 I. Mở Bài Giới thiệu tác giả, tác phẩm II. Thân Bài – Người bố là một người rất yêu thương con của mình:+ Viết thư để khuyên bảo về thái …

Dàn ý số 1

I. Mở Bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

II. Thân Bài

– Người bố là một người rất yêu thương con của mình:
+ Viết thư để khuyên bảo về thái độ của con đối với mẹ
+ Âu yếm gọi con bằng những từ ngữ thể hiện tình yêu :"En-ri-cô ạ!", "Hãy nghĩ xem En-ri-cô của bố à".
– Tuy nhiên, đó cũng là một người bố rất nghiêm khắc và có cách giáo dục con cái hợp lý:
+ Chỉ ra thái độ và lời nói thiếu lễ độ của người con
+ Không hề dung túng cho những hành vi sai trái của con mình đối với mẹ
+ Không muốn con mình mắc sai lầm hay làm những điều không phải khiến cho mẹ đau lòng.
– Người bố muốn kể cho con về công lao của mẹ và muốn con hiểu rằng mẹ là người vô cùng tuyệt vời, con phải yêu thương mẹ như yêu thương chính bản thân mình.
– Cuối bức thư là lời răn đe nhưng cũng rất yêu thương của bố

III. Kết Bài: Tình cảm độc giả và giá trị tác phẩm.

 

Dàn ý số 2

I. Mở bài cho đề cảm nghĩ của nhân vật người bố trong văn bản Mẹ tôi

– Giới thiệu tác phẩm, nêu vấn đề: Qua bức thư của người bố gửi cho cậu con trai En-ri-cô, chúng ta có thể thấy được bố En-ri-cô là một người bố rất yêu thương con.

II. Thân bài 

– Cảm nghĩ của nhân vật người bố

– Sự yêu thương con sâu sắc: Với giọng nói nhẹ nhàng, sâu lắng, đong đầy sự trìu mến, yêu thương ta có thể thấy ông bố này yêu thương cậu con trai bé nhỏ của mình biết nhường nào.

– Sự đau lòng, thất vọng trước sai lầm của con: Người bố cảm thấy đau đớn bởi có một đứa con hư, một đứa con vô giáo dục

– Sự cứng rắn, nghiêm khắc trong việc giáo dục con: Phần cuối bức thư người bố càng bày tỏ thái độ quyết liệt hơn, giữa yêu và ghét, giữa cái được và mất người bố nêu quan điểm một cách rõ ràng và kiên quyết

III. Kết bài 

– Ý nghĩa về nhân vật người bố: Không chỉ dạy dỗ về sự lễ phép, cách ứng xử đúng mực mà bố còn dạy về sự kính trọng và biết ơn đối với công lao của cha mẹ.


Dàn ý số 3

I. Mở bài:

– Người mẹ có vai trò đặc biệt lớn lao đối với con cái. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất.

– Bài văn Mẹ tôi trích từ cuốn Những tấm lòng cao cả của nhà văn Ét-môn-đô đờ A-mi-xi là bài học sâu sắc, thấm thía về đạo làm con.

II. Thân bài: Nêu cảm nghĩ về tác phẩm

– Cốt truyện của tác phẩm: Tác phẩm được trình bày dưới hình thức của một lá thư mà bố En-ri-cô viết cho con của mình khi thấy con mình đã có thái độ vô lễ với mẹ.

– Cảm nhận về bức thư người cha gửi cho En-ri-cô: Để nhắc nhở En-ri-cô, người bố đã viết một bức thư, trong đó một phần bộc lộ tâm trạng, thái độ của mình đối với lỗi lầm mà người con đã tạo ra.

+ Lỗi lầm của En-ri-cô: Ham chơi hơn ham học, thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà.

+ Thái độ của bố trước lỗi lầm của con trai: 

  • Buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim mẹ.
  • Tức giận vì đứa con trong phút nông nổi đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của mẹ.
  • Nhắc lại cho con nhớ công lao to lớn và tình thương yêu, đức hi sinh cao cả của mẹ…
  • Muốn con hiểu ra lỗi lầm của mình và xin lỗi mẹ, hứa sẽ không bao giờ tái phạm.

+ Lời khuyên thấm thía của người cha:

  • Khuyên con hãy nhớ rằng không ai có thể thay thế được người mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng mình nên người.
  • Nhắc cho con nhớ: Tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình cảm đó.
  • Yêu cầu con phải xin lỗi mẹ bằng thái độ thành khẩn và cầu xin mẹ hôn con để cho chiếc hôn ấy xóa đi dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con.
  • Khẳng định: Bố rất yêu con nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn lá thấy con bội bạc với mẹ.

– Cảm nhận về cậu bé En-ri-cô sau khi đọc thư của bố: Có thể thấy, những đứa trẻ nói chung và cậu bé En-ri-cô nói riêng đều mang trong mình sự bồng bột, nông nổi

– Cảm nhận về người bố của En-ri-cô: Chúng ta có thể thấy bố của En-ri-cô đại diện cho cách giáo dục con cái đúng đắn

– Cảm nhận về hình ảnh người mẹ của En-ri-cô: Đó là người mẹ luôn tận tụy, cao cả, hi sinh hết lòng và thương yêu vô bờ bến đối với En-ri-cô.

III. Kết bài

– Bài văn được thể hiện dưới hình thức một bức thư bố gửi cho con. Giọng điệu vừa nghiêm khắc, vừa ân cần, tha thiết.

– Bài văn đề cập đến đạo làm con. Kính yêu, biết ơn cha mẹ là biểu hiện cụ thể của lòng hiếu thảo, là thước đo phẩm giá của mỗi con người.

– Đặc biệt, tác phẩm đã thể hiện được sự tiếp thu, trưởng thành trong nhận thức của con cái sau những sai lầm mà chúng gây ra.

Leave a Comment