Dàn ý số 1
KHÁI QUÁT:
– Giới thiệu về Tố Hữu với bài thơ “Từ ấy” và Xuân Quỳnh với bài thơ “Sóng”.
+ Tố Hữu – một nhà thơ lớn của nền văn học Cách mạng Việt Nam. Hồn thơ Tố Hữu bắt gặp và gắn bó với lí tưởng Cách mạng từ rất sớm. “Từ ấy” là một bài thơ hay, đánh dấu bước ngoặt trong tư tưởng và cuộc đời ông.
+ Xuân Quỳnh – một hồn thơ nữ vừa đằm thắm, dịu dàng vừa sâu sắc, mãnh liệt – một gương mặt tiêu biểu của thơ ca thời kì chống Mĩ. “Sóng” là một trong những thi phẩm đặc sắc nhất, tiêu biểu nhất cho hồn thơ Xuân Quỳnh.
– Trích dẫn hai đoạn thơ.
PHÂN TÍCH:
a. Đoạn thơ trong bài thơ “Từ ấy”
“Tôi buộc lòng tôi với người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạch khối đời”
Đây là khổ 2 của bài thơ, là lời thề hứa nguyện gắn bó suốt đời với lí tưởng Cách mạng của nhà thơ.
– “Buộc” và “trang trải”là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng nó đều nằm trong nhận thức mới về lẽ sống của Tố Hữu: đoàn kết gắn bó, tự nguyện gắn bó đời mình với nhân dân cần lao, với hết thảy nhân dân lao động Việt Nam.
– Xác định vị trí của mình là đứng trong hàng ngũ nhân dân lao động chưa đủ, Tố Hữu còn biểu hiện một tinh thần đoàn kết, tình cảm nồng thắm, chan hòa với nhân dân.Tình yêu người, yêu đời trong Tố Hữu đã nâng lên thành chủ nghĩa nhân đạo cộng sản.Nhà thơ muốn được như Mác: “Vì lẽ sống, hy sinh cho cuộc sống – Đời với Mác là tình cao nghĩa rộng”, mong ước xây dựng một khối đời vững chắc làm nên sức mạnh quần chúng cách mạng.
=> Lời thơ nống nàn, tha thiết, sôi nổi, nghệ thuật điệp "tôi", " để" đã cho thấy sự say mê lí tưởng và sự trưởng thành của nhà thơ: Cái Tôi nhà thơ đã hòa nhập với với cái ta chung.
b. Đoạn thơ trong bài thơ “Sóng”
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Đoạn thơ là khổ cuối của bài “Sóng”, là khao khát hòa nhập trong tình yêu của Xuân Quỳnh.
– Đây là một khát khao đầy nữ tính. Xuân Quỳnh mơ ước được “tan ra” như “trăm con sóng nhỏ” giữa biển lớn tình yêu, nghĩa là quên mình, hi sinh cho người mình yêu và cho tình yêu của mình. Tan ra mà không mất đi, ngược lại nó biết rằng mình sẽ còn mãi, sẽ ngàn năm còn vỗ.
– Những cặp khái niệm những tưởng đối lập nhau: “sóng” – “bờ”, “sóng” – “biển”, “tan ra” – “còn vỗ”…thật ra lại rất thống nhất. Đây là hành trình đi đến cõi bất tử của tình yêu.
– Hình ảnh “biển lớn tình yêu” trong thơ Xuân Quỳnh mang một ý nghĩa thật đẹp đẽ. Tình yêu của mỗi cá nhân con người sẽ thật nhỏ bé, mong manh và nhiều khi trở nên vô nghĩa, phù phiếm nếu nó không gắn với cuộc đời rộng lớn. Nghĩa là Xuân Quỳnh đã đi từ thế giới của cái tôi đến thế giới của cái ta, đã mang hạnh phúc của lứa đôi hòa vào hạnh phúc của muôn người.
=> Lời thơ rất ngắn gọn mà hàm súc, cho ta thấy vẻ đẹp nữ tính và sự sâu sắc của hồn thơ Xuân Quỳnh
ĐÁNH GIÁ:
– Hai đoạn thơ thuộc hai bài thơ khác nhau, do hai nhà thơ sáng tác, tưởng chừng như khác biệt nhưng thực ra lại có điểm tương đồng: Tố Hữu và Xuân Quỳnh đã gặp gỡ nhau khi hi sinh bản thân mình, gắn cái “tôi” với cái “ta”, gắn tình cảm cá nhân với tình cảm cộng đồng.
– Tuy nhiên ở mỗi đoạn thơ, các nhà thơ lại gửi gắm những tâm tư khác nhau:
+ Tố Hữu hi sinh bản thân cho Tổ quốc, cho nhân dân cần lao còn Xuân Quỳnh lại quên mình, hi sinh cho người mình yêu và cho tình yêu của mình.
+ Nếu Tố Hữu gắn bó đời mình với nhân dân lao động, thể hiện tinh thần đoàn kết, tình cảm nồng thắm, chan hòa với nhân dân thì Xuân Quỳnh lại gắn tình yêu cá nhân với cuộc đời rộng lớn, mang hạnh phúc cá nhân hòa vào hạnh phúc của muôn người.
– Sở dĩ có sự khác biệt là do yếu tố thời đại, sự khác biệt về tư tưởng, phong cách của mỗi nhà thơ.
Dàn ý số 2
I. Mở bài: giới thiệu khổ 3 bài thơ Từ ấy – Tố Hữu
II. Thân bài: phân tích khổ 3 bài thơ Từ ấy – Tố Hữu
1. Hai câu thơ đầu:
Tôi đã là con của vạn nhà,
Là em của vạn kiếp phôi pha
+ Tác giả đã khẳng định sự hòa hợp giữa con người với con người
+ Lí tưởng của đảng đã khai sáng tâm hồn con người
+ Tâm hồn được khai sáng, được nuôi dưỡng bởi lí tưởng
2. Hai câu thơ sau:
“Làanh của vạn đầu em nhỏ,
Không áo cơm, cù bất cù bơ”
+ Tác giả là những người mòn mỏi, gian khổ
+ Say mê hoạt động cách mạng
+ Tha thiết cống hiến đời mình
+ Muốn giúp nước giải phóng dân dân tộc, giải phóng đất nước
→ Nội dung khổ 3 bài Từ ấy giúp các em học sinh thêm hiểu về tâm tư, về tình yêu của tác giả với khi hòa mình vào với thế nhân khốn khổ để rồi từ đó làm bật lên được tình yêu của một chí sĩ cách mạng với quê hương, đất nước.
III. Kết bài: nêu cảm nhận của em về khổ 3 bài thơ Từ ấy
Dàn ý số 3
. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và phong cách thơ của ông
+ Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thơ ca cách mạng, chặng đường thơ ăn nhập với chặng đường cách mạng của dân tộc.
+ Thơ ông mang đậm tính trữ tình – chính trị, là tiếng lòng của những lẽ sống lớn, tình cảm lớn và luôn đậm tính dân tộc.
– Giới thiệu khái quát về bài thơ Từ ấy
+ Rút ra từ tập thơ cùng tên, tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu
+ Thể hiện niềm hạnh phúc, vui sướng của thi sĩ khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng
2. Thân bài
a, Nhan đề “Từ ấy”
– “Từ ấy” chính là thời điểm Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng – tháng 7 năm 1938.
– Trong khổ thơ thứ nhất của bài thơ tác giả đã lặp lại nhan đề ấy như một sự nhấn mạnh thời điểm nhà thơ giác ngộ lí tưởng cách mạng
Khổ 3
– Câu thơ mở đầu cấu trúc khẳng định “Tôi đã là…” cùng điệp từ “là”
– Từ ngữ chỉ quan hệ gia đình, huyết thống: con, anh, em
– Sử dụng từ ngữ có giá trị biểu cảm cao “kiếp phôi pha”, “cù bất cù bơ” đã cho thấy tấm lòng đồng cảm, xót thương tới những kiếp người đau khổ, bất hạnh, những con người lao động vất vả của thi sĩ.
=> Khổ thơ thứ ba đã cho thấy sự chuyển biến trong tình cảm của tác giả, đó là một tình cảm lớn, cao đẹp.
3. Kết bài
– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
– Qua bài thơ, giúp chúng ta hiểu hơn về đặc điểm thơ Tố Hữu
Dàn ý số 4
. MỞ BÀI
1. Hoàn cảnh ra đời
Từ ấy là bài thơ có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, là cái mốc đánh dấu thời điểm (1937) và được kết nạp Đảng năm 1938 – Tố Hữu giác ngộ và gặp ánh sáng lí tưởng cộng sản. Đó cũng chính là tuyên ngôn nghệ thuật của Tố Hữu. Tự nhận định về Từ ấy, anh viết: "Từ ấy: là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám, đôi mươi đi theo lí tưởng cao đẹp, dám sống, dám đấu tranh".
2. Nội dung
Tâm nguyện cao đẹp của người thanh niên trẻ trung nhiệt tình cách mạng: Niềm say mê mãnh liệt và vui sướng tràn trề cùng với nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn khi gặp gỡ và được giác ngộ lí tưởng cộng sản.
3. Tứ thơ
Tứ thơ "Từ ấy" bắt nguồn từ cảm hứng của thời điểm Tô Hữu đón nhận lí tưởng cách mạng.
II. Thân bài
Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ
– Trước khi gặp cách mạng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Khi ánh sáng cách mạng như "Mặt trời chân lí chói qua tim", đã giúp nhà thơ vượt qua những tầm thường ích kỉ trong đời sống tâm hồn chật hẹp để vươn đến một tình yêu "vẹn tròn to lớn".
– Nhà thơ tự nhận mình "là con của vạn nhà" trong nghĩa đồng bào thiêng liêng nhất; là em của "vạn kiếp phôi pha" gần gũi bằng tình cảm xót thương những kiếp đời lao khổ, bất hạnh, những kiếp sống mòn mỏi, đáng thương; là anh của "vạn đầu em nhỏ" "cù bất cù bơ". Từ những cảm nhận ấy đã giúp nhà thơ say mê hoạt động cách mạng với những thiết tha cao đẹp công hiến đời mình góp phần giải phóng đất nước, giải phóng những kiếp lầm than trong xã hội tăm tối dưới bóng thù xâm lược.
III. Kết bài
– Hồn thơ Tố Hữu chứa chan tình yêu giai cấp và niềm biết ơn sâu sắc cách mạng.
– Thơ Tố Hữu rõ ràng là thơ trữ tình – chính luận, hướng người đọc đến chân trời tươi sáng
– Tiếng nói trong thơ là tiếng nói của một nhà thơ vô sản chân chính.
– Giọng thơ chân thành, sôi nổi, nồng nàn.
– Hình ảnh thơ tươi sáng, ngôn ngữ giàu tính dân tộc.
Dàn ý số 5
1 Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm
– Giới thiệu nội dung 3 khổ cuối
2 Thân bài:
* Hoàn cảnh sáng tác:
* Khổ 5: Vẻ đẹp lạc quan, yêu đời của người lính
– Niềm vui sum họp sau mưa bom đạn của kẻ thù.
– cái nắm tay, cái bắt tay của người lính
– “nắm lấy bàn tay” – “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi"
* Khổ thơ thứ 6: Tình đồng chí, đồng đội gắn bó, yêu thương.
– Lúc cắm trại, các anh trò chuyện, ăn uống, nghỉ ngơi thoải mái, nhường nhịn nhau như anh em ruột thịt: chung bát,chung đũa, mắc võng chông chênh…
– Điệp từ “lại đi”: gợi tả nhịp sống chiến đấu và hành quân của tiểu đội xe không kính mà không một sức mạnh đạn bom nào có thể ngăn cản nổi.
* Khổ thơ cuối: Ý chí chiến đấu vì miền Nam, thống nhất đất nước
– thể hiện ý chí sắt đá của những người lính
– Hai câu đầu dồn dập những mất mát, khó khăn do quân địch gieo xuống
– hai câu cuối là vẻ đẹp của người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ gian khổ: trẻ trung, lạc quan, dù hiểm nguy nhưng vẫn sẵn lòng
– trái tim: một chân lí của thời đại chúng ta: sức mạnh quyết định, chiến thắng không phải là vũ khí, là công cụ… mà là con người- con người mang trái tim nồng nàn yêu thương, ý chí kiên cường dũng cảm
* Liên tưởng với lý tưởng sống hiện nay của thanh niên
– Bình luận:
+ Lí tưởng sống sẽ là động lực giúp bạn vươn lên trong cuộc sống.
+ Lí tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý nghĩa; giúp con người hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách.
– những tấm gương sống theo lí tưởng cao đẹp:
3. Kết bài:
– Tổng kết lại vấn đề