Dàn ý cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong đây thôn vĩ dạ

Dàn ý số 1 I. Mở bài: Hàn Mạc Tử là nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam, ông có rất nhiều tác phẩm hay, nổi tiếng trong đó bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ …

Dàn ý số 1

I. Mở bài:

Hàn Mạc Tử là nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam, ông có rất nhiều tác phẩm hay, nổi tiếng trong đó bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ như thế. Toàn bộ khung cảnh thiên nhiên, không gian thôn vĩ hiện lên khá phong phú và hấp dẫn.

II. Thân Bài:

+ Bức tranh thiên nhiên hiện lên trong bài Đây Thôn Vĩ Dạ hiện lên khá sâu sắc, chi tiết và mang những cung bậc, cảm xúc nhẹ nhàng sâu lắng của nhân vật trữ tình.

 Bài thơ đã mang đến cho người đọc nhiều xúc cảm sâu sắc, mở đầu bài thơ là những câu hỏi mang những lời trách móc nhẹ nhàng của cô gái.

+ Bức tranh thiên nhiên hiện lên rõ nét qua đoạn thơ đầu, những ánh nắng của vẻ đẹp thiên nhiên, màu sắc tươi tắn cùng với những sắc thái nhẹ nhàng, sâu lắng của cảm xúc, tình cảm.

+ Buổi sáng của nắng sớm đã mang những cung bậc nhẹ nhàng, cảm xúc tươi và nắng mai nở rộ trong khung cảnh của thiên nhiên, hành câu, hàng trầu, đây là biểu tượng để nói về khung cảnh của thiên nhiên, đất trời, nhẹ nhàng và sâu lắng.

+ Thấy khung cảnh thiên nhiên, nhẹ nhàng, bức tranh thiên nhiên đẹp mơ mộng, với cảnh thiên nhiên của quê hương, của vườn cây, hoa lá.

+ So với khung cảnh đó, khung cảnh thiên nhiên ở nơi thôn vĩ tươi tắn, hòa với khung cảnh thiên nhiên, nhẹ nhàng, cùng với hình ảnh con người cùng với khuôn mặt phúc hậu, vuông chữ điền, duyên dáng…

+ Ngay trong khổ thơ đầu tác giả đã đem đến cho người đọc một bức tranh thiên nhiên rộng lớn, ở đó có con người, cảnh vật thiên nhiên, nhẹ nhàng, sâu lắng qua hình ảnh thầm kín, chi tiết gần gũi, thể hiện qua những khung cảnh của đất nước, của nơi thôn vĩ.

+ Cảnh vật và con người nơi đây nhẹ nhàng, khung cảnh thiên nhiên đều gợi hình, gợi nhiều cảm xúc và tạo nên những khắc khoải trong tâm hồn.

+ Cảnh vật thiên nhiên nhẹ nhàng, sâu lắng nhẹ nhàng trong tâm hồn con người.

III. Kết Luận:

+ Bức tranh thiên nhiên hiện lên nhẹ nhàng, tinh tế mang nhiều cảm xúc sâu lắng, cùng với khung cảnh tươi tắn, mang nhiều sắc thái cảm xúc riêng, mang những giá trị tinh tế, cùng với không gian thiên nhiên nhẹ nhàng, mang nhiều màu sắc.

Dàn ý số 2

1. Dàn Ý Phân Tích Đây Thôn Vĩ Dạ, Mẫu 1:

a. Xuất xứ

Đây thôn Vĩ Dạ được rút ra từ tập Thơ điên. Khi hai người cùng ở Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử đã từng yêu thầm Hoàng Thị Kim Cúc. Khi về Huế, Hoàng Cúc nghe tin Hàn Mặc Tử bệnh bèn gởi vào tặng Hàn Mặc Tử tấm bưu ảnh phong cảnh và lời chúc sớm lành bệnh. Từ đó, đã gợi cho ông những kỉ niệm một thời từng sống ở Huế và sáng tác bài thơ này.

b. Chủ đề

Từ những kỉ niệm về Huế, nhà thơ đã khắc họa nên bức tranh tuyệt về cảnh vật, con người xứ Huế. Đồng thời, mượn câu chuyện tình đơn phương của mình để kín đáo gởi gắm tình yêu quê hương xứ sở.

c. Phân tích

* Khổ 1: Bức tranh tuyệt đẹp về cảnh vật, con người xứ Huế.

– Bức tranh được hiện lên qua lời mời trong đó hàm chứa sự trách móc mà thân thiết:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

– Cảnh vật hiện lên qua vài nét phác họa nhẹ nhàng, duyên dáng, đầy ấn tượng của màu xanh như ngọc của ánh sáng tinh khôi buổi ban mai.

– Cuối cùng là nét chấm phá độc đáo tương phản giữa cái vuông vức của khuôn mặt chữ điền với chiếc lá trúc che ngang, gợi lên nét tinh nghịch mà dịu dàng, dễ thương vốn dĩ ở thôn quê.

* Khổ 2: Cảnh buồn qua cái nhìn đầy nội tâm.

– Cảnh đẹp và thơ mộng, nhưng lay lắt buồn bã trong cảm giác chia lìa bằng hình thức thơ độc đáo: Gió theo lối gió / mây đường mây. Dòng sông như tấm gương ghi nhận hình ảnh chia lìa đó, nên buồn thiu, hoa bắp cúng lay lắt buồ thiu, chia sẻ với tâm trạng nhà thơ.

– Trăng chiếm một dung lượng khá lớn trong thơ Hàn Mặc Tử và ánh trăng thật kì lạ, khác thường. Ta từng gặp trong thơ của ông, hình ảnh:

Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu

Đợi gió đông về để lả lơi

(Bẽn lẽn)

– Câu phiếm định: "thuyền ai?", rồi lại "bến sông trăng". Quả thật, đúng như Hoài Thanh viết về Hàn Mặc Tử, trong "Thi nhân Việt Nam" : "Vườn thơ của người rộng rinh không bờ bến, càng đi xa càng ớn lạnh".

* Khổ cuối: Cảnh vật,con người đều chìm sâu vào mộng ảo.

– Cõi lòng nhà thơ dường như chìm vào mộng tưởng (mơ khách đường xa). Bệnh tật cũng đã khiến nhà thơ rơi vào trạng thái buồn đau ảo giác (nhìn không ra, mờ nhân ảnh). Bởi vậy, con người cảnh vật tất cả đều nhòa mờ trong cô đơn, ngậm ngùi.

– Trong cô đơn, ngậm ngùi, trong mộng ảo đau thương, nhưng lòng nhà tha vẫn cứ âm thầm muôn gởi đến con người, cuộc đời một thông điệp, nó như lời trần tình tội nghiệp:

Ai biết tình ai có đậm đà?

– Ta chưa thể quyết rằng cậu thơ ấy thể hiện tình yêu nước của Hàn Mặc Tử đến mức nào. Thế nhưng, chắc chắn rằng Hàn Mặc Tử rất yêu cuộc đời, rất yêu quê hương xứ sở. Ta cũng không ngờ trong tập Thơ Điên lại có những vần thơ đậm đà, chan chứa tình quê đến thế.

d. Đúc kết

– Hàn Mặc Tử đã ra đi khi hãy còn quá trẻ. Thế nhưng dâu ấn thơ Hàn Mặc Tử là dấu ấn của trái tim nồng nàn, cuồng say, khát khao yêu và sống.

– Hàn Mặc Tử trong đời thơ của mình đã để lại cho đời những tác phẩm thơ mà ta không dễ gì hiểu được vì sự kì dị và tính siêu thực của nó. Thế nhưng Đây thôn Vĩ Dạ vừa siêu thực lại vừa gần gũi thông qua bức tranh cảnh vật, con người xứ Huế.

– Hàn Mặc Tử không sinh ra ở Huế. Thi nhân đến rồi lại đi, mang theo một bóng hình, một kỉ niệm dẹp khó phôi pha.

– Cũng như các bài thơ trữ tình khác, mạch cảm xúc bao giờ cũng thuộc về chủ thể trữ tình. Riêng Hàn Mặc Tử, mầm li biệt dường như là một ám ảnh khôn nguôi trong thơ ông. Phải chăng vì căn bệnh ngặt nghèo nên tất cả như phân chia thành hai vùng sáng – tối, đôi mảnh tâm trạng nhưng đều đựng sự chi phối của một dự cảm, một thực tiễn mất mát – chia lìa. Có lẽ "Đây thôn Vĩ Dạ" cũng không phải là ngoại lệ?

Dàn ý số 3

Khái quát về tác giả và thông tin bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ lớp 11

Trước khi bước vào phân tích, bình giảng Đây thôn Vĩ Dạ chúng ta hãy cùng khái quát lại thông tin về tác giả, tác phẩm này:

* Về tác giả Hàn Mặc Tử (1912 – 1940)

– Hàn Mặc Tử sinh năm 1912 tại thị xã Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình).

– Ông xuất thân từ một gia đình công giáo nghèo, hồi nhỏ sống ở gần Động Cát, chợ Chua Me, Quảng Ngãi. Chính vì vậy đã hình thành nên kí ức về cõi không gian liêu trai, mờ ảo.

– Thời niên thiết từng sống ở Huế. Kí ức về thời kì tươi đẹp nhất cuộc đời.

– Ông mất năm 1940 tại trại phong Tuy Hòa. Cuộc đời tài hoa bạc mệnh, đầy bi thương, đường tình đau đớn.

– Phong cách: Là nhà thơ thuộc trường phái thơ siêu thực, quan niệm thơ độc đáo, khác lạ, cái nhìn siêu thực, ngôn ngữ lạ hóa.

 * Về tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ

+ Hoàn cảnh sáng tác: Lấy cảm hứng từ một cuốn bưu thiếp mà Hoàng Cúc gửi cho Hàn Mặc Tử sau khi biết được tình yêu đơn phương mà Hàn Mặc Tử dành cho mình (1938).

Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ lớp 11

Nội dung bài Đây thôn Vĩ Dạ có bố cục được chia thành 3 phần:

– Phần 1 (khổ 1): Không gian cảnh vườn thôn Vĩ, nét đặc trưng của thiên nhiên xứ Huế với nỗi nhớ da diết.

– Phần 2 (khổ 2): Không gian bến sông trăng thực ảo đan xen và tâm trạng buồn đau, chia lìa.

– Phần 3 (khổ 3): Không gian thiên nhiên chập chờn gắn với cảm xúc mơ tưởng, hoài nghi.

Dàn ý khổ 1 Đây thôn Vĩ Dạ

Không gian cảnh vườn thôn Vĩ, nét đặc trưng của thiên nhiên xứ Huế với nỗi nhớ da diết:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Trong khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ lớp 11: Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đơn sơ nhưng hết sức ấn tượng và giàu sức sống, con người đôn hậu, dịu dàng, đằm thắm. Cảnh và người thôn Vĩ trong kí ức và tưởng tượng càng tươi đẹp bao nhiêu thì Hàn Mặc Tử càng đau khổ và nuối tiếc bởi không thể nào quay trở về được nữa. Đây là cái “tôi” buồn bã, cô đơn khắc khoải của Thơ mới.

 Phân tích khổ 1 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ lớp 11

Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đơn sơ nhưng hết sức ấn tượng và giàu sức sống, con người đôn hậu, dịu dàng, đằm thắm.

– Câu hỏi tu từ, giọng điệu thơ thân tình da diết

+ Lời trách móc nhẹ nhàng.

+ Lời mời gọi chân thành tha thiết.

+ Lời phân thân tự hỏi chính mình.

Nỗi niềm đau xót, tiếc nuối nghẹn ngào có nhiều hối tiếc.

– Hình ảnh:

+ Nắng hàng cau.

+ Nắng mới lên.

+ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc.

Thiên nhiên hiện lên trong trẻo, ấm áp, tinh khôi, đầy sức sống, tươi đẹp mơn mởn.

+ “Mặt chữ điền”:

Khuôn mặt cô gái Huế.

Khuôn mặt của nhà thơ.

Hình tượng thơ đa nghĩa, độc đáo, ấn tượng, khắc họa nét đẹp kín đáo, đặc trưng của con người xứ Huế, tạo nên cái thần của thôn Vĩ.

Dàn ý khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ

Không gian bến sông trăng thực ảo đan xen và tâm trạng buồn đau, chia lìa – Nội dung chính của khổ 2 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ lớp 11:

“Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp tay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?”

Cái tôi cô đơn bị bỏ rơi, bị quên lãng giữa dòng đời tội nghiệp. Yêu cuộc sống đến mãnh liệt nhưng lại gặp phải hoàn cảnh bi thương.

* Hình ảnh thiên nhiên không hòa hợp:

– Điệp từ “gió”, “mây” tạo ra sự cố định, ngăn cách giữa những sự vật thiên nhiên.

– Thông thường, gió thổi mây bay là quy luật một chiều không thể chia cắt nhưng câu thơ lại hàm chứa những từ ngữ không tuân theo quy luật tự nhiên: Gió đi đường của gió, mây bay lối của mây, mây gió chia lìa, li tán đoạn tuyệt với nhau.

– Nhịp thơ 4/3 đã cắt đôi câu thơ, ngắt “gió” và “mây” ra thành hai thái cực.

Hình ảnh thiên nhiên không hòa hợp chính là do mặc cảm về thân phận. Hàn Mặc Tử yêu thiên nhiên và cuộc sống vô cùng, tuy nhiên lại không thể trở về cuộc sống đời thường được nữa (căn bệnh vốn bị người đời xa lánh).

* Nỗi buồn trĩu nặng:

– Nhân hóa: Dòng nước “buồn thiu”

– Động từ gợi tâm trạng kéo theo: “lay”

Từ “lay” tự nó không vui, không buồn nhưng trong cảnh này, sông nước hay chính nỗi buồn của mây nước đã xâm chiếm vào hồn hoa bắp bên sông và tạo thành một nỗi buồn trĩu nặng trong lòng thi nhân. Nỗi buồn ấy xuất phát từ sự cô đơn, mặc cảm, day dứt không yên lòng, vẫn còn nhiều điều tiếc nuối.

* Nỗi lo âu, phấp phỏng:

– Đại từ phiếm chỉ “ai”, câu hỏi tu từ. Sự mông lung, vô định.

– Hình ảnh “trăng” là tri kỉ và niềm tin cậy. Thiên nhiên tràn ngập ánh trăng tạo nên một cói liêu trai, huyền ảo không có thực. Trăng là thứ duy nhất đi ngược lại xu thế chảy trôi của vạn vật để tìm về với thi sĩ. Trăng là điểm tựa, là niềm an ủi, là toàn bộ hi vọng về sự thấu hiểu, là cầu nối đưa nhà thơ trở về với đời thực.

– Từ “kịp” là hiện thân cho nỗi lo sợ của tác giả. Thi nhân lo sợ vì quỹ thời gian còn lại quá ít ỏi mà khát vọng giao cảm với thiên nhiên và cuộc đời vẫn còn đong đầy, tha thiết.

Phân tích khổ 3 Đây thôn Vĩ Dạ

Không gian thiên nhiên chập chờn gắn với cảm xúc mơ tưởng, hoài nghi:

“Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?”

Trong khổ 3 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ lớp 11 chúng ta thấy một tình yêu đơn phương, day dứt đến tội nghiệp. Nỗi niềm băn khoăn, day dứt khôn nguôi càng nhấn mạnh khao khát được sống, được giao cảm yêu thương và chia sẻ với cuộc đời.

Phân tích khổ 3 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ lớp 11

Nỗi niềm băn khoăn, day dứt khôn nguôi càng nhấn mạnh khao khát được sống, được giao cảm yêu thương và chia sẻ với cuộc đời của tác giả.

Đây Thôn Vĩ Dạ là tác phẩm xuất sắc của Hàn Mạc Tử, tác phẩm nói lên bức tranh thiên nhiên nơi thôn vĩ và tâm hồn của con người hòa với không gian thiên nhiên.

Thân bài:

Bài thơ mang nhiều cảm xúc sâu sắc, đó là hòa nhập với bức tranh thiên nhiên nhẹ nhàng của khung cảnh nơi thôn vĩ, bài thơ mang nhiều xúc cảm sâu sắc với người đọc.

+ Bài thơ đã mang đến cho người đọc một bức tranh thiên nhiên rộng lớn, ở đó có con người.

+ Bức tranh thiên nhiên nhẹ nhàng, hòa vào với không gian, thiên nhiên của cảnh vật của bức tranh thiên nhiên nơi phố Huế, có hình ảnh hàng cau, vườn cúc, có có bức tranh thiên nhiên tươi tắn, mang đến không gian diệu mát và tươi tắn cho không gian, đất trời.

+ Cùg với đó là tâm trạng buồn cô đơn của nhà thơ, khi phải chia xa nơi đây, sự chia cắt làm cho mọi cảnh vật trở nên tiêu điều, cảnh vật của phố Huế nhè nhẹ, gợi tả cảnh sắc có vẻ buồn cô đơn.

+ Tâm trạng của nhà thơ khi trở về xứ Huế, tác giả đã hòa mình vào không gian thiên nhiên, làm cho cảnh vật nhuốm màu buồn thương, cảnh vật làm lay động trái tim của con người, khung cảnh đó biết buồn thương, bi ai và mang những không gian nhẹ nhàng, buồn thiu, làm cảnh sắc như có sự lay chuyển.

+ Khổ thơ đã mang đậm những cảm xúc của nhà thơ khi nhớ về khung cảnh cũ của thiên nhiên, đó là những cảnh tượng nhẹ nhàng, sâu lắng, mang những xúc cảm sâu sắc, trong tâm hồn của con người.

+ Tác giả đang mơ ảo trước không gian đó, xa xăm có hình ảnh mờ ảo của những khung cảnh, thiên nhiên, nhẹ nhàng và sâu lắng trong tâm hồn của con người.

+ Tình cảm của con người cũng tàn phai, trở nên vô vọng trước không gian và thời gian trước cảnh vật của cuộc sống, nó nhẹ nhàng, mang đến màu sắc, sự tươi tắn trước những khung cảnh của không gian thiên nhiên.

+ Bài thơ đã mang những xúc cảm đặc biệt của con người trước không gian thiên nhiên nơi đây, nó nhẹ nhàng, tinh tế và mang nhiều xúc cảm sâu sắc trước cuộc sống, thiên nhiên và con người.

+ Bài thơ đã mang đến cho người đọc những tình cảm chân thành, và bức tranh thiên nhiên nhẹ nhàng, mang đến nhiều xúc cảm sâu sắc cho người đọc.

Kết Luận:

Bài thơ đã mang đến cho con người đọc không gian thiên nhiên rộng lớn, mênh mông, ở đó con người được hòa mình vào khung cảnh của thiên nhiên, đất trời.

– Điệp ngữ “khách đường xa” có sức gợi tả, ngắt nhịp 4/3 tạo nhịp điệu khẩn trương gấp gáp. Nhấn mạnh sự mong đợi tha thiết, lời khẩn khoan van nài những người xưa thật xa xôi, tất cả trở nên vô vọng.

– Hình ảnh: màu áo trắng mờ ảo trong sương khói khiến cho dáng hình con người nhòa đi trước mắt, nhòa đi cả trong tiềm thức. Màu áo trong tâm tưởng vốn trần đầy kỉ niệm nay trở nên nhạt nhòa, xa cách.

– Câu hỏi tu từ cùng với đại từ phiếm chỉ “ai” – lớp từ đa nghĩa.

Thiên nhiên chập chờn, ma mị, mộng ảo, vận động theo logic của tâm trạng. Đó là cái tôi đau thương, nhạt nhòa không ra đường nét, là nỗi niềm hoài nghi, khắc khoải, mong chờ trong vô vọng, là tâm trạng đau thương, mặc cảm không dám trông mong vào sự đậm đà của tình người trong chốn nhân gian.

Dàn ý số 4

I.  MỞ BÀI

–   Hàn Mặc Tử là một hồn thơ mãnh liệt và có sức sáng tạo đặc biệt nhưng luôn luôn quằn quại đau đớn. Ông là tác giả tiêu biểu cho “trường phái thơ loạn” xa lạ với đời thực. Tuy nhiên, Hàn Mặc Tử cũng có những bài thơ thật tuyệt mĩ và trong trẻo lạ thường viết về thiên nhiên, đất nước và con người như Đây thôn Vĩ Dạ, Mùa xuân chín…

–   Cũng như các nhà thơ mới khác, thơ Hàn Mặc Tử thể hiện niềm khao khát cuộc sống, tình yêu và nỗi buồn với nhiều cung bậc, sắc thái khác nhau. Căn bệnh hiểm nghèo và sự thất vọng trong tình yêu cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên âm hưởng buồn trong thơ ông.

–   Đây thôn Vĩ Dạ được in trong tập Thơ Điên. Lúc này ông đã biết mình mắc bệnh hiểm nghèo. Vì vậy bài thơ là một bức tranh đẹp về thiên nhiên xứ Huế nhưng cũng thấm đẫm nỗi buồn da diết bâng khuâng.

II.  THÂN BÀI    .

A. VƯỜN CÂY XỨ HUẾ

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

 Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

–   Cảnh vườn thôn Vĩ Dạ lúc hừng đông và tâm trạng nuối tiếc, đượm buồn có pha chút ân hận.

Câu hỏi Sao anh không về chơi thôn Vĩ? là một lời trách móc thân tình. Nhưng cũng có thể là câu tự vấn của chính bản thân. Câu hỏi mang tính chất giãi bày thể hiện sự nuôi tiếc: nhân vật trữ tình đã tự trách mình sao lại không về chơi thôn Vĩ. Giọng thơ đượm buồn có pha chút ân hận.

–   Cảnh vườn cây đẹp trong nắng ban mai: Cành lá mơn mởn, ướt đẫm sương đêm, ánh lên như ngọc. Tác giả miêu tả trực tiếp, qua những hình ảnh cụ thể, sinh động:

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

–   Con người xuất hiện:

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Điều đó khiến thiên nhiên bỗng trở nên sinh động hẳn lên. Thiên nhiên như dược thổi thêm một luồng sinh khí, tạo nên nét đẹp hài hòa trong giá trị tạo hình. Ở đây, câu thơ vừa như miêu tả khuôn mặt chữ điền vuông vức đầy đặn, ẩn chứa bên trong cái bản chất hiền lành đã bị lá trúc trong vườn che khuất (cảnh thực), vừa như nói đến một trở lực ngăn cách tình người.

B.  SÔNG, NƯỚC, MÂY TRỜI XỨ HUẾ

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

–   Cảnh trời, mây, sông, nước ở đây cũng thật là đẹp, nhất là cảnh một dòng sông đẫm ánh trăng và con thuyền cũng đầy ắp ánh trăng. Nhưng tất cả đều thấm đẫm một nỗi buồn. Cách miêu tả thể hiện trạng thái mộng ảo của tâm hồn nhà thơ. Nếu như ở khổ thơ đầu, nỗi buồn chỉ lộ rõ ở câu một thì ở khổ này, dường như nỗi buồn giăng trải ra khắp cả khổ thơ.

–   Gió theo lối gió, mây đường mây: Câu thơ như xẻ ra làm hai, diễn tả sự phân cách, li tán của thiên nhiên nhưng lại như gợi ra sự chia li của lòng người, như lưỡi dao rạch vào nỗi đau của thân phận kẻ bị chia lìa.

–   Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay: Cái buồn của thi nhân đã lan trải ra khắp không gian, Buồn thiu như đẩy nỗi buồn lên đến tột đỉnh.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

Ánh trăng huyền ảo tràn đầy vũ trụ, tạo nên không khí hư ảo. Tâm trạng mộng ảo của thi nhân dường như đã cảm nhận được tất cả: sông trăng, bến trăng, thuyền chở trăng. Tâm trạng nhà thơ rất đơn côi, dang khao khát được ai đó chia sẻ, tâm sự. Có chở trăng về kịp tối nay là một câu hỏi dường như khắc khoải bồn chồn, vừa như phấp phỏng, hi vọng chờ đợi một cái gì đang rời đi, chẳng biết khi nào quay trở lại.

C. THIẾU NỮ XỨ HUẾ

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

 Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

–   Vẫn tiếp tục nối mạch thơ khổ hai, đoạn thơ thể hiện nỗi niềm canh cánh của thi nhân trong không gian bao la của trời mây sống nước đã thấm đẫm ánh trăng. Đó là hi vọng, chờ đợi, mong mỏi và nỗi khắc khoải không nguôi, vẫn là trong mộng ảo, vì vậy cảnh và người ở đây đều như là hư hư, thực thực. Đối với thi nhân tất cả chỉ là sự cảm nhận.

Nhà thơ mơ thấy một khách đường xa, cảm nhận rõ một bóng hình người con gái của Huế thơ mộng nhưng không thể nào nắm bắt được:

Áo em trắng quá nhìn không ra

Sự hụt hẫng lên cao độ: tất cả như sượng khói, nhuốm màu hư ảo:

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Bóng hình của giai nhân mờ ảo trong sương, nhưng cũng có thể đó là ẩn ý của người viết. Phải chăng đây là biểu tượng của cái “không đi đến đâu” trong tình yêu của Hàn Mặc Tử.

Xem thêm:  Truyện ngắn Hai đứa trẻ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam?

Ai biết tình ai có đậm đà?

Một câu hỏi không rõ ngôi thứ, không cần trả lời. Đây là một tâm trạng: mong mỏi, khao khát bao nhiêu thì sự day dứt, buồn đau cũng tăng lên bấy nhiêu. Và đằng sau nỗi niềm ấy của thi nhân là một khát vọng mạnh mẽ về cuộc sống đầy tình yêu mến hơn, hoàn thiện hơn.

III.    KẾT BÀI

Bài thơ thể hiện một tâm trạng rất thật của nhà thơ. Những chi tiết, hình ảnh, thủ pháp nghệ thuật, cấu tứ của bài thơ đều được Hàn Mặc Tử chuyên chở bằng chính tình cảm của mình, nên người ta đọc không có cảm giác gượng ép. Đây là một lí do khiến bài thơ sống mãi trong lòng người đọc bao thế hệ.

Dàn ý số 5

Mở bài:

Hàn Mạc Tử là nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam, ông có rất nhiều tác phẩm hay, nổi tiếng trong đó bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ như thế. Toàn bộ khung cảnh thiên nhiên, không gian thôn vĩ hiện lên khá phong phú và hấp dẫn.

Thân Bài:

+ Bức tranh thiên nhiên hiện lên trong bài Đây Thôn Vĩ Dạ hiện lên khá sâu sắc, chi tiết và mang những cung bậc, cảm xúc nhẹ nhàng sâu lắng của nhân vật trữ tình.

+ Bài thơ đã mang đến cho người đọc nhiều xúc cảm sâu sắc, mở đầu bài thơ là những câu hỏi mang những lời trách móc nhẹ nhàng của cô gái.

+ Bức tranh thiên nhiên hiện lên rõ nét qua đoạn thơ đầu, những ánh nắng của vẻ đẹp thiên nhiên, màu sắc tươi tắn cùng với những sắc thái nhẹ nhàng, sâu lắng của cảm xúc, tình cảm.

+ Buổi sáng của nắng sớm đã mang những cung bậc nhẹ nhàng, cảm xúc tươi và nắng mai nở rộ trong khung cảnh của thiên nhiên, hành câu, hàng trầu, đây là biểu tượng để nói về khung cảnh của thiên nhiên, đất trời, nhẹ nhàng và sâu lắng.

+ Thấy khung cảnh thiên nhiên, nhẹ nhàng, bức tranh thiên nhiên đẹp mơ mộng, với cảnh thiên nhiên của quê hương, của vườn cây, hoa lá.

+ So với khung cảnh đó, khung cảnh thiên nhiên ở nơi thôn vĩ tươi tắn, hòa với khung cảnh thiên nhiên, nhẹ nhàng, cùng với hình ảnh con người cùng với khuôn mặt phúc hậu, vuông chữ điền, duyên dáng…

+ Ngay trong khổ thơ đầu tác giả đã đem đến cho người đọc một bức tranh thiên nhiên rộng lớn, ở đó có con người, cảnh vật thiên nhiên,  nhẹ nhàng, sâu lắng qua hình ảnh thầm kín, chi tiết gần gũi, thể hiện qua những khung cảnh của đất nước, của nơi thôn vĩ.

+ Cảnh vật và con người nơi đây nhẹ nhàng, khung cảnh thiên nhiên đều gợi hình, gợi nhiều cảm xúc và tạo nên những khắc khoải trong tâm hồn.

+ Cảnh vật thiên nhiên nhẹ nhàng, sâu lắng nhẹ nhàng trong tâm hồn con người.

Kết Luận:

+ Bức tranh thiên nhiên hiện lên nhẹ nhàng, tinh tế mang nhiều cảm xúc sâu lắng, cùng với khung cảnh tươi tắn, mang nhiều sắc thái cảm xúc riêng, mang những giá trị tinh tế, cùng với không gian thiên nhiên nhẹ nhàng, mang nhiều màu sắc.

 

Leave a Comment